Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Mẹ Phải Chăm Sóc Bé Ra Sao? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ít làm tã ướt nhiều như bình thường.
Nhiệt độ của trẻ cao hơn 39 độ C trong một ngày.
Có nhiệt độ cao hơn 38 độ C trong hơn ba ngày.
Bị đau tai.
Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, phát triển rỉ mắt.
Ho dai dẳng hơn một tuần.
Chảy nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần.
Trẻ sơ sinh bị cảm có thể bị nhức tai – Ảnh Internet
3. Một số cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảmKhi trẻ sơ sinh bị cảm, mẹ nên thực hiên các bước chăm sóc như sau:
3.1 Cho bé nghỉ ngơi thật nhiềuĐể điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảm theo cách này, đơn giản mẹ chỉ cần chuẩn bị một nơi thật thoải mái cho bé. Lúc này là thời gian mẹ có thể cho bé xem tivi yêu thích nhiều hơn quy định.
Hoặc mẹ có thể mua cho bé một món đồ chơi mới, một tập tranh tô màu mới, miễn là bé có thể vừa chơi vừa nghỉ ngơi tại giường. Nếu bé không buồn xem tivi hay chơi đùa, mẹ nên cùng tương tác với con. Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe.
3.2 Làm ẩm không khí xung quanh béTắm nước ấm giúp trẻ sơ sinh bị cảm thở dễ dàng hơn – Ảnh Internet
Khi trẻ sơ sinh bị cảm, triệu chứng đầu tiên của bé thường là sổ mũi. Dịch nhầy trong mũi bé làm bé nghẹt mũi và khó thở. Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để làm lỏng các chất nhầy, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn.
Mẹ chỉ cần sắm một máy phun sương tạo độ ẩm để trị cảm cúm cho trẻ tại nhà. Nếu không, mỗi khi tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này.
Thêm vào đó, các mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và bồn tắm hoặc nhỏ vào lúc phun nước ấm, hương bạc hà cũng giúp thông mũi hiệu quả. Bé không muốn tắm? Bật nước nóng chảy để tạo hơi ẩm, ẵm bé vào phòng, ở trong đó khoảng 15 phút.
3.3 Sử dụng bộ xịt rửa mũi cho béVệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ sơ sinh bị cảm – Ảnh Inernet
Trẻ sơ sinh bị cảm còn quá nhỏ nên trẻ không tự hỉ mũi được. Do vậy, rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Trước khi cho bé bú khoảng 15 phút, mẹ nên thực hiện thao tác này cho con để bé dễ bú hơn. Mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi để rửa mũi cho con. Mẹ có thể tự làm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé.
Hòa tan khoảng 1/2 muỗng cà phê với 240ml nước ấm. Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
4. Cách phòng tránh bệnh cảm lạnh cho trẻBệnh cảm có khả năng truyền nhiễm cao nhất khoảng 2- 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh cảm do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Hoặc bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy các mẹ nên giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:
Cho trẻ tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh.
Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
Cha mẹ hoặc người thân trước khi ẵm bồng bé nên rửa sạch tay.
Khi đi làm về, mẹ không nên cho em bé bú ngay mà cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn bên ngoài lây sang bé.
Hạn chế cho bé đến những nơi đông người vì đó là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn.
Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
Nên rửa tay sạch trước khi ẵm bồng bé – Ảnh Internet
Trẻ sơ sinh bị cảm không gây nguy hiểm cho trẻ nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ khỏi trong vài ngày. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị kịp thời. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm. Chúc các chóng khỏe, lớn nhanh và phát triển toàn diện.
Ngọc Huyền tổng hợp
Trẻ Bị Rôm Sảy Và Hăm Tã: Mẹ Phải Làm Sao?
Rôm sảy – hay còn được gọi là phát ban nhiệt, xảy ra khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn (ống dẫn mồ hôi) giữ mồ hôi lại dưới da. Rôm sảy gồm 3 loại:
Rôm sảy kết tinh (miliaria crystallina): Dạng phát ban nhiệt nhẹ nhất – ảnh hưởng đến các ống dẫn mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Dạng này biểu hiện ở các mụn nước trong suốt, chứa đầy dịch và dễ vỡ ra.
Rôm đỏ: Loại xuất hiện sâu hơn trong da. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm mụn đỏ và ngứa hoặc cảm giác châm chích ở vùng bị ảnh hưởng.
Rôm sảy dạng miliaria pustulosa: Xảy ra khi các mụn nước của rôm đỏ bị nhiễm trùng và chứa đầy mủ.
Trong khi đó, hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 4 đến 15 tháng tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Nguyên nhân gây hăm tã là do nấm men. Loại nấm này phát triển mạnh nhất ở những nơi ấm, ẩm ướt, chẳng hạn như vùng dưới tã.
Phân loại hăm tãHăm tã được chia thành 3 cấp độ chính:
Cấp độ nhẹ: thường giới hạn trong một vùng nhỏ và không gây đau hay khó chịu cho trẻ sơ sinh. Trên da bé xuất hiện các mảng màu hồng hoặc đỏ, một vài nốt mụn rải rác, vảy mỏng và khô. Bé có cảm giác châm chích khi đi tiểu hoặc đi ngoài.
Cấp độ trung bình đến nặng: các mảng phát ban thường có màu tươi hơn và lan rộng hơn. Vết phát ban có thể có sưng, có mụn nước và loét, gây cảm giác đau, khó chịu. Khi đó, mẹ cần đưa bé đi kiểm tra liệu có bị nhiễm trùng hay không.
Cấp độ nặng: da bé xuất hiện các vết mẩn đỏ trên diện rộng và cảm giác đau nhức ở vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trên da còn có các đốt mụn, loét, phồng rộp, da khô nứt nẻ.
Cả rôm sảy và hăm tã đều gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, từ đó trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, dễ giật mình khi ngủ… Chính vì vậy, tình trạng hăm tã và rôm sảy cần được các bà mẹ đặc biệt quan tâm để tránh những biến chứng nặng hơn.
Trẻ bị rôm sảy thường gặp vào mùa hè, ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi. Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng hàng đầu để chăm sóc trẻ bị rôm sảy chính là không để mồ hôi làm bít các lỗ chân lông. Các mẹ có thể tham khảo ngay một số phương pháp chăm sóc rôm sảy cho bé như sau
Giảm nhiệt độ trong nhà nếu có thể .
Nới lỏng quần áo, hạn chế mặc quần áo bó sát cho bé.
Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ.
Với những nốt ban lớn, cho bé tắm nước mát, không dùng xà phòng trong khoảng 10 phút.
Với những nốt mẩn ngứa nhỏ, hãy đắp một miếng khăn ướt và mát lên vùng da đó, trong 5 đến 10 phút, sau đó để da tự khô.
Không sử dụng thuốc mỡ: Vì các thuốc này có thể làm tắc các tuyến mồ hôi.
Khi bé xuất hiện các triệu chứng của hăm tã như tấy đỏ và có vảy ở vùng da mặc tã, hoặc xuất hiện mụn nhọt, mụn nước, các mẹ cần “bỏ túi” một số phương pháp chăm sóc da bé sau đây:
Thường xuyên cởi tã để phần mông của bé tiếp xúc với không khí.
Thay tã cho bé ngay khi tã ướt hoặc bẩn.
Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để giặt quần áo và khăn trải giường của bé.
Thay đổi loại tã đang sử dụng biết đâu bé bị dị ứng với thành phần của tã.
Theo dõi thay đổi trên da và hệ tiêu hóa của bé khi cho bé ăn loại thức ăn mới.
Tránh các loại trái cây có thể gây hăm tã: trái cây họ cam quýt, dây tây, dứa, cà chua,…
Không cho bé dùng các loại kem steroid tự mua ở hiệu thuốc (hydrocortisone) trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Khi trẻ bị rôm sảy, hăm tã, các mẹ không cần phải lo lắng quá mức mà vội vàng tìm mua các loại kem trị rôm, hăm không phù hợp. Thay vào đó, các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm… vừa hiệu quả lại thân thiện với làn da em bé. Đồng thời, các mẹ nên lưu ý tránh các sản phẩm có chứa các chất kích ứng, gây hại cho làn da bé như cồn, paraben, propylene glycol.
Tình trạng trẻ bị rôm sảy và hăm tã ngày càng trở nên phổ biến và là mối lo ngại hàng đầu của các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, thực chất đó chỉ là những tình trạng viêm da bình thường; và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Các mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm trị hăm tã và rôm sảy cho bé một cách thông minh nhất nhé!
Cách Chăm Sóc Trẻ Khi Trẻ Bị Viêm Thanh Quản
Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là vào khoảng tháng 6 hay cuối tháng 12 thì trẻ thường hay mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhanh chính là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cho trẻ không kịp thích ứng với thời tiết nên để bị cảm và từ đó chuyển sang viêm thanh quản.Vậy có cách nào để phòng tránh bệnh viêm thanh quản không?
Viêm thanh quản rất phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi. Đây là bệnh đường thở bao gồm sự viêm nhiễm hoặc có vấn đề về thanh quản. Nguyên nhân chủ yếu do virus hoặc do cảm lạnh. Các nguyên nhân khác bao gồm dị ứng, nói nhiều, do ca hát hoặc la hét thường xuyên, hoặc do tình trạng trào ngược dịch acid từ dạ dày lên cổ họng.
Thông thường, viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên bao gồm khàn cổ hoặc mất tiếng, mệt mỏi, đau họng, ho. Triệu trứng chính của trẻ em là khan tiếng, thở rít và tiếng ho ong ỏng như tiếng chó sủa. Trẻ còn bị sốt nhẹ 37,5oC -38oC và có biểu hiện lo lắng, sợ hãi.
Viêm thanh quản thường trầm trọng hơn vào ban đêm, cơn khó thở thanh quản xuất hiện vào khoảng thời gian này trong 3 – 4 ngày đầu mắc bệnh.
Có ba mức độ nặng cơn khó thở thanh quản cấp:
– Nhẹ: Trẻ ho, khàn tiếng, chỉ có tiếng thở rít khi khóc. Giai đoạn này trẻ chưa phải nhập viện, chỉ cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và điều trị tại nhà.
– Trung bình: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở, thở nhanh, co lõm. Khi thấy trẻ có những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị.
– Nặng: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, kích thích, vật vã, tím tái. Lúc này trẻ bị tắc nghẽn hô hấp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Bệnh viêm thanh quản cấp kéo dài từ 7 đến 10 ngày và thuyên giảm theo thời gian. Các triệu chứng giảm dần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bệnh viêm thanh quản có thể bị bội nhiễm gây viêm tai giữa, hoặc lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.
Chăm sóc tại nhà
Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể gây khó thở trầm trọng nên cần được bác sĩ khám và theo dõi. Cơn khó thở thanh quản mức độ nhẹ thường thuyên giảm trong vòng 3 ngày nếu được chăm sóc và theo dõi cẩn thận tại nhà.
Để chăm sóc tốt bệnh, các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh vì trẻ đang sợ hãi rất cần được trấn tĩnh. Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, tránh la khóc, giúp trẻ kiêng nói.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm, kiêng các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Dùng các thuốc nhằm hạ sốt, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần dinh dưỡng, bồi dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng của trẻ.
Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ viêm thanh quản cấp là theo dõi diễn tiến bệnh để phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong những dấu hiệu sau:
– Thở rít tiến triển, xuất hiện khi trẻ nằm yên.
– Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở bất thường, phập phồng cánh mũi.
– Trẻ mệt nhiều.
– Trẻ há miệng khi thở và chảy nước miếng.
– Sốt cao trên 39oC.
– Hoặc cơn khó thở thanh quản chưa giảm sau 3 ngày.
Phòng ngừa
Vào thời điểm giao mùa trở lạnh, khí hậu luôn thay đổi vì vậy các bậc phụ huynh nên lưu ý giữ ấm cho trẻ, tránh khói, bụi, tiếp xúc với người bệnh hô hấp.
Chích ngừa cho trẻ đầy đủ. Tăng cường dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng với bệnh.
Khi trẻ mắc bệnh hô hấp có triệu chứng khàn tiếng, khó thở thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm thanh quản cấp rất dễ bị tái phát do vậy khi đã khỏi bệnh hoàn toàn các bậc phụ huynh vẫn phải chú ý giữ ấm, phòng ngừa cho trẻ.
Ngoài cách phòng ngừa như đã lưu ý trên thì còn một cách khác có thể giúp phòng và điều trị viêm thanh quản cực tốt. Đó là dùng thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh.
Tiêu Khiết Thanh được làm từ thảo mộc tự nhiên nên hoàn toàn không có tác dụng phụ, thích hợp dùng cho cả trẻ em và người già. Tiêu Khiết Thanh giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh về viêm thanh quản, đau họng, khàn tiếng, mất tiếng và các bệnh từ viêm thanh quản.
Bé Bị Côn Trùng Cắn Sưng Tấy Phải Làm Sao?
Bé bị côn trùng cắn sưng tấy có nguy hiểm không, có cần đưa đến bệnh viện không hay chỉ cần điều trị tại nhà. Câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời nhưng lại khá hóc búa với những cha mẹ không may có con bị côn trùng cắn.
Tại sao bé bị côn trùng cắn sưng tấy?Làn da trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, đó là lí do trẻ rất dễ bị kích ứng, dị ứng khi bị các loại côn trùng như kiến, muỗi, bọ ve, bọ chét, ong đốt và sâu róm bò… tấn công.
Khi trẻ bị côn trùng cắn, đốt có những bé chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi sau vài ngày nhưng ở một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì vùng da bị côn trùng cắn có thể đỏ, tấy, sưng nề, ngứa khiến trẻ liên tục cào, gãi cho thỏa cơn. Đôi khi do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng nên da trẻ còn xuất hiện mụn nước, bóng nước gây đau rát, khó chịu.
Côn trùng cắn dễ khiến trẻ bị sưng tấy
Đặc biệt với những loại côn trùng có độc tính cao như ong vò vẽ, kiến ba khoang, ong bắp cày có thể gây gốc phản vệ, trụy tim mạch, ngừng hô hấp dẫn đến tử vong ở trẻ.
Bên cạnh đó, côn trùng còn là tác nhân lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản nên cha mẹ cần chủ động tìm cách ngăn ngừa, nhận biết sớm và điều trị kịp thời các vết cắn, đốt của côn trùng sẽ giúp bé an toàn và khỏe mạnh hơn.
3 bước cần hành động khi bé bị côn trùng cắn sưng tấyCác chuyên gia y tế cho rằng, để tránh xảy ra nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khi bị côn trùng cắn sưng tấy cha mẹ cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn dù có độc hay không độc thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao, nhất là với trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh.
* Bước 1: Làm sạch da– Loại bỏ côn trùng, lông lá hoặc bụi bẩn bám trên da trẻ vì chúng có thể chà xát lên vết cắn gây sưng đau hơn cho trẻ.
Làm sạch da là bước rất quan trọng
– Rửa sạch vùng da trẻ bị côn trùng cắn nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.
– Không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào bóp, ép, nặn cũng như gãi lên vết cắn dù đang bị ngứa vì tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm, sẹo da.
* Bước 2: Can thiệp y tế– Chườm đá lạnh lên vết cắn bị sưng tấy trong khoảng 5-10 phút, đợi khoảng 10 phút lại lặp lại như thế khoảng vài lần để giảm sưng ngứa cho trẻ.
– Thoa một lớp gel Oatrum Kids có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng đỏ lên vùng da trẻ bị côn trùng cắn. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, lại được bào chế dưới dạng thể chất gel nên Oatrum Kids không chỉ tuyệt đối an toàn với làn da và sức khỏe của trẻ mà còn giúp thẩm thấu nhanh vào da, giúp rút ngắn thời gian điều trị vết thương, giảm thâm sẹo và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra với trẻ.
Oatrum Kids giúp loại bỏ vết côn trùng cắn hiệu quả
Tìm hiểu thêm: Cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả
– Nếu trẻ bị đau, mẹ có thể tham vấn bác sĩ để cho trẻ uống thêm thuốc giảm đau như như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil , Motrin). Trường hợp trẻ bị dị ứng đừng quên cho bé sử dụng thêm thuốc kháng histamin.
– Tuyệt đối không tự ý đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc lên vùng da đang bị tổn thương cho côn trùng cắn ở trẻ. Những ngày tiếp theo, cha mẹ cần giữ sạch và khô thoáng vết thương, theo dõi xem có biểu hiện gì khác lạ hoặc bất thường không để xử trí kịp thời.
* Bước 3: Cấp cứu khi có dấu hiệu bất thườngThông thường vùng da bị côn trùng cắn ở trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày song nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm đến tính mạng:
– Vùng da bị côn trùng cắn phát ban, nổi mụn nước hoặc thâm đỏ khắp da.
– Trẻ bị sưng mặt, khó thở, nôn hoặc buồn nôn.
Cần đưa trẻ đi cấp cứu khi có dấu hiệu bất thường
– Trẻ chóng mặt, ngất xỉu, tim mạch đập nhanh.
– Vết cắn chảy máu, sưng tấy đỏ, lở loét có dấu hiệu của nhiễm trùng.
– Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao, chấm xuất huyết, mạch không bắt được hoặc tím tái.
Có thể thấy, côn trùng đốt phần lớn không gây nguy hiểm đến sự an nguy của trẻ nếu được cấp cứu và xử lý kịp thời. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ nằm lòng được những kiến thức này để bảo vệ và chăm sóc con mọi lúc, mọi nơi.
Mẹ Đã Biết Dấu Hiệu Hạ Canxi Máu Ở Trẻ Sơ Sinh Dưới Đây?
Canxi là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh cần canxi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Sau khi trẻ được sinh ra, chúng bị cắt nguồn canxi từ mẹ đột ngột. Do đó, thường có hiện tượng hạ canxi trong vòng 2 – 3 ngày đầu đời của trẻ sau sinh. Bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu đề cập đến dấu hiệu hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh và một số vấn đề khác.
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh, chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về canxi và vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ.
Canxi tồn tại chủ yếu trong xương (99%), dịch ngoại bào (1%). Trong dịch ngoại bào, canxi tồn tại ở 3 dạng:
Liên kết với protein, chủ yếu là albumin chiếm 40%.
Liên kết với các anion như phosphat, citrat, sulfat và lactat chiếm 10%.
Dạng ion hóa tự do chiếm 50%.
Canxi ion hóa tự do có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể như:
Quá trình đông cầm máu.
Kích thích thần kinh cơ.
Tính toàn vẹn và chức năng của màng tế bào.
Hoạt động bài tiết các enzim.
Dấu hiệu hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Do sau khi sinh, nhu cầu phát triển xương của trẻ mạnh, đòi hỏi một lượng canxi lớn. Nhưng sau khi được cắt rốn, nguồn canxi mà trẻ vẫn được cung cấp từ mẹ nay bị cắt đột ngột. Mà nguồn canxi từ ngoài cung cấp cho trẻ hầu như không đủ. Do đó trẻ dễ bị hạ canxi trong giai đoạn này
Có 2 dạng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh đó là:
Hạ canxi máu khởi phát sớm (trong 2 ngày đầu sau sinh).
Một số trẻ bị suy tuyến cận giáp bẩm sinh (ví dụ, do hội chứng DiGeorge) hoặc rối loạn hormone tuyến cận giáp có thể bị hạ canxi máu cả sớm và muộn. Nghĩa là xảy ra sau sinh và có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.
1. Hạ canxi máu khởi phát sớmCác yếu tố nguy cơ gây hạ canxi máu khởi phát sớm bao gồm:
Trẻ sinh non.
Trẻ có mẹ bị đái tháo đường.
Trẻ bị ngạt chu sinh.
Các cơ chế của các tình trạng trên là khác nhau. Thông thường, hormone tuyến cận giáp giúp duy trì nồng độ canxi bình thường khi quá trình truyền canxi ion hóa liên tục qua nhau thai bị gián đoạn khi sinh.
Suy tuyến cận giáp tương đối thoáng qua có thể gây hạ canxi máu ở trẻ sinh non vì tuyến cận giáp chưa hoạt động đầy đủ. Trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường hoặc cường cận giáp làm nồng độ canxi ion hóa bất thường trong thời kỳ mang thai.
Ngạt chu sinh cũng có thể làm tăng calcitonin huyết thanh, chất này ức chế giải phóng canxi từ xương và dẫn đến hạ canxi máu. Ở những trẻ sơ sinh khác, nếu nồng độ phosphat tăng cao cũng có thể dẫn đến hạ canxi máu.
2. Hạ canxi máu khởi phát muộnNguyên nhân của hạ canxi máu khởi phát muộn thường là do trẻ không được uống sữa mẹ mà uống sữa bò hoặc sữa công thức có hàm lượng phosphat quá cao. Vì tăng phosphat huyết thanh dẫn đến hạ canxi huyết.
Dấu hiệu hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh thương gặp là:
Trẻ quấy khóc nhiều, không chịu ăn hoặc bú, trẻ dễ bị giật mình.
Trẻ thở nhanh, mạnh hơn, và đôi khi có hiện tượng khó thở.
Nhịp tim nhanh.
Trẻ dễ bị ọc sữa.
Trẻ có thể có các cơn co giật.
Dấu hiệu hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh có thể tùy thuộc vào nguyên nhân gây hạ canxi ở trẻ.
Trẻ sinh non Trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đườngMẹ bị tiểu đường có thể gây ra tình trạng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh. Điều này có thể lý giải là trẻ sau khi được sinh ra có tình trạng hạ magie máu. Chính tình trạng này làm suy tuyến cận giáp và hạ canxi máu ở trẻ.
Cường tuyến cận giáp ở người mẹMẹ bị cường cận giáp làm tăng canxi máu trong tử cung. Điều này làm ức chế hoạt động tuyến cận giáp của trẻ từ khi còn trong bào thai. Kết quả là sau khi sinh, cơ thể trẻ không còn đáp ứng với tình trạng hạ canxi máu. Từ đó làm tồi tệ hơn tình trạng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh.
Nếu các bà mẹ không được điều trị cường cận giáp khi mang thai, trẻ sau khi sinh ra có thể có hạ canxi máu nặng và kéo dài.
Hạ canxi máu khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Hiện tượng này thường tự khỏi sau vài ngày. Trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu khởi phát muộn có thể được bổ sung canxi qua chế độ ăn hoặc truyền dịch đường tĩnh mạch.
Điều trị hạ canxi khởi phát muộn chủ yếu là bổ sung calcitriol hoặc canxi vào sữa công thức cho trẻ đến khi duy trì được mức canxi bình thường. Nếu trẻ có kèm suy giảm chức năng thận thì cần một công thức có hàm lượng phosphat thấp. Các chế phẩm canxi đường uống có thể gây tiêu chảy ở trẻ sinh non vì có hàm lượng sucrose cao.
Chăm Sóc Cơ Thể Bé Yêu Bằng Dầu Dừa An Toàn
Dầu dừa ép lạnh là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay với nhiều lợi ích tốt. Đặc biệt sản phẩm vô cùng an toàn cho làn da nhạy cảm của bé, giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh về da hiệu quả.
Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 21/07/2023
Dầu dừa ép lạnh là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay với nhiều lợi ích tốt. Đặc biệt sản phẩm vô cùng an toàn cho làn da nhạy cảm của bé, giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh về da hiệu quả.
Dầu dừa ép lạnh – sản phẩm chăm sóc cơ thể bé hoàn hảo
Dầu dừa ép lạnh là sản phẩm dầu dừa được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại hiện nay, đem đến chất lượng dầu dừa tinh khiết nhất cho người sử dụng.
Sản phẩm dầu dừa ép lạnh hiện đang được bán tại chúng tôi với chất lượng vô cùng đảm bảo khi được sử dụng công nghệ ép ly tâm đẩy khí lạnh qua dầu dừa xay nhuyễn, tách nước hoàn toàn và đem đến sản phẩm dầu dừa tinh khiết nhất.
Phương pháp này được đánh giá đem đến dầu dừa tinh khiết chất lượng hơn so với cách làm dầu dừa thủ công.
Dầu dừa ép lạnh đem đến rất nhiều công dụng với bé, là sản phẩm làm đẹp tự nhiên, an toàn nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Dưỡng ẩm cho da bé bằng dầu dừa ép lạnh
Làm da em bé luôn vô cùng nhạy cảm, dù vào mùa lạnh hay mùa khô nóng, làn da của bé cũng có thể bị nứt nẻ, gây đau rát cho bé. Để dưỡng ẩm hiệu quả cho bé trong những trường hợp này, khi tắm, mẹ nên sử dụng thêm 1 vài giọt dầu dừa ép lạnh vào trong chậu nước tắm của bé giúp làm da bé mềm mịn hơn.
Ngoài ra mẹ cũng có thể bôi dầu dừa ép lạnh lên da bé hàng ngày với 1 lớp mỏng, giúp vùng da nứt nẻ nhanh chóng mịn màng hơn.
Massage cho bé bằng dầu dừa ép lạnh cũng giúp bé thêm thư giãn, đem đến giấc ngủ tốt hơn.
Làm sạch các đốm mụn cho bé bằng dầu dừa ép lạnh
Làn da của trẻ rất nhạy cảm, do đó cũng dễ dàng bị kích ứng, gây nổi mụn, nổi mẩn trên da trước ảnh hưởng từ môi trường hay bị côn trùng cắn.
Để giúp các đốm mụn trên da bé không để lại sẹo, các mẹ có thể sử dụng dầu dừa ép lạnh để thoa lên da cho bé nha.
Dầu dừa ép lạnh trị hăm cho bé
Dầu dừa ép lạnh là một sản phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa hăm cho bé vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Nếu các mẹ e ngại trong việc sử dụng phấn thơm để ngừa hăm, thì bạn có thể sử dụng dầu dừa ép lạnh ngăn ngừa hăm cho bé bằng cách thoa một lớp mỏng lên các vị trí ngăn ngừa hăm như mông, bẹn…. Dầu dừa sẽ có tác dụng ngăn ngừa và bảo vệ vùng da trước các tác nhân gây hăm hiệu quả.
Với những bé đã bị hăm, mẹ có thể sử dụng dầu dừa thay vì kem chống hăm, thoa lên vùng bị hăm để vết hăm tránh khỏi những bụi bẩn, hay khô da và dần biến mất trên làn da bé.
Mong rằng những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ đem đến cho bạn cách sử dụng dầu dừa ép lạnh hiệu quả nhất.
Hotline: 0901 486 486.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Mẹ Phải Chăm Sóc Bé Ra Sao? trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!