Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Bị Rôm Sảy Và Hăm Tã: Mẹ Phải Làm Sao? # Top 18 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Bị Rôm Sảy Và Hăm Tã: Mẹ Phải Làm Sao? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Rôm Sảy Và Hăm Tã: Mẹ Phải Làm Sao? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rôm sảy – hay còn được gọi là phát ban nhiệt, xảy ra khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn (ống dẫn mồ hôi) giữ mồ hôi lại dưới da. Rôm sảy gồm 3 loại:

Rôm sảy kết tinh (miliaria crystallina): Dạng phát ban nhiệt nhẹ nhất – ảnh hưởng đến các ống dẫn mồ hôi ở lớp trên cùng của da. Dạng này biểu hiện ở các mụn nước trong suốt, chứa đầy dịch và dễ vỡ ra.

Rôm đỏ: Loại xuất hiện sâu hơn trong da. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm mụn đỏ và ngứa hoặc cảm giác châm chích ở vùng bị ảnh hưởng.

Rôm sảy dạng miliaria pustulosa: Xảy ra khi các mụn nước của rôm đỏ bị nhiễm trùng và chứa đầy mủ.

Trong khi đó, hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 4 đến 15 tháng tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc. Nguyên nhân gây hăm tã là do nấm men. Loại nấm này phát triển mạnh nhất ở những nơi ấm, ẩm ướt, chẳng hạn như vùng dưới tã.

Phân loại hăm tã

Hăm tã được chia thành 3 cấp độ chính:

Cấp độ nhẹ: thường giới hạn trong một vùng nhỏ và không gây đau hay khó chịu cho trẻ sơ sinh. Trên da bé xuất hiện các mảng màu hồng hoặc đỏ, một vài nốt mụn rải rác, vảy mỏng và khô. Bé có cảm giác châm chích khi đi tiểu hoặc đi ngoài.

Cấp độ trung bình đến nặng: các mảng phát ban thường có màu tươi hơn và lan rộng hơn. Vết phát ban có thể có sưng, có mụn nước và loét, gây cảm giác đau, khó chịu. Khi đó, mẹ cần đưa bé đi kiểm tra liệu có bị nhiễm trùng hay không.

Cấp độ nặng: da bé xuất hiện các vết mẩn đỏ trên diện rộng và cảm giác đau nhức ở vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trên da còn có các đốt mụn, loét, phồng rộp, da khô nứt nẻ.

Cả rôm sảy và hăm tã đều gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ, từ đó trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, dễ giật mình khi ngủ…  Chính vì vậy, tình trạng hăm tã và rôm sảy cần được các bà mẹ đặc biệt quan tâm để tránh những biến chứng nặng hơn.

Trẻ bị rôm sảy thường gặp vào mùa hè, ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi. Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng hàng đầu để chăm sóc trẻ bị rôm sảy chính là không để mồ hôi làm bít các lỗ chân lông. Các mẹ có thể tham khảo ngay một số phương pháp chăm sóc rôm sảy cho bé như sau

Giảm nhiệt độ trong nhà nếu có thể .

Nới lỏng quần áo, hạn chế mặc quần áo bó sát cho bé.

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ.

Với những nốt ban lớn, cho bé tắm nước mát, không dùng xà phòng trong khoảng 10 phút. 

Với những nốt mẩn ngứa nhỏ, hãy đắp một miếng khăn ướt và mát lên vùng da đó, trong 5 đến 10 phút, sau đó để da tự khô.

Không sử dụng thuốc mỡ: Vì các thuốc này có thể làm tắc các tuyến mồ hôi.

Khi bé xuất hiện các triệu chứng của hăm tã như tấy đỏ và có vảy ở vùng da mặc tã, hoặc xuất hiện mụn nhọt, mụn nước, các mẹ cần “bỏ túi” một số phương pháp chăm sóc da bé sau đây: 

Thường xuyên cởi tã để phần mông của bé tiếp xúc với không khí.

Thay tã cho bé ngay khi tã ướt hoặc bẩn.

Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ để giặt quần áo và khăn trải giường của bé.

Thay đổi loại tã đang sử dụng biết đâu bé bị dị ứng với thành phần của tã.

Theo dõi thay đổi trên da và hệ tiêu hóa của bé khi cho bé ăn loại thức ăn mới.

Tránh các loại trái cây có thể gây hăm tã: trái cây họ cam quýt, dây tây, dứa, cà chua,…

Không cho bé dùng các loại kem steroid tự mua ở hiệu thuốc (hydrocortisone) trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

Khi trẻ bị rôm sảy, hăm tã, các mẹ không cần phải lo lắng quá mức mà vội vàng tìm mua các loại kem trị rôm, hăm không phù hợp. Thay vào đó, các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm… vừa hiệu quả lại thân thiện với làn da em bé.  Đồng thời, các mẹ nên lưu ý tránh các sản phẩm có chứa các chất kích ứng, gây hại cho làn da bé như cồn, paraben, propylene glycol.

Tình trạng trẻ bị rôm sảy và hăm tã ngày càng trở nên phổ biến và là mối lo ngại hàng đầu của các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, thực chất đó chỉ là những tình trạng viêm da bình thường; và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Các mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm trị hăm tã và rôm sảy cho bé một cách thông minh nhất nhé!

Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Mẹ Phải Chăm Sóc Bé Ra Sao?

Ít làm tã ướt nhiều như bình thường.

Nhiệt độ của trẻ cao hơn 39 độ C trong một ngày.

Có nhiệt độ cao hơn 38 độ C trong hơn ba ngày.

Bị đau tai.

Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, phát triển rỉ mắt.

Ho dai dẳng hơn một tuần.

Chảy nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần.

Trẻ sơ sinh bị cảm có thể bị nhức tai – Ảnh Internet

3. Một số cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảm

Khi trẻ sơ sinh bị cảm, mẹ nên thực hiên các bước chăm sóc như sau:

3.1 Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều

Để điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảm theo cách này, đơn giản mẹ chỉ cần chuẩn bị một nơi thật thoải mái cho bé. Lúc này là thời gian mẹ có thể cho bé xem tivi yêu thích nhiều hơn quy định.

Hoặc mẹ có thể mua cho bé một món đồ chơi mới, một tập tranh tô màu mới, miễn là bé có thể vừa chơi vừa nghỉ ngơi tại giường. Nếu bé không buồn xem tivi hay chơi đùa, mẹ nên cùng tương tác với con. Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe.

3.2 Làm ẩm không khí xung quanh bé

Tắm nước ấm giúp trẻ sơ sinh bị cảm thở dễ dàng hơn – Ảnh Internet

Khi trẻ sơ sinh bị cảm, triệu chứng đầu tiên của bé thường là sổ mũi. Dịch nhầy trong mũi bé làm bé nghẹt mũi và khó thở. Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để làm lỏng các chất nhầy, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn.

Mẹ chỉ cần sắm một máy phun sương tạo độ ẩm để trị cảm cúm cho trẻ tại nhà. Nếu không, mỗi khi tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này.

Thêm vào đó, các mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và bồn tắm hoặc nhỏ vào lúc phun nước ấm, hương bạc hà cũng giúp thông mũi hiệu quả. Bé không muốn tắm? Bật nước nóng chảy để tạo hơi ẩm, ẵm bé vào phòng, ở trong đó khoảng 15 phút.

3.3 Sử dụng bộ xịt rửa mũi cho bé

Vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ sơ sinh bị cảm – Ảnh Inernet

Trẻ sơ sinh bị cảm còn quá nhỏ nên trẻ không tự hỉ mũi được. Do vậy, rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Trước khi cho bé bú khoảng 15 phút, mẹ nên thực hiện thao tác này cho con để bé dễ bú hơn. Mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi để rửa mũi cho con. Mẹ có thể tự làm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé.

Hòa tan khoảng 1/2 muỗng cà phê với 240ml nước ấm. Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

4. Cách phòng tránh bệnh cảm lạnh cho trẻ

Bệnh cảm có khả năng truyền nhiễm cao nhất khoảng 2- 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh cảm do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Hoặc bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy các mẹ nên giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

Cho trẻ tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh.

Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

Cha mẹ hoặc người thân trước khi ẵm bồng bé nên rửa sạch tay.

Khi đi làm về, mẹ không nên cho em bé bú ngay mà cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn bên ngoài lây sang bé.

Hạn chế cho bé đến những nơi đông người vì đó là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Nên rửa tay sạch trước khi ẵm bồng bé – Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh bị cảm không gây nguy hiểm cho trẻ nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ khỏi trong vài ngày. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị kịp thời. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm. Chúc các chóng khỏe, lớn nhanh và phát triển toàn diện.

Ngọc Huyền tổng hợp

Bị Rụng Tóc Nhiều, Phải Làm Sao?

Những sợi tóc cũng có vòng đời của riêng mình, chia ra làm 3 giai đoạn: Tăng trưởng, dừng tăng trưởng và thoái hóa. Sau giai đoạn thoái hóa, tóc sẽ rụng đi nhường chỗ cho sợi tóc mới phát triển.

Nói vậy để biết rằng rụng tóc hàng ngày là một chuyện rất bình thường. Trung bình mỗi ngày tóc người rụng từ 80 – 150 sợi và sẽ được thay thế bằng tóc con. Tuy vậy trong môi trường bụi bẩn, khi phải tiếp xúc với hóa chất hay khi không cung cấp đủ dinh dưỡng… tóc hoàn toàn có thể rụng nhiều hơn, và nếu để kéo dài mà không có biện pháp bảo vệ thì rất có thể một ngày bạn sẽ thấy tóc mình thưa đi rất nhiều.

Cần chăm sóc tóc đúng cách

Không nên thay đổi kiểu tóc quá thường xuyên

Để tóc khỏe mạnh, cần biết chăm sóc đúng cách.

– Hạn chế tạo nhiều kiểu tóc trong thời gian ngắn. Việc uốn, duỗi, nhuộm,… làm tóc phải tiếp xúc với nhiệt độ cao và hóa chất, khiến tóc bị tổn thương và gãy rụng.

– Gội đầu từ 2 – 3 lần một tuần với các loại dầu gội dịu nhẹ hay dầu gội có thành phần thiên nhiên, không cào mạnh trên da đầu tránh làm tổn thương chân tóc. Không nên chà xát tóc mạnh tay bằng khăn vì có thể làm tổn thương lớp Protein bên ngoài. Không nên chải đầu khi tóc còn ướt và hạn chế sấy tóc với nhiệt độ nóng. Tốt nhất là dùng khăn thấm bớt nước sau đó hong tóc khô tự nhiên hoặc sấy với nhiệt mát.

– Dùng dầu gội tăng cường Protein để giúp tóc dày, chắc hơn. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên dành cho tóc, vừa an toàn vừa hiệu quả.

Chế độ ăn uống nuôi dưỡng tóc từ bên trong

Cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và khoa học

Chế độ ăn uống của bạn góp một phần lớn vào việc nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe. Chỉ bổ sung từ bên ngoài là không đủ, cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và khoa học. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây, bên cạnh đó lưu ý bổ sung những chất sau:

– Sắt: Là khoáng chất cần thiết để bổ sung cho người thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp đến một chân tóc khỏe mạnh.

– Protein: ngoài việc lựa chọn dầu gội đầu cung cấp Protein cho tóc, bạn vẫn cần bổ sung qua các bữa ăn nhằm hỗ trợ việc tái tạo một mái tóc khỏe mạnh từ bên trong.

– Vitamin C: Chất này hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, vì thế trong mỗi bữa ăn bạn nên kết hợp các món có hai chất dinh dưỡng này với nhau.

– Axit béo Omega-3: Đóng vai trò duy trì độ ẩm và hạn chế sự gãy rụng cho tóc.

– Biotin: Là Vitamin B có trong men bia, lúa mì, đậu lăng, hạt hướng dương, đậu nành,… góp phần quan trọng giúp tóc khỏe mạnh.

– Kẽm: Giúp nuôi dưỡng tóc tốt hơn.

Hạn chế căng thẳng

Sống thoải mái, tập thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh

Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng rất nhiều tới thể chất của bạn, tất nhiên là cả chuyện rụng tóc. Khi bạn căng thẳng sẽ dẫn tới mất ngủ, não và cơ thể không được nghỉ ngơi dẫn tới việc cơ thể không được phục hồi và không hấp thu được các dưỡng chất, tóc cũng do đó suy yếu rồi rụng đi.

Giải pháp cho chuyện này là hãy giải tỏa căng thẳng, giữ cho tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc. Có thể tập thể dục nhẹ nhàng, đi dạo, hít thở và tập ngồi thiền… Khi tinh thần của bạn thoải mái thì sức khỏe chung của cơ thể sẽ được cải thiện, tóc cũng sẽ giảm bớt gãy rụng nữa đấy.

Trẻ Em Bị Đau Răng Thì Phải Làm Sao? Có Cần Đi Bác Sĩ Không?

Trẻ em bị đau răng thì phải làm sao? Có cần đi bác sĩ không?

1. Vì sao bé bị đau nhức răng? 

1.1. Mọc răng 

Mọc răng dẫn đến sưng đau là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khi bé trên 6 tháng tuổi. Lúc này lợi sẽ bị sưng ngứa, khi quan sát sẽ thấy tại nó nướu căng phồng và sờ thấy nóng hơn những vùng khác. Kèm theo đó là bé sẽ bị sốt, trẻ có thể bị sốt đến 30°C, 40°C trong khoảng 2 – 3 ngày. Sau khi răng mọc ra khỏi đỉnh lợi thì nhiệt độ cơ thể giảm dần hoặc dừng hẳn sốt. 

Đau do mọc răng là vấn đề bình thường mà trẻ nào cũng gặp phải. Do đó, trong trường hợp này cha mẹ không cần phải đưa bé đến bác sĩ. 

1.2. Viêm lợi 

Viêm lợi cũng là một trong những lý do khiến bé bị đau răng. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến viêm lợi ở trẻ nhỏ, đó là: 

Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách:

Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, dẫn đến hình thành mảng bám ở chân răng. Lớp cao răng này có thể dẫn đến tụt lợi, gây viêm nhiễm và sinh ra những cơn đau nhức răng khó chịu. 

Mọc răng:

Khi răng nhú khỏi lợi sẽ tạo thành khe hở và vi khuẩn có thể thừa cơ tấn công vào khu vực này, gây viêm lợi nếu cha mẹ không vệ sinh răng miệng cho bé sạch khi mọc răng. 

Viêm lợi gây đau nhức răng, có thể dẫn đến chảy máu chân răng ở trẻ em. Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm, thì có thể gây viêm nha chu, hình thành các túi mủ ở chân răng gây hôi miệng. Vì thế, để tránh bệnh nặng hơn tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, để được điều trị viêm lợi dứt điểm. 

1.3. Sâu răng sữa 

Tỷ lệ trẻ em bị sâu răng sữa ngày càng nhiều do ăn nhiều đồ ngọt, uống nước có gas hay đánh răng không đúng cách. Sâu răng sữa ở trẻ em cũng sẽ gây đau nhức, ê buốt răng khi ăn đồ cay nóng hoặc đồ lạnh. 

Trẻ em bị sâu răng sữa nếu không sớm được điều trị có thể sẽ ảnh hưởng đến chiều cao và chỉ số IQ của bé sau này. Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan mà cần sớm đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ cách xử lý. 

2. Trẻ em đau răng mẹ phải làm gì? 

2.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Khi trẻ mọc răng hoặc thay răng dẫn đến đau nhức, cha mẹ nên hướng dẫn bé sử dụng nước muối súc miệng và đánh răng đúng cách, để làm dịu cảm giác sưng đau, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi đang mọc răng, cha mẹ nên lau miệng sạch sẽ cho bé hàng ngày. Đồng thời có thể cho bé nhai thứ gì đó để giảm cảm giác ngứa lợi.

2.2. Đến nha khoa 

Trong trường hợp nguyên nhân do viêm lợi hoặc sâu răng, cha mẹ cần sớm đưa bé đến nha khoa để được thăm khám và có những thủ thuật y khoa can thiệp, nhằm tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

2.4. Thay đổi chế độ ăn uống 

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột, nước có gas, đồ chua hoặc các đồ lạnh…. Các nhóm thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, khiến tình trạng viêm nhiễm hoặc sâu răng nặng hơn, làm mòn men răng và nhiều vấn đề về răng miệng khác. 

Thay vào đó, nên bổ sung cho trẻ nhiều rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cùng với đó ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, kẽm, photpho để giúp răng nướu được chắc khỏe hơn. 

2.5. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em là một sản phẩm của Công ty dược phẩm Hoa Linh, được nghiên cứu bởi đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm và được đội ngũ bác sĩ nha khoa đầu ngành đảm nhận vai trò cố vấn chuyên môn. Do đó, sản phẩm này được sản xuất theo công thức chuyên biệt, phù hợp với cấu tạo nướu và quá trình thay răng của trẻ. 

Ngoài ra, các thành phần dược liệu trong kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em còn bổ sung nhiều loại vitamin và dưỡng chất tốt cho răng nướu. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa vi khuẩn, giúp làm sạch răng nướu và tăng cường bảo vệ cho hàm răng chắc khỏe, góp phần tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi và nhiệt miệng. 

Các mẹ có thể dựa vào độ tuổi của con để chọn kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 2 – 6 tuổi, hoặc kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em trên 6 tuổi, để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé được tốt nhất. 

2.6. Sử dụng một số mẹo dân gian để giảm đau 

Nước muối:

Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, giảm đau. Cha mẹ cho bé súc miệng ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây, sau đó tráng miệng bằng nước sạch. 

Tinh dầu đinh hương:

Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông, rồi chấm vào vùng răng bị đau của bé. Sau khoảng 10 – 15 phút thì cho bé tráng miệng bằng nước sạch. 

Oxy già:

Pha loãng nước oxy già với nước ấm và cho bé súc miệng khoảng 1 phút. Sau đó cho bé súc miệng lại bằng nước sạch. 

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Trẻ 6 Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Biếng ăn đang là một tình trạng phổ biến ở trẻ em. Trong đó trẻ 6 tuổi được các bậc cha mẹ nhận xét rằng có xu hướng biếng ăn nhiều nhất. Giai đoạn này bé cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng đến đến trường học tập và vui chơi. Vậy nên câu hỏi trẻ 6 tuổi biếng ăn phải làm sao đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bài viết sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích cũng như giải pháp để giải quyết tình trạng này.

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn miễn phí về sản phẩm và lộ trình học cho con.

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ 6 tuổi biếng ăn là gì?

Khẩu phần ăn thiếu cân đối

Trong khẩu phần ăn thiếu cân đối là nguyên nhân dẫn đến việc con biếng ăn. Khi thực đơn của trẻ không đa dạng, trùng lặp liên tục như việc ăn cùng một món hay cùng cách chế biến. Điều này làm trẻ chán ăn hoặc chỉ ăn một lượng rất ít. Bên cạnh đó có thể cha mẹ không thường xuyên bổ sung chất xơ vào thức ăn, chất xơ giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng nên bạn cần chú ý điều này.

Ngoài ra thực đơn ăn của trẻ không khoa học vì thiếu hụt vitamin như sắt, kẽm cũng khiến trẻ cảm thấy ngại ăn. Mỗi bữa ăn của con, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất theo đúng liều lượng. Nên tránh việc bổ sung quá nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Thay đổi sinh lý

Trẻ 6 tuổi biếng ăn cũng một phần là do thay đổi sinh lý, có thể bé đang gặp vấn đề gì đó về cảm xúc hay đang mong muốn món đồ gì đó. Đây cũng là một sinh lý bình thường ở trẻ, cha mẹ nên tâm sự với con để hiểu con hơn. Từ đó cùng bé tìm ra hướng giải quyết.

Trẻ mắc bệnh lý tiêu hoá

Vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ 6 tuổi cũng là một nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến trẻ biếng ăn. Các bệnh lý như đau bụng, đầy hơi, nhiễm khuẩn đường ruột, táo bón, nôn trớ sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và ăn không ngon. Nếu trẻ đang gặp tình trạng này, cha mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để được điều trị sớm.

Thói quen ăn vặt trước giờ ăn

Một tình trạng có ở nhiều gia đình đó là cho trẻ ăn vặt trước bữa cơm. Các đồ ăn vặt như bim bim, bánh kẹo, kem, nước ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu khiến trẻ bị đầy bụng. Đây là một thói quen ăn uống không lành mạnh làm trẻ bị biếng ăn, không còn cảm thấy đói khi đến giờ ăn cơm. Điều này dẫn đến việc bỏ bữa thường xuyên trở thành thói quen và gây nên thiếu hụt dinh dưỡng.

Do yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý làm con lười ăn đó là nhiều bố mẹ quát mắng khiến trẻ sợ hãi mỗi bữa ăn. Khi con ăn uống chậm chạp, bố mẹ cáu gắt và nóng nảy với con, điều này khiến trẻ sinh ra tâm lý sợ hãi, chỉ cố ăn vì sợ bị mắng. Điều này hình thành nên việc ăn để chống đối và không cảm thấy ngon miệng và sẽ kéo dài hiện tượng này.

Bên cạnh đó có nhiều gia đình cho trẻ uống thuốc khi bị ốm bằng cách cho thuốc vào thức ăn. Vì vậy trẻ sợ mùi thuốc sẽ có tâm lý cảnh giác và sợ hãi, từ đó tạo thành thói quen chán ăn. Cho trẻ xem tivi và điện thoại khi ăn đang là hiện tượng phổ biến nhiều bậc phụ huynh. Đây là thói quen không tốt khiến trẻ có tâm lý không ăn khi không được xem điện thoại từ đó trở nên biếng ăn.

Cách khắc phục tình trạng trẻ 6 tuổi biếng ăn hiệu quả

Chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ thực sự cảm thấy đói

Cha mẹ không nên ép con ăn mà chỉ nên cho con ăn khi cảm thấy đói. Điều này sẽ giúp trẻ hấp thu thực phẩm một cách tốt nhất và giảm tình trạng chán ăn. Khi đói là lúc bé cần năng lượng và muốn chủ động trong việc ăn uống. Lúc này các món ăn đối với con sẽ cảm thấy ngon miệng hơn, bạn không cần phải ép hay giục giã vào mỗi bữa ăn.

Thường xuyên trò chuyện và tâm sự với con

Các bậc phụ huynh nên dành thời gian trò chuyện và tâm sự với con để nắm bắt được tâm lý của trẻ. Tìm hiểu về món ăn trẻ thích, những món ăn trẻ cảm thấy khó ăn và không ngon miệng. 

Từ đó bạn có thể cải thiện món ăn và tìm ra thực đơn thích hợp nhất để trẻ cảm thấy thích thú vào mỗi bữa ăn. Trong trường hợp những món ăn ở trường không hợp khẩu vị với con, cha mẹ nên đến trường chia sẻ với giáo viên để được hỗ trợ.

Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày

Thay vì chỉ cho con ăn vào bữa sáng, trưa, chiều bạn nên chia nhỏ thành các bữa phụ để trẻ có nhiều năng lượng cho hoạt động cả ngày. Mỗi bữa ăn bé ăn ít một thay vì ép con ăn 1 lúc, điều này sẽ làm bé giảm được áp lực trong việc ăn uống. Từ đó bé sẽ ăn với tâm trạng thoải mái và hứng thú hơn rất nhiều.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Một giải pháp để cải thiện tình trạng này đó là hạn chế cho trẻ ăn vặt, điều này cha mẹ nên áp dụng đầu tiên. Đồ ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ kích thích vị giác làm trẻ thích ăn. Vì vậy khi đã ăn vặt, trẻ sẽ không cảm thấy đói cũng như không hứng thú với bữa ăn mà bố mẹ chuẩn bị cho mình.

Trang trí món ăn đẹp, lạ mắt

Trẻ con rất thích những điều mới lạ vì vậy mẹ có thể trang trí đồ ăn sao cho đẹp mắt để thu hút sự tò mò của con. Bạn có thể tạo thành những hình thù ngộ nghĩnh, món ăn có nhiều màu sắc. Điều này giúp trẻ luôn cảm thấy mỗi bữa ăn thật hấp dẫn và được khám phá nhiều món ăn lạ.

Cho trẻ cùng tham gia nấu ăn

Với độ tuổi là 6 tuổi, trẻ đã đến trường và linh hoạt hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó bạn có thể cho con cùng tham gia vào chuyện bếp núc. Cha mẹ có thể cùng con làm bánh, nhào bột, sắp xếp thực phẩm và trang trí đồ ăn. Việc này sẽ giúp trẻ yêu đồ ăn hơn, thích thú trong việc dùng bữa do mình hỗ trợ làm ra.

Cho trẻ vận động

Nếu như con không đến trường, hoặc sau giờ lên lớp bạn nên cho con vận động cơ thể nhiều hơn. Đây cũng là một giải pháp cho bố mẹ nào muốn biết trẻ 6 tuổi biếng ăn phải làm sao. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ và kích thích tiêu hóa của trẻ trở nên nhanh đói và thèm ăn hơn. Cha mẹ có thể cùng tham gia trò chơi với con như đá bóng, tập nhảy, chơi trò đuổi bắt…

Sử dụng các sản phẩm có tác dụng bổ sung lợi khuẩn

Các sản phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn cũng sẽ là biện pháp mang lại hiệu quả cao và được nhiều bà mẹ ưa chuộng. Trong số đó, thực phẩm men vi sinh có tác dụng tốt giúp trẻ tiêu hóa tốt và ăn ngon hơn. Bởi vì men vi sinh là chế phẩm sinh học có chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh của đường ruột. 

Trẻ 6 tuổi biếng ăn cần bổ sung chất gì cho cơ thể?

Bổ sung Protein thiếu hụt cho trẻ

Trẻ cần phải có đủ lượng Protein, bởi đây là nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Vậy nên bạn cần bổ sung đầy đủ nguồn Protein bị thiếu hụt cho trẻ để có sức khỏe tốt.

Bổ sung Canxi cho trẻ

6 tuổi là độ tuổi đang phát triển mạnh về cân nặng và chiều cao, vậy nên thiếu hụt canxi là rất nguy hiểm. Bởi vì canxi giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt, hàm lượng vitamin D sẽ giúp lượng canxi được chuyển hóa tốt hơn. Bạn có thể cho bé ăn phô mai, sữa, sữa chua…vào những bữa phụ để bổ sung canxi cho con.

Bổ sung kẽm để trẻ có hệ miễn dịch tốt

Thiếu kẽm cũng chính là nguyên nhân làm bé cảm thấy ăn uống không được ngon miệng. Nếu được bổ sung đủ kẽm sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, có lợi cho sự phát triển của não bộ và làm bé ăn uống ngon hơn. Các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt gà, tôm, các loại hải sản hay những loại hạt họ đậu.

Sắt là chất quan trọng cho sự phát triển của bé của bé

Thiếu máu là một hiện tượng xảy ra ở trẻ biếng ăn và chậm lớn, thiếu máu là do thiếu sắt gây nên. Do đó bạn cần bổ sung thực phẩm giàu sắt cho bé như các loại hải sản, thịt đỏ, ngũ cốc, đậu phụ trong bữa ăn hàng ngày của con.

Một số khoáng chất khác

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất trên, bạn cũng đừng quên bổ sung một số khoáng chất khác cho trẻ như sau:

Hàm lượng vitamin B: Đây là một loại vi chất quan trọng trong cơ thể để chuyển hóa chất béo thành protein. Vitamin B còn có vai trò lớn trong việc hỗ trợ chức năng thần kinh. Vì vậy cha mẹ nên bổ sung hàm lượng vitamin B cho con qua những thực phẩm như thịt heo, trứng, rau màu xanh đậm…

Hàm lượng Omega 3: Omega 3 có vai trò quan trọng đối sự phát triển trí não của bé, đặc biệt ở giai đoạn 6 tuổi. Nguồn dinh dưỡng này rất dễ bị thiếu hụt khi trẻ biếng ăn vì vậy cần được bổ sung chất này. Điều này sẽ giúp não bộ của trẻ hoạt động tốt và cải thiện tình trạng biếng ăn lâu ngày.

Hàm lượng Lysin: Lysin chính là loại axit amin quan trọng trong cơ thể, Lysin giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng và giảm thiểu Cholesterol có hại trong máu. Các loại thịt đỏ, trứng, các loại hạt họ đậu rất giàu hàm lượng này nên bạn có thể bổ sung vào bữa ăn cho con.

Thực đơn cho trẻ 6 tuổi biếng ăn cha mẹ nào cũng cần biết

Thực đơn bữa sáng cho trẻ 6 tuổi bị biếng ăn

Bữa sáng rất quan trọng trong ngày để giúp trẻ có một năng lượng cần thiết. Một số thực đơn cho bữa sáng có nhiều dưỡng chất cho bữa sáng cho bé như sau.

Các loại phở và bún: Phở và bún mềm rất dễ ăn, mẹ có thể cho con ăn phở bò, phở gà, bún ngan, bún thịt nướng…

Các loại bánh mì như bánh mì trứng, bánh mì xúc xích và thịt.

Xôi ngô, xôi xéo, xôi gấc, xôi thập cẩm…

Mẹ cũng có thể cho con ăn trứng gà luộc, trứng vịt lộn vào buổi sáng.

Thực đơn bữa trưa và bữa tối cho trẻ 6 tuổi biếng ăn

Với các bữa ăn chính như bữa trưa và bữa tối, mẹ nên bổ sung món ăn cho con phong phú và đa dạng.

Món mặn: Cá kho, bò kho, cá rán, thịt kho, tôm rim, thịt chiên xù, chân giò hầm thịt…

Món canh: Canh bí hầm chân giò, canh rau ngót nấu thịt, canh cua rau đay, canh xương…

Món rau: Bắp cải xào, rau muống xào tỏi, su su xào…

Thực đơn các bữa phụ

Các bữa phụ cũng đóng vai trò quan trọng cho việc bổ sung dinh dưỡng cho con. Các loại thực phẩm cho bữa phụ như sữa chua, váng sữa, bánh flan, bánh bông lan, hoa quả trái cây, sinh tố…

Một số điều cha mẹ nên tránh để trẻ không biếng ăn

Ở phần trên đã giúp bạn biết được Trẻ 6 tuổi biếng ăn phải làm sao? Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý những biện pháp tránh trẻ không bị biếng ăn và chứng biếng ăn không quay lại, cụ thể như sau:

Không nên để trẻ vừa ăn vừa chơi, hoặc vừa ăn vừa uống.

Tập cho con thói quen không ăn vặt trước bữa ăn, hạn chế tình trạng ăn vặt trong ngày.

Sau khi ăn, không để bé uống sữa ngay mà chỉ nên uống sau ăn 2 tiếng.

Không nên để con hấp thu dinh dưỡng một cách thụ động, tạo cho con thói quen ăn do đói và bảo vệ sức khỏe.

Bé Bị Côn Trùng Cắn Sưng Tấy Phải Làm Sao?

Bé bị côn trùng cắn sưng tấy có nguy hiểm không, có cần đưa đến bệnh viện không hay chỉ cần điều trị tại nhà. Câu hỏi tưởng chừng dễ trả lời nhưng lại khá hóc búa với những cha mẹ không may có con bị côn trùng cắn.

Tại sao bé bị côn trùng cắn sưng tấy?

Làn da trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, đó là lí do trẻ rất dễ bị kích ứng, dị ứng khi bị các loại côn trùng như kiến, muỗi, bọ ve, bọ chét, ong đốt và sâu róm bò… tấn công.

Khi trẻ bị côn trùng cắn, đốt có những bé chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi sau vài ngày nhưng ở một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì vùng da bị côn trùng cắn có thể đỏ, tấy, sưng nề, ngứa khiến trẻ liên tục cào, gãi cho thỏa cơn. Đôi khi do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng nên da trẻ còn xuất hiện mụn nước, bóng nước gây đau rát, khó chịu.

Côn trùng cắn dễ khiến trẻ bị sưng tấy

Đặc biệt với những loại côn trùng có độc tính cao như ong vò vẽ, kiến ba khoang, ong bắp cày có thể gây gốc phản vệ, trụy tim mạch, ngừng hô hấp dẫn đến tử vong ở trẻ.

Bên cạnh đó, côn trùng còn là tác nhân lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản nên cha mẹ cần chủ động tìm cách ngăn ngừa, nhận biết sớm và điều trị kịp thời các vết cắn, đốt của côn trùng sẽ giúp bé an toàn và khỏe mạnh hơn.

3 bước cần hành động khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy

Các chuyên gia y tế cho rằng, để tránh xảy ra nguy hiểm đến tính mạng của trẻ khi bị côn trùng cắn sưng tấy cha mẹ cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn dù có độc hay không độc thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao, nhất là với trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh.

* Bước 1: Làm sạch da

– Loại bỏ côn trùng, lông lá hoặc bụi bẩn bám trên da trẻ vì chúng có thể chà xát lên vết cắn gây sưng đau hơn cho trẻ.

Làm sạch da là bước rất quan trọng

– Rửa sạch vùng da trẻ bị côn trùng cắn nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.

– Không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào bóp, ép, nặn cũng như gãi lên vết cắn dù đang bị ngứa vì tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm, sẹo da.

* Bước 2: Can thiệp y tế

– Chườm đá lạnh lên vết cắn bị sưng tấy trong khoảng 5-10 phút, đợi khoảng 10 phút lại lặp lại như thế khoảng vài lần để giảm sưng ngứa cho trẻ.

– Thoa một lớp gel Oatrum Kids có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng đỏ lên vùng da trẻ bị côn trùng cắn. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, lại được bào chế dưới dạng thể chất gel nên Oatrum Kids không chỉ tuyệt đối an toàn với làn da và sức khỏe của trẻ mà còn giúp thẩm thấu nhanh vào da, giúp rút ngắn thời gian điều trị vết thương, giảm thâm sẹo và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra với trẻ.

Oatrum Kids giúp loại bỏ vết côn trùng cắn hiệu quả

Tìm hiểu thêm: Cách chữa trị bệnh giời leo hiệu quả

– Nếu trẻ bị đau, mẹ có thể tham vấn bác sĩ để cho trẻ uống thêm thuốc giảm đau như như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil , Motrin). Trường hợp trẻ bị dị ứng đừng quên cho bé sử dụng thêm thuốc kháng histamin.

– Tuyệt đối không tự ý đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc lên vùng da đang bị tổn thương cho côn trùng cắn ở trẻ. Những ngày tiếp theo, cha mẹ cần giữ sạch và khô thoáng vết thương, theo dõi xem có biểu hiện gì khác lạ hoặc bất thường không để xử trí kịp thời.

* Bước 3: Cấp cứu khi có dấu hiệu bất thường

Thông thường vùng da bị côn trùng cắn ở trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày song nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm đến tính mạng:

– Vùng da bị côn trùng cắn phát ban, nổi mụn nước hoặc thâm đỏ khắp da.

– Trẻ bị sưng mặt, khó thở, nôn hoặc buồn nôn.

Cần đưa trẻ đi cấp cứu khi có dấu hiệu bất thường

– Trẻ chóng mặt, ngất xỉu, tim mạch đập nhanh.

– Vết cắn chảy máu, sưng tấy đỏ, lở loét có dấu hiệu của nhiễm trùng.

– Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao, chấm xuất huyết, mạch không bắt được hoặc tím tái.

Có thể thấy, côn trùng đốt phần lớn không gây nguy hiểm đến sự an nguy của trẻ nếu được cấp cứu và xử lý kịp thời. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ nằm lòng được những kiến thức này để bảo vệ và chăm sóc con mọi lúc, mọi nơi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Rôm Sảy Và Hăm Tã: Mẹ Phải Làm Sao? trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!