Bạn đang xem bài viết Top 18 Món Bánh Truyền Thống Của Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Contents
Bánh chưng
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh tét miền Nam, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Nguyên liệu làm bánh:
Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, lá chuối hay thậm chí cả lá bàng.
Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương.
Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.
Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba rọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.
Gia vị các loại: hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu.
Khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, tiếp theo là công đoạn gói bánh. Có hai cách gói là gói bánh chưng vuông và bánh chưng tày (giống như bánh Tét của miền Nam). Gói xong bánh sẽ được luộc, người ta thường luộc bánh chưng trong những chiếc nồi to, đổ đầy nước và đảm bảo lúc nào nước trong nồi cũng sôi và đầy trên mặt chiếc bánh trên cùng. Bánh chưng được luộc tầm 8 tiếng là chín, dền. Bánh được vớt ra, rửa sạch bằng nước lạnh và bảo quản trong điều kiện thoáng mát, tránh bị ôi, mốc.
Bánh giầy
Bánh giầy là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng gạo nếp giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giỗ tổ Hùng Vương).
Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị “lại” bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính.
Bánh sẽ được cắt thành từng lát mỏng, tròn, trắng ngần kẹp ở giữa là miếng giò cùng kích thước. Như vậy là được món bánh giầy giò hấp dẫn, ngon miệng. Bên cạnh bánh giầy giò, nguời ta còn làm bánh giầy đậu xanh hay còn gọi bánh giầy ngọt. Hiện nay, bánh giầy được sử dụng phổ biến trong các ngày lễ, Tết, trong những đám cỗ, cưới hỏi và cả ngày thường.
Bánh giò
Bánh giò là một loại bánh được làm bằng bột gạo tẻ, bột năng hòa với nước xương hầm, nhân làm từ thịt nạc vai có kèm mộc nhĩ, hành tím khô, hành tây, hạt tiêu, nước mắm, muối (ở Miền Nam nhân bánh còn có thêm trứng cút). Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, bánh được gói bằng lá chuối và hấp bằng chõ từ 30 đến 40 phút.
Bánh giò là món ăn sáng hoặc phần xế chiều quen thuộc của người Việt Nam. Với lớp vỏ bột mềm tan cùng phần nhân thịt bằm đậm đà, bánh giò sở hữu hương vị thơm ngon rất đặc biệt, mà khi thưởng thức ai cũng rất dễ bị ghiền. Cách làm bánh giò khá đơn giản, bánh được làm từ bột gạo tẻ, bột năng hòa với nước hầm xương, nhân bánh thường là thịt, mộc nhĩ, và các gia vị khác, ăn kèm tương ớt.
Bánh đúc
Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam, thường được làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích. Bánh đúc là món bánh truyền thống ở Việt Nam. Bánh đúc lạc thường được chấm tương bần, một số nơi chấm mắm tôm. Đây là một món bánh quê giản dị và thân quen nhất của người Việt.
Là món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền, bánh đúc ăn giòn, mát, mịn, no bụng mà lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành cũng rất rẻ. Không chỉ được ăn như một thức quà quê, bữa ăn sáng mà điển hình là bánh đúc chấm tương, bánh đúc cũng có thể ăn kèm với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía, mứt trái cây và thậm chí cả cá kho, thịt kho tùy thích. Từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong ngai ngái mùi vôi, bánh đúc cũng đã có nhiều biến tấu như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô.
Bánh bột lọc
Bánh bột lọc là một loại bánh Việt Nam, có xuất xứ từ Huế, được từ bằng bột sắn được lọc tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, hoặc dùng nước sôi nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm – thịt. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy hay luộc chín rồi nhúng nhanh vào nước lạnh đều được. Thường kèm thêm nước chấm.
Đây là món ăn phổ biến ở Hà Nội, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và đặc biệt là Huế. Ở Nam Định, người ta làm bánh bột lọc với mộc nhĩ. Bánh được làm từ bột sắn, nhân tôm, thịt nạc trộn cùng gia vị. Loại bánh này thường không cần phải gói lá bên ngoài, luộc trực tiếp với nước sôi đến khi bánh chín đem ra nhúng vào nước lạnh. Khi ăn miếng bánh dai kết hợp với nhân tôm thịt kho đậm đà, ăn với nước mắm chua ngọt cực ngon.
Bánh tẻ
Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.
Với thành phần chính là bột gạo tẻ nên bánh tẻ ăn rất ngon và không bị ngán. Bánh có phần nhân thịt và mộc nhĩ đậm đà rất dễ ăn. Đây là món ăn vặt phổ biến ở các làng quê Việt Nam và hiện nay được bán khá nhiều để làm món ăn sáng, món bánh ăn lót dạ khi đói. Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như:
Bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh)
Bánh tẻ làng Phú Nhi (phường Phú Thịnh thị xã Sơn Tây, Hà Nội)
Bánh tẻ ở xã Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên – hay còn gọi là bánh răng bừa)
Bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên.
Ở Mỹ Đức, Hà Nội cũng có bánh tẻ nhưng ít nổi tiếng hơn.
Bánh tro (Bánh gio hay bánh nẳng)
Bánh tro, bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro (tức tro than lá cây, nhất là lá tre) và gói lá đem luộc chín trong nồi. Phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam tới mức có bài báo cho rằng bánh độc đáo và “thuần Việt”, nhưng cũng thường thấy nó tương đồng với bánh gio Nhật Bản với tên gọi akumaki. Loại bánh này trước kia thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Việt vào ngày Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch bên cạnh các loại trái cây khác và thịt, xôi, chè. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước.
Tên gọi bánh tro hay bánh gio, bánh nẳng xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro (còn gọi là nước nẳng) pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu. Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại. Bánh tro được ăn cùng với mật mía, vừa ngọt thanh mát, vừa tốt cho tiêu hóa, đặc biệt chống ngán cho ngày Tết rất hiệu quả.
Bánh bò
Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Loại bánh bò ở Trung Quốc được gọi là bái táng gāo – nghĩa là “bánh đường trắng”, loại bánh bò này hơi chua và bỏ qua thành phần dừa – một thành phần không thể thiếu trong bánh bò ở Việt Nam. Bánh bò nói chung được ăn như món tráng miệng hoặc ăn với chả…
Theo tự điển Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của, bánh này có tên “bánh bò” là vì nó “giống cái vú con bò”. Tuy nhiên, có người giải thích rằng, trong quá trình ủ bột với men, bột sẽ “bò” lên trên vành tô bột. Bánh có vị thơm thơm, ngậy ngậy, cắn vào có cảm giác xốp lại hơi dai, mặt bánh bóng mượt trông rất bắt mắt. Cách làm bánh bò tuy đơn giản nhưng khá mất thời gian vì phải ủ bột, đây là thành phần quan trọng quyết định chất lượng của bánh.
Bánh bèo
Bánh bèo là một món bánh rất thịnh hành ở miền Trung, ngoài ra cũng có nhiều ở miền Nam Việt Nam. Bánh bèo gồm có ba phần chính là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc.
Tại miền Trung, bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế. Bánh bèo Quảng Nam thường thì bánh to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt, tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít, bánh mỏng hơn, có bột tôm sấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén). Sang tới miền Nam thì bánh bèo có nhiều kiểu cách khác nhau, nhưng thường là ăn chung với nhiều loại bánh cũng như gia vị khác, làm cho hương vị đặc trưng của bánh bèo mất đi phần nào.
Ở miền Nam, bánh bèo biến thể thành bánh bèo ngọt. Trong chế biến người ta trộn nước đường (thường là đường vàng hòa tan vô nước rồi nấu sôi lên để nguội) vào bột gạo, có thêm lá dứa cho thơm. Nhân bánh thường là đậu xanh nấu tán nhuyễn và bánh bèo ngọt miền Nam ăn với nước cốt dừa. Đây là một món bánh ăn vặt rẻ tiền, ngon và là ký ức tuổi thơ của người miền Nam. Tên bánh bèo có thể xuất phát từ hình dạng của nó: giống như cái lá của cây bèo.
Bánh gai
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của Lá Gai, mùi thơm đặc trưng của đỗ xanh và gạo nếp. Một loại bánh tương tự, đặc sản của tỉnh Bình Định ở Nam Trung bộ là bánh ít lá gai, được gói bằng lá chuối tươi thành hình chóp như bánh ít. Bánh gai có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh. Là sản phẩm đặc trưng của vùng, có thể làm quà tặng.
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam, thường thấy trong ngày lễ tết. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh. Bột của bánh làm từ lá cây gai nên có màu đen, gói trong lá chuối khô nên có mùi thơm rất dễ chịu. Bánh gai về cơ bản gồm vỏ và nhân. Nguyên liệu thường dùng có lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, thị mỡ tẩm đường, dầu chuối vali, đường kính, vừng.
Bánh trôi
Bánh trôi, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn Thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là “ngày bánh trôi bánh chay”. Bánh trôi là loại bánh của sự đoàn viên, sum họp, lại đơn giản, dễ làm. Vỏ bánh làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ, nhân thường dùng đường phèn, đem luộc trong nước sôi, khi bánh chín sẽ tự nổi lên trên bề mặt. Miếng bánh trắng trẻo, trơn mềm có thể ăn kèm dừa nạo hoặc vừng.
Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phên, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước. Gạo nếp lẫn gạo tẻ thường theo tỷ lệ nếp/tẻ là 9/1 hoặc 8/2. Gạo vo sạch, ngâm mềm, lại vo sơ một lần nữa rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ. Trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, sau đó nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.
Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín đường. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc trên lửa nhỏ, khi nào bánh nổi lên là chín. Vớt bánh ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước. Rắc vừng (đã rang vàng và xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên sản phẩm để dậy mùi thơm. Thành phẩm dùng khi nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng thịt lợn, rau củ nấu trong nước súp đặc.
Bánh dẻo
Bánh dẻo là một trong hai loại bánh trung thu đặc biệt của người Việt Nam, bên cạnh bánh nướng. Với vỏ bánh được làm từ bột nếp rang xay mịn nhào quyện cùng nước đường, nước hoa bưởi và nhân bánh với đậu xanh, hạt sen, hay thập cẩm đủ loại nguyên liệu thực phẩm làm chín từ trước, bánh dẻo được thực hiện không cần chuẩn bị lò nướng, mà chỉ cần sự kiên nhẫn cũng như cách pha trộn nguyên liệu chính xác.
Không thể biết chính xác nguồn gốc ra đời của bánh trung thu của Việt Nam, chỉ biết rằng nó xuất hiện với mong muốn cầu chúc cho mùa màng bội thu của người nông dân. Cứ mỗi dịp lễ hay Tết trung thu, người Việt lại làm cả hai loại bánh trung thu, bao gồm bánh nướng và bánh dẻo, và thường cả hai được bày cùng với nhau thể hiện sự hài hòa của đất trời. Trong khi bánh nướng phổ biến tại nhiều quốc gia Á Đông khác đến nỗi bánh dường như đồng nghĩa với khái niệm “bánh trung thu”, bánh dẻo với quy trình thực hiện, nguyên liệu, màu sắc, hình thức lại mang tính đặc trưng độc đáo, bên cạnh các loại bánh dân tộc khác như bánh trôi, bánh nếp, bánh giầy.
Theo khẩu vị ẩm thực của người miền Bắc, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam. Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa “đoàn viên của gia đình” và nhất là tình yêu khăng khít vợ chồng. Cuối thập niên 1980, tại Hồng Kông xuất hiện một loại bánh có hình dạng tương tự như bánh dẻo là bánh dẻo lạnh (còn gọi là bánh trung thu tuyết hay bánh trung thu vỏ lạnh, tuyết bì nguyệt bính. Loại bánh này dần lan sang các quốc gia có lễ tiết trung thu như Trung Quốc đại lục, Macau, Đài Loan, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên vỏ bánh không sử dụng nước đường mà dùng đường bột, chất béo thực vật (shortening), sữa tươi làm xốp; nhân bánh là các loại hoa quả, mứt; bánh luôn được bảo quản và thưởng thức bằng cách giữ lạnh, nên không hoàn toàn giống bánh dẻo kiểu Việt Nam.
Bánh xèo
Bánh xèo là một loại bánh làm từ bột phổ biến ở châu Á, phiên bản bánh xèo của Nhật Bản và Triều Tiên có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, kimchi, khoai tây, hẹ, tôm, thịt, cải thảo được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh xèo được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách là bánh xèo giòn và bánh xèo dai.
Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non… Ở Cần Thơ có thêm lá chiết, ở Đồng Tháp thêm lá bằng lăng, ở Vĩnh Long có thêm lá xoài non, ở Bạc Liêu có thêm lá cách. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua.. Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế.
Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng cái lòng chén và không cuốn với rau xà lách mà thả vào tô nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt). Trên đường Tuyên Quang có nhiều quán bánh xèo rất ngon nên còn có tên là “phố bánh xèo”. Hoa sen tuy ở giữa chốn bình dị nhưng vẫn thể hiện sự thanh khiết, cao quý. Từ ý nghĩa đó, “bánh xèo hoa sen” tại Sài Gòn là một món ăn mới mà nghệ nhân Mười Xiềm đã chăm chút sáng tạo. Kết hợp nguyên liệu truyền thống cùng hạt sen, ngó sen, củ sen càng làm cho chiếc bánh xèo đậm đà tình quê. Bên cạnh đó, bánh xèo A Phủ, bánh xèo Đinh Công Tráng vẫn giữ được hương vị và phong cách riêng trên hai mươi năm qua.
Bánh khúc
Bánh khúc hay xôi khúc, xôi cúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, làm từ lá rau khúc (có hai loại là rau khúc tẻ và rau khúc nếp có khi còn được gọi là khúc Ông và khúc Bà, nhưng khi làm bánh, người ta thường chọn lá rau khúc nếp, bởi lá khúc nếp thơm ngon hơn nhiều), gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường được làm vào mùa rau khúc – dịp tháng 2, tháng 3 Âm lịch. Bánh được làm từ lá rau khúc non mềm mọc bên bờ ruộng, bờ cát, chính loại lá này đã làm nên hương vị đậm đà của bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, thịt nạc giã nhuyễn với hạt tiêu, bên ngoài phủ một lớp gạo nếp dẻo, ăn nóng sẽ rất ngon.
Ở Hà Nội, bánh khúc thường được rao bán vào các buổi tối, người bán (thường là nam) đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố và rao “Xôi nóng bánh khúc đê, xôi nóng bánh khúc nào…” hay “Ai bánh khúc nóng đây!” cùng rất nhiều cách rao khác nhau với một âm điệu rất đặc biệt trở thành nét đặc trưng của người Hà Nội.
Bánh phu thê
Bánh phu thê (hay được gọi chệch là bánh xu xê hoặc bánh xu xuê) là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Để làm bánh, người ta phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Gạo đem vo sạch, để ráo nước và dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh bột gạo. Một cân gạo nếp cái hoa vàng thường chỉ lấy được 4 lạng tinh bột. Bột lọc đó lại đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu làm ngay thì bánh sẽ nát.
Nhân bánh phu thê là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ. Đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh 4 hạt sen được đặt ở 4 góc. Khi bóc chiếc bánh ra ta sẽ thấy bánh có màu vàng ươm trong suốt nhìn rõ những sợi dừa nạo nhỏ rắc lẫn bên trong trông thật hấp dẫn. Màu vàng của vỏ bánh được tạo thành từ hoa, quả dành dành. Người làm bánh đem hoa dành dành phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết xuất nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh. Theo truyền thống bánh được gói bằng hai thứ lá. Bên trong là lớp lá chuối chống dính, ngoài cùng lá lớp lá dừa, tuy trên tráp ăn hỏi có thể bánh được đặt trong hộp giấy màu đỏ. Luộc bánh tốt nhất là luộc bằng bếp củi đun vừa lửa.
Bánh nướng
Bánh nướng hay bánh nướng trung thu là một trong những loại bánh được làm và sử dụng nhiều trong Tết trung thu. Bánh xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa nhưng trong chiều dài lịch sử giao thoa, ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa, đã lan tỏa và phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á khác. Tại Việt Nam, loại bánh với lớp vỏ bột mì vàng sẫm nhờ được nướng trong lò này là một trong hai loại bánh không thể thiếu dịp phá cỗ trông trăng đêm Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh với vỏ làm từ bột nếp vốn mang sắc thái thuần Việt hơn được định danh với tên gọi bánh dẻo.
Bánh nướng có hai phần: Phần áo nướng và phần nhân. Áo bánh (tức vỏ bánh) sử dụng bột mì, bột nở (baking soda), nước đường và dầu ăn nhìn chung ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt hơi có dầu bên trong, được nướng vàng đều trong lò nướng. Màu vỏ bánh vàng sậm hay nhạt do nướng già hay nướng non mà thành, nhưng thường thấy với màu vàng nâu hay vàng đậm hấp dẫn. Bề mặt và viền bánh thường được trang trí bằng các hoa văn cách điệu, các biểu tượng hay chữ viết biểu thị tốt lành hoặc tên hiệu làm bánh. Phần nhân bánh rất đa dạng, ngoài mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng cấu thành nên loại nhân thập cẩm, còn có thể có thịt lợn quay, thịt gà quay, Giăm bông, thậm chí vi cá, yến sào. Bánh nướng cũng có loại nhân chay làm bằng đậu xanh mịn, dừa nạo sợi, hạt sen, đậu đen, đậu đỏ, nấm đông cô, cốm, bột trà xanh…
Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh là một loại bánh ngọt làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ lợn. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ, lớn hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi vàng. Bánh thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh, khi đó sẽ tạo cảm giác thư thái. Địa phương làm bánh đậu xanh nổi tiếng là Hải Dương.
Nguyên liệu để chế biến bánh đậu xanh gồm: Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Tất cả đều phải được chọn lọc và được chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, màu sắc của nhãn, phải được xem xét cẩn thận để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh. Bánh từ lâu đã được đóng theo một cách riêng: 10 thỏi mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1.1cm) nặng 45g, gần đây đã có những thay đổi, nhưng quy cách chung của nó thì không thay đổi.
Bánh cốm
Bánh cốm làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi. Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.
Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi. Nhân bánh được làm từ đậu xanh hấp chín xay nhuyễn sau đó ngào đường và lại đun nhỏ lửa. Sau đó cho dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen. Công đoạn cuối cùng là gói bánh, với nhân được chia ra từng nắm nhỏ và áo bên ngoài bằng cốm đã chế biến.
Những món bánh truyền thống của Việt Nam vừa ngon vừa đậm đà, gợi nhớ đến quê hương, con người, đất nước. Ẩm thực Việt Nam không chỉ phong phú, mà còn có sự pha trộn của văn hóa truyền thống. Hy vọng qua bài viết của chúng mình, giúp bạn thêm hiểu, thêm yêu những món bánh truyền thống của dân tộc mình.
Đăng bởi: Tròn Tâm
Từ khoá: Top 18 món bánh truyền thống của Việt Nam
11 Món Đồ Chơi Trung Thu Truyền Thống Việt Nam
Một món đồ chơi không thể thiếu trong mùa Trung thu, được coi là đặc trưng khi nhắc đến Tết Trung thu của các bạn nhỏ. Đèn Trung thu có nhiều màu sắc, đa dạng hình thù như ngôi sao, con vật, đèn kéo quân, đèn con thuyền,… Để làm những chiếc đèn Trung thu đa dạng thì bạn cần nhiều nguyên liệu như thanh tre, hồ dán, giấy kiếng,.. là có thể hoàn thành rồi.
Mặt nạ Trung thu cũng là một trong những món đồ chơi được yêu thích lựa chọn. Nhiều bạn nhỏ thích thú đeo những chiếc mặt nạ đi phá cỗ, đi chơi trung thu, đi rước đèn, ngắm trăng. Những mặt nạ nhiều màu sắc nhiều hình thù như tôn ngộ không, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng như Elsa, Anna, hổ, báo,… rất đa dạng và đẹp.
Một trong những loại đèn lồng truyền thống ngày xưa của các bạn trẻ yêu thích ngày xưa, đèn lồng đem lại cảm giác thân thuộc cho các bạn nhỏ. Những chiếc đèn lồng giấy xếp được thiết kế, trang trí từ các loại giấy báo, giấy thủ công,… Nhiều hình thù được vẽ lên giấy và gấp gọn thành từng lớp từng lớp trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Cách làm đèn lồng giấy xếp khá đơn giản phù hợp cho các bạn trẻ nhỏ có thể tự làm.
Đây cũng là một trong những món đồ chơi truyền thống vào dịp lễ Trung thu của Việt Nam. Từ thế hệ xa xưa đã coi đèn cù như một món ăn tinh thần không thể thiếu vào những ngày này. Tên gọi là đèn cù vì hình dáng của nó quay như cái cù nhìn rất thích mắt. Trẻ em cùng nhau kéo đèn cù sáng ánh nến chạy vòng quanh sân và nô đùa ríu rít với nhau.
Nằm trong bộ sưu tập những đèn Trung thu truyền thống ở Việt Nam. Mỗi dịp Trung thu tới, các trẻ em sẽ thi nhau làm đèn kéo quân, tuy nhiên loại đèn này làm khó hơn các loại đèn khác một chút. Đèn kéo quân đem tới sự sáng tạo, độc đáo trong trí tưởng tượng của trẻ nhỏ. Đèn kéo quân có thể xoay tròn và kéo theo những hình thù trang trí bên cạnh chạy theo rất thú vị.
Để góp phần cho buổi phá cỗ Trung thu thêm nhiều màu sắc và sôi động thì không thể quên những chiếc trống ếch tròn trịa. Trống ếch như chiếc trống da trâu, trống sư tử nhưng nhỏ hơn nên các bạn nhỏ dễ cầm, dễ đánh trống hơn. Các bạn nam rất thích đánh trống ếch, tiếng kêu “cắc tùng tùng” đặc trưng làm cho không gian trở nên vui vẻ, rộn ràng, tưng bừng hơn.
Trống lắc tay một trò chơi khó quên của trẻ em ngày xưa. Những sạp bán hàng đầy ắp các trống lắc tay màu đỏ với nhiều hình thù ngộ nghĩnh đa dạng và đặc biệt thu hút. Trống lắc tay có 2 viên bi nhựa gắn 2 bên trống vì vậy chỉ cần cầm cán xoay tròn sẽ tạo nên tiếng kêu boong boong cực kì vui tai. Các bạn nhỏ thích cầm trống lắc tay để tạo âm thanh vui nhộn trong đoàn rước đèn.
Ngày nay có vẻ ít trẻ nhỏ thành phố biết trò chơi truyền thống nay, đồ chơi tàu thủy sắt tây trong dịp Trung thu rất được trẻ nhỏ ưa chuộng ngày xưa. Tàu thủy sắt tây mang đậm tính sáng tạo và đa dạng sặc sỡ của người Việt. Qua bàn tay lành nghề, sáng tạo của người thợ thủ công mà những vỏ lon sữa đặc, mảng sắt tưởng như bỏ đi mà có thể tạo thành đoàn quân tàu thủy đầy sống động và tuyệt đẹp.
Một món đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam được trẻ em cực kì yêu thích. Đầu sư tử chắc chắn không còn xa lạ gì với trẻ em và cả người lớn vì nó mang ý nghĩa may mắn, tốt lành và thịnh vượng. Không chỉ là những tiết mục múa lân vui nhộn mà các bé nhỏ cũng có thể mua những đầu sư tử, trống ếch để làm nên đội quân rước đèn Trung thu tí hon của mình.
Advertisement
Tò he là một thứ đồ chơi nghệ thuật cho các bạn trẻ hiểu biết được sự khéo léo tỉ mỉ trong việc làm từng con tò he đầy sáng tạo. Qua đó bạn nhỏ còn biết tính kiên nhẫn đợi chờ một món đồ chơi sáng tạo đầy màu sắc. Tò he như nói đến một giấc mơ muôn màu sắc mà trẻ em ngộ nghĩnh cực kì yêu thích, từ các nhân vật, con vật quen thuộc được nặn hết sức công phu và đáng yêu.
Trống bỏi làng Báo Đáp xuất hiện từ xưa, được xem là đồ chơi trung thu dân gian luôn có mặt tại những buổi tiệc phá cỗ đêm trăng cực kì vui nhộn. Trống bỏi giờ ít được biết đến vì khó mà mua được. Khi quay trống sẽ kêu tiếng tạch tạch vui tai và ngoại hình cũng hết sức thú vị nên rất được trẻ em ưa chuộng.
11 Thương Hiệu Nước Mắm Truyền Thống Việt Nam
Nước mắm Ông Kỳ
Thương hiệu Nước Mắm Ông Kỳ, thuộc Công ty Thành Thiên Lộc, là dòng nước mắm cốt sạch, ngon, bổ dưỡng được sản xuất theo công nghệ truyền thống Phú Quốc, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bộ “Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc” và được cấp quyền được sử dụng bảo hộ của 28 nước Liên minh Châu Âu.
Điểm khác biệt và cũng là lợi thế cạnh tranh của Nước Mắm Ông Kỳ đó chính là nước mắm Phú Quốc Cốt nhất và luôn đảm bảo ba tiêu chí – Sạch, Ngon, Bổ dưỡng. Cụ thể:
Nước mắm Cốt nhất tức là loại nước mắm không đấu trộn với nước rút lần hai, lần ba. Chính vì thế, cách làm này không phải nhãn hiệu nước mắm truyền thống Phú Quốc nào cũng áp dụng.
Nước Mắm Ông Kỳ là dòng nước mắm Phú Quốc đặc biệt, chỉ ủ từ cá cơm tươi – thứ cá cơm đặc biệt chỉ có ở quanh Đảo Phú Quốc, và muối biển Bà Rịa trong thùng gỗ chuyên dụng từ 12-14 tháng. Dòng nước cốt rút lọc lần đầu không pha chế, không đấu trộn; hoàn toàn không dùng chất bảo quản, không chất phụ gia, không định vị, định màu. Do đó, Nước Mắm Ông Kỳ Sạch.
Được làm từ cá cơm tươi, các loại cá ngon nhất, hảo hạng nhất để làm nước mắm như Sọc tiêu, Than đen, Than đỏ….Và cá cơm được đánh bắt đúng mùa, chủ yếu là từ tháng 8-11, khi cá ở độ trưởng thành, thịt thơm, béo ngậy, không lẫn cá tạp. Cá được súc rửa và ướp muối ngay ngoài khơi, sau khi đánh bắt để đảm bảo độ tươi. Sau đó, cá được ủ trong các thùng gỗ chuyên dụng, để lên men tự nhiên. Sau 12-14 tháng, dòng nước mắm cốt đầu tiên mới được “nhỉ” ra, mang theo vị ngọt mặn đậm vị và thơm hương dịu nhẹ. Nên, Nước Mắm Ông Kỳ thực sự là một loại gia vị Ngon.
Độ đạm của Nước Mắm Ông Kỳ được ghi trên nhãn chai, từ 35-43 độ đạm. Đó là độ đạm tự nhiên cao nhất có thể đạt được bằng phương pháp truyền thống. Độ cao đạm này giúp Nước Mắm Ông Kỳ trở thành một loại gia vị bổ dưỡng.
Nước mắm Ông Kỳ
Nước mắm Vạn PhầnNước mắm Ông KỳNước mắm Ông Kỳ
Vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu ngày càng phát triển lớn mạnh. Thương hiệu “nước mắm Vạn Phần” được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm, đặc biệt sản phẩm được xuất khẩu sang một số thị trường khó tính.
Vạn Phần là thương hiệu nước mắm nổi tiếng miền Trung, với trên 70 năm có mặt trên thị trường đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá:
Sản phẩm Nước mắm Vạn Phần được tặng Huy chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao
Đạt Top 300 sản phẩm hàng đầu Việt Nam 2014 do người tiêu dùng bình chọn
Là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia duy nhất của Nghệ An năm 2023, đã đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2023.
Theo cách chế biến nước mắm truyền thống là sử dụng phương pháp ủ chượp, gài nén, không sử dụng chất bảo quản, nguyên liệu làm mắm là cá cơm tươi sau khi đánh bắt ngoài biển được đưa về phân loại rồi trộn đều với muối theo tỷ lệ 4:1, đã tạo ra sản phẩm nước mắm thơm ngon, đậm vị, hấp dẫn người tiêu dùng.
Nước mắm TĩnNước mắm Vạn PhầnNước mắm Vạn Phần
Sánh đặc, thơm nồng mùi cá chín, trong veo như một viên ngọc của biển đó là đặc trưng của nước mắm Tĩn luôn luôn bán chạy và được nhiều lời khen tặng của quý khách hàng có gu sành ăn nước mắm.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Nước mắm TĩnNước mắm Tĩn
Nước mắm Chín TuyNước mắm TĩnNước mắm Tĩn
Nước mắm Chín Tuy là một thương hiệu nước mắm lớn tại Khánh Hoà, thành phố Nha Trang được sản xuất bởi công ty Doanh Nghiệp Tư nhân Chín Tuy.
Nước mắm Chín Tuy là thương hiệu nước mắm nổi tiếng lâu đời ở Nha Trang. Nước mắm nhỉ cá cơm nguyên chất Chín Tuy được ủ từ cá cơm và muối biển từ 12 đến 15 tháng. Mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng cùng hương vị đậm đà đã làm nên tên tuổi của nước mắm Chín Tuy. Hiện nay, nước mắm Chín Tuy đã có mặt tại các tỉnh thành phía bắc để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Nước mắm Chín TuyNước mắm Chín Tuy
Thương hiệu Nước mắm Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh HóaNước mắm Chín TuyNước mắm Chín Tuy
Ba Làng – Tĩnh Gia là một huyện duyên hải của Thanh Hóa. Với vị trí địa lí thuận lợi trên bến dưới thuyền, hải sản đánh bắt được chuyển ngay về bến cá, phân loại và chế biến. Chính điều này tạo ra chất lượng nước mắm Ba Làng. Cá làm mắm phải là loại trung bình, đều con và quan trọng nhất là phải tươi. Nếu cá ươn làm mắm sẽ thối, mất đi vị ngọt đặc trưng. Nước mắm Ba Làng được sản xuất bằng phương pháp cổ truyền giữ được hương vị độc đáo truyền thống, vừa bảo quản được lâu dài mà tuyệt đối không sử dụng chất bảo quản cũng như hương liệu phụ.
Một trong những sản phẩm nổi tiếng của Ba Làng là cá cơm. Cá cơm sau khi đưa lên bờ, được làm sạch và ướp cùng chất phụ gia gia truyền, sau đó chượp trong thùng gỗ kín, phơi đủ nắng và ngâm ít nhất 2 năm rồi mới dùng công nghệ tiên tiến rút nỏ, chắt chiu ra từng lít nước mắm hảo hạng mà quí khách hàng được thưởng thức trong bữa cơm gia đình.
Nước mắm Ba Làng có các sản phẩm nổi tiếng như: nước mắm chắt cá cơm, mắm chua đặc biệt, mắm tôm đặc biệt và mắm tép chưng thịt. Nước mắm làm theo phương pháp truyền thống thường hơi mặn nhưng khi nếm sẽ có vị ngọt đậm và đọng ở cuối lưỡi. Đặc biệt nước mắm cốt mặn và có vị hơi tanh của cá. Nếu dùng rang thịt, tẩm ướp thì mắm càng dậy mùi cá càng thơm ngon.
Nước mắm Phan Thiết – Mũi NéThương hiệu Nước mắm Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh HóaThương hiệu Nước mắm Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
Nước mắm Phan Thiết – Mũi Né là thương hiệu nước mắm truyền thống nguyên chất có độ đạm cao, sản xuất theo phương pháp cổ truyền, nguyên liệu chủ yếu từ cá cơm, cá nục, đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước mắm Phan Thiết – Mũi Né đã được sở y tế Bình Thuận kiểm tra và cấp chứng nhận đạt chuẩn nước mắm với độ đạm là 30%.
Thương hiệu nước mắm Khải HoànNước mắm Phan Thiết – Mũi NéNước mắm Phan Thiết – Mũi Né
Thương hiệu nước mắm Khải Hoàn đã có trên đảo Phú Quốc từ cách đây hơn 40 năm. Xuất phát từ nghề gia truyền của họ tộc, do bà Trần Thị Ba làm chủ. Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn còn có nhiều bí quyết gia truyền của họ tộc nên cho ra thị trường nhiều sản phẩm nước mắm đạt chất lượng tốt nhất. Năm 2001 sản xuất 240.000 lít/năm, đến năm 2010 sản xuất hơn 720.00 lít/năm loại từ 25 đến 45 độ đạm.Hiện nay Khải Hoàn có 700 thùng trữ cá, mỗi thùng có sức chứa từ 14-15 tấn, cho ra sản phẩm hằng năm là từ 6 – 8 triệu lít/năm với các loại từ 25 độ đạm trở lên.
Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn có hơn 06 chủng loại nước mắm loại 40 độ đạm và trên 40 độ đạm, bao bì mẫu mã đẹp, kiểu dáng sang trọng nên rất thuận lợi cho người tiêu dùng và du khách, làm quà cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp…Ngoài ra, Khải Hoàn còn có hệ thống nhà thùng sạch đẹp, an toàn, đạt tiêu chuẩn nên mỗi ngày có hàng trăm lượt du khách tham quan chụp ảnh lưu niệm
Do tuân thủ tốt các quy trình trong việc xây cất nhà thùng, thu mua nguyên liệu, tuân thủ các quy tắc kinh nghiệm của nghề gia truyền nên trong suốt những năm qua, nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn luôn xuất ra thị trường những loại nước mắm ngon nhất, chất lượng tốt nhất, cơ sở đạt vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, sản phẩm được xác nhận công bố phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kiên Giang cấp.
Hằng năm doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế do Nhà Nước quy định, đã mở rộng hệ thống phân phối trong nước và xuất sang thị trường các nước trên thế giới. Với phương châm phát huy làng nghề truyền thống, giữ vững chữ tín với khách hàng, an toàn khi sử dụng.
Thương hiệu Nước Mắm Hai Non Cà NáThương hiệu nước mắm Khải HoànThương hiệu nước mắm Khải Hoàn
Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên và tính cần cù, tỉ mỉ trong mỗi chuyến ra khơi mà Cà Ná là một trong những địa danh sản xuất nước mắm nổi tiếng khắp nước. Nguyễn Xuân Hải, Trưởng cảng cá Cà Ná cho biết mỗi năm, ngư dân Cà Ná đánh bắt hơn 36.000 tấn hải sản, trong đó có hơn 31.000 tấn cá cơm. Và chính những con cá cơm tươi óng ánh, không chất hóa học và Urê bảo quản đã tạo nên hương vị và thương hiệu riêng cho nước mắm Cà Ná. Nước mắm Hai Non Cà Ná được tinh chế nguyên chất với 100% được làm từ cá cơm. Lắng đọng qua thời gian và dưới bàn tay chăm chút khéo léo của người thợ ở Cà Ná. Đã tạo nên những giọt nước mắm ngon hảo hạng và tinh tế nhất.
Hai Non Cà Ná Ninh Thuận – thương hiệu nước mắm truyền thống nổi tiếng khắp Việt Nam. Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20, trải qua hơn 100 năm phát triển, nước mắm Hai Non Cà Ná đã trở thành thứ gia vị thiết yếu và sang trọng trong gia đình của rất nhiều thế hệ người Việt Nam. Nước mắm Hai Non Cà Ná được làm từ nguyên liệu cá cơm. Nước mắm cá cơm Cà Ná có màu vàng rơm là thương hiệu nổi tiếng không kém nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc. Cà Ná có số ngày nắng và nhiệt độ cao, thùng inox có nắp đậy phơi ngoài trời vừa hấp thụ và giữ nhiệt vừa bảo đảm vệ sinh, nên nước mắm Cà Ná vừa sạch vừa đậm đà thơm ngon.
Thương hiệu Nước mắm Cát HảiNước mắm Cát Hải là sự lựa chọn thích hợp cho nhiều người và hiện đã có mặt trên thị trường các nước Đông Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Là, Philippine…
Nước mắm Liên Thành Thương hiệu Nước Mắm 584 Nha TrangNước mắm Liên ThànhNước mắm Liên Thành
Nước mắm 584 Nha Trang được chế biến từ nguyên liệu cá cơm ở vùng biển Nha Trang. Nguyên liệu luôn được tuyển chọn rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hương vị đặc trưng tinh túy của nước mắm. Đúc kết từ phương pháp cổ truyền tại địa phương, qui trình sản xuất nước mắm 584 Nha Trang luôn tuân theo một công thức riêng đảm bảo dòng nước mắm sản xuất ra sẽ đạt chất lượng cao với hương vị thơm ngon, đậm đà; màu vàng rơm óng ánh. Không chỉ thơm ngon bổ dưỡng, nước mắm 584 Nha Trang còn đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Với hương vị riêng độc đáo khó trộn lẫn, nước mắm 584 Nha Trang không những được dùng làm nước chấm trực tiếp mà còn được dùng làm gia vị để tẩm ướp, nêm nếm, góp phần tăng thêm hương vị cho các món ăn.
Đến Nha Trang, thưởng thức những đặc sản trong đó có nước mắm 584 Nha Trang nổi tiếng, du khách không những thưởng thức được những giá trị hiện hữu như một loại gia vị mà còn tận hưởng hương vị, âm thanh vang vọng từ thành phố biển hiền hòa, hiếu khách. Không chỉ vang danh tại địa phương, nước mắm 584 Nha Trang còn được được tiêu thụ rộng rãi ở khắp các tỉnh thành trong cả nước: từ Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng,…đến TP Hồ Chí Minh, Đồng nai, Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau,…
Sản phẩm nước mắm của Công ty Cổ phần Thúy sản 584 Nha Trang phong phú và đa dạng. Với dòng sản nước mắm “584 Nha Trang” mang đậm nét truyền thống; dòng nước mắm “Hương Biển” được chắt lọc từ tinh chất của cá cơm vùng biển Nha Trang; dòng sản phẩm nước mắm “Nhạt muối” Vị Ngon, Biển Bạc vị mặn phù hợp với chế độ ăn kiêng,… Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, với những cố gắng không mệt mỏi nâng cao chất lượng.
Đăng bởi: Biển Trần
Từ khoá: 11 Thương hiệu nước mắm truyền thống Việt Nam
Phong Tục Cưới Hỏi Truyền Thống Việt Nam Bạn Cần Biết
Tìm hiểu về cội nguồn phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam, bạn sẽ biết cách tinh giảm các bước rắc rối mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới Việt Nam.
Đây là một trong những phần quan trọng trong nghi lễ cưới truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Ngày nay, lễ dạm ngõ hay còn được biết đến với tên gọi là lễ giáp lời, không còn được tổ chức tôn nghiêm theo lối xưa nữa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình.
Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được phép qua lại, cả hai tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến bước quan trọng quyết định hôn nhân.
Trong buổi lễ này, không cần người mai mối và cũng không cần những lễ vật rườm rà. Sau buổi lễ này, người con gái được xem như là đã có bến đỗ để dừng chân.
Lễ ăn hỏi là buổi lễ thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ. Ngày nay, nghi lễ đám hỏi đã được giảm bớt nhưng những phần chính vẫn được duy trì đúng nghi thức.
Là một trong những buổi lễ được thực hiện đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam. Nghi lễ cưới này là bước đánh dấu một chuyển đổi quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.
Lễ vật của lễ hỏi là cau trầu, chè (trà), bánh phu thê, cốm, rượu, phong bì tiền, heo quay, trái cây… để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ bên cô gái. Ngoài ra tuỳ vào mỗi nơi mà phong tục cưới hỏi còn có lễ dẫn cưới hay không.
Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc có thể lẻ tùy thuộc vào tập quán của gia đình, vùng miền, nhưng thường mọi người vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp, gắn kết gia đình hạnh phúc mãi mãi.
Lễ cưới là quá trình đỉnh điểm của mọi nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam và là bước nghi thức để đưa đến việc kết hôn. Nghi thức lễ cưới phải đầy đủ bao gồm 3 nghi thức quan trọng:
Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cau trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.
Đây là phong tục cưới hỏi truyền thống Việt Nam rất quan trọng. Dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì chăng nữa thì trước khi vào nhà gái cũng phải “chấn chỉnh đội hình” lại một cách đẹp đẽ. Trong lễ rước dâu truyền thống, vị trí đầu đoàn thường là đại diện nhà trai; tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu nên có đội hình gọn nhẹ để mọi việc nhanh chóng và diễn ra thoải mái hơn.
Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên gia đình giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai sẽ đứng dậy có vài lời phát biểu với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.
Khi được “các cụ” cho phép, chú rể vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu, cùng cô dâu đến trước bàn thờ thắp nén hương cho ông bà tổ tiên rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên trong bộ áo dài truyền thống trang trọng.
Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng và cách làm dâu của cô gái. Sau đó, vị đại diện nhà trai sẽ đáp lời thay chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái sẽ cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới.
Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ tổ tiên để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới…
Là phong tục cưới hỏi sau cùng. Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ. Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới.
Thời gian sẽ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 nhà cũng như điều kiện, công việc của đôi trẻ. Thông thường, lễ lại mặt thường diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vào lúc tối hay chiều muộn.
Đó là nghi thức truyền thống. Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có các sự kết hợp và tinh giảm như sau: Lễ dạm ngõ chỉ là bữa cơm thân mật giữa hai bên gia đình. Lễ rước dâu ngày nay là sự kết hợp của cả Lễ hỏi, Lễ xin hôn và nghi thức rước dâu, và thường được làm trước một ngày hoặc trong ngày diễn ra tiệc cưới chính (nhưng là buổi sáng).
Phiên Bản Quốc Tế Của Món Bánh Bột Lọc Việt Nam
Món bánh bột lọc dai dai thơm ngon đã không còn xa lạ gì với người dân Việt nam và càng đáng tự hào hơn khi loại đặc sản này được vinh danh trong top những món bánh hấp dẫn nhất trên thế giới. Nhưng bạn có biết rằng món bánh này vẫn còn những họ hàng xa trên khắp năm châu không ?
Há cảo, Trung QuốcĐầu tiên chắc chắn phải kể đến món há cảo- món ăn khá phổ biến không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở những người nước có nhiều Hoa kiều như Đài Loan, Singapore. Cách làm há cảo gần giống với cách làm bánh bột lọc của Việt Nam. Tùy theo khẩu bị, vỏ bánh có thể được làm hoàn toàn từ bột năng, hoặc trộn thêm bột gạo hoặc nếp. Nhân cơ bản của há cảo cũng khá giống bánh bột lọc truyền thống: gồm tôm và thịt.
Songpyeon, Hàn QuốcHay còn gọi là bánh trung thu của Hàn Quốc. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, còn nhân ngọt chủ yếu được làm từ các loại đậu (xanh, đỏ) hoặc mè. Đặc điểm đáng yêu của loại bánh này là có rất nhiều màu sắc: xanh, hồng, vàng, nâu; do trộn bột nếp với các loại nước/củ quả có màu như việt quất, trà xanh, bí đỏ, mâm xôi… Còn khi hấp, phải cho lá thông để vừa tạo mùi, vừa giúp bánh không bị dính với nhau.
Ravioli, ÝĐây là một loại pasta của Ý. Vỏ bánh thường được làm từ bột mì và trứng. Nhân của ravioli truyền thống thường là nhân mặn với các loại thịt, rau, phô mai. Sau đó luộc lên và ăn với các loại sốt như với mì Ý. Ngày nay, món ăn này có nhiều phá cách, khi có nhân ngọt hoặc mang ra chiên và nướng, dùng như món ăn vặt. Đặc điểm quan trọng của “bánh” ravioli là vỏ bánh rất mỏng, mềm; giòn tan trong miệng.
Momo, NepalMomo là một loại bánh hấp truyền thống của Nepal và xuất hiện khá phổ biến ở Bhutan và Tây Tạng, cũng như các nước gần dãy Himalaya. Vỏ bánh được làm từ bột mì và một ít men. Nhân bánh gồm 4 thành phần cơ bản: thịt, rau, đậu phụ, phô mai, khoai tây. Ngày xưa, người ta thường làm chín momo bằng cách hấp, thời nay, người ta còn chiên (kothey momo), hoặc ăn như kiểu ravioli, hoặc bỏ vào nước canh thành soup (C-momo).
Manti, Thổ Nhĩ KỳVì nằm ngay cửa ngõ Á – Âu, nên Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu nhiều món ăn biến tấu, kết hợp phong cách ẩm thực của 2 châu lục này. Manti cũng là một trong những số đó. Về cơ bản, món bánh truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ khá giống há cảo. Tuy nhiên, phần nhân truyền thống gồm thịt bò/cừu + rau củ + gia vị; sau khi luộc hoặc hấp, chúng sẽ được dùng với loại nước sốt làm từ sữa chua + tỏi, tiêu đỏ hoặc bơ.
Pierogi, Đông ÂuLoại bánh đại diện cho vùng Đông Âu này còn có tên gọi khác là Varenyky, là phiên bản có hình dáng và cách ăn gần giống với bánh lột lọc của Việt Nam nhất. Vỏ bánh được làm từ bột mì không lên men, nhân truyền thống của pierogi gồm: khoai tây, cá muối, thịt, cải bắp lên men, phô mai và trái cây. Khi ăn, người ta sẽ cho bánh vào luộc và cho lên chúng một ít hành khô, bơ hoặc kem chua.
Theo Anh Võ (Wiki Travel)
Đăng bởi: Như Trịnh
Từ khoá: Phiên bản quốc tế của món bánh bột lọc Việt nam
Những Món Ăn Truyền Thống Hấp Dẫn Của Ẩm Thực Mỹ
Mỹ không chỉ có các món ăn như: Hot Dog, Pizza, Burrito…mà còn rất nhiều món ăn ngon truyền thống hấp dẫn khác.
Sườn nướng – Món ăn ngon, hấp dẫn ở MỹNgười Mỹ đặc biệt thích sườn nướng và thịt nướng gia đình nào cũng có một lò nướng thịt kiểu nhỏ. Món ngon của Mỹ này bạn có thể tìm thấy ở mọi nơi từ lề đường cho tới các nhà hàng sang trọng. Trong số đó phải kể đến địa chỉ nhà hàng ở Texas, Oklahoma, Missouri và Kansas nơi được mệnh danh là có món sườn nướng ngon nhất ở Mỹ.
Bánh Twinkies chiên – Ẩm thực đường phố MỹRa đời từ rất lâu, món ăn này dần dần được thay đổi, biến tấu theo nhiều hương vị khác nhau để phù hợp với khẩu vị của khách hàng. Loại bánh này gắn liền với tên tuổi của một hãng bánh cực nổi tiếng tại Mỹ là Hostess, hay Hostess Twinkies.
Bánh Cheese Steak – Món bánh mỳ ngon nhất nước MỹLà món bánh mì bò nổi tiếng với nguồn gốc từ thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Sandwich được xẻ làm đôi rồi kẹp một miếng bít tết mỏng bên trong cùng hành tây và phô mai phủ lên trên. Loại bánh này cũng được biến tấu nhiều hương vị cho phù hợp với mọi nhu cầu của mọi thực khách.
Bánh S’mores – Món ăn truyền thống ở MỹLà món bánh ngọt truyền thống của Mỹ có sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị sô cô la thơm lừng, cùng kem béo ngậy và các loại gia vị khác. Món bánh này chuyên dành cho những thực khách sành ăn.
Súp nghêu – Món ăn đặc sản ngon nên thử ở MỹMón súp nghêu này được chế biến một cách vô cùng đặc biệt và cẩn thận, loại đặc biệt nhất là loại súp có tên gọi Massachuset. Bạn có thể tự làm món ăn này với các nguyên liệu như thịt lợn muối, nghêu, khoai tây, hành tây, gia vị…Nhưng có một nguyên tắc cần tuân theo là khi nấu món ngon này bạn nhất định không được cho cà chua vào nấu cùng nghêu.
Bánh táo nướng (Apple Pie) – Món tráng miệng truyền thống ở MỹApple Pie là món tráng miệng truyền thống ở Mỹ. Nó có mặt hầu hết trong thực đơn của các nhà hàng ở Bắc Mỹ. Loại bánh này thích hợp ăn ở mọi thời điểm trong ngày từ bữa sáng tới bữa trưa và bữa tối. Bánh có một lớp vỏ bánh mỏng, không quá giòn mà khá mềm để chứa phần nhân táo bên trong chua chua, dịu dịu. Món bánh chính là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho những du khách hảo ngọt trên toàn thế giới.
Hamburger – Món ăn phổ biến ở MỹHamburger được coi là món ăn tiêu biểu nhất của người Mỹ và nổi tiếng trên toàn thế giới. Món bánh với phần thịt kẹp ở giữa cùng một số gia vị khác như khoai tây chiên…Người Mỹ thường ăn loại bánh này trong các buổi liên hoan ngoài trời. Nên bạn dễ dàng tìm thấy chúng tại bất kỳ đâu ở Mỹ từ các quán ăn đường phố cho tới các nhà hàng lớn.
Bánh mỳ vòng Bagel – Món ăn cổ truyền ở MỹLà loại bánh truyền thống nổi tiếng ở Mỹ với những loại nguyên liệu khá đơn giản và dễ tìm như mật ong, trứng và một loại nấm men đặc biệt. Bánh được luộc chín trước khi nướng nên thời gian chế biến được tính toán một cách vô cùng tỉ mỉ và chu đáo. Bạn nhớ ăn kèm các loại nhân khác như kem, pho mát hoặc các loại thịt và cá hồi hun khói khi thưởng thức món bánh này.
Đăng bởi: Khánh Bùi
Từ khoá: Những món ăn truyền thống hấp dẫn của ẩm thực Mỹ
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 18 Món Bánh Truyền Thống Của Việt Nam trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!