Xu Hướng 9/2023 # Táo Mèo Xóa Nghèo Ở Mù Cang Chải # Top 17 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Táo Mèo Xóa Nghèo Ở Mù Cang Chải # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Táo Mèo Xóa Nghèo Ở Mù Cang Chải được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những ngày cuối tháng 9, ai có dịp lên Tây Bắc, dừng chân ở Mù Cang Chải (Yên Bái) sẽ được hòa mình vào không khí tấp nập thu hoạch trái táo mèo trên núi cao của người Mông.

Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 24/05/2023

Những ngày cuối tháng 9, ai có dịp lên Tây Bắc, dừng chân ở Mù Cang Chải (Yên Bái) sẽ được hòa mình vào không khí tấp nập thu hoạch trái táo mèo trên núi cao của người Mông. Sắc vàng của táo hòa vào màu vàng của nắng đầu thu cộng với mùi hương nồng nàn của táo mèo làm cho vùng cao thêm ngây ngất.

Cây táo mèo hay còn gọi là sơn tra, vốn là loại cây thường hay mọc ở sườn núi cao các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Trong những năm gần đây, người dân tộc Mông ở Mù Cang Chải đã đầu tư phát triển giống cây này và cho hiệu quả kinh tế cao.

Trước đây, cây táo mèo mọc tự nhiên trên núi cao ở Mù Cang Chải, người Mông thường lên núi cao hái quả về ăn và làm thuốc. Khi táo mèo ra trái nhiều, đồng bào mang ra chợ bán cho người Kinh và khách du lịch. 

Với lợi thế địa hình chủ yếu là núi cao, quanh năm khí hậu mát lạnh, thuận lợi cho cây táo mèo sinh trưởng và phát triển. Táo mèo ra hoa vào mùa xuân và cho trái vào mùa thu. Tháng 9, tháng 10 là tháng trái táo mèo chín rộ. Trước đây, cây táo mèo mọc tự nhiên trên triền núi cao ở Mù Cang Chải. Khi ấy đồng bào Mông thường hái táo mèo vào thời gian tháng 6, tháng 7 trong năm. Nhưng hiện nay, căn cứ vào lợi ích kinh tế cũng như thị trường tiêu thụ, được sự định hướng của trạm khuyến nông huyện, nông dân dân tộc Mông đẩy mạnh việc khoanh vùng, trồng và chăm sóc cây táo mèo. 

Hiện nay, ở Mù Cang Chải, có gần 1.000 ha diện tích cây táo mèo vừa là tự nhiên, vừa được nông dân trồng tại khu vực đồi núi thấp. Hằng năm, diện tích táo mèo cho thu hoạch tới hơn 2.000 tấn trái tươi. Với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây táo mèo đây là loại cây ưa lạnh, có thể phát triển tốt trên đất khô cằn, không cần bón phân và chăm sóc nhiều. Người dân chỉ cần phát quang tạo thế và không gian cho cây phát triển, thời gian cho thu hái ngắn nên dễ dàng cho việc trồng và thâm canh cây ở các xã vùng cao trong huyện. Hiện nay, các xã Nặm Khắt, Púng Luông, Zế Xu Phình và La Pán Tẩn là các xã có diện tích cây táo mèo lớn nhất của huyện Mù Cang Chải. 

Vào dịp này, ở Mù Cang Chải, bà con nông dân người Mông tấp nập thu hái và bán táo mèo ngay tại chân núi và chợ. Tùy vào kích cỡ của trái, người dân phân loại táo mèo thành nhiều loại khác nhau. Loại to, đẹp bán với giá 50 – 60 ngàn đồng/kg, loại trung bình từ 30 – 40 ngàn đồng/kg. Như thế, một gia đình người Mông có thể có thu nhập tới vài chục triệu đồng từ thu hái trái táo mèo. Thời gian thu hái thường duy trì từ tháng 7 đến tháng 10. 

Hiện nay, trái táo mèo được thị trường rất ưa chuộng. Các lái buôn từ thành phố Yên Bái lên tận huyện Mù Cang Chải để thu mua táo mèo. Ở Ngã Ba Kim và km 9 thành phố Yên Bái vào thời gian này trái táo mèo được bày bán la liệt bên ven đường. Ngoài ra, trái táo mèo còn được đưa về xuôi trở thành một đặc sản vùng cao.

Không chỉ phát triển cây táo mèo gắn với mô hình kinh tế hộ gia đình, hiện nay, cây táo mèo còn được Mù Cang Chải phát triển gắn với du lịch. Đây là một trong những lợi thế quan trọng để huyện thu hút khách du lịch ở mọi nơi, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân khu vực này. 

Mùa này, từ Mù Cang Chải xuôi theo đường đèo núi uốn lượn, qua “tấm thảm vàng” lúa nếp Tú Lệ, dọc đường đi, hương táo mèo và không khí thu hoạch táo mèo như níu chân du khách. Táo mèo theo người dân về thành phố Yên Bái. Cả thành phố tràn ngập sắc vàng táo mèo và hương vị hấp dẫn hòa vào cái bảng lảng của chiều thu.

chúng tôi  – Tinh hoa đặc sản quà tặng!

Hotline: 0901 486 486.

Kinh Nghiệm Du Lịch Mù Cang Chải Bạn Cần Biết

Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải bạn cần biết

Cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc, Mù Cang Chải vốn nổi tiếng với Danh thắng Ruộng bậc thang, mỗi mùa lúa chín nơi đây là điểm đến không thể bỏ lỡ trên tuyến hành trình khám phá lúa chín Tây Bắc.

GIỚI THIỆU MÙ CĂNG CHẢI

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm Cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc, Mù Cang Chải, Yên Bái là điểm đến ưa thích của người yêu thiên nhiên và thích thưởng ngoạn không khí vùng cao.

THỜI ĐIỂM DU LỊCH

Mù Cang Chải có 2 mùa đẹp nhất là mùa nước đổ và mùa lúa chín, nếu bạn muốn khám phá Mù Căng Chải, bạn nên đến đây vào 2 dịp này.

Tháng 5-6: mùa đổ nước

Khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm cho đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra giúp bà con có thể cấy lúa.

Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ.

Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.

Tháng 9, tháng 10: mùa lúa chín

Cứ đến độ tháng 9, tháng 10 hàng năm, lúa lại chín vàng, nhuộm khắp miền núi Tây Bắc trong sắc màu tươi sáng, đậm chất thu sang. Vào lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây.

Đây là thời điểm các đoàn du lịch nô nức lên kế hoạch để khám phá các cảnh sắc tuyệt đẹp của tây bắc, điểm du lịch đẹp nhất trong mùa này ở Tây bắc chính là Mù Căng Chải.

DI CHUYỂN, ĐI LẠI

Đi đến Mù Căng Chải

Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng đến Mù Căng Chải, bạn có thể đi theo tuyến đường sau để đến được Mù Căng Chải.

– Qua Sơn Tây, cầu Trung Hà, Tam Nông cứ dọc bờ sông Hồng mà ngược đến cầu Văn Phú, Yên Bái.

– Cầu Thăng Long, QL2, Phúc Yên, Việt Trì, Đoan Hùng, thẳng QL70 là đến Yên Bái (dễ đi nhất, gần nhất).

– Cầu Thăng Long, Phúc Yên, Vĩnh yên, Lập Thạch, Sơn Dương, QL37, Tuyên Quang, Yên Bái.

Nếu đi bằng ô tô, hàng ngày đều có xe từ bến Mỹ Đình đi Mù Cang Chải.

Di chuyển, đi lại ở Mù Căng Chải

Tại Mù Cang Chải, cách đi lại thuận tiện nhất là thuê xe máy, với giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi ngày tùy vào thời điểm bạn tới đây. Vào mùa lễ hội, lúa chín thì giá thuê xe sẽ cao hơn 1 chút.

Ngoài ra bạn có thể dùng xe máy cá nhân hoặc ô tô riêng để đi từ Hà Nội, hoặc để xe máy lên xe khách sau đó đến nơi lấy xe và tiếp tục hành trình.

ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN

Thị Trấn Tú Lệ: Được xem là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi du lịch Mù Cang Chải, tới đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng bậc thang trải dài màu vàng chen màu xanh tuyệt đẹp. Khi tới đây bạn có thể đi thăm bản Lìm Thái, Lìm Mông cách đó khoảng 3km và ngắm những ngôi nhà sàn hai bên đường.

Đèo Khau Phạ: Là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc và là đèo dài nhất với độ cao trên 40km. Trên đèo Khau Phạ thường xuyên có mây bao phủ đến tận trời. Đèo uốn lượng ngoằn ngoèo quanh những dãy núi điệp trùng, xe kẽ giữa rừng đại ngàn.

Ruộng bậc thang La Pán Tẩn: Là nơi có nhiều ruộng bậc thang nhất ở Mù Cang Chải với 700 ha ruộng bậc thang. Với những ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp quả đồi, đặc biệt ở đây có những ruộng mâm xôi vàng rất nổi tiếng vả thu hút du khách tham quan, chụp ảnh.

Bản Lìm Mông: xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải -Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân xê dịch vẫn thường rỉ tai nhau tứ đại hiểm địa Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.

Thác Mơ: nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái).Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn.

Từ quốc lộ 32, đi bộ khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.

Bản Thái: Qua chiếc cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng đi Chế Tạo) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái. Một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi.

Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm nước lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại.

Đèo Lũng Lô: mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở.

Ngoài ra khi đến đây bạn có thể vào thăm các bản làng dân tộc, khám phá văn hóa cũng như những phong tục đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, tìm hiểu đời sống của người dân và hòa chung niềm vui ngày mùa nơi đây.

MÓN NGON MÙ CĂNG CHẢI

Bên cạnh những thắng cảnh đẹp như tranh vẽ làm say mê lòng người từ cái nhìn đầu tiên thì những đặc sản mang đậm chất địa phương lại là nhân tố đặc biệt giúp Mù Căng Chải níu chân du khách.

Lợn bản: lợn được nuôi ở các bản làng Mù Căng Chải là lợn đen hay còn gọi là lợn cắp nách, người Mông nuôi lợn đen này theo phương pháp thô sơ, hoang dã, lợn được thả rông ngoài vườn hoặc trên các sườn đồi sau nhà, không có chuồng trại, không được chăm sóc, lợn chủ yếu ăn thức ăn sẵn có trong vườn nhà hoặc trên đồi như rau rừng, ngô, khoai, sắn nên thịt săn chắc, thơm và ít mỡ.

Vì được nuôi tự nhiên nên loại lợn này khá bé, chỉ khoảng dưới 10 – 15 kg/1 con, một con lợn 10kg có thể chế biến được một mâm cỗ với nhiều món hấp dẫn như luộc, hấp, nướng, ăn kèm rau rừng như măng, cải … và chấm với muối mắc kén sẽ là điều vô cùng thú vị.

Gà đồi: Cũng giống như lợn bản, gà đồi được nuôi thả tự nhiên trên các sườn đồi sau nhà của người dân tộc bản địa, thịt chắc, thơm ngon, không có mỡ, gà khá bé chỉ hơn 1kg/ 1 con, nếu bạn muốn ăn thì nên đặt từ tối hôm trước, chủ nhà bắt gà và nhốt lại, sáng hôm sau chỉ việc làm thịt, nếu đặt muộn thì khó bắt gà vì sáng hôm sau gà được thả rông trên đồi.

Xôi nếp Tú Lệ: Nếu đến Tú Lệ hoặc các vùng khác của Mù Căng Chải dịp lúa chín, bạn tuyệt đối không được bỏ lỡ món xôi nếp, được nấu từ gạo nếp trồng trên những thửa ruộng bậc thang.

Bạn nên đặt chủ nhà nấu cho món xôi nếp lúa mới (là loại lúa mới gặp về) ăn rất dẻo và thơm, sau khi nấu xong còn hơi nhão vì gạo mới chứa nhiều nước. Nếu bạn ăn xôi mà hơi cứng và khô thì chắc chắn bạn đang ăn gạo được thu hoạch từ năm trước đấy.

Để ăn được loại xôi nếp mới gặt, có thể bạn sẽ phải trả tiền cao hơn 1 chút so với giá chung ở đây, bạn nên đặt chủ nhà sàn hoặc quán ăn để họ chuẩn bị trước.

Nhộng ong rừng: Món nhộng ong xào mùng thơm ngon, bắt mắt phải không quá nát, phải giữ được hình thù của nhộng ong, còn mùng phải có màu xanh nhạt, có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh.

ĐẶT NHÀ NGHỈ, KHÁCH SẠN

Nhà sàn của người dân: đây là loại hình lưu trú phổ biến nhất ở Mù Căng Chải, các nhà sàn ở đây có phòng ngủ tập thể cho từ 10 đến 30 người, bạn có thể dễ dàng tìm được 1 nhà sàn homestay của người dân, đặc biệt xung quanh các điểm du lịch nổi tiếng như Bản Thái, khu ruộng bậc thang La Pán Tẩn, Tú Lệ … Những nhà sàn này đều có dịch vụ ăn nghỉ và bán hàng tạp vụ ngay dưới chân nhà.

Khách sạn: loại hình khách sạn chủ yếu tập trung ở thị trấn Mù Căng Chải, chủ yếu là khách sạn bình dân từ 1 sao đến 3 sao, phòng nghỉ có các tiện ích cơ bản như giường nghủ, phòng tắm, tivi, tủ lạnh…

Đăng bởi: Lợi Phúc

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải bạn cần biết

Du Lịch Mù Cang Chải: Hành Trình Từ Trái Tim Đến Trái Tim

Du lịch Mù Cang Chải

Nhắc tới Mù Cang Chải (hay Mù Căng Chải), trong tiềm thức nhiều người nhớ tới sự nghèo đói, vất vả, thiếu thốn của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, du lịch Mù Cang Chải trở thành chuyến hành trình mà nhiều du khách lựa chọn để ngẫm lại chính con người mình, biết thấu hiểu, sẻ chia với mảnh đời còn bất hạnh.

Nên tới du lịch Mù Cang Chải vào thời gian nào? Mù Cang Chải ở đâu?

Mù Cang Chải là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái. Du khách muốn đặt chân tới du lịch Mù Cang Chải thì phải đi qua đèo Khau Pạ. Đây là một trong tứ đại đèo của Việt Nam. Con đường tới Mù Cang Chải khúc khuỷu gập ghềnh, cao hơn 1.000m so với mặt nước biển. Thế nhưng, thiên nhiên lại ban tặng cho nơi đây một vẻ đẹp hùng vĩ tuyệt vời.

Vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 là mùa lúa chín ở Mù Cang Chải. Bạn có thể lựa chọn du lịch Mù Cang Chải vào thời gian này. Chuyến hành trình của bạn sẽ được nhìn ngắm vẻ đẹp và màu sắc vàng ruộm cả một góc trời của lúa. Bạn được hít hà hương lúa thơm, thấm được màu ký ức tuổi thơ.

Du lịch Mù Cang Chải có gì hấp dẫn?

Nếu muốn nhìn ngắm dòng nước đổ xuống từ các ruộng bậc thang thì hãy tới du lịch Mù Căng Chải vào tháng 5-6 trong năm. Những trận mưa trút xuống làm cho đồng ruộng, cây cỏ thêm tươi tốt.

Dự báo thời tiết Mù Cang Chải

Để hành trình khám phá Mù Cang Chải diễn ra thuận lợi, bẹn nên xem dự báo thời tiết Mù Cang Chải hay thời tiết Yên Bái 3 ngày tới trước chuyến du lịch.

Đừng quên mang theo những đồ dùng gì cho chuyến hành trình?

Vì là một xã khó khăn của huyện Văn Chấn, Yên Bái nên điều kiện kinh tế, dịch vụ còn thiếu thốn. Nếu bạn có muốn một cuộc hành trình trọn vẹn khi du lịch Yên Bái thì đừng quên chuẩn bị một số vật dụng sau:

Quần áo: Quần jean, áo phông, áo gió, áo chống nắng… đây là những trang phục bắt buộc phải có trong vali của bạn. Không nên mang váy, giày cao gót sẽ gặp trở ngại khi di chuyển.

Mũ, khẩu trang, kính râm, tất: Đồ dùng để bảo vệ làn da của bạn.

Thuốc xịt muỗi, băng cá nhân, cao, dầu gió: Nếu bạn có bị xước hoặc va chạm nhẹ vào vách núi, hòn đá thì những đồ dùng này sẽ là “cứu tinh” của bạn.

Chuẩn bị đầy đủ tư trang cá nhân để chuẩn bị lên đường du lịch Mù Cang Chải giúp chuyến đi của bạn sẽ tràn ngập điều thú vị.

Lựa chọn phương tiện du lịch Mù Cang Chải

Xe khách

Xe khách là lựa chọn ưu tiên của nhiều du khách bởi sự tiện lợi. Tuy nhiên, muốn du lịch Mù Cang Chải bằng xe khách, du khách cần phải đi hai chuyến.

Lấy Hà Nội là điểm xuất phát, muốn lên tới Mù Cang Chải, du khách phải bắt xe từ Hà Nội về Yên Bái. Sau đó từ Yên Bái lên Mù Cang Chải. Bạn ra bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm để bắt xe về Yên Bái, giá vé 200.000-300.000 VNĐ/ 1 vé. Sau đó bạn có thể lựa chọn một trong số nhà xe sau để tiếp tục hành trình lên tới du lịch Mù Cang Chải.

Ô tô

Tương tự như xe khách, ô tô riêng cũng sẽ có cung đường di chuyển như xe khách để lên tới Mù Căng Chải. Tuy nhiên, thời gian xuất phát linh động và thời gian di chuyển nhanh hơn vì không phải đón trả  khách dọc đường.

Chi phí để thuê xe ô tô hợp đồng khá cao từ 2 triêu – 3 triệu đồn/ 1 lượt khứ hồi từ 2-3 ngày.

Xe máy

Các bạn trẻ hay các bạn sinh viên đều thích đ phượt lên Mù Căng Chải bằng xe máy. Lựa chọn phương tiện này sẽ tiết kiệm chi phí đi lại nhưng lại gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Bởi lẽ, quãng đưỡng di chuyển gần 400km sẽ khiến bạn mệt mỏi. Con đường lên Mù Căng Chải là đường đèo quanh co, khúc khuỷu khó đi gây nguy hiểm. Vì vậy, các bạn trẻ nên cân nhắc lựa chọn đi xe máy nếu điều kiện bản thân không đảm bảo.

Hành trình rong ruổi tới các địa điểm khi tới du lịch Mù Căng Chải

Thị xã Nghĩa Lộ – Yên Bái: Nơi đây được mệnh danh là trung tâm văn hóa của mảnh đất phía Tây Yên Bái. Du khách thường lựa chọn đặt chân tới Yên Bái, ngủ một đêm tại thị xã Nghĩa Lộ và hôm sau xuất phát đi Mũ Cang Chải.

Cao Phạ

Bản Lìm Mông: Đường lên bản Lìm Mông dốc ngược khiến dân phượt ví như tứ đại địa hiểm của Tây Bắc. Đây là nơi dân tộc Mông sinh sống, điều kiện sinh hoạt vật chất còn khó khăn. Tuy nhiên, du khách đến đây có thể khám phá được nét văn hóa sinh hoạt độc đáo của người Mông, thấu hiểu con người nơi đây.

Bản Lìm Mông

Đèo Khau Phạ: Đèo quanh co, uốn lượn và dốc nên du lịch Mù Cang Chải du khách cần đặc biệt lưu ý. Nơi đây đẹp vào tháng 9, 10 khi lúa chín vàng. Hai bên đèo là rừng nên có nhiều loài động vật quý hiếm như: thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác

Lễ hội dù lượn vào tháng 9

Điểm ngắm cảnh: Nếu bạn thấy một tấm ảnh check in vô cùng đẹp xuất hiện trên facebook thì chắc hẳn đến 80% là nó được “sinh ra” từ đây. Ở địa điểm nàu, người dân dựng lán để du khách nghỉ chân, chụp ảnh và ngắm toàn bộ cảnh đẹp ở Mù Căng Chải.

Ngọc Chiến – Mường La: Đây là một xã của huyện Mường La, giáp với xã Nậm Khắt của Mù Cang Chải. Du khách đến đây có thể tắm suối nước nóng để thư giãn cơ thể. Thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Mông như: xôi nếp nương, thịt lợn nướng,…

Ngọc Chiến Mường La

Vườn hoa tam giác mạch: Địa điểm không thể bỏ qua khi tới du lịch Mù Căng Chải. Vẻ dẹp loài hoa tam giác mạch hút hồn biết bao du khách và ngập tràn trên các diễn đàn du lịch.

Tam giác mạch – Loài hoa đặc trưng của núi rừng

Xế Xu Phình

Mũi Giày: Ruộng bậc thang ở đây hình mũi giày tạo nên vẻ đẹp khác biệt.

Đồi thông: Một địa điểm check in nổi tiếng của các bạn trẻ khi du lịch Mù Căng Chải. Nơi đây còn vô cùng lãng mạn với các cặp đôi.

Chế Cu Nha: Địa điểm mang nét đặc trưng của người dân nơi đây. Các nóc nhà thưa thớt, khói bếp nghi ngút giúp du khách tận hưởng được trọn vẹn nếp sống của con người mộc mạc nơi đây.

Thị trấn Mù Cang Chải

Guồng nước suối kim: Đây cũng là địa điểm “check in” hot khi đến du lịch Mù Căng Chải. Người dân nơi đây đến đây lấy nước về sinh hoạt.

Nhà ngô Màng Mủ: Ở vùng núi phía Bắc, người dân trồng rất nhiều ngô. Ngôi nhà này của một người dân ở bản Màng Mủ xã Mồ Dề, đường lên nằm ngay chỗ Nghĩa trang liệt sỹ Mù Cang Chải.

Chợ phiên Mù Căng Chải: Đây là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây từ mua bán trao đổi hang hóa đến gặp gỡ, trò chuyện của trai gái trong bản. Du khách tới đây có thể thưởng thức ăn món ăn dân giã và mua một số đồ lưu niệm về.

Bản Thái: Nơi sinh sống của người dân tộc Thái. Du khách có thể thăm quan và thưởng thức món ăn đặc sản ở đây.

Bản Thái

Thác Mơ: Thác Mơ nằm giữa đỉnh Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề. Thác có 4 tầng. Tầng 1 giống như một dây kim cương, dòng nước đổ xuống trắng xóa, đẹp hút hồn. Tầng 2 là nơi du khách có thể thả mình thư giãn. Tầng 3 như một rèm cửa trong cung điện nguy nga. Tầng 4 mang tới cảm giác thư thái đứng giữa đất trời và nhìn ngắm vẻ đẹp của Mù Căng Chải.

Cách lưu trú khi tới du lịch Mù Cang Chải

Ngày nay, du lịch Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mẽ kèm theo đó là số lượng nhà nghỉ, khách sạn, homestay ở đây cũng tăng lên đáng kể. Một số gợi ý về địa điểm lưu trú tại Mù Cang Chải cho du khách:

Ngoài ra, du khách còn có thể thuê nhà nghỉ xung quanh khu vực thăm quan. Giá nhà nghỉ rẻ chỉ dao động 200.000 – 300.000 VNĐ/1 đêm. Tuy nhiên chất lượng phục vụ sẽ không bằng khách sạn và homestay.

Đặc biệt, với những người thám hiểm thực thụ, ngủ lều cũng là một cách lưu trú tuyệt vời. Bạn có thể dựng lều với bãi đất trống mà không phải mất bất kỳ khoản chi phí nào.

Ẩm thực của người dân bản xứ  tại Mù Cang Chải có gì độc đáo?

Xôi ngũ sắc: Món ăn này nổi tiếng của mảnh đất vùng cao phía Bắc. Gạo nếp dẻo thơm được biến đổi màu sắc qua các loài hoa quả như: gấc, hoa đậu biếc, lá nếp,… Món ăn này hợp khẩu vị với rất nhiều du khách.

Xôi nếp Tú Lệ: Đây là đặc sản nổi tiếng của Yên Bái. Gạo nếp được trồng ở Tú Lệ mang hương vị đặc trưng riêng biệt.

Lợn bản: TLợn nuôi dưới nhà sàn, được người dân chăn nuôi kỹ lưỡng nên thịt thơm, dai. Thịt lợn có thể làm được một số món ăn ngon như: thịt lợn nướng, thịt lợn gác bếp,…

Cua suối rang muối: Cua suối nhỏ nhưng chắc thịt được nhiều du khách nam giới ưa thíc. Cua cho vào chảo dầu đảo đến chín, sau đó rắc muối lên trên.

Ngoài ra, du lịch Mù Cang Chải cũng có một số loại đặc sản hấp dẫn khác mà du khách có thể mang về như: gừng, bí ngô, táo mèo, rau cải mèo,…

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch Mù Cang  mới nhất trong năm 2023 này. Hy vọng du khách sẽ có chuyến hành trình ý nghĩa về mảnh đất vùng núi phía Bắc này.

Đăng bởi: Vũ Thị Thu Hiền

Từ khoá: Du lịch Mù Cang Chải: Hành trình từ trái tim đến trái tim

Cẩm Nang Đi Tour Sapa Mù Cang Chải “Dễ Như Trở Bàn Tay”

1. Du lịch Sapa – Mù Cang Chải nên đi vào thời điểm nào?

Sapa nổi tiếng là “thị trấn trong sương” của núi rừng Tây Bắc

Nếu như Sapa mang trong mình vẻ đẹp bốn mùa, mỗi mùa lại có một nét đặc trưng riêng như: Mùa đông Sapa ngập tràn những bông hoa tuyết, mùa xuân rực rỡ với mùa vàn sắc hoa Tây Bắc, mùa hạ xanh mát vào thời khắc giao mùa của những cánh đồng lúa bạt ngàn và mùa thu vàng ươm mùa lúa chín. Thì Mù Cang Chải lại đẹp rực rỡ đến nao lòng người vào thời khắc sau:

Tháng 5 – 6: mùa đổ nước, vào thời khắc những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống những cánh ruộng bậc thang bạt ngàn, nước tràn từ trên những triền núi cao vào các thủa ruộng. Cũng là thời khắc bà con bắt đầu một mùa cấy lúa chuẩn bị cho một mùa vụ. Chính những điều dân dã, mộc mã ấy đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng chứa chan hi vọng vào một mùa vụ bội thua của người dân Tây Bắc. 

Mù Cang Chải yên bình mùa đổ nước.

Tháng 9 – 10: mùa lúa chín, khắp miền núi Tây Bắc bắt đầu khoác lên mình một chiếc “áo mới” vàng ươm mùi lúa chín, Mù Căng Chải cũng trở nên dịu dàng, yên bình hơn hằn giữa mùa thu của núi rừng. Đây cũng là thời điểm khách du lịch từ khắp nơi kéo về để khám phá cảnh sắc tuyệt vời của tạo hóa ban tặng.

Mù Cang Chải đẹp dịu dàng mùa lúa chín.

2. Cẩm nang du lịch Mù Cang Chải Từ Sapa đi Mù Cang Chải bao nhiêu km? 

Sapa là một thị trấn vùng cao nổi tiếng thuộc tỉnh Lào Cai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 317km, thời tiết quanh năm mát mẻ dễ chịu và là một trong những địa điểm “hiếm có” của nước ta mà người dân được ngắm nhìn tuyết rơi vào mùa đông. Đến với Sapa, bạn sẽ được khám phá những địa điểm nỏi tiếng nhữ: đỉnh núi Fansipan – “nóc nhà của Đông Dương”, Bản Cát Cát của dân tộc H’mông, Núi Hàm Rồng, Thác Bạc, Thác Tình yêu, Cổng trời, bản Tả Phìn, Tả Van, thung lũng Mường Hoa, chợ tình Sapa…

Phanxipang là đỉnh nứi cao nhất của ba nước Đông Dương.

Đến với Bản Cát Cát trải nghiệm cảm giác khó quên khi hóa thân thành cô gái vùng cao.

Sapa đẹp rực rỡ trong những mùa hoa.

Mù Cang Chải là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 308km, nổi tiếng cả nước với vẻ đẹp tuyệt mĩ của những thửa ruộng bật thang trông như “những nấc thang lên thiêng đường”, một trong những cảnh quan kì diệu của tạo hóa. Đến với Mù Cang Chải, bán sẽ được khám phá những vẻ đẹp còn vẹn nguyên nét hoang sơ, trải nghiệm nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây như: Đèo Khau Phạ – một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, thị trấn Tú Lệ – “cô gái miền sơn cước” của núi rừng Tây Bắc, đồi Mâm Xôi, động Tiên Nữ…

Mùa Cang Chải mang vẻ đẹp yên ả của miền cao

Chinh phục cung đường đèo Khau Phạ – “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam.

Thị trấn Tú Lệ – nét đẹp văn hóa của Mù Cang Chải

Check-in Đồi Mâm Xôi với bức ảnh “nghìn like”

Để tham quan hai địa điểm nổi tiếng của miền Bắc này bạn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 159km. Với hành trình di chuyển này bạn sẽ được chinh phục vô số những cung đường đèo rất phù hợp với những bạn có đam mê đi “phượt” với thời gian từ 4 – 5 tiếng.

Từ Sapa đi Mù Cang Chải như thế nào?

Di chuyển từ Sapa đi Mù Cang Chai bằng xe máy sẽ là một trải nghiệm khó quên với bạn.

Gợi ý đường đi từ Sapa đến Mù Cang Chải: 

Qua con đèo Ô Quy Hồ, bạn tiếp tục đi theo QL4D trên cung đường tuyệt đẹp qua những thửa ruộng bậc thang và thung lũng xinh đẹp. Đến ngã ba giao giữa QL4D và đường QL32, bạn rẽ trái vào đường QL32 – cung đường duy nhất để đến được Mù Cang Chải.

Tour Sapa Mù Cang Chai sẽ đưa bạn đến với những cảnh đẹp kỳ diệu của tạo hóa ban tặng

Lưu ý đặc biệt khi đi tour Sapa – Mù Cang Chải

Hiện nay chưa có tuyến xe khách đi từ Sapa đến Mù Căng Chải, vì vậy khi di chuyển đến Mù Cang Chải bằng phương tiên riêng, bạn cần thật sự cẩn thật khi lái xe chinh phục những cung đường đèo và đồi núi hiểm trở.

Nguồn ảnh: Instagram

Đăng bởi: Lộc Vương Nguyễn

Từ khoá: Cẩm nang đi Tour Sapa Mù Cang Chải “Dễ như trở bàn Tay”

Kinh Nghiệm Du Lịch Mù Cang Chải Mùa Lúa Chín Từ A Đến Z

1. Đôi nét về Mù Cang Chải

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km. Mù Cang Chải từ lâu đã làm “điêu đứng” rất nhiều trái tim mê xê dịch. Đặc biệt, nếu có dịp đặt chân tới Mù Cang Chải mùa lúa chín bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những cánh đồng ruộng bậc thang quyến rũ.

Ảnh: Ngân Vũ Kim

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và là di sản văn hóa do người dân nơi đây tạo nên qua nhiều thế hệ. Ruộng bậc thang thường tập trung ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha đã được nhà nước công nhận là danh thắng quốc gia. Nơi đây cũng là một trong 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới.

2. Mù Cang Chải mùa lúa chín vào thời gian nào?

Ảnh: Quỳnh Mai

3. Cách di chuyển đến Mù Cang Chải

Để di chuyển đến Mù Cang Chải, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe khách:

Ảnh: Hải Yến Chu

Di chuyển bằng xe máy:

Cung đường di chuyển từ Hà Nội đến Mù Cang Chải

: Đi theo quốc lộ 32 ⇒ Thanh Sơn (80km) ⇒ Văn Chấn (65km) ⇒ Nghĩa Lộ (45km) ⇒ Tú Lệ (50km) ⇒ La Pán Tẩn (33km) ⇒ Mù Cang Chải (23km)

Nên bảo dưỡng xe máy trước khi đi, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và không nên đi vào ban đêm tránh đường đèo nguy hiểm

Di chuyển bằng xe khách:

Từ Hà Nội bạn có thể bắt xe khách tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát với giá khoảng 250.000đ/người/lượt.

4. Những địa điểm phải checkin Mù Cang Chải mùa lúa chín 4.1. Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ được bao quanh bởi những dãy núi hùng vĩ. Cung đèo quanh co giữa cánh rừng và những triền ruộng bậc thang của dân tộc H’Mông. Chắc chắn đây sẽ là một trong những cung đường đẹp nhất mà nhiều người ao ước muốn đặt chân đến.

Ảnh: @vy.p.h.a.n

Đến Mù Cang Chải mùa lúa chín, trước mắt bạn sẽ là khung cảnh đèo đẹp và ngập tràn trong sắc vàng của những thửa ruộng bậc thang. Đặc biệt, bạn còn có thể trải nghiệm cảm giác nhảy dù Mù Cang Chải vào những dịp lễ hội được tổ chức vào tháng 10 hằng năm.

Ảnh: @vy.p.h.a.n

4.2. Ruộng bậc thang Tú Lệ

Ngoài nổi tiếng là vùng đất có những hạt gạo dẻo và món cốm thơm ngon thì Tú Lệ còn được nhiều người tìm đến bởi cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Khi đến Mù Cang Chải mùa lúa chín, đứng giữa những cánh đồng ruộng bậc thang Tú Lệ nặng trĩu hạt, bạn có thể cảm nhận được hương thơm của lúa.

Ảnh: @huongchanel88

4.3. Ruộng bậc thang La Pán Tẩn

Khi nhắc đến ruộng bậc thang La Pán Tẩn người ta sẽ nghĩ đến tên gọi “dấu vân tay của trời”. Sở dĩ được nhiều người gọi như vậy là bởi nếu nhìn từ trên cao bạn sẽ thấy thửa ruộng bậc thang ở La Pán Tẩn giống như hình dấu vân tay khổng lồ vậy đó!

Ảnh: @huongchanel88

Mỗi khi Mù Cang Chải mùa lúa chín, ruộng bậc thang ở La Pán Tẩn hiện lên tựa như “mâm xôi vàng”. Đây cũng là ruộng bậc thang được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc Gia bởi vẻ đẹp cuốn hút.

Ở La Pán Tẩn còn có một bản làng thơ mộng và bình yên cùng với những người Mông duyên dáng, thân thiện. Sẽ rất tuyệt nếu bạn có cơ hội đến và khám phá những nét đẹp văn hóa tại nơi này.

4.4. Bản Lìm Mông

Dù là Mù Cang Chải mùa lúa chín hay bất cứ mùa nào trong năm thì bản Lìm Mông luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với những du khách ưa trải nghiệm. Có thể nhiều người chưa biết nhưng bản Lìm Mông là một trong tứ đại hiểm địa của vùng Tây Bắc. Do đó, để tới đây bạn sẽ phải vượt qua những cung đường hiểm trở.

Ảnh: @l.o.n.g.v.u

Sau quãng hành trình di chuyển vất vả, đến với bản Lìm Mông bạn sẽ được ngắm những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất Mù Cang Chải. Vào tháng 10 hàng năm, ở đây còn có rất nhiều những lễ hội truyền thống cho bạn tham gia đó!

Ảnh: @dat.dee_

4.5. Xã Chế Cu Nha

So với những địa điểm trước thì xã Chế Cu Nha không quá nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Có lẽ cũng chính vì vậy mà nơi đây sở hữu cho mình những nơi có cảnh đẹp mà bạn phải ao ước một lần được đặt chân tới.

Ảnh: sưu tầm

Hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm du lịch Mai Châu tự túc từ A – Z

5. Đặc sản Mù Cang Chải mùa lúa chín? 5.1. Cốm Tú Lệ

Cốm Tú Lệ là một trong những món đặc sản Mù Cang Chải được nhiều người “trầm trồ” khen ngợi. Những hạt gạo thơm mùi lúa non sau khi được gặt xong sẽ được tuốt và rang trên bếp củi người Thái.

Ảnh: sưu tầm

Cốm khi vừa chín tới sẽ được đem đi giã và gói vào lá. Mùi cốm thơm như hòa quyện giữa tinh hoa đất trời mang một hương vị riêng chỉ có tại Mù Cang Chải. Những hạt cốm màu xanh deo dẻo thơm ngon làm mê hoặc biết bao du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

5.2. Châu chấu rang

Nếu có dịp đến Mù Cang Chải mùa lúa chín, bạn sẽ may mắn được thưởng thức món đặc sản châu chấu rang thơm ngon này. Châu chấu thường có nhiều vào dịp đầu tháng 8. Thịt châu chấu lúc này cũng ngon và béo hơn so với các thời điểm khác.

Ảnh: @hanh_hen

Để chế biến món ăn này đòi hỏi người làm phải công phu và tỉ mỉ. Sau khi được ngâm với dấm hoặc măng chua, người ta rang châu chấu thật giòn với lá chanh rồi chấm với nước mắm tỏi ớt. Ngồi giữa thiên nhiên ngắm mùa vàng mà được ăn đĩa châu chấu rang bùi bùi thơm thơm thì quả là tuyệt.

5.3. Táo mèo Mù Cang Chải

Nhắc đến đặc sản Mù Cang Chải, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến táo mèo.  Táo có vị hơi chua và chát nhưng có mùi thơm hấp dẫn. Không chỉ là một thức quả, táo mèo Mù Cang Chải còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như: đầy hơi, khó tiêu, huyết áp,…

Ảnh: @luan.going

5.4. Thịt lợn kẹp cây rừng nướng

Không giống như những loại thịt lợn thông thường khác. Thịt lợn Mù Cang Chải có vị ngon hơn rất nhiều. Bởi lợn ở đây được thả tự do trên rừng nên thịt lợn sẽ thơm, sạch và chắc hơn.

Ảnh: sưu tầm

Lợn sau khi làm sạch sẽ được đem nướng trên than hoa cùng lớp lá rong bên ngoài. Người nướng phải thật đều tay để lợn chín đều và không bị cháy. Thịt được chấm với gia vị do người dân ở đây tự chế biến bên có vị đặc trưng riêng của Tây Bắc.

5.5. Cá hồi và cá tầm Mù Cang Chải

Là khu vực thuộc miền núi nhưng Mù Cang Chải nổi tiếng với nhà hàng và trang trại nuôi cá hồi lớn nhất miền Bắc. Với số lượng cá lên đến 10.000 con và được nuôi theo công nghệ Châu Âu. Món cá hồi, cá tầm thường được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như lẩu cá hồi, cháo cá hồi hay món cá hồi ăn gỏi cũng rất hợp.

Ảnh: sưu tầm

6. Những lưu ý khi tới Mù Cang Chải

Ảnh: sưu tầm

Nên lên lịch trình từ trước đó, tham khảo kinh nghiệm từ những người đã từng trải nghiệm. Vạch ra những điểm đến và những món ăn nhất định sẽ chải nghiệm khi đến Mù Cang Chải để không bị bỏ lỡ.

Nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dụng cụ trước khi đi như: pin, đồ sạc, máy ảnh, giấy tờ tùy thân, ô, áo mưa… Đừng quên trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi du lịch bằng xe máy.

Thời tiết Mù Cang Chải mùa lúa chín sẽ hơi se lạnh nên nhiệt độ ban đêm tương đối thấp. Đừng quên đem theo áo khoác mòng để giữ ấm cho cơ thể.

Đừng quên đem theo thuốc chống muỗi, thuốc đau bụng, cảm cúm và các đồ sơ cứu để sử dụng khi cần thiết.

Đăng bởi: Quế Trân

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải mùa lúa chín từ A đến Z

Mùa Táo Mèo Tươi, Hãy Tranh Thủ Làm Ngay Các Món Sau!

Ngày nay, rượu táo mèo càng được ưa chuộng, không chỉ ở nam giới mà còn là các chị em phụ nữ hay cả ở người cao tuổi.

Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 26/04/2023

Ngày nay, rượu táo mèo càng được ưa chuộng, không chỉ ở nam giới mà còn là các chị em phụ nữ hay cả ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, loại trái này có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau để tăng giá trị sử dụng với tất cả mọi đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ, nam giới và cả phụ nữ như làm dấm, ngâm siro… rất có lợi cho sức khỏe.

Táo mèo ngâm rượu

Mọi người đều cho rằng, rượu táo mèo là một trong những loại rượu quý và rất “đáng” thưởng thức. Rượu táo mèo ngon không chỉ được đánh giá bởi màu sắc óng ánh (màu cánh gián) vô cùng nổi trội mà còn là ở hương thơm đặc trưng, vị đậm đà rất hấp dẫn.

Để có cách ngâm rượu táo mèo chuẩn, bạn phải rất cẩn thận từ khâu chọn lựa sơ bộ đầu tiên đến khâu sơ chế và thực hiện. Mỗi bước đều quyết định đến thành phẩm bình rượu táo mèo đó có đạt đủ tiêu chuẩn “ Tươi – Đậm – Thấm” hay không.

Bước 1: Chọn lựa nguyên liệu:

Chọn táo mèo ngâm rượu: Muốn có được những trái táo mèo tươi ngon nhất, bạn nên chọn loại táo rừng mọc ở nơi rừng núi cao như Mù Cang Chải, Yên Bái. Trái táo mèo có hình dáng hơi dẹt, màu sắc vàng trong hoặc má hồng. Vị táo mèo chua, chát khi còn xanh và táo chín có xen chút vị ngọt chứ không phải quá ngọt như các loại quả khác. Và còn một đặc biệt, đặc điểm mà dễ nhận biết nữa là quả mèo rừng khi bóp sẽ rắn và cứng chứ không mềm như táo mèo Trung Quốc.

Chọn rượu ngâm: Lựa chọn rượu trắng có nồng độ cao (khoảng 40 độ đến 45 độ) để ngâm cùng táo mèo tươi sẽ có được bình rượu táo mèo ngon như ý muốn.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu: Táo mèo tươi rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu, bổ đôi, để ráo nước. Bình thủy tinh rửa sạch để khô ráo.

Bước 3: Thực hiện ngâm rượu táo mèo: Ngâm táo mèo sơ qua với đường khoảng 1-2 tuần để loại bỏ bớt vị chua chát của táo mèo, xếp 1 lượt trái là một lớp đường (tỷ lệ 2kg táo mèo tươi ngâm với 1 kg đường). Sau khi ngâm đường, lấy táo mèo ra xếp vào 1 bình thủy tinh lớn và ngâm với rượu, tỷ lệ thích hợp là 1,5l rượu thì 1kg táo mèo tươi. Kinh nghiệm cho thấy, tỷ lệ này sẽ giúp táo mèo tiết ra chất và ngấm vào rượu tốt nhất.

Sau 3 tháng là thời gian rượu táo mèo đã có thể sử dụng được, nhưng đậm đà nhất thì nên ngâm táo mèo từ trên 4 tháng.

Lưu ý: Cách dùng rượu táo mèo tốt nhất: lý tưởng nhất là bạn nên uống 1-2 chén vào mỗi bữa ăn. Riêng các chị em phụ nữ có thể pha thêm nước siro táo mèo đã ngâm đường để tạo thêm vị ngọt cho rượu, như vậy cũng dễ uống hơn.

Siro táo mèo chữa đầy bụng, khó tiêu

Siro táo mèo đặc biệt công hiệu trong chữa các trường hợp ăn khó tiêu, đầy hơi. Hoặc sử dụng hàng ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ăn ngon hơn.

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM SIRO TÁO MÈO NGÂM ĐƯỜNG VÀ MẬT ONG

Cách chọn táo mèo ngon: chọn quả tươi, không bị dập, ủng hoặc thối, có thể xanh hoặc chín đều được.

Cách sơ chế táo mèo tươi: Rửa táo mèo tươi với nước cho sạch bụi bẩn, cắt bỏ 2 phần núm, không cần bỏ hạt, bỏ vỏ. Bổ ngang quả táo ra làm 2 hoặc 3 miếng tùy ý. Bổ xong quả nào, thả ngay vào chậu nước muỗi loãng cho táo mèo hết nhựa, không bị thâm. Ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút, rồi rửa lại thật sạch với nước lã. Vớt ra, để ráo nước.

Cách ngâm táo mèo tươi: Bạn có thể ngâm táo mèo tươi đã sơ chế với đường hoặc mật ong. Nếu ngâm với đường, ngâm với tỉ lệ 1.5kg táo mèo tươi ngâm với 1kg đường. Có thể sử dụng đường phèn, đường vàng để cho màu sắc đẹp hơn. Cứ 1 lớp táo mèo lại đổ một lớp đường lên trên.

Cách ngâm táo mèo tươi với mật ong: Dùng 1L mật ong cho 1kg táo mèo tươi. Cách ngâm thông thường là xếp táo vào hũ, sau đó đổ mật ong lên trên.

Cách sử dụng: Táo mèo tươi ngâm đường sau 6 tháng là sử dụng được, táo mèo tươi ngâm mật ong khoảng 3-4 tháng là dùng được. Siro này bạn có thể bảo quản và sử dụng trong vòng 2 năm. Siro này tuyệt đối tự nhiên nên an toàn và tốt cho sức khỏe. Trẻ nhỏ thì chỉ cần dùng với liều lượng 10ml mỗi ngày.

Lưu ý sau 1-2 tuần đầu, táo mèo có thể lên men và nổi bọt. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm, sau đó chúng sẽ tự hết.

Liên hệ ngay tới chúng tôi  để có những trái táo mèo tươi ngon nhất!

Hotline: 0901 486 486.

Cập nhật thông tin chi tiết về Táo Mèo Xóa Nghèo Ở Mù Cang Chải trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!