Bạn đang xem bài viết Tại Sao Cây Bạch Mã Hoàng Tử Bị Vàng Lá, Héo Lá &Amp; Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây bạch mã hoàng tử bị vàng láTrường hợp cây bạch mã bị vàng lá có rất nhiều nguyên nhân. Căn cứ vào tình trạng cụ thể trong quá trình chăm sóc mà các bạn có thể xác định được nguyên nhân cây bị vàng lá và cách khắc phục rất đơn giản. Một số nguyên nhân cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá có thể kể ra như:
Cây bị thiếu nước: trường hợp cây bị thiếu nước cũng dẫn đến lá bị vàng. Thường trường hợp này sẽ kèm theo cả hiện tượng cây bị héo rất đặc trưng. Trường hợp này chỉ cần tưới nước cho cây thì chỉ khoảng hơn nửa ngày cây sẽ tươi trở lại.
Cây bị thừa nước: nếu bạn tưới cây quá nhiều khiến đất luôn trong tình trạng ẩm ướt có thể khiến cây bị úng dẫn đến thối rễ. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy ngừng tưới nước cho cây, đặt cây nơi thoáng gió để đất nhanh khô hơn. Nếu một hai hôm mà cây vẫn không có dấu hiệu hồi phục thì nên kiểm tra xem đất có ẩm nhiều hay không. Nếu đất vẫn ẩm thì nên thay đất mới cho cây và dùng thêm dung dịch kích thích ra rễ để cây có rễ mới phát triển.
Cây suy yếu chết dần: trong quá trình chăm sóc cây, do nhiều lý do mà cây có thể không phát triển được rồi suy yếu dần. Khi cây đã suy yếu tức là đang chết dần thì lá cũng sẽ bị vàng sau đó cây bị chết. Trường hợp này tốt nhất nên cho cây ra vị trí thoáng mát ngoài trời nhưng tránh được nắng chiếu để cây hồi phục dần.
Lá già bị vàng tự nhiên: trường hợp lá cây ở gần gốc lâu ngày bị vàng rồi héo khô là chuyện bình thường. Trường hợp này chỉ cần cắt bỏ lá bị vàng ở gốc là được.
Bón phân dính lên lá: cây bạch mã hoàng tử thường chỉ cần bón phân 1 tháng 1 lần. Khi bón phân nhất là các loại phân hóa học như : cây bạch mã hoàng tử thường chỉ cần bón phân 1 tháng 1 lần. Khi bón phân nhất là các loại phân hóa học như phân NPK , các bạn nên bón đúng cách không làm phân dính lên lá vì nếu phân bón dính lên lá sẽ khiến lá bị xót làm khu vực lá bị dính phân bón bị chết diệp lục và ngả vàng. Trường hợp này chỉ cần cắt bỏ lá bị vàng và lưu ý trong những lần bón phân sau là được.
Cây bị sâu bệnh: cây bạch mã hoàng tử ít bị sâu bệnh nhưng cũng có những lúc bị sâu bệnh tấn công. Thường các loại sâu bệnh sẽ hút dinh dưỡng ở lá cây khiến vùng lá đó không phát triển được gây ra các đốm vàng. Cách đơn giản để khắc phục sâu bệnh hại cây là dùng tay diệt trừ sâu bệnh trên cây sau đó lấy khăn mặt nhúng vào nước muối lau sạch các mầm bệnh trên lá cây. Trường hợp nặng hơn thì các bạn có thể dùng bình xịt côn trùng (bình xịt kiến, muỗi, gián) xịt lên cây là có thể diệt được 99% các mầm bệnh trên cây.
Với những nguyên nhân cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá ở trên thì điều quan trọng là bạn xác định được cây tại sao bị vàng lá để có biện pháp khắc phục đúng cách.
Cây bạch mã hoàng tử bị héo láTrường hợp cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá ở trên cũng kèm theo cả triệu chứng héo lá ví dụ cây bị thiếu nước, cây bị sâu bệnh hay cây đang suy yếu. Tuy nhiên, cây bạch mã hoàng tử bị héo lá còn có thể do một số nguyên nhân khác gây nên và cách khắc phục thì cũng rất đơn giản:
Cây đặt cạnh nơi có nguồn nhiệt cao: cây bạch mã hoàng tử trồng trong nhà nhưng vị trí đặt cây cũng cần thoáng mát. Nếu bạn đặt cây gần những nơi có nguồn nhiệt cao hoặc có nắng hắt thì cây rất dễ bị héo do thiếu nước. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cho cây ra nơi mát mẻ hơn để cây tự hồi phục là được.
Bón phân quá nhiều: nếu bạn bón phân hữu cơ cho cây thì thường không sao nhưng nếu bón phân hóa học như : nếu bạn bón phân hữu cơ cho cây thì thường không sao nhưng nếu bón phân hóa học như phân đạm phân kali hay phân NPK thì đều phải bón theo liều lượng nhấ định. Nếu bạn bón với lượng đậm đặc thì cây có thể bị héo do phân bón quá nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần tưới thêm nước để lượng phân bón bị rửa trôi bớt đi. Nếu rảnh thì bạn cũng có thể thay đất cho cây sẽ giúp cây không bị hàm lượng phân bón quá nhiều gây héo lá.
Cây Cẩm Nhung Bị Héo Lá, Vàng Lá, Rụng Lá Khắc Phục Ra Sao
Nhiều bạn trồng cây cẩm nhung thấy cây cẩm nhung bị héo sau đó cây chết hoặc trường hợp cây cẩm nhung bị vàng lá sau đó chết dần. Nguyên nhân thì có nhiều và bạn phải xác định được nguyên nhân thì mới biết cách khắc phục cụ thể được. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn hiểu nguyên nhân cây cẩm nhung bị vàng lá, cây cẩm nhung bị héo lá, rụng lá cũng như cách khắc phục cụ thể.
Cây cẩm nhung bị héo láCây cẩm nhung của bạn khi trồng có thể bị héo lá với các triệu chứng như lá bị ngả vàng sau đó héo hoặc lá vẫn còn xanh sau đó héo rũ. Thậm chí, cây cũng bị héo rũ nằm rạp xuống như sắp ra đi đến nơi. Nói vậy hơi quá nhưng mình cũng đã gặp trường hợp này và đúng là nhìn thấy chán hẳn. Có thể buổi sáng cây vẫn tươi nhưng chiều về là bạn thấy cây héo rũ rồi. Trường hợp cây vàng lá sau đó héo chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần cây cẩm nhung bị vàng lá. Còn nếu lá cây vẫn xanh nhưng bị héo thì nguyên nhân đơn giản là trời quá nóng hoặc cây thiếu nước nên bị héo.
Để khắc phục tình trạng cây thiếu nước thì đơn giản là bạn tưới nước cho cây. Sau khi tưới nước bạn để cây vào chỗ mát mẻ thì khoảng 3 tiếng sau cây sẽ lại tươi trở lại. Nếu cây quá héo (héo khô) thì bạn chỉ còn cách bỏ cây đi chứ tưới nước cây cũng không hồi lại được.
Cây cẩm nhung bị vàng láTrường hợp cây cẩm nhung bị vàng lá có nhiều nguyên nhân nhưng có 3 nguyên nhân chính sau đây:
Lá vàng tự nhiên: những lá cây ở gần gốc sau khi già sẽ ngả vàng. Trường hợp lá ở gần gốc vàng và các lá khác thì vẫn xanh tốt là hiện tượng bình thường. Bạn hãy ngắt bỏ các lá vàng này đi là được.
Cây đang chết dần: nếu lá ở trên cây toàn bộ đều đang ngả vàng thì chứng tỏ cây đang chết dần. Trường hợp cây cẩm nhung bị vàng lá này có thể do cây bị úng nước dẫn đến thối rễ. Rễ cây bị hỏng thì cây không hút được nước và dinh dưỡng nên sẽ chết dần và hiện tượng lá ngả vàng là triệu chứng đầu tiên. Trường hợp này bạn nên đào cây lên để kiểm tra phần rễ. Nếu đúng cây bị úng nước thì bạn nên thay đất cho cây để cây không bị úng đồng thời tưới thêm cho cây thuốc kích thích ra rễ để cây hồi phục nhanh hơn.
Sâu bệnh tấn công: cây cẩm nhung bị vàng lá có thể bị nhện đỏ hoặc rệp tấn công. Khi sâu bệnh tấn công hút nhựa cây sẽ khiến những phần bị hút mất sức sống và ngả vàng. Nếu bạn thấy lá cây có những đốm vàng sau đó lan dần ra thì có thể bị sâu bệnh tấn công. Hãy kiểm tra kỹ và dùng tay diệt sạch các loại côn trùng hại cây là được. Trường hợp cây có quá nhiều rệp, bạn có thể mang cây ra ngoài nhà sau đó xịt thuốc diệt côn trùng là có thể diệt sạch được các loại côn trùng hại cây.
Cây cẩm nhung bị rụng láTrường hợp cây cẩm nhung bị rụng lá thường đi kèm với hiện tượng vàng lá sau đó lá mới rụng. Nếu cây bị vàng lá do lá già tự nhiên sau đó rụng là bình thường. Còn trường hợp lá bị vàng hết cả cây sau đó rụng là do côn trùng tấn công cây. Do đó, trường hợp cây cẩm nhung bị rụng lá các bạn có thể tham khảo các trường hợp trên để có hướng xử lý cụ thể.
Như vậy, nếu cây câm nhung bị héo lá thường do môi trường quá nóng hoặc cây bị thiếu nước nên héo. Nếu cây mới bị héo trong ngày thì bạn tưới cho cây sau vài tiếng cây sẽ hồi phục lại ngay. Còn trường hợp cây cẩm nhung bị vàng lá thì thường do sâu bệnh tấn công hoặc do cây bị úng nước. Cây bị úng nước bạn nên thay đất cho cây và tưới thêm thuốc kích thích ra rễ. Cây bị côn trùng phá các bạn hãy tìm cách diệt sạch côn trùng đi là được.
Cây Thiết Mộc Lan Bị Vàng Lá, Héo Lá, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Thiết mộc lan khi trồng nếu không chăm sóc đúng cách thì việc cây bị vàng lá hay héo lá rất thường xảy ra. Nếu các bạn biết nguyên nhân của việc này thì có thể sẽ thấy rất ngạc nhiên, đương nhiên cách khắc phục trường hợp này cũng vô cùng đơn giản. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá cũng như cách khắc phục trường hợp này một cách cụ thể.
Nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá
Cây bị úng nước: cây thiết mộc lan bị úng nước sẽ khiến cây thối rễ và không hút được dinh dưỡng cũng như nước trong đất làm cây suy yếu chết dần. Biểu hiện khi cây bị thối rễ là lá bắt đầu vàng và không còn tươi (héo) do không có dinh dưỡng và nước để duy trì.
Cây bị nắng gắt chiếu vào: thiết mộc lan có thể trồng ở những nơi có nắng gắt, cũng có thể trồng ở nơi mát mẻ. Khi trồng ở nơi có nắng gắt lá cây thường hơi bị ngả vàng nhưng không héo. Một trường hợp khác là những cây thiết mộc lan đang trồng trong nhà hay nơi râm mát mà cho ra ngoài nắng gắt thì rất dễ bị vàng lá do thay đổi môi trường đột ngột. Một yếu tố nữa cũng khiến cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá đó là trời nắng gắt khiến cây thiếu nước. Tuy nhiên, cây sẽ tươi trở lại ngay khi bạn tưới nước hoặc khi trời đã dịu nắng.
Thiếu ánh sáng: thiết mộc lan có thể trồng ở trong nhà khi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nhưng nếu phòng quá tối và thiếu ánh sáng thì cũng là một nguyên nhân khiến cây vàng lá.
Không khí không lưu thông: cây xanh nên trồng ở nơi thoáng gió sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Nếu trồng ở nơi kín gió như trong nhà mà bạn lại thường xuyên đóng kín cửa thì cây sẽ khó có thể phát triển được tốt, thậm chí một thời gian cây sẽ tự khô héo, chết dần. Đây cũng là nguyên nhân khiến cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá.
Cây bị nấm: thiết mộc lan ít bị sâu bệnh nhưng có thể bị nấm làm thối ngọn và có các vết đốm đen trên thân. Trường hợp này thường do cây đang bị nấm ký sinh. Nguyên nhân nấm ký sinh có nhiều nhưng có một nguyên nhân phổ biến mà các bạn thường không chú ý đó là do điều hòa. Điều hòa không khí hút không khí trong phòng sau đó thổi ra. Có thể màng lọc bụi của điều hòa không lọc được hết các bào tử nấm trong không khí và khi thổi ra lại thổi ngay vị trí đặt cây. Đây là lý do tại sao cây xanh để ngay vị trí thổi của điều hòa thường dễ bị nấm và các loại bệnh do virus tấn công.
Cây thiết mộc lan bị vàng lá héo lá tự nhiên: lá cây khi già sẽ bị vàng và héo đi, đây là trường hợp bạn sẽ gặp phải với các lá già ở gần gốc. Hiện tượng này là rất bình thường và lâu lâu có một lá bị vàng không có gì đáng lo cả.
Cách khắc phục thiết mộc lan bị héo lá, vàng lá
Cây bị vàng lá do úng nước: trường hợp này các bạn có thể chọn cách thay đất cho cây để giảm tình trạng úng. Nếu rễ cây bị thối hết thì bạn nên dung thêm thuốc kích thích ra rễ để cây nhanh chóng ra rễ và hồi phục lại. Trường hợp bị úng nước nhẹ thì bạn có thể không cần thay đất mà sử dụng thuốc kích thích ra rễ để cây ra rễ mới, hút nước nhanh hơn và giảm tình trạng úng.
Cây thiết mộc lan bị vàng lá héo lá do nắng gắt: trường hợp này đơn giản là bạn hạn chế ánh nắng chiếu vào cây. Nếu trồng ngoài trời thì bạn có thể dùng lưới che lan để che bớt ánh nắng sẽ giúp cây xanh tốt trở lại.
Cây bị vàng lá héo lá do thiếu ánh sáng: trường hợp này bạn nên cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng mỗi tuần ít nhất 1 lần. Khi cây ở trong nhà bạn có thể tăng cường ánh sáng cho cây bằng cách dùng bóng đèn huỳnh quang vì ánh sáng huỳnh quang cũng giúp cây quang hợp được.
Cây thiết mộc lan bị héo lá do bí khí: trường hợp này các bạn hãy xem lại vị trí đặt cây và thường xuyên mở cửa nhà để không khí thông thoáng. Mỗi tuần cũng nên cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng ít nhất 1 lần sẽ giúp cây luôn khỏe mạnh.
Cây bị vàng lá héo lá do nấm: khi cây bị nấm các bạn có thể dùng nước muối lau sạch vị trí bị nấm để chữa hoặc sử dụng các loại thuốc trị nấm cho cây cảnh đều được.
Cây Ớt Bị Vàng Lá Do Đâu Và Cách Xử Lý Khi Cây Bị Vàng Lá
Cây ớt bị vàng lá có rất nhiều lý do, nếu nhẹ thì lá cây chỉ bị chuyển sang màu vàng nhạt, nặng hơn lá có thể rụng gần hết sau 1 2 ngày. Vậy nguyên nhân cây ớt bị vàng lá do đâu và khi cây đã vàng lá thì xử lý như thế nào. Tất cả sẽ được NNO giải đáp trong bài viết này.
Cây ớt bị vàng lá do đâuCây ớt khi trồng trong thùng xốp hay trồng trên luống ngoài ruộng đều có thể gặp tình trạng vàng lá. Nguyên nhân khi cây bị vàng lá có thể do rễ cây bị hư tổn, do sâu bệnh tấn công, do cây thiếu dinh dưỡng hoặc cũng có thể do thời tiết quá lạnh:
Cây bị vàng lá do rễ cây bị hư tổn: khi rễ bị hỏng cây không hút được nước và dinh dưỡng dẫn đến lá bị vàng và rụng. Tình trạng rễ cây bị hư tổn có thể do cây bị úng nước hoặc do nấm có trong đất tấn công phá hoại rễ cây.
Cây bị đốm lá: khi bị nấm trên lá sẽ tạo thành các đốm đen hoặc nâu, vị trí xung quanh đốm này chuyển vàng sau đó lan dần ra toàn bộ lá.
Cây ớt bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng: khi cây thiếu đạm thì thường gặp tình trạng vàng lá nhất là các lá non. Trường hợp này thường gặp khi các bạn trồng ớt trong thùng xốp và không thường xuyên bón phân cho cây.
Thời tiết lạnh: cây ớt là cây không chịu được thời tiết lạnh nên nếu thời tiết chuyển lạnh cây rất dễ vàng lá, rụng lá chỉ sau một ngày. Đây là lý do ớt có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng theo đúng mùa vụ để đảm bảo cây ớt tránh được những đợt rét đậm, rét hại ớt khu vực miền bắc.
Còn một trường hợp cây ớt bị vàng lá nữa đó là các lá già ở gốc bị vàng. Trường hợp này chắc không phải giải thích vì khi lá già sẽ tự vàng, các bạn vẫn phải tỉa các lá vàng này bỏ đi thường xuyên để tránh sâu bệnh và giúp cây được thoáng gốc.
Cách xử lý khi cây bị vàng láKhi cây ớt bị vàng lá thì tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà các bạn có thể có cách xử lý khác nhau:
1. Xử lý ớt bị vàng lá do rễ cây bị hư tổnKhi rễ cây bị hư tổn, các bạn có thể dùng một trong các loại thuốc có gốc sau:
Metalaxyl + Mancozeb
Cymoxanil + Mancozeb
Cuprous oxide
Fosetyl aluminium
Các loại thuốc có chứa hoạt chất trên như: Ridoman 72WP, Mancozeb 80WP, PROFILER 711.1WG , NORSHIELD 86.2WG.
Các bạn pha với nước theo đúng liều lượng sau đó tưới vào gốc cho cây để giúp cây không bị thối rễ nữa. Lưu ý là trong những vụ sau, các bạn nên đảm bảo lên luống đủ cao giúp cây không bị úng, bón vôi bột để sát khuẩn đất, dọn sạch các cây trồng của vụ trước và cỏ dại mang đi tiêu hủy, khi làm đất thì nên dùng phân chuồng ủ hoai mục trộn với nấm đối kháng để bón lót cho cây sẽ giúp diệt trừ được các mầm bệnh trong đất.
2. Xử lý ớt bị đốm láKhi thấy tình trạng cây bị đốm lá dẫn đến vàng lá thì các bạn cần xử lý bằng cách thu dọn hết những lá bị bệnh rụng xuống gốc mang đi tiêu hủy và phun thuốc diệt nấm. Các loại thuốc có thể trị được bệnh đốm lá này là thuốc có các gốc như:
Copper Hydroxide
Copper Sunfate
Mancozeb
Difenoconazole
Hexaconazole
Các loại thuốc có chứa hoạt chất trên như: Mancozeb 80WP, Scooter 300EC, SUPERCOOK 85WP, Anvil 5SC.
Các bạn dùng một trong những loại thuốc trên phun lên cả trên lẫn dưới lá theo liều hướng từ nhà sản xuất.
3. Xử lý cây vàng lá do thiếu dinh dưỡngTrường hợp này các bạn chỉ cần bón phân cho cây thì các lá mới ra sẽ không bị vàng nữa. Tốt nhất các bạn nên bón kết hợp phân hữu cơ với phân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Không nên chỉ bón mình đạm vì cây thừa đạm sẽ giảm sức đề kháng và dễ bị sâu bệnh tấn công.
4. Xử lý cây vàng lá do thời tiết lạnhĐể tránh cây bị lạnh các bạn có thể dùng các biện pháp che chắn gió lạnh cho cây. Tốt nhất, các bạn nên gieo trồng ớt đúng thời vụ để tránh được những yếu tố không thuận lợi về mặt thời tiết. Các bạn có thể xem cụ thể trong bài viết Thời vụ trồng ớt để biết thời gian gieo trồng cụ thể.
Cần lưu ý, đối với truờng hợp cây ớt chưa bị bệnh, để tránh tốn tiền khi chữa bệnh cho cây, chúng ta cần quản lý phòng ngừa bằng cách xịt thuốc định kì. Khi cây bị bệnh chúng ta cần mua thuốc để xử lý kịp thời. Với những loại thuốc trên các bạn có thể tìm mua ở các hiệu thuốc hoặc đặt mua online qua website: sieuthiphanthuoc.org hoặc gọi cho số kỹ sư nông nghiệp: 0969.64.73.79 để đuợc tư vấn về cách xử lý bệnh triệt để cho cây.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử Có Mấy Loại? Đặc Điểm Từng Loại Ra Sao
Nhiều bạn thắc mắc cây bạch mã hoàng tử có mấy loại và đặc điểm từng loại ra sao. Thực ra, nếu xét theo giống cây thì cây bạch mã ở nước ta chỉ có 1 loại. Tuy nhiên, thi thoảng vẫn có cây do trồng ở môi trường khác nhau trong thời gian dài nên lá có thể sẫm hơn, nhạt hơn hoặc có màu hơi khác là do đột biến, thực tế thì các cây này đều là một loại mà thôi. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cây bạch mã hoàng tử có mấy loại và đặc điểm từng loại ra sao.
Cây bạch mã hoàng tử có mấy loạiCây bạch mã hay còn gọi là cây bạch mã hoàng tử là loại cây cảnh được bán rất phổ biến ở nước ta. Loại cây này ngoài tác dụng trang trí còn có tác dụng lọc không khí rất tốt và là cây phong thủy mang ý nghĩa tốt lành. Nếu bạn đang thắc mắc cây bạch mã hoàng tử có mấy loại thì câu trả lời là loại cây này ở Việt Nam chỉ có một loại mà thôi. Có thể bạn tham khảo cây này trên các trang thương mại điện tử hay các shop sẽ thấy cây đôi khi có màu lá hơi khác nhau, điều này một phần là do máy ảnh khi chụp lại tái tạo màu sắc không được chuẩn. Ngoài ra, cây được trồng lâu ở một môi trường nào đó cũng ảnh hưởng đến sắc tố lá của cây. Nếu cây trồng lâu trong nhà màu lá sẽ nhạt hơn so với cây trồng ở nơi có nhiều nắng. Thế nên bạn có thể thấy cây có màu lá khác nhau đôi chút.
Đặc biệt, cây bạch mã hoàng tử hay một số loại cây khác có lá màu đều có khả năng bị đột biến dẫn đến màu sắc trên lá thay đổi đôi chút. Trường hợp này cũng không phải hiếm nhưng cũng không quá phổ biến nên nếu bạn thấy một cây có kiểu lá, thân giống cây bạch mã nhưng là hơi khác chút thì cũng đừng hoang mang vì nó vẫn là cây bạch mã hoàng tử mà thôi.
Cây bạch mã trồng đất và cây bạch mã thủy sinhGiống cây bạch mã hoàng tử thì chỉ có một nhưng kiểu trồng thì có 2 nên nếu bạn nào nói đây là 2 loại cây khác nhau thì cũng không phải là sai. Cây bạch mã có 2 kiểu trồng là trồng trong đất như kiểu truyền thống và trồng trong nước hay còn gọi là trồng thủy sinh. Cây bạch trồng trong đất chắc không cần phải nói nhiều, còn cây bạch mã trồng thủy sinh sẽ được trồng hoàn toàn trong nước, rễ cây sẽ hút dinh dưỡng trong nước để phát triển. Kiểu cây thủy sinh này hiện đang được rất nhiều người yêu thích vì bình thủy sinh là bình trong suốt nên bạn có thể nhìn rõ ràng cả bộ rễ của cây rất đẹp.
Tránh nhầm lẫn với các cây họ ráy khácNguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Cây Kim Tiền Bị Vàng Lá, Cháy Lá
Cây kim tiền là cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Cây kim tiền khi trồng trong nhà làm cảnh rất dễ chăm sóc vì cây chịu hạn rất tốt. Tuy nhiên, cây vẫn bị một số vấn đề thường gặp như lá cây kim tiền bị vàng, cây kim tiền bị úa lá, cây kim tiền bị thối rễ, cây kim tiền bị thối thân, cây kim tiền bị rệp. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy lá để các bạn có thể “cứu” cây kịp thời khi gặp tình trạng này.
Nguyên nhân cây kim tiền vàng lá, cháy láCây kim tiền là cây có lá xanh bóng xanh tốt quanh năm. Khi các bạn phát hiện cây kim tiền vàng lá, úa lá thì có thể cây đang có vấn đề. Các nguyên nhân khiến lá cây kim tiền bị vàng, bị úa có thể kể ra như:
Cây bị thừa nước: cây kim tiền có thể chịu hạn rất tốt nhưng khi cây bị thừa nước, úng nước thì cây lại dễ bị thối thân, vàng lá, úa lá. Đặc điểm khi cây kim tiền bị thừa nước là lá sẽ vàng hoàn toàn và mềm chứ không cứng như lá xanh ban đầu.
Cây bị thiếu nước: cây kim tiền có thể chịu hạn tốt đến 3 tháng mà không cần tưới. Tuy nhiên, ở môi trường khắc nghiệt cây thiếu nước sẽ bị vàng lá. Đây là cơ chế giúp cây giảm tình trạng thất thoát nước, giữ lại lượng nước tối thiểu cho cây để có thể sinh tồn. Do đó, khi cây bị thiếu nước lâu ngày lá sẽ bị vàng và rụng đi. Đặc điểm của tình trạng này là lá vàng nhưng màu nhạt, lá sẽ có dấu hiệu khô dần sau đó rụng rất nhanh.
Cây bị nắng gắt chiếu thường xuyên: hiện tượng cây bị nắng gắt chiếu thường xuyên sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Cây kim tiền chỉ ưa nắng nhẹ và ưa bóng nên nếu bị nắng gắt chiếu vào trong thời gian dài sẽ khiến lá bị xoăn (cong) kèm theo việc lá chuyển sang màu vàng nhưng không bị rụng.
Lá quá già: cây kim tiền cũng như nhiều loại cây khác khi lá già thì sẽ chuyển sang màu vàng và rụng đi. Đây là hiện tượng bình thường của các loại cây xanh và cũng không hiếm lạ gì.
Cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy láTừ những nguyên nhân trên, có thể thấy rằng cây kim tiền dù là cây chịu hạn tốt nhưng nếu chăm cây sai cách sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Khi cây đã bị vàng lá, cháy lá thì tùy từng trường hợp mà bạn cần có cách chăm sóc cây phù hợp:
Trường hợp cây bị thừa nước: khi cây bị thừa nước trong thời gian dài mới khiến cây bị vàng lá. Trường hợp này cách chăm sóc cây đơn giản là bạn tỉa hết các lá bị vàng và thay đất cho cây. Đất trồng mới cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt và chú ý tưới ít nước cho cây. Sau khi trồng cây sang đất mới cây sẽ hồi phục và đâm mầm mới rất nhanh. Khi tưới nước chú ý kiểm tra đất trồng ở gốc cây đã khô hẳn mới tưới lần tiếp theo để tránh cây bị thừa nước.
Trường hợp cây thiếu nước: trường hợp này cách chăm sóc đơn giản là tỉa các lá bị vàng và tưới nước cho cây là được. Chú ý khi tưới nước cho cây thì không tưới nhiều mà tưới vừa phải, vài ngày sau mới tưới tiếp. Sau khoảng 1 tuần, khi thấy cây không còn hiện tượng bị vàng lá nữa thì tưới cây theo chế độ bình thường.
Trường hợp cây bị nắng gắt chiếu vào: trường hợp này bạn có thể tỉa các lá bị vàng và chuyển vị trí cây ra chỗ khác không bị nắng chiếu. Tốt nhất chuyển cây ra vị trí có bóng nắng, râm mát hoặc vị trí trong nhà không bị nắng buổi trưa chiều chiếu vào.
Trường hợp lá cây bị già: trường hợp này bạn chỉ cần cắt các lá vàng đi là được chứ không cần phải làm gì thêm.
Cách chữa cây kim tiền bị vàng lá
Như vậy, với nguyên nhân và cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy lá ở trên, các bạn hãy tùy theo từng trường hợp để có hướng chăm sóc cây cho phù hợp. Nếu bạn chăm sóc cây với điều kiện phù hợp thì cây sẽ luôn xanh tốt quanh năm và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho người trồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Cây Bạch Mã Hoàng Tử Bị Vàng Lá, Héo Lá &Amp; Cách Khắc Phục trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!