Xu Hướng 9/2023 # Say Lòng Với 7 Món Bánh Miền Tây Xanh Màu Lá Dứa Siêu Hấp Dẫn # Top 17 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Say Lòng Với 7 Món Bánh Miền Tây Xanh Màu Lá Dứa Siêu Hấp Dẫn # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Say Lòng Với 7 Món Bánh Miền Tây Xanh Màu Lá Dứa Siêu Hấp Dẫn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người miền Tây có nhiều món ăn vặt siêu hấp dẫn làm say lòng du khách xa gần như bánh chuối, chè chuối, xôi, bánh bò,… trong số đó có những món bánh xanh màu lá dứa vô cùng bắt mắt mà hương vị lại thơm ngon dễ dàng “mê hoặc” mọi du khách từ cái nhìn đầu tiên.

Bánh ống lá dứa

Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa đầu tiên có thể kể đến là món bánh ống lá dứa. Món đặc sản miền Tây này thực chất bắt nguồn từ người Khmer ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang,… dần dần nổi tiếng khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và trở thành món ngon gắn liền với thời học sinh của bao thế hệ người dân miền sông nước.

   

Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa đầu tiên có thể kể đến là món bánh ống lá dứa. Ảnh: wikitravel

Món bánh này này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như bột gạo, nước cốt dừa, đường cát, lá dứa,… nhưng để làm nên một chiếc bánh ngon, người thợ cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khi chế biến. 

Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm. Ảnh: @tunluvfood

Chiếc bánh sau khi được hấp chín có thể ăn ngay hoặc nếu thích bạn cũng có thể nhờ  người bán còn rạch nhẹ một đường dài trên chiếc bánh để cho thêm dừa nạo, đậu phộng hoặc muối vừng vào bên trong để ăn kèm cũng rất ngon. Sự kết hợp hài hòa giữa vị xốp của bột gạo, vị béo của nước cốt dừa hòa quyện cùng vị ngọt thanh của đường đảm bảo sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi.

Bánh bò

   

Bánh bò cũng là món bánh quen thuộc với các tín đồ ẩm thực Việt Nam. Ảnh: youtube

Món bánh này được làm từ bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, men nở, muối, đường… kết hợp với một số nguyên liệu khác để đem lại những chiếc bánh đầy màu sắc, mà nổi bật trong đó là bánh bò lá dứa xanh mát mắt. 

Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này là một biến tấu độc đáo hơn so với bành bò truyền thống. Ảnh: chubehanoi

Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này là một biến tấu độc đáo hơn so với bành bò truyền thống. Bánh có mùi thơm đặc trưng của lá dứa, có thể được nướng hoặc hấp đều ngon, nếu thích bạn còn cũng có thể ăn kèm nước dừa béo ngậy để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, bánh bò thốt nốt, bánh bò cơm rượu… cũng là những phiên bản bánh bò ngon mà nếu có cơ hội du lịch miền Tây bạn cũng nên thử qua.

Bánh đúc gân

Bánh đúc thường được biết đến như một món ăn đặc trưng của ẩm thực miền Bắc. Theo thời gian, bánh đúc cũng dần xuất hiện và phổ biến ở miền Trung và và miền Nam, nhưng mỗi vùng lại có một hương vị khác nhau, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của vùng đó. 

 

Bánh miền Tây xanh màu lá dứa còn có món bánh đúc gân. Ảnh: youtube

Nếu như ở miền Bắc thịnh hành nhất món bánh đúc lạc chấm tương hoặc ăn cùng với nước canh thịt bằm nóng hổi, miền Trung nổi tiếng với bánh đúc chấm mắm nêm và bánh đúc hến, thì ở miền Nam lại sáng tạo nên món bánh đúc mặn và đặc biệt nhất là bánh đúc lá dứa hay còn gọi là bánh đúc gân.

Bánh đúc gân là loại bánh đúc ngọt, mang màu xanh đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng của lá dứa. Ảnh: samnguyen2112

Bánh đúc gân là loại bánh đúc ngọt, mang màu xanh đẹp mắt cùng hương thơm đặc trưng của lá dứa, thường được ăn cùng với nước cốt dừa hoặc nước đường được thắng kẹo lại kèm theo là đậu phộng rang giã nhỏ để rắc lên trên bánh. Khi nếm thử, bạn sẽ cảm nhận được ngay hương vị bình dị mà không kém phần tinh tế của món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này.

Bánh da lợn

Bánh da lợn không là món đặc sản riêng của miền nào nhưng ở mỗi miền, món bánh này lại mang mang hương vị khác nhau. Nếu như ở Hội An, bánh mang hương vị thanh tao, thì ở miền Tây lại mộc mạc, đậm đà, khiến bạn ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Bánh da lợn cũng là một món bánh miền Tây xanh màu lá dứa thơm ngon. Ảnh: pand.graphy

Cái tên bánh “da lợn” hay bánh “chín tầng mây” xuất phát từ hình dáng bên ngoài của bánh có nhiều lớp như da lợn được xếp chồng lên nhau. Bánh miền Tây xanh màu lá dứa này thường làm từ bột năng, bột gạo, đường, nước cốt dừa, đậu xanh, vani, lá dứa… Người ta có thể dùng khuôn nhỏ hình tròn, hình trái tim để đổ bánh, hoặc nếu làm ổ bánh lớn, bạn có thể xắt thành từng miếng vừa ăn.

Bánh miền Tây xanh màu lá dứa này thường làm từ bột năng, bột gạo, đường, nước cốt dừa, đậu xanh, vani, lá dứa… Ảnh: pinterest

Một số người còn cho thêm khoai môn, sầu riêng để bánh có vị bùi và thơm ngon hơn. Khi thưởng thức miếng bánh dẻo thơm bột gạo nếp hòa cùng vị ngọt ngào nhân đậu xanh, nước dừa béo ngậy, lá dứa thơm nhè nhẹ rồi hớp một ngụm trà sen thơm nóng near thì quả thật là tuyệt vời.

Bánh cuốn ngọt

Bên cạnh món bánh cuốn mặn nhân thịt băm, nấm mèo ăn với nem chả nổi tiếng của ẩm thực miền Bắc, thì miền Tây cũng có một loại bánh cuốn đặc biệt, gắn liền với bao thế hệ người dân miền này đó chính là bánh cuốn ngọt.

Đi khắp nẻo đường miền Tây, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những thúng bánh miền Tây xanh màu lá dứa này được rao bán khắp nơi chợ huyện, bến phà hay những dì bán hàng rong dễ mến.

 

Thêm một món bánh miền Tây xanh màu lá dứa được yêu thích nữa là bánh cuốn ngọt. Ảnh: wordpress

Tùy vào từng địa phương mà cách làm bánh có thể khác nhau đôi chút, song bánh vẫn có điểm chung là thường có màu xanh đẹp mắt nhờ vào lá dứa, còn nguyên liệu cơ bản vẫn là lớp vỏ làm bột gạo tráng mỏng dai dai khá giống với bánh da lợn, gói nhân đậu xanh, dừa bào bên trong.

Ngoài ra, người ta còn rắc thêm rắc mè và đậu phộng, cùng nước cốt dừa, đường, muối, mè rang… béo và thơm đầy hấp dẫn.

Bánh lọt

Tùy vào từng địa phương sẽ có cách làm bánh miền Tây xanh màu lá dứa này có chút khác nhau. Ảnh: songmoi

Bánh lọt nước cốt dừa là món ăn vặt mà có lẽ không tín đồ ẩm thực miền Tây nào không biết đến. Món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này được làm từ bột gạo, bột năng, bột sắn, nước lọc, và đặc biệt không thể thiếu nước cốt lá dứa để món bánh này có màu xanh bắt mắt tự nhiên.

Bánh lọt là món bánh miền Tây xanh màu lá dứa thơm ngon. Ảnh: pinterest

Trộn tất cả các nguyên liệu này thành một hỗn hợp này rồi đem khuấy đều trên lửa nhỏ đến khi chín, dẻo. Sau đó, ép bột “lọt” qua khuôn hoặc rây và ngâm vào nước lạnh để tạo hình sợi bánh. Món bánh đúng vị cổ truyền thì rời từng sợi bánh rời, mềm mại và nhỏ nhắn, thơm mùi lá dứa. 

Bánh miền Tây xanh màu lá dứa có thể pha thêm nước đường, nước cốt dừa, đậu xanh nhuyễn,… để tạo nên món chè thơm ngon. Ảnh: Polishedkitchen.

Bánh lọt có thể pha thêm nước đường, nước cốt dừa, hạt lựu, sương sa và đậu xanh nhuyễn,… để tạo nên món chè thơm ngon. Nếu nột ngày nắng nóng thưởng thức 1 ly chè bánh lọt nước cốt dừa cùng với đá lạnh thì còn gì ngon bằng.

Bánh tằm khoai mì

Cho dù ở nông thôn hay thành thị, ngày xa xưa hay thời buổi hiện đại thì trong ký ức của nhiều tín đồ ẩm thực Việt, đặc biệt là ở miền Tây thì món bánh tằm khoai mì này được xem một thức quà của quê hương mà ai ai cũng nhớ mãi.

Ngày nay, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm mua món bánh này ở trong các khu chợ truyền thống hoặc những gánh hàng rong ven đường.

 

Với nhiều tín đồ ẩm thực Việt, có lẽ ít ai mà không biết đến bánh tằm khoai mì. Ảnh: pinterest

Sở dĩ người ta gọi bánh tằm bì là vì bánh có hình dạng thon dài, có một lớp vụn dừa được phủ bên ngoài trông như những con tằm. Bánh miền Tây xanh màu lá dứa này chủ yếu được chế biến từ khoai mì, kết hợp bột năng, đường, nước cốt dừa,… 

Bạn có thể dễ dàng tìm bánh miền Tây xanh màu lá dứa này tại các khu chợ truyền thống hoặc những gánh hàng rong ven đường. Ảnh: saigontiepthi

Đặc biệt, để bánh tằm khoai mì thêm màu sắc đẹp mắt, người làm bánh có thể tạo màu bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá dứa cho màu xanh lá, lá cẩm cho màu tím, hoa đậu biếc cho màu xanh dương, củ dền hay gấc cho màu đỏ, cà rốt cho màu cam… 

Để bánh tằm khoai mì có sắc xanh đẹp mắt, người ta sẽ dùng lá dứa để tạo màu. Ảnh: Vivian.t.t.v.

Bạn có thể ăn bánh này ngay sau khi hấp xong, nhưng ngon nhất thì phải rắc thêm một chút mè rang, nước cốt dừa, đường nạo lên trên bánh. Khi ăn thử bạn sẽ cảm nhận hương vị vừa thơm ngọt vừa béo ngậy cực kỳ lôi cuốn, khiến không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn tuổi cũng rất yêu thích món bánh ấy.

Dù giờ đây bạn có thể dễ dàng thưởng thức những món bánh miền Tây xanh màu lá dứa này ở khắp mọi miền, nhưng có lẽ phải đến tận nơi để thưởng thức thì bạn mới có thể cảm nhận hết được hương vị đầy tinh tế mà đậm nghĩa tình của những thức bánh dân dã này.

Minh Nguyên

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Đăng bởi: Hiệp Nguyễn Công

Từ khoá: Say lòng với 7 món bánh miền Tây xanh màu lá dứa siêu hấp dẫn

5 Cách Làm Bánh Lọt Lá Dứa Siêu Đơn Giản Tại Nhà Mà Ai Cũng Nên Thử

Bánh lọt lá dứa là món ăn vặt dân giã của người dân miền Tây. Món ăn gắn kết với biết bao thế hệ con người nơi đây. Sợi bánh ngắn, dai, mềm kết hợp cùng nước đường hay nước cốt dừa càng làm tăng thêm sức hút của món ăn này. Cách làm bánh lọt lá dứa cũng vô cùng đơn giản và nhanh gọn.

Cách làm bánh lọt lá dứa

Vài nét đặc trưng của món bánh lọt lá dứa

Bánh lọt lá dứa – món ăn đặc trưng của người dân miền Tây sông nước. Có nhiều câu chuyện cho rằng món ăn này không phải có xuất phát điểm từ miền Tây nước ta mà là từ Campuchia. Cũng có người nói rằng, món ăn này có nguồn gốc từ Indonesia. Tuy có xuất phát điểm từ đâu đi nữa, nhưng bánh lọt lá dứa đã gắn kết với người dân miền Tây biết bao thế hệ. Nó được người dân nơi đây cải tiến, giữ gìn và không ngừng phát triển.

Bánh lọt lá dứa

Sợi bánh dai, mềm kết hợp với nước dừa hoặc nước đường càng tăng thêm vị ngon, ngọt của bánh. Đây là món ăn được dùng phổ biến vào mùa hè bởi nó có tác dụng giải nhiệt và thanh mát.

Ngày nay, bánh lọt lá dứa được sử dụng rộng rãi và đa dạng trọng nhiều món ăn. Trong đó phải kể đến như: Chè thái, rau câu bánh lọt,…. Mặc dù, có nhiều món ăn hấp dẫn hơn bánh lọt lá dứa nhưng nó vẫn được nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon và câu chuyện kỷ niệm tuổi thơ.

Hướng dẫn 5 cách làm bánh lọt lá dứa siêu đơn giản tại nhà

Bánh lọt lá dứa là món ăn dân dã và giải nhiệt cho những ngày hè nóng bức. Với thời tiết nắng nóng như hiện tại thì rất cần một bát bánh lọt lá dứa thơm ngon và mát lạnh.

Cách làm bánh lọt lá dứa nước đường

Để có được những sợi bánh lọt lá dứa ăn kèm với nước đường thơm ngon, người nấu phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến và cuối cùng là trình bày sao cho bắt mắt.

Nguyên liệu

Bột gạo: 100gr 

Bột năng: 25gr

Bột củ năng: 25gr

Lá dứa: 15-20 lá 

Đường trắng

Muối 

Đường thốt nốt

Gừng: 1 nhánh 

Nước lọc

Khuôn ép bánh lọt hoặc rổ

Quy trình cách làm bánh lọt lá dứa nước đường

Bước 1: Rây bột

Trên thực tế, nhiều người vẫn bỏ qua bước rây bởi nó tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng mình khuyến khích bạn nên rây bột trước khi hòa tan chúng với nước và những nguyên, phụ liệu khác.

Rây bột bánh lọt

Rây bột sẽ giúp bột được mịn hơn, loại bỏ được những cục bột có kích thước to và dễ hòa tan hơn khi trộn lẫn với các nguyên liệu khác. Ngoài ra, việc rây bột còn giúp sợi bánh lọt khi thành phẩm sẽ mềm, dai và không bị cứng.

Bước 2: Làm nước cốt lá dứa

Lá dứa sau khi được rửa sạch sẽ đem để ráo. Tiếp đến, cắt thành những miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố kèm một ít nước lọc để quá trình xay dễ dàng. Số lượng lá dứa gia giảm tùy theo nhu cầu màu sắc đậm hay nhạt của người nấu.

Sau khi xay nhuyễn, lọc bỏ cặn lá dứa và chỉ lấy phần nước cốt. Lưu ý, không được để cặn lá dứa còn vương lại trong nước cốt bởi khi pha nước cốt với bột sẽ làm bột không được mịn và khi ăn sẽ không ngon.

Cách làm bánh lọt lá dứa – Nước cốt

Khi làm bánh lọt, người dân miền Tây thường sử dụng lá dứa bởi nó vừa làm màu sắc bánh thêm bắt mắt vừa tạo hương thơm tự nhiên. Mặc khác, lá dứa là loại cây mọc phổ biến và phát triển rất tốt ở những nơi ẩm ướt, là nguồn nguyên liệu tự nhiên vừa an toàn vừa tốt cho sức khỏe.

Ngày nay, nhiều người dần thay thế nước cốt lá dứa thành màu lá dứa thực phẩm. Mặc dù vẫn mang hương vị của lá dứa nhưng lại không an toàn và tốt cho sức khỏe như khi sử dụng lá dứa tự nhiên.

Bước 3: Pha bột

Cho bột gạo, bột củ năng, bột năng sau khi rây vào một cái thau lớn. Thêm vào đó là đường, ít muối, vani rồi trộn đều. Tiếp đến cho từ từ lượng nước cốt lá dứa vừa mới lọc xong vào. Lưu ý, nên cho từ từ để tránh bột bị loãng.

Nếu thấy lượng nước cốt lá dứa không đủ để hòa tan bột thì bạn nên sử dụng thêm nước lọc. Đối với nước lọc, bạn cũng cho tương tự như nước cốt lá dứa. Thêm từ từ và kết hợp với khuấy đều tay để bột được hòa tan và không bị vón.

Sau khi trộn xong, bạn nên cho hỗn hợp nghỉ từ 10-15 phút để chúng được thẩm thấu và mịn hơn. Quá trình này là cần thiết để tạo nên sợi bánh lọt mềm, mịn.

Bước 4: Nấu chín hỗn hợp bột

Sau khi trải qua thời gian nghỉ, tiến hành nấu chín hỗn hợp bột. Đổ hỗn hợp trên vào chảo rồi bắt lên bếp với lửa nhỏ. Khuấy liên tục để bột chín đều, không bị cháy cũng như vón.

Nấu từ 15-20 phút, khi thấy bột chuyển từ đục sang trong và sánh lại thì tiến hành tắt bếp. Lúc này, bột đã chín và người nấu nên nhanh chóng định hình cho bánh để tránh bột nguội sẽ khó khăn trong việc tạo hình.

Cách làm bánh lọt lá dứa – Nấu chính bột

Bước 5: Tạo hình bánh lọt lá dứa

Chuẩn bị một tô nước đá lạnh để ngâm bánh lọt. Cho phần bột nóng vào khuôn, ép chặt để bột rơi xuống tô nước đá lạnh. Ngâm bánh trong tô 5-10 phút để sợi bánh dai hơn. Sau đó, vớt bánh ra và để ráo.

Cách làm bánh lọt lá dứa – Định hình bánh

Bước 6: Nấu nước đường

Gừng sau khi gọt bỏ vỏ và rửa sạch thì cắt thành những sợi nhỏ. Cho đường thốt nốt vào một cái nồi sạch và thêm vào đó ít nước rồi tiến hành nấu sôi. Lưu ý nấu khi nào đường tan ra thì cho gừng cắt sợi vào. Để nước đường thơm hơn thì bỏ thêm vài nhánh lá dứa rửa sạch. Nấu khi nào đường hòa tan thì tắt bếp.

Sử dụng đường thốt nốt để nước đường được thơm và thanh hơn. Bạn có thể dùng đường cát trắng để thay thế nếu không có đường thốt nốt.

Bánh lọt lá dứa nước đường

Trình bày

Cho bánh lọt vào một cái ly, chén hoặc tô rồi thêm vào đó là vài muỗng nước đường sánh mịn. Kết hợp với đó là một ít đá xay nhuyễn để tạo sự thanh mát. Sự hòa quyện giữa bánh lọt lá dứa dẻo, dai với nước đường thanh, ngọt, thơm và đá xay mát rượi tạo nên một món ăn thanh mát và dân giã.

Cách làm bánh lọt lá dứa nước cốt dừa

Tương tự như cách làm bánh lọt lá dứa nước đường, bánh lọt lá dứa nước cốt dừa chỉ thay phần nước đường thành nước cốt dừa. Nhiều người yêu thích nước cốt dừa hơn nước đường bởi họ thích vị béo và thơm của dừa chứ không phải vị ngọt thanh của đường.

Nguyên liệu

Bột gạo: 100gr 

Bột năng: 25gr

Bột củ năng: 25gr

Lá dứa: 15-20 lá 

Đường trắng

Muối 

Nước cốt dừa: 500ml 

Nước lọc

Khuôn ép bánh lọt hoặc rổ

Quy trình cách làm bánh lọt lá dứa nước cốt dừa

Tương tự như khi làm bánh lọt lá dứa nước đường, quy trình chế biến bánh lọt lá dứa nước cốt dừa cũng trải qua 6 bước. Trong đó, từ bước 1 đến bước 5 của của hai cách làm này hoàn toàn giống nhau. Điểm khác ở hai cách làm chính là phần nước ăn kèm.

Đối với bước 6 của quy trình làm bánh lọt lá dừa nước cốt dừa thì người nấu thay vì nấu nước đường sẽ nấu nước cốt dừa.

Cho nước cốt dừa hòa tan với nước lọc, muối và đường và khuấy đều. Cho hỗn hợp trên vào nồi với một ít lá dứa và nấu sôi với lửa nhỏ. Khi nước sôi và đường đã tan hết thì tắt bếp và để nguội.

Trình bày

Cho phần bánh lọt lá dứa ra ly hoặc chén rồi rồi thêm vào đó một ít nước cốt dừa đã nguội. Ăn chung với đá xay nhuyễn sẽ mát và ngon hơn.

Cách làm bánh lọt lá dứa nước cốt dừa

Cách làm bánh lọt lá dứa không dùng khuôn

Đây là cách làm phù hợp với người nấu không có khuôn bánh lọt hoặc rổ thưa hay túi đựng kem.

Nguyên liệu

Cũng tương tự như hai cách làm trên, nguyên liệu của bánh lọt lá dứa không dùng khuôn gồm: Bột gạo, bột củ năng, bột năng, đường, muối, lá dứa, nước cốt dừa hoặc đường thốt nốt,…

Quy trình chế biến bánh lọt lá dứa không dùng khuôn

Bước 1: Rây bột

Bột mua về lượt qua rây để mịn và loại bỏ đi những phần bột bị vón.

Bước 2: Làm nước cốt lá dứa

Lá dứa rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Cho vào máy xay, xay nhuyễn cùng nước rồi lọc qua rây để loại bỏ phần cặn. Lấy phần nước cốt đem đi đun sôi.

Bước 3: Làm bánh lọt

Cho tất cả các loại bột vào một cái thau sạch và trộn đều cùng đường, muối, vani. Thêm vào đó là nước cốt lá dứa đã đun sôi. Dùng tay nhồi bột thật kỹ cho đến khi bột dẻo và dai là được.

Tiếp đến, bạn dùng cây cán bột, cán mỏng phần bột vừa mới nhồi xong. Thoa một ít bột năng vào tay và dao để không bị dính phần bột vừa nhồi. Dùng dao cắt bột thành từng miếng dài mỏng.

Cách làm bánh lọt không cần khuôn

Trộn những sợi bột vừa cắt vào bột năng để sợi bột được ráo và không dính vào nhau. Cho tất cả vào nồi nước sôi, quan sát khi nào bột nổi lên trên mặt nước thì vớt ra bỏ vào thau nước đá.

Bước 4: Làm nước đường hoặc nước cốt dừa

Tương tự như khi làm bánh lọt nước đường và bánh lọt nước cốt dừa.

Trình bày

Ăn kèm bánh lọt lá dứa với nước đường hoặc nước cốt dừa. Thêm vào đó là trái cây như mít, nho, nhãn,… và đá xay nhuyễn để món ăn tăng phần hấp dẫn.

Cách làm bánh lọt lá dứa bằng bột pha sẵn

Đây là cách làm tiện lợi và nhanh gọn nhất trong 5 cách làm bánh lọt lá dứa. Người nấu chỉ cần dùng bột pha sẵn bán ở các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị mà không cần phải mua nhiều loại bột cũng như trải qua các bước pha trộn tốn kém thời gian.

Nguyên liệu

Cũng khá tương tự như những cách làm trên, một số nguyên liệu chủ chốt như: Bột pha sẵn, lá dứa, đường, muối, nước cốt dừa, trái cây,…

Cách chế biến

Bước 1: Rây bột

Bước 2: Làm nước cốt lá dứa

Bước 3: Dùng bột pha sẵn hòa tan với đường, muối, nước cốt lá dứa

Bước 4: Nấu bột bánh lọt

Bước 5: Ép bánh

Bước 6: Nấu nước đường hoặc nước cốt dừa

Trình bày

Ăn kèm trái cây hoặc dừa khô để tăng vị béo khi thưởng thức.

Cách làm bánh lọt lá dứa mặn

Nguyên liệu

Bột gạo: 100gr

Bột năng: 25gr

Bột củ năng: 25gr

Lá dứa: 15-20 lá

Tôm tươi: 150gr

Giò sống: 100gr

Hành tím

Ngò rí

Ớt trái 

Gia vị thông dụng: Đường, bọt ngọt, nước mắm, tiêu,…

Quy trình chế biến

Bước 1: Làm bánh lọt lá dứa

Trộn đều tất cả các loại bột đã lượt qua rây cùng nước cốt lá dứa đã đun sôi. Nên dùng nước cốt lá dứa vẫn còn độ ấm và cho từ từ tới khi bột được quyện đều thì dừng.

Rắc một ít bột năng ra mặt bàn phẳng, cho hỗn hợp bột đã trộn lên rồi nhào cho đến khi nào được một khối dẻo mịn. Phủ khăn ấm lên bột để bột nghỉ 10 phút.

Bước 2: Định hình bánh lọt

Dùng dao cắt bột thành những miếng dài, mỏng vừa ăn. Đun sôi nước cùng một ít dầu ăn và bỏ tất cả những phần bột đã cắt vào nấu chín. Đợi khi bột nở và nổi lên thì vớt ra ngoài. Bánh sau khi được vớt ra ngâm với nước lạnh 3-5 phút.

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu còn lại

Giò sống thêm tiêu, hạt nêm, đường, muối, hành băm nhuyễn rồi trộn đều. Tôm làm sạch vỏ, hành tím đập dập, ngò rí rửa sạch sắt nhỏ.

Bước 4: Nấu nước dùng

Đun một ít nước với vài củ hành đã đập dập. Thêm vào đó là một ít hạt nêm, muối. Nước sôi thì cho giò sống đã viên vào nồi, sau đó thêm phần tôm đã sơ chế vỏ vào và tiến hành nêm thêm gia vị. Cuối cùng, cho phần bánh lọt đã để ráo vào đảo đều và tắt bếp.

Trình bày

Cho phần bánh lọt lá dứa tôm thịt vào tô. Trên đó, rắc thêm phần ngò rí đã sắt nhỏ và tiêu nhuyễn. Trang trí thêm một ít ớt xắt mỏng để tăng vị cay nồng khi thưởng thức.

Bánh lọt mặn

Một vài lưu ý khi làm bánh lọt lá dứa

Để nấu được món bánh lọt lá dứa mềm, dẻo và thơm ngon thì người nấu nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Cách pha bột

Các nguyên liệu lỏng như nước cốt lá dứa và nước lọc nên cho từ từ để tránh hiện tượng lỏng bột. Theo đó, khi cho các nguyên liệu lỏng vào bột, bạn nên khuấy đều tay để bột nhanh hòa tan và không bị vón.

Trong pha bột, công đoạn khuấy được xem là quan trọng và cần thiết. Khuấy đều tay giúp bột nhanh sánh cũng như thành phẩm cho ra sẽ hấp dẫn hơn.

Quá trình nấu bột bánh lọt

Khi nấu bột bánh lọt, bạn nên dùng lửa nhỏ để bột không bị cháy. Khuấy liên tục để bột được chín đều và không bị dính vào chảo. Trong bước này, bạn nên dùng chảo chống dính để dễ dàng hơn.

Lưu ý, nên chú ý độ sánh của bột. Không nên để bột quá chín sẽ khiến bánh quá mềm và không có độ dai. Bên cạnh đó, bột còn sống sẽ khó định hình cho bánh, khi ăn sẽ bị sượng và bùi.

Lưu ý trong định hình bánh lọt

Nên định hình bánh lọt khi bột còn nóng. Sử dụng nước đá lạnh để sợi bánh được lọt được se lại cũng như không bị dính vào nhau. Lưu ý, nên ngâm bánh từ 5-10 phút để sợi bánh được cứng lại giúp quá trình vớt bánh sẽ dễ dàng và thành phẩm được bắt mắt hơn.

Ngoài khuôn bánh lọt, bạn có thể sử dụng rổ thưa hoặc túi đựng kem để định hình bánh. Kích thước của bánh có thể dài hoặc ngắn tùy theo hình dạng khuôn mà bạn dùng để dép.

Kết luận 

Đăng bởi: Trần Xuân Quỳnh

Từ khoá: 5 cách làm bánh lọt lá dứa siêu đơn giản tại nhà mà ai cũng nên thử

7 Quán Chay Hấp Dẫn Nhất Tây Ninh

Vương Quốc Đậu Nành

Chỉ cần nghe tên thôi đã thấy “chay” rồi, Vương quốc Đậu Nành là điểm đến quen thuộc với các tín đồ chay ở Tây Ninh, những món ăn được làm từ đậu nành thơm ngon, bổ dưỡng hay buffet chay cho các bạn thỏa sức lựa chọn là những gì các bạn sẽ thấy ở quán Vương Quốc Đậu Nành. Đến đó các bạn cứ thả phanh lựa chọn và tự phục vụ, vì vậy sẽ rất thoải mái.

Quán có không gian thoáng mát, sạch sẽ, có view trên cao cho những bạn thích ngắm đường phố nhộn nhịp. Quán có 2 tầng, không quá rộng nhưng lại rất thu hút bởi được sơn màu xanh nhẹ nhàng, nhìn rất mát mắt. Tầng 1 ngồi bàn ghế lịch sự, tầng 2 thì ngồi bàn bệt, ai thích ngồi kiểu gì thì lựa chọn thôi.

Thực đơn buffet chay gồm có: chả giò chay TOJY, đậu hũ cuộn rau củ, xà lách trộn, bò lá lốt, xiên que, mì xào, miến trộn, đậu hũ TOJY sốt tương, bì cuốn, sushi cuộn trứng, sushi cuộn rau củ, sushi trứng, sushi rau củ, cơm chiên Dương Châu,…

Vương Quốc Đậu Nành Tojy chuyên cung cấp thực phẩm từ nguồn đậu nành sạch, không biến đổi gen (non-GMO). Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản KHÔNG HÓA CHẤT VÀ CHẤT BẢO QUẢN, nên bạn có thể yên tâm về chất lượng ở đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 243 Đường Hùng Vương, Tây Ninh

Số điện thoại: 0276 3648 670

Giờ mở cửa: 6:00 – 22:00

Vương Quốc Đậu Nành

Vương Quốc Đậu Nành

Trường Nam – Hủ Tiếu Chay

Quán nằm ngay vòng xoay trường nam, bán từ trưa tới chiều. Buổi chiều quán cũng khá đông. Quán Trường Nam – Hủ Tiếu Chay phục vụ chủ yếu là hủ tíu và cháo, món nào cũng rất hấp dẫn. Sợi hủ tíu là hủ tíu tươi, vừa mềm vừa dai, không bị hôi bột, nước lèo ngọt thanh cực ngon, một tô hủ tíu đầy ắp với bông cải, cải thìa, cà rốt, củ cải, nấm rơm, nấm đông cô, đậu phộng, mì căn, chả mè giòn, ăn kèm với tỏi ngâm giấm và ớt sa tế thì chỉ có thể diễn tả bằng từ ” ngon hết sảy “

Bên cạnh đó, quán còn bán thêm nước sâm, nước mía,.. Tuy không gian quán hơi nhỏ nhưng bù lại được cô chú chủ quán dọn dẹp rất sạch sẽ, cùng với sự hiền hậu và nhiệt tình của cô chú sẽ khiến thực khách đến đây cảm thấy thân thuộc ấm cúng

Giá cả ở quán vô cùng bình dân, phù hợp cho mọi lứa tuổi từ học sinh đến công nhân viên chức,…. hãy thử đến thưởng thức biết đâu bạn sẽ trở thành khách ruột của quán đấy.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Đường 30 Tháng 4, P. 2, Thành Phố Tây Ninh

Giờ mở cửa: 13:00 – 19:00

Trường Nam – Hủ Tiếu Chay

Cơm chay Âu Lạc

Một quán chay khác cũng nổi tiếng ở Tây Ninh đó là quán cơm chay Âu Lạc. Quán chuyên phục vụ những món ăn thuần chay, thanh khiết, hương vị đậm đà khó quên.

Không gian thoáng mát, rộng rãi, thoải mái đặc biệt có phòng máy lạnh tiện lợi cho việc hội họp, tổ chức sinh nhật, tiếp khách,.. Cùng với sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của chủ quán và nhân viên ở đây sẽ khiến cho bạn hài lòng.Thực đơn phong phú : lẩu mắm, lẩu kim chi, lẩu rong biển, lẩu thái…cơm chiên tay cầm, cơm dương châu…mì cay….và nhiều món ăn khác. Ngoài ra, vào giờ trưa các bạn có thể tự lựa chọn món ăn mà mình thích với buffet chay của quán

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Đường nông trường, Phước Đông , Gò Dầu, Tây Ninh

Số điện thoại: 096 830 06 32

Gờ mở cửa: 06:00 – 20:30

Cơm chay Âu Lạc

Cơm chay Âu Lạc

Cơm Chay Tri Ân

Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến quán Cơm chay Tri Ân nổi tiếng. Không gian quán rộng rãi, thoáng mát vô cùng sạch sẽ, khiến bạn thưởng thức những món ăn ngon với sự thoải mái nhất.

Quán ăn này nhận được sự đánh giá cao từ thực khách nhờ đồ ăn vừa miệng, giá thành phải chăng và cô chủ quán nhiệt tình, thân thiện. Quán phục vụ đa dạng món chay từ đơn giản , thuần khiết đến công phu, hấp dẫn như: cháo nấm tràm, bún măng, bún nước lèo, rau trộn, lẩu,…. bảo đảm làm hài lòng các thực khách đến đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 158 Lạc Long Quân, khu phố 3, Phường 4, TP Tây Ninh

Số điện thoại: 097 394 46 99

Cơm chay Tri Ân

Cơm chay Tri Ân

Bánh Canh Chay Hạnh Phúc

Không gian rộng rãi và lịch sự là một trong những ấn tượng đầu tiên của thực khách khi đặt chân vào quán bánh canh chay Hạnh Phúc này. Quán mở cửa buổi trưa và chiều, bán bánh canh, hủ tíu chay…

Các món ăn ở đây rất ngon nước dùng được nấu ngọt thanh, kết hợp với mì căn dai dai, đậu hũ non ngọt béo cùng với đậu phộng rang ngột ngọt bùi bùi ăn kèm với dĩa rau thơm tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng của món ăn. Thêm mọt chút ớt sa tế cay cay nữa, tin chắ vị giác của bạn sẽ được đánh thức hoàn toàn

Chú chủ quán phục vụ rất nhanh sẽ không để bạn đợi quá lâu, và chú cũng rất nhiệt tình và còn rất vui tính làm cho khách đến đây thấy thực sự thoải mái.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 55 Lê Lợi, P. 3, Thành Phố Tây Ninh, Tây Ninh

Giờ mở cửa: 06:00 – 09:00

Món bánh cay chay đặc trưng tại quán Hạnh phúc

Món bánh canh chay rau củ tại quán Hạnh phúc

Quán Chay Cô Hai

Quán chay cô Hai là một chuỗi thực đơn với các món ăn đậm đà hương vị, các món ăn ở đây đều là những món chay cơ bản và giữ nguyên được hương vị truyền thống. Cô chủ quán chú trọng đến hương vị của từng món ăn, mỗi đĩa thức ăn đều được chăm chút tỉ mỉ từ hình thức cho tới vị ngọt thanh đạm.

Quán nằm ngay trung tâm thị xã Hòa Thành, gần sát Tòa Thánh Tây Ninh nên rất thuận tiện di chuyển.

Điện thoại: 097 4296 373

Món chay đặc biệt tại quán Cô Hai

Quán Chay An Veggie

Nếu bạn vẫn muốn lựa chọn thực đơn chay cho bữa ăn của mình, nhưng lại muốn biến tấu khẩu vị thì An Veggie chắc chắn là một lựa chọn xuất sắc. Quán phục vụ các món ăn theo kiểu nhà hàng chay, từng món ăn đều là sự chăm chút của người nấu bếp, đĩa thức ăn bạn được phục vụ chắc chắn sẽ cho bạn cảm giác như đang thưởng thức một bữa tiệc sang trọng đó chính là điểm mới trong cách chế biến đồ chay.

Hương vị là món ăn là một điểm cộng lớn, được chế biến rất lạ miệng sẽ làm bạn hài lòng ngay từ lần đầu tiên thướng thức. Tiêu chí đảm bảo dinh dưỡng trong từng món ăn được quán đặt lên hàng đầu. Quán nằm ở vị trí trung tâm thành phố Tây Ninh, sẽ là một địa chỉ bạn nên thử nếu là tín đồ của thực phẩm chay.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Món chả giò chiên hấp dẫn tại An Veggie

Món xôi lá sen chắc chắn bạn nên thử khi tới An Veggie

Đăng bởi: Phượng Nguyễn Minh

Từ khoá: 7 Quán chay hấp dẫn nhất Tây Ninh

Say Lòng Với Những Món Đặc Sản Được Chế Biến Từ Cá Khoai

Dù có ngoại hình không mấy hấp dẫn nhưng những món ăn được chế biến từ cá khoai luôn được xem là đặc sản làm say lòng biết bao tín đồ ẩm thực Việt.

Cá khoai, đặc sản hấp dẫn của miền biển Việt

Cá khoai hay có nơi còn gọi là cá cháo là một loài cá sống ở chủ yếu ở vùng biển nông và gần bờ, thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Sở dĩ loài cá này có tên gọi như vậy là bởi thân hình tròn thon dài không có vảy, tựa như những củ khoai thế nên người dân miền biển đặt luôn cho chúng cái tên cá khoai để phân biệt với loài cá khác.

 

Cá khoai hay có nơi còn gọi là cá cháo. Ảnh: vnexpress

Ngày trước, loài cá này chỉ được xem là món ăn dành cho người nghèo vì có giá thành rất rẻ, nhưng giờ đây chúng lại là thức qùa đặc sản mà không phải ai cũng có thể tìm mua được vì cá rất dễ bị ươn, khó bảo quản nên không vận chuyển đi xa được.

Sở dĩ loài cá này có tên gọi như vậy là bởi thân hình tròn thon dài như những củ khoai. Ảnh: hoangmai

Cá khoai tươi ngon thì thân của nó phải ánh lên những tia máu hồng li ti mà bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Mua được cá thì đem về rửa cho thật sạch, cắt riêng phần đầu, bỏ vây và ruột cá là bạn đã có thể chế biến nên vô vàn những món ngon từ cá khoai rồi.

Lẩu cá khoai Quảng Bình

Ngày trước, loài cá này chỉ được xem là món ăn dành cho người nghèo nhưng giờ đây chúng lại là đặc sản mà không phải ai cũng có thể tìm mua được. Ảnh: catuoilonghai

Món ngon từ cá khoai đầu tiên phải kể tên chính là lẩu cá khoai, một trong những món đặc sản nổi tiếng mà du khách khi du lịch Quảng Bình đều mong muốn được một lần thưởng thức. Đặc biệt vào năm 2023, món lẩu này đã lọt vào top 100 món ăn đặc sản tiêu biểu của ẩm thực Việt Nam.

 

Món ngon từ cá khoai đầu tiên phải kể tên chính là lẩu cá khoai. Ảnh: truongdulich

Tuy nhiên món lẩu cá khoai Quảng Bình này không phải lúc nào cũng có, nếu muốn ăn ngon thì bạn phải đợi đến đúng mùa cá về, vì lúc ấy là thời điểm cá khoai ngọt và thơm ngon nhất. Thoạt nhìn thì thấy cách nấu lẩu chẳng hề khó khăn nhưng thực chất cũng phải trải qua nhiều khâu chế biến cầu kỳ ngay từ khi chuẩn bị nguyên liệu. 

Đây cũng là trong những món đặc sản nổi tiếng của Quảng Bình. Ảnh: fishkart

Cá khoai để nấu lẩu phải chọn loại tươi nhất, dày thịt, đem vể làm sạch ruột, bỏ đầu, bỏ đuôi rồi có thể cắt khúc hay để nguyên con tuỳ ý, sau đó ướp thêm chút gia vị như muối, ớt, tiêu,.. cho thịt cá đậm đà hơn. Còn phần nước lẩu thường sex có cà chua, khế, dưa cải, măng chua, nấm, nước cốt me. Tất cả được nấu chung với nhau và nêm nếm tùy theo khẩu vị mỗi người. 

Tuy nhiên món lẩu cá khoai Quảng Bình này không phải lúc nào cũng có. Ảnh: afamily

Món ngon từ cá khoai này thường được kèm với bún, mì tôm và một số loại rau xanh như cải, rau muống, mồng tơi,… Đợi nước lẩu sôi thì nhúng cá vào trước cho chín tới thì vớt ra ngay, sau đó mới trụng thêm rau, có như thế thì thịt cá mới không bị nát. Còn gì tuyệt vời hơn giữa tiết trời giá rét của mùa đông, được thưởng thức nồi lẩu nóng hổi cùng những người thân của mình.

Khô cá khoai Cái Đôi Vàm, Cà Mau

Thêm một món ngon từ cá khoai nữa mà không thể bỏ qua chính là khô cá khoai. Tuy nhiều vùng biển khác trên cả nước cũng có khô cá, nhưng nổi tiếng và chất lượng nhất thì phải kể đến khô cá khoai Cái Đôi Vàm ở Cà Mau.

 

Thêm một món ngon từ cá khoai nữa mà không thể bỏ qua chính là khô cá khoai. Ảnh: vneconomy

Đặc sản Cà Mau này tạo được thương hiệu cho mình không chỉ bởi kinh nghiệm của người dân địa phương mà còn bởi nguyên liệu được lấy trực tiếp từ các tàu đánh cá nên các lúc nào cũng tươi rói. Chỉ cần đem cá về làm sạch, ướp thêm một ít muối để khử tanh rồi đặt thẳng thóm lên những cây sào tre hoặc vỉ tre rồi phơi nắng dăm ba bữa là có khô cá thành phẩm. 

Nổi tiếng và chất lượng nhất thì phải kể đến khô cá khoai Cái Đôi Vàm ở Cà Mau. Ảnh: tin247

Khô cá khoai Cái Đôi Vàm có thể dùng để chế biến nên nhiều món ăn khác nhưng  phổ biến nhất là đem nướng trên bếp than hồng cho đến khi dậy mùi và ngả vàng là có thể ăn được. Đặc biệt nếu có thêm chém mắm me hoặc giấm ớt chua cay mặn ngọt đủ vị để chấm kèm nữa thì ngon khó tả.

Canh chua cá khoai

Khô cá khoai Cái Đôi Vàm có thể dùng để chế biến nên nhiều món ăn khác. Ảnh: thamhiemmekong

Cũng giống như nhiều loại cá khác, người dân xứ biển cũng rất hay sử dụng cá khoai để nấu canh chua. Món ngon từ cá khoai này không khó để nấu nên cứ đến mùa cá khoai về, đi đến đâu bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp nó trong mâm cơm gia đình của người dân.

Cũng giống như nhiều loại cá khác, người dân xứ biển cũng rất hay sử dụng cá khoai để nấu canh chua. Ảnh: cabiensachthaibinh

Cá sau khi được sơ chế thì có thể cắt ra làm hai đến ba khúc tùy ý, đem ướp với hỗn hợp gia vị gồm mắm, gừng, sả, hành khô, tỏi băm,…để cá bớt mùi tanh và giúp thịt cá được thấm vị.

Sau đó phi hành tỏi và cà chua cắt lát cho thơm và tạo màu sắt bắt mắt rồi cho nước vào nấu sôi thì cho cá khoai vào đến khi cá chín mới cho thêm hành lá, thì là và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Món ngon từ cá khoai này không khó để nấu. Ảnh: nhunghannhi

Một điều quan trọng là trong khi nấu canh, nhất định không được khuấy hay đảo đẻ tránh thịt cá khoai tan trong nước khiến món canh mất đi sự hấp dẫn. Một bát canh chua đúng điệu phải có vị chua thanh mát của cà chua lẫn với vị ngọt bùi của cá khoai, thêm chút vị cay của ớt…  hòa quyện vào nhau khiến ai ai cũng phải mê mẩn. 

Cháo cá khoai

Nếu có dịp du lịch miền Tây đến vùng biển Trà Vinh, hay Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu bạn nhất định không được bỏ qua món cháo cá khoai dân dã. Tuy không nổi tiếng bằng cháo cá lóc của ẩm thực miền Tây nhưng món ngon từ cá khoai này vẫn là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon, thanh mát và cực bổ dưỡng của mình.

Nếu có dịp du lịch miền Tây đến vùng biển Trà Vinh, hay Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu bạn nhất định phải thử món cháo cá khoai dân dã. Ảnh: marinashion

Nấu cháo khoai không khó nhưng quan trọng là bạn phải biết cách chọn mua những con cá tươi vừa được đánh bắt từ dưới biển lên, thân trong ruốt và vảy ánh hồng tự nhiên. Nếu thấy cá khoai xỉn màu, vây bị đen thì không nên mua vì có thể cá đã bị tẩm chất bảo quản hoặc bị ươn.

Tuy không nổi tiếng bằng cháo cá lóc của ẩm thực miền Tây nhưng món ngon từ cá khoai này vẫn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Ảnh: thanhnien

Món ngon từ cá khoai này rất mát, bổ dưỡng lại lành tính nên từ người lớn đến trẻ con đều ưa thích. Từng miếng cá khoai có vị ngọt tự nhiên kết hợp với với mùi thơm của hành, cay nồng của tiêu, ớt và mát lành của các loại rau ăn kèm.

 

Món ngon từ cá khoai này rất mát, bổ dưỡng lại lành tính nên từ người lớn đến trẻ con đều ưa thích. Ảnh: Địa điểm ăn uống

Tất cả đã tạo nên một món đặc sản miền Tây mà đảm bảo rằng ai đã một lần được thưởng thức thì sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng ấy.

Cá khoai kho

Món ngon từ cá khoai cuối cùng mà bạn phải thử qua đó là món cá khoai kho keo. Món ăn này khá dễ làm, chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu đơn giản như cá khoai tươi, hành tỏi khô, ớt, tiêu, nước mắm ngon và một số gia vị khác để gia giảm theo khẩu vị của mỗi người.

Món ngon từ cá khoai cuối cùng mà bạn phải thử qua đó là món cá khoai kho keo. Ảnh: themoderndesi

Cá khoai kho muốn đậm đà thì phải đem ướp trước với tỏi băm, hành tím, nước mắm, ớt, tiêu,… cho ngấm gia vị. Món ăn đạt chuẩn thì phải có màu nâu cánh gián đẹp mắt, thịt cá không bị nát và phải có vị đậm đà, béo ngậy. Vào những ngày lạnh hay trời mưa, nếu có một nồi cá kho để ăn kèm với bát cơm trắng nóng hổi thì không còn gì bằng.

Minh Nguyên

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Đăng bởi: Hoàng Thị Kim Oanh

Từ khoá: Say lòng với những món đặc sản được chế biến từ cá khoai

Nức Lòng Với Những Đặc Sản Sapa Hấp Dẫn Nhất

Cơm lam

Món cơm lam bắt nguồn từ tập tục làm nương rẫy của người vùng cao Tây Bắc. Tận dụng các ống tre, ống nứa có sẵn, dân địa phương dùng nó để nấu cơm trong suốt vụ mùa. Việc nén chặt giúp các hạt cơm trở nên rắn chắc.

Hương thơm tự nhiên từ tre thấm đượm vào chất cơm tạo nên mùi vị chẳng lẫn vào đâu được. Ống được sử dụng không được quá non hay quá già, đủ làm dậy chất ngọt của vị gạo. Quá trình nấu cũng cần đảo liên tục để cơm không bị khét.

Thông thường, người ta hay chấm cơm lam với muối vừng. Phức tạp hết chút thì dùng cơm với xiên thịt nướng. Tất nhiên cái ngọt thơm vốn có của nó cũng bị giảm bớt phần nào.

Cá suối nướng

Khác với cái mềm như tan trong miệng của cá miền xuôi, cá suối nướng đem tới kết cấu khác biệt hơn cả. Khi cho vào đầu miệng, lớp ngoài giòn rụm nhai ban đầu dần chuyển sang phần thịt mềm, chắc bân trong. Đặc biệt, cá không quá tanh nên cũng không cần tẩy rượu, chanh cầu kỳ.

Tất cả điều này đến từ môi trường sống của cá. Đặc sản Sapa nổi tiếng hơn cả ở độ cao 2000m, nơi có đồi núi trùng điệp với các con suối len lỏi. Những dòng cuốn dữ dội buộc chúng phải nhanh chóng thích nghi.

Thêm vào đó, cá suối cũng không chắc mẩm mà chỉ nhỏ cỡ 2-3 ngón tay. Chỉ cần kẹp que nướng thêm chút gia vị là đã đủ để cho bao người gật gù tán dương.

Muối chẩm chéo

Muối chẩm chéo là thứ gia vị đặc trưng của miền núi Tây Bắc. Nó có hương vị mằn mặn, cay cay độc đáo chẳng thể tìm thấy ở bất kỳ thứ gia vị miền xuôi nào. Mới đầu người ăn có thể chưa quen vị nhưng sau sẽ thấy chẳng đặc sản Sapa nào thiếu đi được hương vị này.

Một điểm độc đáo nữa của gia vị này là thực vật chiếm hơn phân nửa thành phần. Để tạo ra hương vị chẩm chéo chính hiệu, người làm phải trộn mắc khén, tỏi, ớt, lá chanh, muối, gừng. Các nguyên liệu cần được rang hoặc phơi khô trước khi đem giã. Thế thành phẩm mới khô ráo, bảo quản được lâu.

Không chỉ dùng để chấm hoa quả, đặc sản Sapa này còn dùng cho đồ nướng, tái, xôi, đồ luộc,… Thiếu nó là món ăn núi rừng cũng như mất đi một phần thú vị.

Tương ớt Mường Khương

Tương ớt Mường Khương không chỉ đơn giản là ớt và tỏi. Nó được tạo nên từ gần chục loại gia vị như rau mùi, hạt thì là, quế, hạt dồi, rượu,… Tỷ lệ pha trộn tùy thuộc vào người pha chế. Tất cả hòa quyện tạo nên phong vị kích thích, nhất là khi kết hợp với các đặc sản Sapa khác.

Trong các loại tương ớt Mường Khương, sản phẩm làm từ ớt tươi nguyên vỏ được nhắc tới nhiều nhất. Cái thức quả nhỏ xinh, cay đậm, nồng đã tạo nên hương vị đậm đà cho đồ chấm này.

Bánh ngô

Vùng núi Sapa không chỉ nổi tiếng bởi gạo nếp nương hay hoa quả. Địa điểm này còn thu hút du khách bởi những cánh đồng ngô trải dài. Vì vậy, làm sao có thể bỏ qua món bánh ngô vàng ươm, thơm lừng ở nơi đây.

Nếu bị ngấy bởi thức bánh chiên, bánh ngô Sapa là sự lựa thanh nhẹ hơn cả để thưởng thức trọn vẹn hương vị của loại lương thức này.

Món bánh này cũng không quá cầu kỳ. Người làm chỉ cần băm nguyễn ngô rồi trải đều trên lớp lót lá. Tất cả bánh được đặt trên chảo nóng và nướng chín. Bánh ngô có vị ngọt, dẻo với mùi thơm đậm. Khi thưởng thức, người dùng chỉ cần bóc vỏ, không phải chấm hay dùng chung với thức kèm.

Thịt trâu gác bếp

MÓn thịt trâu gác bếp

Khi nói tới đặc sản Sapa, làm sao có thể bỏ qua món thịt trâu gác bếp độc đáo. Cùng là món ăn hun khói nhưng thức ăn này lại chẳng mềm mại như thớ thịt hun khói của phương Tây. Để thưởng thức, bạn buộc bạn phải xé từng miếng nhỏ tảng thịt rắn chắc này.

Đừng để hương vị ban đầu của thịt trâu gác bếp đánh lười. Càng nhai bạn sẽ càng nhận được vị ngọt thịt trên đầu lưỡi. Hương thơm thịt thì khỏi phải bàn! Cái mùi gia vị ướp cầu kỳ quyện mùi hun khói chắc chắn sẽ gây ấn tượng cho bạn ngay khi vừa đưa gần miệng.

Đặc biệt, món ăn này để được rất lâu. Bạn có thể mua ở nửa cuộc hành trình mà không lo hỏng khi mang về.

Mứt mận Sapa

Mứt mận là món ăn khá cầu kỳ và tỉ mẩn. Để chế biến món ăn này, người ta phải chọn lựa, rửa sạch rồi xao đường. Riêng việc tách hạt cũng đã tốn không ít thời gian công sức của người làm.

Tất cả hương vị thơm ngọt nhất của rừng núi Sapa đều được kết tinh trong mons ăn này. Hãy thử và cảm nhận một đặc sản vừa quen vừa lạ nơi bạt ngàn.

Rau cải mèo

Đặc sản Sapa này nổi bật với màu xanh mướt cùng phần lá dài. Trên từng chiếc lá được phủ lớp lông nhỏ, đường viền sắc cạnh. Dù nhiệt độ xuống thấp, cây vẫn sinh trưởng tốt.

Vị rau cải mèo Sapa xen lẫn giữa cái ngọt và đắng. Càng nhai kỹ nước rau càng ngọt. Do phần cẵng nhiều, rau khá giòn, phù hợp để nấu, luộc hoặc xào. Cầu kỳ chút thì thêm nấm, thịt, gừng, tỏi,…

Điều đặc biệt là dù thái nhỏ thì cái kết cấu giòn, cứng của rau cũng thay đổi quá nhiều. Dù lỡ tay đun hơi lâu, rau cũng không bị quá nhũn hay nát như miền xuôi. Rau còn để được lâu hơn và không đắt đỏ chút nào.

Măng vầu

Sau mỗi trận mưa lún phún, hầu hết người dân Sapa lại nhắc nhau về hương vị đậm đà của măng vầu. Từ già tới trẻ lại rủ nhau đi đào về nấu hoặc buôn ở chợ phiên.

Cũng như nhiều đặc sản vùng cao khác, măng vẩu có vị đăng đắng đặc trưng. Măng càng già thì vị này càng rõ. Và tất nhiên cái vị đậm đà, độ chắc của đặc sản này cũng nhỉnh hơn “người anh em đồng bằng.

Món măng nổi tiếng nhất ở Sapa là măng vầu nướng chấm muối ớt. Măng vầu già ngon nhất là luộc chấm mẻ chua. Sang hơn thì chưng với cá, xào với củ kiệu chua.

Mầm đá

Ấy! Đấy không phải món tương huyền thoại của Trạng Quỳnh dưới xuôi đâu. Bạn cũng không cần nhịn tới nửa ngày để thưởng thức bữa ăn này.

Thực tế, đấy là loại rau cải đặc biệt của đất Sapa. Cây sinh trưởng từ tháng 11 tới tháng 44 năm sau. Mầm đá có vị ngọt xen chút đắng, xào hay nấu đều được. Tuy nhiên, rau khó để được lâu nên cần luộc trong 2-3 sau khi mua về.

Điều đặc biệt nhất của mầm đá là trọng lượng siêu nặng. Một cây cải này thường nặng 1-2kg. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng phải bỏ tới hơn trăm nghìn chỉ để thưởng thức món ăn này.

Đăng bởi: Đoàn Liên

Từ khoá: Nức lòng với những đặc sản Sapa hấp dẫn nhất

Thuộc Lòng Ngay Những Món Đặc Sản Miền Tây Phải Mua Làm Quà

1. Kẹo dừa

Một thứ quà đã khá quen thuộc với nhiều người nhưng không bao giờ là cũ đâu. Cái dẻo dẻo, vị ngọt và thơm ngất ngây của kẹo dừa Bến Tre vẫn sẽ làm hài lòng người thưởng thức lắm đấy. Tầm 35k một phông, với đa dạng các vị sầu riêng, lá dứa, đậu phộng,…

@hip_h4

Địa chỉ: Cực dễ tìm luôn. Sẵn tiện đi tham quan các khu du lịch Lan Vương, Cồn Phụng,… thì bọn mình có thể mua luôn. Uy tín và tiện lợi!

Mà Lan Vương là khu gì, sao nghe lạ quá ta? Mau mau nhấp vào để há hốc mồm với độ nhắng nhít tại khu du lịch nức tiếng Xứ Dừa nào: Cùng hội bạn thân cầm 500k về Bến Tre cười không nhặt được mồm 

2. Bánh tráng sữa

Sự mềm mịn của bột bánh và hương sầu riêng đặc trưng của loại đặc sản Xứ Dừa này sẽ chiều lòng người được nhận quà lắm đấy! Với 30k đổ lên là bọn mình sẽ có ngay trên tay đặc sản này rồi.

@huonggiaoho

3. Mắm Châu Đốc

Một món quà đậm đà hương vị miền Tây thuộc địa phận An Giang mà bọn mình nên mang về, đặc biệt là cho gia đình, vì những hương vị mắm này khi kết hợp cùng cơm trắng sẽ khiến bữa cơm chiều thêm ngon đấy!

@poly.hoang

Địa chỉ: Chắc chắn là chợ Châu Đốc rồi. Ở đây, các núi mắm đều có để bảng giá cả nên bọn mình cứ thoải mái chọn lựa.

4. Nem Lai Vung

Đặc sản Đồng Tháp này chỉ cần gỡ bỏ lớp vỏ là thấy thèm tê lưỡi vì màu đỏ hồng của nem rồi. Khi ăn vào thì chua, cay, mặn, ngọt đều có, lại còn giòn giòn dai dai rất đã miệng nữa. Đi miền Tây mà không mua nem về tặng bạn bè hay người thân là thiếu sót to nhá! Chỉ tầm 25k/chục nem nhỏ, 30k/chục nem lớn thôi.

@msmoll

Ăn kèm những món khác cũng rất ngon! – @lucas.ch.b

Địa chỉ:

– Dọc theo QL1A về hướng Cần Thơ có rất nhiều hàng bán nem Lai Vung.

– Nên chọn những hãng lớn như nem Út Thẳng, nem Tư Minh, nem Năm Thơ.

Bạn gì ơi! Mua xâu nem rồi thì tiện thể ghé qua ngôi làng tuổi thơ siêu đẹp ở Đồng Tháp nè, không ngờ miền Tây có nơi nghệ tới chừng này luôn! 

5. Bánh tét lá cẩm

Không giống như bánh tét truyền thống, đặc sản Cần Thơ này sẽ khiến bọn mình đổ đứ đừ vì hương thơm của lá cẩm quyện vào nếp, thịt mỡ mềm mịn, thêm trứng muối béo ngậy nữa. Điểm đặc trưng chính là màu tím của nếp đó.

@sky.nyry

@yennnhii_vo

Đòn bánh với nhân đậu và mỡ thì tầm 55k – 65k/đòn. Riêng bánh đầy đủ tôm khô, thịt mỡ, trứng muối thì có thể lên đến 100k/đòn. Bánh gói vừa đẹp lại ngon nức tiếng thì bọn mình ngại gì mà không mua về làm quà nhỉ?

Địa chỉ:

– Bạn có thể đến góc đường Phan Đình Phùng, Tân Trào, nơi tập hợp nhiều cửa hàng bán bánh tét lá cẩm.

– Các chợ Cần Thơ như: chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài… rồi tìm hiệu bánh uy tín của nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng hay bánh tét Chín Cẩm, bánh tét Tư Đẹp.

6. Bánh pía

Món bánh khá quen thuộc với vị ngọt của đậu, bùi của khoai môn, nồng nàn của sầu riêng và béo mặn của của trứng muối này là một thứ quà không nên bỏ qua nếu du hí xuống Sóc Trăng.

@i_am_ngo

Sẵn tiện nghe chàng trai trẻ măng này thủ thỉ chuyện phượt Sóc Trăng lí thú dễ như trở bàn tay luôn nè! Theo chân chàng trai 9x khám phá Sóc Trăng chỉ vỏn vẹn 1 ngày 

7. Trái cây

Không còn xa lạ gì nữa khi trái cây nằm trong danh sách quà tặng từ miền Tây, bởi bao nhiêu thứ ngon như bưởi năm roi (Vĩnh Long), xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), vú sữa, măng cụt Cái Mơn,… đều từ “cái lò” này mà ra cả thôi.

@rozzanova

@phuc.h.d

@thegioitraicay

Địa chỉ: 4 miệt vườn cực lớn sau đây hầu như đều quy tụ đủ mọi loại trái. Đảm bảo uy tín nha!

– Miệt vườn Cái Bè (Tiền Giang)

– Miệt vườn Vĩnh Kim (Tiền Giang)

– Miệt vườn Mỹ Khánh (Cần Thơ)

– Miệt vườn Cái Mơn (Bến Tre)

@phuong_theo1357

Sẵn sàng cho chuyến phượt miền Tây lí thú nhất chưa nào?

Thực hiện: Mẫn Quỳnh

Đăng bởi: Vịt Cổng Si Chiến

Từ khoá: Thuộc lòng ngay những món đặc sản miền Tây phải mua làm quà

Cập nhật thông tin chi tiết về Say Lòng Với 7 Món Bánh Miền Tây Xanh Màu Lá Dứa Siêu Hấp Dẫn trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!