Xu Hướng 9/2023 # Rốn Trẻ Sơ Sinh: Những Vấn Đề Liên Quan # Top 12 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Rốn Trẻ Sơ Sinh: Những Vấn Đề Liên Quan # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rốn Trẻ Sơ Sinh: Những Vấn Đề Liên Quan được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1 Tại sao con bạn bị chảy máu rốn?

Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu rụng rốn trong khoảng từ 1 đến 2 tuần tuổi sau sinh. Hiện tượng phổ biến thường xảy ra là trẻ có thể chảy máu tại vị trí sau khi rốn rụng. Hoặc có thể do quá trình chà xát của tã với rốn quá mạnh. Lượng máu chảy thường chỉ vài giọt và tự ngưng lại sau vài phút. Đôi khi, một số trường hợp có thể dễ dàng cầm máu lại bằng cách đè áp lực trực tiếp bằng gạc vô trùng.

1.2 Khi nào nên đưa trẻ đến khám Bác sĩ?

Cho trẻ khám nếu có những dấu hiệu sau:

Rốn vẫn chảy máu sau 10 phút dù đã đè ép với gạc.

Lượng máu chảy nhiều.

Chảy máu vẫn còn xảy ra tiếp tục thêm 3 lần.

Bạn có bất kì lo lắng nào khác về sức khỏe của trẻ.

2.1 Thoát vị rốn là gì?

Khi có một lỗ hở trong thành bụng, đoạn ruột có thể chui ra ngoài thông qua lỗ hở. Đây là tình trạng thoát vị. Trong thoát vị rốn, vị trí xuất hiện lỗ hở là ở rốn. Khối thoát vị thường sẽ phình to khi trẻ có những hoạt động gắng sức như khóc hoặc rặn lúc đi tiêu.

Sau đó nó có thể biến mất hay xẹp đi khi trẻ nằm im hay lúc bạn dùng tay đè vào khối phồng. Thoát vị rốn rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Độ tuổi trung bình để khối thoát vị biến mất hoàn toàn là khoảng trước 3 tuổi. Khối thoát vị rốn không làm trẻ đau và là bệnh lí lành tính. 

2.2 Thoát vị rốn được điều trị như thế nào?

Hầu hết khối thoát vị tự biến mất khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khối thoát vị cần phải được điều trị bằng cách phẫu thuật. Con bạn có thể sẽ cần phẫu thuật nếu:

Khối thoát vị có kích thước lớn hơn 2,5 cm.

Khối thoát vị vẫn còn khi trẻ đã hơn 3 tuổi.

Khối thoát vị bị kẹt, không thể ấn xẹp, rốn sưng đỏ. Ngoài ra, con bạn sẽ khó chịu vì đau, biểu hiện bằng cách quấy khóc liên tục, kèm với nôn.Tình trạng này dù rất hiếm xảy ra, nhưng nó lại gây nguy hiểm nặng nề cho trẻ. Bởi vì đoạn ruột nếu bị kẹt lâu quá sẽ không đủ máu đến nuôi và có thể bị hoại tử. Vậy nên, bạn cần NGAY LẬP TỨC đưa trẻ đến Bác sĩ càng sớm càng tốt.

3.1 Nguyên nhân của u hạt rốn là gì?

U hạt rốn là tình trạng có khối sưng màu đỏ nằm trên rốn của con bạn sau khi dây rốn rụng đi. Nếu không điều trị, rốn sẽ chảy dịch kéo dài và làm sưng đỏ rốn do kích thích trong vài tháng.

3.2 U hạt rốn được điều trị như thế nào?

Có nhiều cách khác nhau để loại bỏ u hạt rốn. Tùy theo sự đánh giá của Bác sĩ mà trẻ có thể được điều trị bằng những cách sau:

Đốt u hạt rốn bằng hóa chất như bạc nitrat hay đốt điện.

Buộc chặt gốc của u hạt rốn bằng phẫu thuật. Điều này sẽ làm cho phần mô dư thừa bị chết và cuối cùng rụng đi.

Sử dụng một công cụ sắc bén để cắt bỏ u hạt rốn.

U hạt rốn không có dây thần kinh ở trong đó. Vậy nên, những phương pháp điều trị ở trên không làm trẻ đau.

4.1 Làm sạch rốn

Làm sạch các chất bẩn tiết ra từ phía trong rốn ít nhất hai lần một ngày. Bạn có thể sử dụng tăm bông ướt hoặc gạc ẩm để vệ sinh. Sau đó lau khô cẩn thận. Lưu ý nhỏ là bạn không nên sử dụng dung dịch cồn để vệ sinh rốn cho trẻ trừ trường có chỉ định của Bác sĩ. 

4.2 Thuốc mỡ kháng sinh

Nếu có một ít mủ vùng quanh rốn, bạn có thể thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh 2 lần mỗi ngày sau khi đã vệ sinh rốn. Chỉ nên dùng thuốc khoảng 2 ngày. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ.

4.3 Giữ rốn luôn khô ráo

Tiếp xúc với không khí và và môi trường khô ráo sẽ giúp chữa lành vết thương ở rốn. Vì vậy, một lời khuyên là bạn nên giữ mép tã gấp xuống phía dưới rốn của trẻ. Hơn nữa, việc này cũng giúp rốn mau rụng đi và ngăn ngừa tình trạng chảy máu rốn do chà xát. Không đắp bất cứ chất gì lên vùng rốn của trẻ như các loại lá, thuốc dạng bột… Điều này có thể làm nặng thêm mức độ nhiễm trùng của trẻ.

Ngoài chăm sóc đúng cách, bạn cũng nên theo dõi những dấu hiệu bất thường sau để đưa trẻ khám ngay:

Các vệt đỏ xuất hiện trên vùng da bình thường xung quanh rốn.

Rốn chảy dịch vàng, có mùi hôi, sưng to.

Trẻ có những triệu chứng kèm theo như sốt co giật, bỏ bú, đừ…

Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Trẻ Sơ Sinh Uống Sữa Lạnh Được Không?

Nhiều gia đình hâm nóng sữa cho con, tuy nhiên trẻ có thể uống sữa được bảo quản ở nhiệt độ cơ thể, làm ấm nhẹ, ở nhiệt độ phòng hoặc sữa được bảo quản trong tủ lạnh. Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy sữa lạnh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), sữa mẹ không cần hâm nóng, có thể cho bé dùng khi bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc để lạnh. Tuy nhiên, gia đình cần lưu ý các kỹ thuật chuẩn bị và bảo quản để duy trì chất lượng của sữa mẹ với sức khỏe em bé, bao gồm lượng sữa, nhiệt độ phòng khi vắt sữa, dao động nhiệt độ trong tủ lạnh và tủ đông, môi trường sạch sẽ.

Với sữa mẹ mới vắt, gia đình có thể bảo quản trong phòng lạnh hoặc nhiệt độ phòng ở 25 độ C trong 4 giờ. Nếu bảo quản trong tủ lạnh 4 độ C, sữa có thể để được 4 ngày, với ngăn đá là 6 tháng.

Với sữa rã đông, gia đình bảo quản trong nhiệt độ phòng từ 1-2 tiếng, 1 ngày trong tủ lạnh và không cất lại vào ngăn đá sau khi đã rã đông. Nếu sữa còn thừa sau khi em bé bú, gia đình sử dụng trong vòng 2 tiếng sau đó.

Gia đình không bảo quản sữa mẹ ở ngăn cánh tủ lạnh và tủ đông, để bảo vệ sữa khỏi sự thay đổi nhiệt độ khi đóng, mở cửa.

Đối với sữa công thức, gia đình nên chú ý việc sử dụng đúng công thức, tỷ lệ sữa và nước để pha cho bé uống. Sữa có thể hơi nóng, hoặc lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Bên cạnh đó, gia đình không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng sữa bò.

Trẻ sơ sinh có thể uống sữa lạnh mà không gặp vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Freepik

Các chuyên gia cho rằng nên cho trẻ uống sữa ấm hơn là sữa lạnh. Lý do là nhiệt độ thấp có thể tách chất béo ra khỏi sữa, khiến trẻ nạp ít calo hơn so với thông thường. Nếu gia đình sử dụng sữa lạnh, nên hâm nóng một chút hoặc lắc nhẹ để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong sữa của bé.

Nếu bé đang uống sữa ấm, có thể bị sốc khi đột ngột đổi sang sữa lạnh. Nếu gia đình muốn cho bé uống sữa lạnh, hãy để trẻ làm quen với sữa để mát trước, rồi dần dần cho bé uống sữa nguội để làm quen, không cho trẻ uống sữa khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh. Gia đình cũng chú ý cách hâm nóng để giữ được thành phần của sữa.

Advertisement

Nếu trẻ có vấn đề về sức khỏe hoặc thời tiết quá lạnh, thì nên cho bé dùng sữa ấm. Hiệp hội Ngân hàng Sữa mẹ Mỹ cho rằng nên hâm nóng sữa đến nhiệt độ cơ thể cho trẻ sinh non, trẻ bị viêm ruột hoại tử. Dùng máy hâm sữa hoặc bình chứa nước ấm để làm ấm sữa thay vì hâm nóng bằng lò vi sóng.

Trong quá trình hâm sữa, cần đảm bảo bình đựng sữa kín, thời gian hâm chỉ vài phút. Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho trẻ uống, bằng cách nhỏ một vài giọt lên mu bàn tay. Trẻ dưới 1 tuổi không dùng sữa bò.

Chi Lê (Theo Healthline, Roomper, CDC)

Top 5 Loại Sữa Tốt Nhất Cho Trẻ Sơ Sinh

Nếu không có đủ sữa mẹ, các mẹ có thể lựa chọn sữa công thức để thay thế. Sữa công thức là loại sữa được sản xuất từ sữa động vật (sữa dê, sữa bò) hoặc thực vật (ngũ cốc, đậu nành…) được thiết kế đặc biệt để phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Đối với trẻ sơ sinh, sữa công thức được sản xuất gồm thành phần và mùi vị gần giống với sữa mẹ nhất để trẻ dễ uống và dễ tiêu hóa.

Hiện nay, trên thị trường có 3 dạng sữa công thức chính: dạng lỏng, dạng bột và dạng cô đặc, trong đó, dạng bột là phổ biến nhất do dễ sản xuất, dễ bảo quản và dễ sử dụng. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì thành phần dinh dưỡng cũng như chức năng của sữa công thức vì những loại sữa công thức muốn đưa ra thị trường phải đảm bảo có đủ 29 chất dinh dưỡng (protein, đường, chất béo, vitamin A,B,C,D,E,K, các loại khoáng chất…) theo đúng chỉ định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).

Similac NeoSure là loại sữa dành cho những trẻ sơ sinh nhẹ cân, thiếu tháng cần bổ sung dưỡng chất để phát triển. Trong Similac NeoSure có nhiều khoáng chất, vitamin và chất đạm, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Ngoài ra, Similac NeoSure còn bổ sung thêm AA và DHA giúp trẻ phát triển trí nào toàn diện. Nếu bạn đang muốn tìm một loại sữa giúp bé tăng cân nhanh thì Sữa bột Similac Neosure là một gợi ý tuyệt vời đấy.

Sữa Enfamil số 1 được thiết kế riêng cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi với hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Được bổ sung prebiotic, sữa enfamil 0-6 tháng tuổi giúp tăng cường sự bảo vệ tự nhiên cho trẻ sơ sinh. Nó cũng có dư lượng DHA, sắt, và choline, giúp nuôi dưỡng não bộ và hệ tiêu hóa cho các bé. Ngoài ra, Enfamil số 1 cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì nó không chứa chất bảo quản và chất kháng sinh.

Optimum gold được sản xuất dựa trên sự hợp tác của Vinamilk và Tập đoàn DSM Thụy Sĩ. Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nên đây là một sản phẩm chất lượng và được đánh giá rất cao. Optimum Gold gồm nhiều chất dinh dưỡng, giúp phát triển trí não như Lutein, Cholin, Taurin, Omega 3, Omega 6…Ngoài ra sữa còn được bổ sung thêm hệ men vi sinh Bifidobacterium B12, Lactobacillus rhamnosus GG, LGG giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại sữa công thức giàu chất xơ prebiotic, nucleotide và các axit béo quan trọng như DHA/ AA- chất dinh dưỡng tự nhiên có trong sữa mẹ thì hãy lựa chọn Frisolac số 1. Frisolac giúp nuôi dưỡng hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cân và phù hợp với hầu hết các bé.

Advertisement

Miếng Lót Hay Tã Dán Tốt Cho Trẻ Sơ Sinh

Tã dán sơ sinh là gì?

Tã dán có hình dáng gần giống chiếc quần nhỏ có 2 miếng dán ở bên hông, giúp cố định tã, cho bé thoải mái hoạt động.

Ưu điểm của tã dán sơ sinh

Khả năng chống tràn

Nếu tã của các bé bị tràn thì nguyên nhân chủ yếu là do tã không thấm hút được hoặc khả năng ôm sát của tã không tốt, tạo ra các khe hở khiến tã bị tràn.

Tã dán có hình dạng một chiếc quần nhỏ, ôm vào cơ thể của bé, khiến bé có thể vận động một cách dễ dàng mà không sợ bị tràn tã.

Do có hình dạng chiếc quần nhỏ nên thao tác khi mặc cũng dễ dàng hơn so với tã giấy thông thường hay các miếng lót khác.

Khả năng thấm hút cực nhanh

Tã dán có cấu tạo lõi thấm hút lớn, thêm vào đó là lượng bột giấy và hạt siêu thấm hút cao hơn gấp nhiều lần so với miếng lót, giúp cho tã dán có khả năng thấm hút nhanh và lượng nước thấm hút được vượt trội hơn các loại tã khác.

Khả năng thấm hút cực nhanh của tã dán làm tránh hiện tượng thấm ngược, làm cho da bé luôn khô thoáng, tránh được các hiện tượng như hăm tã, viêm nhiễm.

Nhược điểm của tã dán sơ sinh

Giá thành sẽ cao hơn miếng lót vì độ thấm hút và chống tràn tốt giữ bé luôn khô thoáng sạch sẽ dù có hoạt động nhiều

Tuy nhiên khi sử dụng nếu không cẩn thận phần keo dán có thể dính vào làn da trẻ gây trầy xước.

Miếng lót sơ sinh là gì?

Miếng lót có hình dáng tương tự băng vệ sinh phụ nữ dùng ban đêm tuy nhiên chúng mỏng, bề ngang và chiều dài cũng lớn hơn nhiều.

Ưu điểm miếng lót sơ sinh

Tiết kiệm hơn cho mẹ

Hiện nay thị trường cũng có cả loại tã dán nhưng giá cũng khá cao so với miếng lót. Sử dụng miếng lót vừa chất lượng cho bé, vừa tiết kiệm cho mẹ.

Bé trong tháng đầu mới sinh đi tiêu tiểu rất thường xuyên nên mẹ luôn phải thay mới liên tục tã cho bé. Việc chọn dùng miếng lót cho bé vì thế sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với tã dán hay tã quần.

Thích hợp nhất cho nhu cầu của bé sơ sinh

Bé mới sinh thường ngủ nhiều, ít vận động nên cũng không cần loại tã có khả năng chống tràn cao, chỉ cần thấm hút tốt để bé ngủ ngon hơn, tròn giấc hơn là được.

Vậy nên thực tế bé chỉ cần dùng miếng lót là đủ, mẹ chú ý thêm để chọn miếng lót có khả năng thấm hút tốt và bề mặt mềm mịn để dùng tốt cho bé.

Dễ chịu khi dùng cho bé sơ sinh

Một số bé sơ sinh khi dùng tã dán có hiện tượng bị trầy xước hay đỏ tấy vùng da đùi, bẹn (ngay vị trí dán tã). Vì da bé sơ sinh rất non nớt, dễ bị tổn thương, nếu mẹ không chọn tã dán với kích thước phù hợp với bé và không dùng đúng cách, cẩn trọng thì nó sẽ dễ gây tổn thương trên da bé do tiếp xúc.

Vậy nên, xét cho kỹ thì mẹ chọn miếng lót cho bé sơ sinh cũng tốt hơn. Thiết kế đơn giản, và mẹ có thể chọn quần đóng tã hay miếng dán tã chất liệu mềm mịn, kích thước phù hợp với bé để sử dụng cùng miếng lót. Như vậy dù bé ngủ hay ngọ nguậy lúc tỉnh giấc thì miếng tã cũng không bị xê dịch hay tác động xấu gây tổn thương trên da bé.

Nhược điểm miếng lót sơ sinh

Mặc dù độ thấm hút tốt nhưng khả năng chống tràn thấp, nên dùng kèm với tã chéo khi sử dụng, cho trẻ thoải mái hoạt động hơn.

Nên dùng miếng lót sơ sinh hay tã giấy ?

Như đã nói ở trên tã dán có độ thấm hút và chống tràn tốt hơn nhiều so với miếng lót. Nhưng giá thành cũng cao hơn nhiều, do vậy sẽ tốn nhiều chi phí khi dùng cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng tuổi làn da vẫn còn rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài, trung bình 1 ngày trẻ ngủ 80 – 90% tổng thời gian. Tã dán rất dễ làm trầy xước, việc mặc và thay tã cũng phức tạp hơn nhiều.

Do vậy mẹ nên sử dụng miếng lót sơ sinh trong giai đoạn trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, sau 3 tháng khi trẻ bắt đầu hoạt động nhiều mẹ có thể dùng tã dán, nhưng vẫn phải cẩn trọng khi sử dụng.

Cách sử dụng miếng lót

Bước 1: Vệ sinh và thấm khô làn da của trẻ.

Bước 2: Dán miếng lót sơ sinh vào tã chéo hoặc quần đóng bỉm theo chiều dọc.

Bước 3: Mang quần hay tã vào cho trẻ cẩn thận.

Những lưu ý khi sử dụng tã dán và miếng lót sơ sinh Lưu ý khi sử dụng tã dán

Vệ sinh cho trẻ đúng cách trước khi thay tã mới, dùng khăn sạch và mềm lau các vùng mông, dưới bụng, các vùng da có nếp gấp như bẹn, kẽ đùi,…

Thoa phấn thơm sau khi vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ cho làn da nhạy cảm của bé.

Lưu ý khi mặc tã dán cho bé trai và bé gái cần phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất để cho cả bé trai bé gái thoải mái và khi đi ngoài, chất thải vẫn giữ được trong tã mà không bị tràn ra.

Advertisement

Thường xuyên thay tã cho trẻ, bé mới sinh sau 3-4 tiếng, còn bé lớn hơn thay sau 4-6 tiếng. Vì chất thải nếu tiếp xúc với làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé lâu sẽ dễ khiến vi khuẩn sinh sôi làm tổn hại đến trẻ.

Lưu ý khi sử dụng miếng lót

Khi mua miếng lót mẹ nên chú ý size và cân nặng được ghi trên bao bì để chọn đúng cân nặng của trẻ.

Không sử dụng 24 / 24 trước khi thay miếng lót mới mẹ nên vệ sinh và cho trẻ nghỉ 5 – 10 phút.

Tã dán giúp trẻ dễ dàng hoạt động hơn rất nhiều tuy nhiên lại có thể gây nên vết xước, do đó mẹ chỉ nên dùng khi sau trẻ được 3 tháng tuổi. Dù lựa chọn bất kỳ sản phẩm chăm sóc vệ sinh nào cho trẻ mẹ hãy nhớ chọn mua từ các thương hiệu chất lượng, tại cửa hàng uy tín.

Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Mẹ Phải Chăm Sóc Bé Ra Sao?

Ít làm tã ướt nhiều như bình thường.

Nhiệt độ của trẻ cao hơn 39 độ C trong một ngày.

Có nhiệt độ cao hơn 38 độ C trong hơn ba ngày.

Bị đau tai.

Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, phát triển rỉ mắt.

Ho dai dẳng hơn một tuần.

Chảy nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần.

Trẻ sơ sinh bị cảm có thể bị nhức tai – Ảnh Internet

3. Một số cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảm

Khi trẻ sơ sinh bị cảm, mẹ nên thực hiên các bước chăm sóc như sau:

3.1 Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều

Để điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảm theo cách này, đơn giản mẹ chỉ cần chuẩn bị một nơi thật thoải mái cho bé. Lúc này là thời gian mẹ có thể cho bé xem tivi yêu thích nhiều hơn quy định.

Hoặc mẹ có thể mua cho bé một món đồ chơi mới, một tập tranh tô màu mới, miễn là bé có thể vừa chơi vừa nghỉ ngơi tại giường. Nếu bé không buồn xem tivi hay chơi đùa, mẹ nên cùng tương tác với con. Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe.

3.2 Làm ẩm không khí xung quanh bé

Tắm nước ấm giúp trẻ sơ sinh bị cảm thở dễ dàng hơn – Ảnh Internet

Khi trẻ sơ sinh bị cảm, triệu chứng đầu tiên của bé thường là sổ mũi. Dịch nhầy trong mũi bé làm bé nghẹt mũi và khó thở. Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để làm lỏng các chất nhầy, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn.

Mẹ chỉ cần sắm một máy phun sương tạo độ ẩm để trị cảm cúm cho trẻ tại nhà. Nếu không, mỗi khi tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này.

Thêm vào đó, các mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và bồn tắm hoặc nhỏ vào lúc phun nước ấm, hương bạc hà cũng giúp thông mũi hiệu quả. Bé không muốn tắm? Bật nước nóng chảy để tạo hơi ẩm, ẵm bé vào phòng, ở trong đó khoảng 15 phút.

3.3 Sử dụng bộ xịt rửa mũi cho bé

Vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ sơ sinh bị cảm – Ảnh Inernet

Trẻ sơ sinh bị cảm còn quá nhỏ nên trẻ không tự hỉ mũi được. Do vậy, rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Trước khi cho bé bú khoảng 15 phút, mẹ nên thực hiện thao tác này cho con để bé dễ bú hơn. Mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi để rửa mũi cho con. Mẹ có thể tự làm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé.

Hòa tan khoảng 1/2 muỗng cà phê với 240ml nước ấm. Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

4. Cách phòng tránh bệnh cảm lạnh cho trẻ

Bệnh cảm có khả năng truyền nhiễm cao nhất khoảng 2- 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh cảm do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Hoặc bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy các mẹ nên giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

Cho trẻ tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh.

Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

Cha mẹ hoặc người thân trước khi ẵm bồng bé nên rửa sạch tay.

Khi đi làm về, mẹ không nên cho em bé bú ngay mà cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn bên ngoài lây sang bé.

Hạn chế cho bé đến những nơi đông người vì đó là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn.

Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Nên rửa tay sạch trước khi ẵm bồng bé – Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh bị cảm không gây nguy hiểm cho trẻ nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ khỏi trong vài ngày. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị kịp thời. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm. Chúc các chóng khỏe, lớn nhanh và phát triển toàn diện.

Ngọc Huyền tổng hợp

Những Điều Quan Trọng Về Đề Thi Ielts Reading

(Reading time: 4 – 8 minutes)

 Nhiều sĩ tử bước vào kỳ thi IELTS Reading mà vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết cấu trúc và phương pháp làm bài hiệu quả:

1/ Đề bài ILETS có bao nhiêu phần, mỗi phần có độ khó ra sao?

2/ Phân bổ thời gian sao cho phù hợp, nên giải quyết phần nào trước?

Vậy đề thi IELTS Reading gồm những phần nào, bao nhiêu câu và độ khó ra sao

Mục đích của Academic Reading: kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của thí sinh trên các khía cạnh:

1) Đọc hiểu ý tổng quát của toàn bài đọc,

2) Đọc hiểu ý chính của đoạn văn,

3) Đọc hiểu các ý chi tiết,

4) Thấu hiểu các ý được ám chỉ / suy luận logic ra,

5) Nhận biết được ý kiến, thái độ và mục đích của người viết,

6) Theo dõi và nắm bắt được sự triển khai các lập luận trong bài.

Để làm được điều này, đòi hỏi thí sinh phải nắm vững 3 kỹ thuật: preview, skim & scan

Thời gian: 60 phút

Thí sinh không có thời gian để chuyển đáp án sang answer sheet như phần thi IELTS Listening nên khi làm xong passage nào thì hãy viết trực tiếp đáp án vào answer sheet.

Có 2 chiến lược phân bổ thời gian:

  Passage 1 Passage 2 Passage 3

Chiến lược 1

dành cho các bạn có target từ band 6.5 trở xuống

20 phút 25 phút 15 phút

Chiến lược 2

dành cho các bạn có target từ band 7.0 trở lên

15 phút 20 phút 25 phút

Cấu trúc đề: 3 bài đọc & 40 câu hỏi

Gồm 3 bài đọc được xếp theo mức độ từ dễ đến khó (Passage 1 dễ, passage 2 khó vừa, passage 3 khó). Tổng số từ thí sinh phải đọc là khoảng 2,300 – 3,000 trên tổng số 3 bài đọc. Số lượng và nội dung câu hỏi được phân bổ như sau:

Passage 1

Số lượng từ: 500-800

Nội dung: factual/ descriptive

Passage 2

Số lượng từ: 800-1000

Nội dung: factual/ descriptive/ discursive/ analytical

Passage 3

Số lượng từ: 1000-1200

Nội dung: discursive/ analytical

Mức độ Easy 7 câu 6 câu 6 câu Nếu là đúng tất cả các câu mức độ Easy, bạn được 19 câu, band 5.0

Mức độ Medium 4 câu 4 câu 4 câu Nếu là đúng tất cả các câu mức độ Easy + Medium, bạn được 31 câu, band 7.0

Mức độ Hard 2 câu 3 câu 4 câu Nếu là đúng tất cả 40 câu, bạn được band 9.0 

Band điểm quy đổi:

Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, số câu đúng trên tổng số 40 sẽ được quy đổi ra thành thang điểm 9 của IELTS như sau:

Số câu đúng Band điểm tương ứng

40 – 39 9

38 – 37 8.5

36 – 35 8

34- 33 7.5

32 – 30 7

29 – 27 6.5

26 -23 6

22 – 19 5.5

18 – 15 5

14 – 13 4.5

12 – 10 4

9 – 8 3.5

7 – 6 3

5 – 4 2.5

Các dạng câu hỏi: Tổng cộng 12 dạng

Dạng câu hỏi Nhiệm vụ Kỹ thuật xử lý

Multiple choice    

     1) Multiple choice questions Chọn 1 đáp án đúng trong 4 đáp án từ A-D scan/skim

     2) List selection Chọn 2-3 đáp án đúng trong 4-6 đáp án từ A-G scan

Identifying    

     1) Yes/ No/ Not Given Quyết định thông tin trong câu đó là đồng ý với quan điểm hay lời khẳng định của tác giả Yes, hay không đồng ý No, hay không được đề cập Not Given scan

     2) True/ False/ Not Given Quyết định thông tin trong câu đó là True/ False/ Not Given scan 

Matching    

     1) Matching headings Chọn heading thích hợp cho từng đoạn văn trong bài đọc skim 

     2) Matching paragraphs Thông tin trong câu hỏi được đề cập ở đoạn văn nào của bài đọc scan/skim 

     3) Matching features  Phân loại thông tin trong câu hỏi vào trong số các nhóm được cho scan/skim 

     4) Matching sentence endings Làm thành câu hoàn chỉnh bằng cách ráp nửa đầu của câu với nửa sau của câu scan/skim  

Completion    

     1) Sentence   Chọn từ vựng trong bài đọc để điền vào chỗ trống tạo thành câu hoàn chỉnh scan/skim  

     2) Notes/ Summary/Table Hoàn thiện một đoạn tóm tắt (summary), đoạn ghi chú (note) hoặc bảng thông tin (table) bằng cách chọn từ vựng trong bài đọc hoặc từ vựng cho sẵn scan/skim  

     3) Flow-chart/ Diagram  Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một quy trình nào đó (flow-chart) hoặc để vào từng ô tương ứng của các bước/quá trình/chú thích của một biểu đồ (diagram) scan/skim  

Short answer Trả lời câu hỏi bằng cách chọn từ vựng trong bài với số lượng giới hạn scan 

Các vấn đề/ lỗi sai thường gặp: 1) Không tìm thấy thông tin

Nguyên do: Đọc chưa kỹ, chưa hiểu bài đọc, và chưa hiểu đề, còn làm theo kiểu matching các từ đồng nghĩa trong bài với trong câu hỏi. Bạn sẽ gặp khó khăn nếu như câu hỏi đó hỏi ý tổng quát chứ không paraphrase từng từ. Đa phần gặp vấn đề này là do bài đọc/ đoạn văn đó có nhiều từ mới mà bạn không biết (số từ mới chiếm hơn 50%).

Cải thiện: Học từ vựng + Tập trung kỹ thuật đọc nhanh để tăng đốc độ đọc mà không bỏ sót thông tin + tập kỹ thuật skim để hiểu ý toàn đoạn/ bài.

2) Khoanh vùng được thông tin nhưng đọc không hiểu/ hiểu sai ý bài đọc

Biểu hiện: Có thể khoanh vùng, biết câu trả lời nằm ở đoạn nào, những dòng nào nhưng không thể chọn được từ để điền hay chọn được câu trả lời.

Nguyên do: Có thể nắm tổng quát được ý đoạn văn nhưng không hiểu sâu, lượng từ mới khoảng mà bạn không biết khoảng 35% khiến bạn có thể đoán được nghĩa sơ sơ nhưng không thể sâu để đưa ra câu trả lời.

Cải thiện: Học từ vựng + tập kỹ thuật skim để hiểu ý toàn đoạn/ bài + tập kỹ thuật scan để hiểu các ý chi tiết.

3) Khó tập trung: đầu óc lan man khi làm bài

Biểu hiện: Đọc tới đọc lui bài đọc nhưng rất mau quên, khó tập trung, đọc đoạn này và quên ngay những thông tin vừa đọc ở đoạn trước. 

Cải thiện: Nếu gặp bài đọc mà khiến bạn mất tập trung nhiều như vậy dù đã cố gắng đọc thì tốt nhất là nên dừng lại, nhìn sơ qua các từ mới mà bạn không hiểu nghĩa. Nếu số lượng từ mới vượt quá 60% thì bạn nên tìm bài đọc khác phù hợp với trình độ bản thân để có động lực đọc.

4) Tốc độ đọc chậm: Mất nhiều thời gian để đọc nên làm bài không kịp

Biểu hiện: Đọc từng từ một, có thể đọc thành tiếng lẩm nhẩm trong miệng. Thường xuyên đọc tua lại, tức là đọc câu đó xong chưa hiểu rõ lại đọc tiếp câu đó lần nữa cho đến khi hiểu mới quay câu tiếp theo.

Nguyên do: Thói quen đọc chậm do trước giờ chưa phải đọc lượng từ nhiều như vậy trong thời gian ngắn. 

Cải thiện: Để nâng cao tốc độ đọc, trước hết bạn cần xác định tốc độ đọc hiện tại bằng tiếng Anh của bản thân. Để có thể đạt được band từ 6.0 trờ lên tốc độ đọc của bạn phải là tối thiểu 200 từ/ phút. Có nhiều cách để nâng cao tốc độ đọc. Bạn vui lòng xem bài viết ‘Tốc độ đọc và các cách nâng cao’. 

Đọc trên máy tính Đọc trên giấy Tỷ lệ trả lời đúng sau 1 lần đọc Đánh giá

100 từ / phút 110 từ / phút 50% Kém

200 từ / phút 240 từ / phút 60% Bình thường

300 từ / phút 400 từ / phút 80%  Giỏi 

700 từ / phút 1000 từ / phút 85%  Xuất sắc 

Cập nhật thông tin chi tiết về Rốn Trẻ Sơ Sinh: Những Vấn Đề Liên Quan trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!