Xu Hướng 9/2023 # Nguyên Nhân Gây Ra Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Bệnh Có Lây Không? # Top 10 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nguyên Nhân Gây Ra Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Bệnh Có Lây Không? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Gây Ra Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Bệnh Có Lây Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm da cơ địa còn có tên gọi khác là bệnh chàm. Vốn là một bệnh viêm da mãn tính phổ biến. Bệnh thường xảy ra nhất là ở trẻ em nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến cả người lớn. 

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa khá phức tạp. được cho là do quá trình phản ứng của da trên 1 cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với dị nguyên ở trong hay ngoài cơ thể.  

Trong đó có 2 yếu tố vô cùng quan trọng góp phần gây ra bệnh viêm da cơ địa. Bao gồm cơ địa dị ứng và tác động của tác nhân kích thích.

Cơ địa dị ứng:

Di truyền nhiều kiểu gen và kèm theo kích thích bên trong 

Da kém bền vững do tổn thương lớp hạt, da khô do tuyến bã kém hoạt động (dẫn đến sự suy yếu của da) 

Thay đổi miễn dịch. 

Tác nhân kích thích: 

Nội sinh bao gồm stress, rối loạn chuyển hoá, thay đổi nội tiết. 

Ngoại sinh: thức ăn (tôm, cua…), dị nguyên hít (phấn hoa, nấm mốc, bụi,..), tiếp xúc (thuốc bôi, phấn, son,….)

Trong một số trường hợp nhiều bạn có thể thấy sang thương da của bệnh viêm da cơ địa và nhầm lẫn với các bệnh da có khả năng lấy nhiễm khác. Từ đó rất sợ hãi khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị chàm. 

Tuy nhiên qua các phân tích ở trên về nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa, các bạn hoàn toàn có thể thấy được viêm da cơ địa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Chính vì vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị viêm da cơ địa mà không sợ bị lây nhiễm.

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo cách nhận biết các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở bên dưới. Để từ đó có thể nhận biết đâu là sự khác biệt của bệnh viêm da cơ địa với các bệnh có thể lây nhiễm khác.

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa là mảng hồng ban, mụn nước, kèm theo ngứa dữ dội, dễ trở thành mãn tính. Bệnh thường tiến triển từng đợt và gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Các vị trí thường xuất hiện của bệnh là:

Da đầu.

Mặt. 

Bàn tay.

Bàn chân. 

Bìu.

âm hộ. 

Đặc biệt vùng không bao giờ bị chàm là vùng niêm mạc. Và bán niêm mạc như môi, qui đầu vẫn có thể bị.

Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau tùy theo giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa. Bệnh viêm da cơ địa sẽ tiến triển qua 6 giai đoạn, bao gồm: 

Hồng ban 

Mụn nước 

Chảy nước, đóng mài 

Lên da non 

Tróc vẩy 

Lichen hóa, vết hằn cổ trâu

6 giai đoạn trên sẽ ứng với 3 giai đoạn lâm sàng là cấp, bán cấp và mạn tính: 

Giai đoạn cấp tính

Trong giai đoạn cấp tính viêm da cơ địa sẽ biểu hiện chủ yếu là những vùng đỏ da, nổi mụn nước hoặc bóng nước. Kèm theo rịn, chảy nước.

Tuy nhiên trên thực tế, các bệnh nhân có biểu hiện viêm da cơ địa có thể sẽ có giai đoạn mụn nước thoáng qua cực nhanh (đặc biệt là ở trẻ em). 

Mà nhiều biểu hiện của viêm da cơ địa thấy ở giai đoạn cấp đa phần sẽ là bề mặt ửng đỏ lên và lấm tấm rỉ dịch. 

Giai đoạn bán cấp

Trong giai đoạn bán cấp các biểu hiện chủ yếu là những vẩy da, da non lên, và vùng sang thương da sẽ khô hơn so với giai đoạn cấp tính. 

Ngoài ra trong giai đoạn này các bạn có thể thấy các sang thương biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa không còn mụn nước li ti, đã khô. Và đặc biệt là khác với mụn nước bị cào gãi ở giai đoạn cấp còn rịn nước. 

Giai đoạn mạn tính

Trong bệnh viêm da cơ địa biểu hiện ngứa là triệu chứng xuyên suốt. 

Do đó trong giai đoạn mãn tính của bệnh vùng da bị cào gãi nhiều lần sẽ tiến triển thành những mảng da dầy lên với bề mặt da có những nếp da hằn rõ ra (hay còn gọi là vết lichen hoá, hằn cổ trâu). 

Các phương pháp chủ yếu để giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa là:  

Chăm sóc da để tăng chức năng của hàng rào bảo vệ, không dùng quá nhiều các chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng 

Hạn chế tiếp xúc yếu tố bộc phát bệnh (các kích thích, sạch bụi, lông động vật, thức ăn,…) 

Tránh cào gãi, chà xát 

Chống nhiễm trùng, bội nhiễm: Tắm thuốc tím 

kháng viêm tại chỗ tùy theo giai đoạn (cấp-bán cấp-mạn) 

Chống ngứa: Kháng histamine 

Bổ sung Vit C, E, Kẽm 

Kháng sinh khi có nhiễm trùng 

Kháng viêm

….

Do bệnh viêm da cơ địa rất dễ trở nên mãn tính. Do đó khi điều trị bệnh các bạn nên chú ý một số điểm như:

Tuyệt đối tuân theo các chỉ định của bác sĩ khi điều trị, không được tự ý ngưng trị liệu khi thấy bệnh thuyên giảm

Không tự ý mua thuốc điều trị bằng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc trên thị trường.  

Cố gắng giữ ẩm cho làn da và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố bộc phát bệnh

Bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Chính vì vậy khi có người thân hay bạn bè mắc bệnh, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Mặt khác, các bạn nên khuyên người thân hay bạn bè khi mắc bệnh hãy đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách và kịp thời. 

Da Mặt Bị Ngứa Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?

Da mặt bị ngứa là bệnh gì? – Ảnh: chúng tôi mặt bị ngứa là tình trạng da bị kích ứng do nhiều nguyên nhân. Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. 

Da mặt bị ngứa là gì?

Tình trạng da mặt bị nổi sần ngứa khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi với biểu hiện là các nốt mẩn đỏ li ti có kích thước nhỏ nổi lên trên bề mặt da.

Tùy theo mức độ kích ứng mà bề mặt da có thể nổi các hạt mụn nước xen kẽ. Bên cạnh đó, cảm giác ngứa rát có thể xuất hiện khi cử động cơ mặt.

Tình trạng da nổi sần ngứa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó chịu trong các sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề khó điều trị nếu tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên phạm vi cả nước, bạn đọc có nhu cầu đi khám, điều trị da mặt bị ngứa nên lựa chọn bác sĩ khám da liễu từ xa qua video để đảm bảo an toàn.

Da mặt bị ngứa là bệnh gì? 1. Dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại có thể khiến da mặt bị dị ứng thời tiết vì cơ thể con người chưa kịp thích nghi.

Một số người bị ngứa da, nhất là ở vùng da mặt bởi đây là bộ phận tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nhiều nhất. Đi kèm với ngứa da mặt, người bị dị ứng thời tiết còn bị da ửng đỏ, đau rát.

2. Dị ứng thực phẩm

Nhiều người có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định, mà nếu vô tình sử dụng phải người bệnh sẽ có các biểu hiện chóng mặt, nôn, da mặt bị ngứa hoặc ngứa toàn thân.

Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng đó là: thủy hải sản, trứng, sữa, đậu nành…

3. Do mắc các bệnh da liễu

Người bệnh mắc các bệnh ngoài da như: viêm da dị ứng, mề đay, nấm da… sẽ có dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng ngứa ngáy khó chịu tại vùng da mang bệnh.

Cảm giác ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, không chỉ khiến người bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên” mà còn dễ khiến da bị xây xước do người bệnh gãi ngứa mạnh.

Thói quen trên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng da và biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

4. Do mắc các bệnh về nội tạng trong cơ thể

Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa cũng có thể bắt nguồn do người bệnh đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, mà cụ thể hơn là các bệnh lý về nội tạng bên trong cơ thể.

Bệnh về thận: Người bị suy thận thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ khắp người, tình trạng này càng thêm nghiêm trọng vào những ngày hè nóng bức.

Bệnh về gan: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mẩn ngứa khắp người.

Nguyên nhân là bởi khi mắc bệnh về gan, quá trình thải độc của gan bị ảnh hưởng, độc tố không được đào thải ra ngoài mà tích tụ trong cơ thể sẽ gây nóng trong, mụn nhọt và ngứa da mặt.

Bệnh về gan là nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa – Ảnh: Careplus

Ngoài ra, người thường xuyên bị ngứa da mặt cũng có thể do mắc một số bệnh lý như: tiểu đường, thiếu máu, cường tuyến giáp,…

5. Da mặt bị ngứa do nội tiết tố thay đổi

Phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên hoặc người trong độ tuổi tiền mãn kinh… thường bị thay đổi và rối loạn nội tiết tố. Việc thay đổi này làm cho nồng độ estrogen bị giảm làm cho da tiết bã nhờn nhiều hơn gây ra mụn và ngứa, nổi mẩn đỏ khắp người.

6. Da mặt bị ngứa do thói quen uống ít nước

Cơ thể con người 70% là nước, thế nhưng hầu như mọi người lại có thói quen lười uống nước hay thậm chí không uống.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước sẽ làm cho tuyến bã nhờn hoạt động kém, làn da không duy trì được độ ẩm nên da bị khô, sần sùi, bong tróc ngứa, sần sùi gây tổn thương da.

7. Mặt ngứa nổi mụn nhỏ do vệ sinh chưa đúng cách

Da mặt là vùng da rất nhạy cảm lại thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời, các chất độc hại cùng hóa mỹ phẩm… Nếu bạn không biết cách vệ sinh khoa học, làm cho bụi bẩn bám vào lỗ chân lông gây bít dẫn đến tình trạng nổi mụn, nổi mẩn.

Bị ngứa da mặt có nguy hiểm không?

Những cơn ngứa da mặt thông thường sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh ngay.

Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện thường xuyên, mức độ nặng hoặc kéo dài, bạn có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm:

Tổn thương da mặt: Ngứa nhiều và gãi liên tục có thể khiến da mặt bị tổn thương, chảy máu, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Mất thẩm mỹ: Những trường hợp nhẹ có thể chỉ gây ra những tổn thương tạm thời, sớm hồi phục sau khi áp dụng các biện pháp điều trị. Với những trường hợp nặng, da mặt có thể xuất hiện sẹo lồi, sẹo rỗ, vết thâm nám, tàn nhang, lão hóa… gây mất thẩm mỹ và khó hồi phục.

Mất tự tin: Mất thẩm mỹ là những nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị mất tự tin, e ngại trong giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hằng ngày.

Nguy cơ lão hóa sớm: Các tổn thương trên da mặt do ngứa có thể khiến cấu trúc da bị phá hủy. Điều này sẽ khiến nguy cơ lão hóa tăng cao.

Da mặt bị ngứa khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng da mặt bị ngứa ở mức độ nặng, kéo dài, không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Để tránh nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu ngay khi có những triệu chứng như:

Da mặt bị ngứa kéo dài trên 2 tuần, không có dấu hiệu cải thiện khi thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà và các loại kem không kê đơn.

Da có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, mụn nước, mụn mủ, chảy dịch…

Có triệu chứng toàn thân đi kèm như sút cân, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức…

Ngứa kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó chịu, mất tập trung…

Nếu như chưa có thời gian thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, bạn có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa qua video để được định hướng phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị khi da mặt bị ngứa tại nhà

Những biện pháp tự nhiên chăm sóc và điều trị da mặt bị ngứa thường sử dụng các loại nguyên liệu cây cỏ, dược liệu thông thường và quen thuộc trong đời sống.

Biện pháp tự nhiên phù hợp với tình trạng ngứa ở mức độ nhẹ – Ảnh: soha

Cần lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng ngứa ở mức độ nhẹ, trong giai đoạn khởi phát. Đối với những người có làn da nhạy cảm, nên thử trước ở vùng da nhỏ để chắc chắn an toàn và không bị kích ứng khi sử dụng.

Nguyên liệuCách thực hiện

1 nắm lá bạc hà

500ml nước nóng

Lá bạc hà rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào đun sôi cùng phần nước đã chuẩn bị.

Để nguội sau đó dùng uống khi cảm thấy da mặt bị ngứa râm ran.

Cách này có thể dùng 1 – 2 lần mỗi ngày vừa giúp bù nước, giảm khó chịu ngoài da và bổ sung độ ẩm trên nền da của bạn.

Mật ong khoảng 10 ml (chú ý dùng mật ong nguyên chất không pha đường)

Mật ong nguyên chất bạn lấy ra và đun nóng nhẹ.

Để nguội mật ong sau đó áp dùng trực tiếp trên da để làm giảm tình trạng da mặt bị ngứa.

Để nguyên trên da trong thời gian từ 10 – 15 phút để giúp làm giảm khó chịu và ngứa trên da mặt.

Có thể áp dụng cách này khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày để giúp làm giảm tình trạng ngứa và khó chịu trên da mặt.

Nha đam 1 lá

Lá nha đam đem gọt vỏ sau đó cạo lấy phần gel nha đam.

Rửa sạch da mặt trước khi sử dụng.

Xoa trực tiếp phần gel trong lá nha đam lên da mặt, tại vị trí da mặt bị ngứa.

Sau khoảng 15 – 20 phút bạn có thể rửa lại với nước để làm sạch.

Có thể áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần để cải thiện ngứa da mặt.

1 lòng trắng trứng và 1 muỗng sữa tươi

Hai nguyên liệu đem trộn đều.

Sau khi rửa mặt thật sạch và làm khô thì thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên mặt.

Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút, rồi rửa lại với nước ấm và thấm khô với khăn mềm.

1 quả dưa leo

Dưa leo đem rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.

Sau đó, rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, dùng khăn mềm thấm khô.

Đắp trực tiếp từng lát dưa lên mặt.

Thư giãn khoảng 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước mát.

Ngăn ngừa tình trạng ngứa da mặt

Để ngăn ngừa tình trạng da mặt bị ngứa, bạn cần chăm sóc da đúng cách với những lưu ý sau:

Uống nhiều nước để giữ nước

Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Sử dụng dưỡng ẩm để ngăn ngừa khô da

Sử dụng các loại kem dưỡng cho da nhạy cảm

Lựa chọn kem dưỡng ẩm không quá đặc vì có thể gây tắc lỗ chân lông

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề như:

Không gãi vào vùng da ngứa

Hạn chế các thực phẩm đã từng gây dị ứng

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm đã cũ từ 6 đến 12 tháng

Trong mùa lạnh, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho làn da không bị khô

Bạn nên tắm nước ấm hoặc nước mát để bảo vệ mức độ ẩm trong da, tránh tắm nước quá nóng

Đảm bảo tránh các chất, thành phần hoặc vật liệu gây kích ứng da có thể bao gồm xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, một số kim loại trong đồ trang sức (như niken)…

Khám, tư vấn điều trị Da mặt bị ngứa với bác sĩ từ xa

Da mặt bị ngứa hoàn toàn có thể được thăm khám và điều trị hiệu quả với bác sĩ chuyên khoa Da liễu từ xa. Đây là hình thức khám thuận tiện, dễ dàng ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Khi khám từ xa, bạn đọc sẽ được lựa chọn bác sĩ giỏi phù hợp với nhu cầu, bệnh lý gặp phải bởi các thông tin của bác sĩ rất chi tiết. Ngoài ra, bác sĩ khám theo giờ đặt hẹn của bệnh nhân, vì vậy không mất nhiều thời gian chờ đợi tại phòng khám giống như khi đi khám trực tiếp tại phòng khám, bênh viện.

BookingCare là Nền tảng Y tế – Chăm sóc sức khỏe toàn diện, hỗ trợ đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện phòng khám và tư vấn online qua Video với bác sĩ. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể lựa chọn hình thức khám phù hợp. 

Bệnh Mù Màu Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh

Con người sở hữu một đôi mắt được xếp vào hàng tốt nhất trong tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu một đôi mắt có thể nhìn được thế giới muôn màu, có những người nhìn thấy mọi vật xung quanh với màu sắc ảm đạm hơn rất nhiều – đó là do chứng bệnh “mù màu” gây nên.

Những người mắc bệnh mù màu nhẹ thường chỉ phát hiện một cách tình cờ vì nó không ảnh hưởng nhiều đến đời sống thường ngày.

Bệnh mù màu là gì?

Mù màu còn được gọi như bệnh rối loạn sắc giác. Nó biểu hiện tình trạng mắt không phân biệt được các màu sắc của vật như màu đỏ, xanh lá, xanh lam hoặc khi pha trộn các màu này với nhau.

Tùy vào mức độ mà người bệnh có khả năng nhận biết được một phần màu sắc hoặc không nhìn thấy hoàn toàn. Bệnh lý về mắt này không ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên người bị bệnh mù màu sẽ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như công việc và có thể di truyền cho thế hệ sau.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu

Theo BS CK II. Nguyễn Đỗ Thanh Lam, Khoa khúc xạ – Bệnh viện Mắt Sài Gòn, bệnh mù màu xảy ra khi người bệnh gặp phải các vấn đề về sắc tố trong mắt, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù màu.

Về cấu tạo, sự phân tích màu sắc chủ yếu được thực hiện bởi các tế bào nón tập trung ở hố trung tâm của võng mạc. Bệnh mù màu sẽ xảy ra khi các tế bào hình này mất khả năng phân biệt màu sắc. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh mù màu đó là:

Rối loạn di truyền

Thường bạn sẽ mất khả năng nhìn ra màu đỏ – xanh lá, trong khi mù màu xanh dương – vàng thì hiếm gặp hơn. Bệnh có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Cả hai mắt đều có khả năng bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng thường sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời.

Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc

Một số loại thuốc chứa tác dụng phụ không mong muốn, có thể làm thay đổi khả năng phân biệt màu sắc của bạn. Chẳng hạn như một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý…

Biến chứng khi mắc một số bệnh mạn tính khác

Nếu bạn mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, Parkinson, nghiện rượu mạn tính, bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, bạn cũng có thể bị mù màu.

Những bệnh này thường ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng đến cả hai bên. Sau khi điều trị các bệnh trên, chứng mù màu có thể giảm nhẹ hoặc được phục hồi.

Tình trạng lão hóa

Thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng sẽ giảm đi từ từ như là một phần của sự lão hóa, gây ra tình trạng mù màu ở người già.

Triệu chứng của bệnh mù màu

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của người bị mù màu là:

Không phân biệt được một số màu sắc nhất định, nhưng những màu khác thì có thể nhận ra được.

Có vấn đề về thị lực nhưng đa số người bệnh không phát hiện ra.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt các màu xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng, nặng thì không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.

Chỉ thấy được màu đen, trắng và xám nhưng trường hợp này rất hiếm.

Chỉ thấy được một số sắc thái trong khi người bình thường có thể thấy được hàng nghìn sắc thái khác nhau.

Cách khắc phục bệnh mù màu

Đáng tiếc là hiện nay chưa có cách chữa khỏi được hoàn toàn bệnh mù màu. Tuy nhiên vẫn có một vài biện pháp có thể khắc phục, giảm triệu chứng mù màu như:

Thông báo đến giáo viên phụ trách nếu trẻ bị mù màu để nhận sự hỗ trợ từ phía nhà trường và hạn chế những khó khăn mà trẻ sẽ gặp phải trong việc phân biệt màu sắc.

Nếu bạn bị mù màu do tác dụng phụ của thuốc hoặc do biến chứng của các loại bệnh mạn tính, hãy ngừng thuốc và điều trị bệnh gốc cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng mù màu.

Sử dụng kính lọc màu – loại kính mới được các nhà khoa học phát triển nhằm tăng độ tương phản giữa những màu mà bệnh nhân không phân biệt được. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có vai trò trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng, chứ không thể điều trị tận gốc bệnh mù màu.

Điều quan trọng là người bị mù màu, đặc biệt là mù màu đa sắc cần tập thói quen sinh hoạt sống cùng với bệnh mù màu: Nếu bạn không thể phân biệt các màu sắc của đèn giao thông, hãy ghi nhớ thứ tự của các màu sắc để tuân thủ đúng luật và lưu thông trên đường an toàn.

Các ứng dụng trên điện thoại thông minh ngày nay cũng có thể giúp người bị mù màu nhận diện được các màu sắc dễ dàng hơn.

Advertisement

Cách phòng tránh bệnh mù màu

Để phòng tránh phần nào bệnh mù màu người bệnh cần phải:

Tuy chưa có cách điều trị bệnh mù màu do di truyền, tuy nhiên chẩn đoán trước sinh có thể tránh con cái sau này mắc bệnh: Kiểm tra sức khỏe, bộ nhiễm sắc thể trước khi lập gia đình để xem có ai bị không.

Phải có đồ bảo hộ cho mắt khi tiếp xúc với hóa chất.

Tránh chấn thương vùng mắt và đầu, gây tổn thương đến thị giác.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu có phát hiện gì bất thường về thị giác cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kiểm tra toàn diện về thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cho trẻ trước khi bắt đầu đi học.

Nguồn: Vinmec

Những Nguyên Nhân Viêm Cổ Tử Cung Có Thể Bạn Chưa Biết

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm ở cổ tử cung do nhiễm trùng hay nguyên nhân khác. Các dấu hiệu ban đầu có thể bao gồm tiết dịch bất thường hay chảy máu âm đạo, nổi chấm đỏ ở cổ tử cung. Bạn sẽ được Bác sĩ đề nghị làm một số xét nghiệm kiểm tra các nguyên nhân viêm cổ tử cung nói riêng cũng như tầm soát các bệnh lí vùng chậu nói chung. Nhất là cần phát hiện và điều trị sớm đối với nhiễm trùng do chlamydia và bệnh lậu.

Cổ tử cung là đoạn hẹp ở phần dưới của tử cung và hướng ra âm đạo. Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở vị trí cổ tử cung. Tình trạng viêm có thể do:

Nhiễm trùng: thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Không phải nhiễm trùng: do tác động vật lý hoặc hóa học, làm tổn thương hay kích ứng niêm mạc cổ tử cung.

Những bệnh lí nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) có thể gây viêm cổ tử cung, bao gồm:

Nhiễm Chlamydia

Đây là một tình trạng phổ biến thường ảnh hưởng đến cả hai giới trong độ tuổi từ 18 đến 25. Bệnh lây qua đường tình dục khi không sử dụng bao cao su. Nhiều người nhiễm Chlamydia nhưng không có triệu chứng. Vậy nên, vi khuẩn càng dễ dàng có nhiều cơ hội lây truyền.

Các triệu chứng tiến triển và xuất hiện rõ rệt khi tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn. Chẩn đoán nhiễm loại vi khuẩn này có thể được thực hiện bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc phết chất nhầy bằng tăm bông ở bộ phận sinh dục.

Hầu hết bệnh nhân hồi phục tốt sau khi điều trị. Nhưng nếu không được điều trị, Chlamydia có thể gây tổn thương cơ quan sinh sản và dẫn đến vô sinh.

Bệnh lậu

Do một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nó thường gây ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục như tử cung, cổ tử cung, âm đạo… Tuy nhiên, những cơ quan như trực tràng, mắt, họng đều có thể bị nhiễm vi khuẩn Neisseria.

Một số ít nam giới và khoảng một nửa trường hợp phụ nữ bị nhiễm bệnh lậu nhưng không có bất kì triệu chứng nào. Nếu có, các triệu chứng do vi khuẩn này gây ra sẽ khác nhau tùy thuộc vào bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng.

Các trường hợp mới mắc bệnh lậu hầu như luôn xảy ra sau khi quan hệ tình dục với bạn tình đã mắc bệnh. Nhiễm Neisseria cũng có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh.

Mụn rộp sinh dục do virus herpes simplex (HSV)

Đây là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến cả đàn ông và phụ nữ. Bệnh do virus herpes simplex nhóm 2 gây ra. Đôi khi vẫn do virus herpes simplex nhóm 1 gây tổn thương. Nhiễm HSV rất dễ lây lan. Đường lây truyền có thể qua tiếp xúc trực tiếp với da, miệng hay quan hệ tình dục.

Các mụn rộp sinh dục thường gây cảm giác bị châm chích hoặc đau, kèm theo sốt hoặc nổi hạch ở bẹn. Những triệu chứng của tình trạng này có xu hướng tái phát lại. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc không khỏe.

Trong số những tác nhân nhiễm trùng, bệnh do Chlamydia trachomatis và lậu là nguyên nhân viêm cổ tử cung phổ biến nhất. Tuy nhiên, thường không thể xác định được loài vi sinh vật gây bệnh.

Ít phổ biến hơn, viêm cổ tử cung có thể do các yếu tố như:

Viêm âm đạo do vi khuẩn: tình trạng mất cân bằng của vi khuẩn thường sống trong âm đạo.

Dị ứng với các hóa chất có trong bao cao su, chất diệt tinh trùng, thuốc tránh thai hoặc thụt rửa.

Tổn thương từ các thủ thuật phụ khoa hay dị vật trong cổ tử cung như dụng vụ tránh thai, vòng nâng cổ tử cung (vòng Pessary).

Bệnh lí ung thư.

Thông thường, viêm cổ tử cung không gây ra bất kì triệu chứng. Bạn đôi khi biết mình mắc bệnh sau khi bác sĩ khám phụ khoa vì một lý do khác hay kiểm tra sức khỏe định kì. Nếu bạn có các triệu chứng, chúng có thể bao gồm:

Tiết dịch âm đạo bất thường, có thể thay đổi màu sắc, lượng dịch hay mùi hôi.

Đi tiểu nhiều lần kèm cảm giác đau rát.

Đau khi quan hệ tình dục.

Chảy máu giữa những chu kỳ kinh nguyệt.

Nổi mụn nước hoặc loét vùng bộ phận sinh dục.

Các phát hiện khi khám phụ khoa có thể thấy tiết dịch mủ, nhầy, bong tróc cổ tử cung hay hình ảnh nổi chấm đỏ và phù nề cổ tử cung.

Tình trạng viêm cổ tử cung có thể lây lan đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Khi đó, được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID). Nếu bị viêm vùng chậu, bạn có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau phần bụng dưới rốn hoặc sốt.

Để giảm nguy cơ bị viêm cổ tử cung do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hãy sử dụng bao cao su đều đặn và đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục. Bao cao su rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và chlamydia. Chúng là những nguyên nhân viêm cổ tử cung thường gặp nhất và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vậy nên, hãy bảo vệ cho chính bạn và bạn tình bằng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

8 Bệnh Ung Thư Do Hút Thuốc Lá Gây Ra

Ung thư vú

Hiệp hội Ung thư Mỹ đã công bố hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vú. Khi họ bỏ thuốc, rủi ro mắc bệnh sẽ giảm xuống còn 13%.

Theo BS. Trần Nguyên Hà- Trưởng khoa Nội 4, BV Ung bướu TPHCM, ung thư vú hiện nằm trong top 5 các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ Việt Nam và dự đoán sẽ vươn lên đứng đầu với 11.000 trường hợp mắc mới ung thư vú mỗi năm.

Ung thư vú

Ung thư gan, ung thư dạ dày Ung thư cổ tử cung

Ung thư gan, ung thư dạ dày

Bệnh ung thư cổ tử cung không chỉ lây qua đường tình dục mà còn có nguyên nhân từ thuốc lá. Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ có thói quen hút thuốc sẽ dễ bị ung thư cổ tử cung hơn người bình thường. Bệnh ung thư này không chỉ ảnh hưởng cuộc sống vợ chồng mà còn hủy hoại sức khỏe, thậm chí có thể tước đi thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư thận và bàng quang

Ung thư cổ tử cung

Theo các chuyên gia thì hút thuốc lá thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu như ung thư thận, ung thư bàng quang. Nữ có thể vô sinh, nam có thể bị suy giảm sinh lí.

Người ta cũng nhận thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư thận và ung thư bàng quang tăng lên ở những nơi có nhiều người có thói quen hút thuốc lá. Trong tổng số những người tử vong vì ung thư bàng quang thì ước tính có khoảng 40-70% là do hút thuốc lá.

Ung thư thận và bàng quang

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản được đánh giá là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng triệu chứng thì khó nhận biết. Nguyên nhân chính gây nên ung thư thực quản là do hút thuốc lá. Đối với những người hút thuốc lá thì nguy cơ ung thư thực quản cao hơn những người không hút thuốc 8-10 lần.

Tuy nhiên, những người vừa hút thuốc, vừa uống rượu thì nguy cơ ung thư thực quản tăng lên khoảng 25-50%. Các triệu chứng điển hình nhất cảnh báo có thể bị ung thư thực quản là nghẹn, nuốt vướng và đau.

Ung thư khoang miệng

Ung thư thực quản

Trong đời sống hàng ngày, những người nghiện rượu thường hay nghiện thuốc lá. Rượu và thuốc lá là 2 yếu tố gây nên các bệnh ung thư vùng đầu, mặt, cổ. Hai loại này kết hợp với nhau càng làm tăng nguy cơ bị ung thư. Các hóa chất trong thuốc lá và rượu sẽ làm bỏng niêm mạc miệng. Lâu dần khiến các tổn thương trong khoang miệng càng nặng thêm, lan rộng và gây ra ung thư.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra các bệnh như: ung thư lưỡi, ung thư lợi hàm, amidal… Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư ở vùng khoang miệng cao gấp 27 lần so với những người không hút thuốc lá.

Ung thư thanh quản

Ung thư khoang miệng

Theo nghiên cứu thuốc lá có chứa hàng trăm chất độc hại cho cơ thể con người, nó gây tổn thương cho các tế bào, làm biến đổi cấu trúc gen và gây nên bệnh ung thư. Khi các chất độc hại từ thuốc lá đi vào cơ thể, nó tác động trực tiếp lên niêm mạc thanh quản. Lâu dần nó sẽ phá hủy tế bào dây thanh và hình thành khối u.

80% số người ung thư thanh quản là do hút thuốc lá. Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 12 lần so với những người không hút thuốc.

Ung thư thanh quản

Ung thư phổi

Không những người trực tiếp hút thuốc lá có hại mà nó còn ảnh hưởng đến những người hít phải khói thuốc lá. Người ta nhận thấy, những người không hút thuốc lá mà kết hôn với người hút thuốc lá thì tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn 20% so với những người kết hôn với người không hút thuốc lá.

Ung thư phổi

Thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây nên rất nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm. Không những người trực tiếp hút thuốc lá có hại mà những người xung quanh khi ngửi mùi thuốc lá cũng nguy hiểm không kém. Vì sức khỏe của chính mình và những người xung quanh, hãy nói “không” với thuốc lá.

Đăng bởi: Nè Quân

Từ khoá: 8 Bệnh ung thư do hút thuốc lá gây ra

Nhược Thị Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Nhược thị là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thị lực của một (hoặc hai bên) mắt bị kém đi do hoạt động không ăn khớp với não bộ. Có nghĩa là, vì một lý do nào đó mà mối liên kết giữa mắt và não bộ không được phát triển đầy đủ. Điều này khiến cho hình ảnh từ mắt bệnh bị não bỏ qua. Hậu quả là thị lực bị suy giảm.

Nếu bị nhược thị vĩnh viễn, bạn sẽ không thể nhìn được chính xác chỉ với một mắt. Ví dụ như ngay cả ở mức độ nhẹ, bạn cũng sẽ không có cảm giác tốt về chiều sâu khi nhìn vào một vật (ở không gian 3 chiều).

Hiện tạ, bạn vẫn nhìn được tốt và đủ khả năng để sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu mắt khỏe bị tổn thương hoặc bị bệnh, bạn sẽ gặp phải một vấn đề về thị lực hết sức trầm trọng. 

Thị lực của trẻ phát triển trong suốt những năm đầu đời. Theo thời gian, mối liên kết giữa mắt và não bộ cũng được hình thành. Quá trình này diễn ra từ sau sinh cho đến khi trẻ 7 tuổi. Sau đó, chúng sẽ trở nên ổn định và khó có thể thay đổi.

Nếu vì một nguyên nhân nào đó, trẻ không thể dùng một hoặc cả hai mắt một cách bình thường, mối liên kết giữa não và mắt không được phát triển đầy đủ, nhược thị sẽ xảy ra.

Có nhiều bệnh của mắt có thể dẫn đến nhược thị, trong đó 3 nguyên nhân chính là:

Lác mắt (hay còn gọi là lé): xảy ra khi hai mắt không nhìn cùng một hướng. Có nghĩa là khi một mắt nhìn thẳng ra phía trước thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Khi đó, hai hình ảnh sẽ được truyền về cùng một lúc. Não sẽ bỏ qua những tín hiệu từ một trong hai mắt để tránh hiện tượng nhìn đôi.

Tật khúc xạ: bao gồm cận thị, viễn thị hay loạn thị. Một bên mắt có thể bị nặng hơn so với bên còn lại. Có nghĩa là hình ảnh bên đó sẽ bị mờ đi đáng kể.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh: thủy tinh thể bị đục sẽ ngăn chặn ánh sáng đi vào mắt. Từ đó, quá trình hình thành đường dẫn truyền bị ảnh hưởng.

Nhược thị thường chỉ ảnh hưởng một bên mắt. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh thường rất khó để nhận biết.

Trẻ có thể không để ý rằng một bên mắt của mình nhìn kém. Và bạn cũng sẽ không phát hiện ra điều này chỉ bằng quan sát thông thường. Nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là những bất thường có thể nhìn thấy được, các triệu chứng đôi khi chỉ xuất hiện thông qua các bài kiểm tra thị lực.

Cũng cần lưu ý rằng thị lực kém ở một bên mắt không phải luôn luôn là nhược thị. Bạn cần đến gặp bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

Trẻ nên được khám mắt lần đầu vào lúc 6 tháng. Lần khám tiếp theo vào lúc 3 tuổi và sau đó là mỗi năm 1 lần trong thời gian đi học.

Nếu trẻ ở một trong các tình huống sau, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao hơn bình thường:

Có người thân bị nhược thị.

Sinh non.

Cân nặng lúc sinh thấp.

Mắc các bệnh lý nghiêm trọng ở mắt như lác mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh.

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc hai bên mắt. Nguyên nhân là các bất thường trong quá trình phát triển ở những năm đầu đời. Bệnh thường gây ra bởi các tật khúc xạ, lác mắt hay đục thể thủy tinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Rất khó để nhận biết trẻ có đang bị nhược thị hay không chỉ bằng quan sát hằng ngày. Các nguyên nhân gây bệnh có thể hiện diện như một dấu hiệu gợi ý nhưng không phải luôn luôn tồn tại. Kiểm tra thị lực toàn diện cho trẻ vào thời điểm 6 tháng, 3 tuổi và mỗi năm trong thời gian đi học là cần thiết để phát hiện sớm các bất thường.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Gây Ra Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Bệnh Có Lây Không? trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!