Xu Hướng 9/2023 # Mướp Bị Thối Quả, Nguyên Nhân &Amp; Hướng Khắc Phục # Top 14 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mướp Bị Thối Quả, Nguyên Nhân &Amp; Hướng Khắc Phục # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mướp Bị Thối Quả, Nguyên Nhân &Amp; Hướng Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Mướp bị thối trái, rụng trái do bệnh thối trái non

Đây là bệnh rất phổ biến trên cây mướp, dẫn đến hiện tượng mướp bị vàng và thối, khiến cho năng suất cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh thối trái non thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm và nhiệt độ cao. Bệnh không chỉ khiến cho mướp bị thối quả, mà nó còn gây hại trên lá, hoa và chồi hoa.

Bệnh thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây mướp ra hoa và thụ phấn, bệnh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm 5 – 7 ngày hoa cho ra trái. Mô cây mướp ở chỗ bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, các bào tử nấm bệnh lan nhanh xuống phần dưới, làm mô bị chết và thối mềm ra, dẫn đến việc trái mướp bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị teo lại. Nếu cây mướp bị bệnh thối trái non gây hại nặng, có thể khiến cho cả bộ rễ cây bị thối, dẫn đến chết cây. Nấm lưu tồn trong xác bã thực vật và được lan truyền đến hoa khác bởi côn trùng, nước tưới, hoặc gió do đó, khả năng lây bệnh rất nhanh.

Để phòng ngừa mướp bị thối quả do bệnh thối trái non, bạn cần phải trồng cây với mật độ thích hợp, tưới tiêu hợp lý và thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Trong quá trình bón phân, cần tăng cường bón phân chuồng ủ mục và chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng cho đất. Nếu mướp bị bệnh thối trái non, cần hạn chế tưới nước vào buổi chiều để ngăn chặn bệnh lây lan nhanh. Bạn có thể sử dụng thuốc hóa học như các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin hoặc hỗn hợp Mandipropamid và Chlorothalonil để phun ngừa, tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đủ thời gian cách ly thuốc trước khi thu hái quả.

2. Mướp bị thối quả do ruồi đục quả

Một nguyên nhân nữa khiến cho mướp bị thối quả, rụng quả đó là do ruồi đục quả gây ra. Loại ruồi này có tên khoa học là Bactrocera curcurbitae. Rất nhiều người thấy chúng bay trên các giàn mướp, lầm tưởng chúng là những con ong vàng châm quả.

Ruồi trưởng thành có cơ thể dài từ 6 – 9 mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm màu đen. Thân ruồi đục quả trưởng thành có màu vàng nâu đỏ với những vân vàng, cánh trong suốt. Chúng nhìn giống như con ruồi nhà nhưng có kích thước nhỏ hơn và thường hoạt động vào ban ngày.

Trứng của ruồi đục quả có hình hạt gạo, màu trắng sữa. Khi sắp nở, trứng chuyển sang màu vàng nhạt. Khi trứng nở thành dòi, ban đầu dòi đục quả chỉ dài khoảng 1,5 mm, khi phát triển đầy đủ, nó dài khoảng 6 – 8 mm. Dòi có màu vàng nhạt và miệng có móc. Đến thời điểm dòi phát triển đầy đủ, nó búng mình rơi xuống đất để hóa nhộng và làm nhộng trong lòng đất. Thời gian làm nhộng khoảng 7 – 12 ngày, nếu gặp trời lạnh thì thời gian dài hơn. Nhộng có chiều dài 5 – 7 mm, hình trứng dài, ban đầu nó có màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa (khi nhộng biến thành ruồi trưởng thành) có màu nâu đỏ.

Đến thời kì sinh sản, ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả mướp rồi đẻ vào đó một chùm khoảng 5 – 10 trứng. Chỗ vỏ quả bị ruồi đục có màu đen, mềm và ứ nhựa quả, tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công làm mướp bị thối quả, khiến quả bị teo rụng hoặc vẫn bám trên cây.

Không chỉ có vậy, khi trứng nở thành dòi, chúng đục ăn ruột bên trong quả, khiến quả bị bội nhiễm nên mướp bị thối quả rất nhanh, khiến quả bị hỏng, rồi rụng xuống, hoặc kém phát triển, hình dạng méo mó và làm quả ăn rất đắng.

Cây Cà Tím Bị Vàng Lá, Nguyên Nhân Và Hướng Xử Lý

Cây cà tím cũng là một cây họ cà nên khi trồng thường cũng gặp một số bệnh trên cây họ cà như bệnh vàng lá. Khi gặp tình trạng này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục nhanh nhất giúp cây phục hồi tránh làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Đối với chị em trồng cà tím trong thùng xốp, tình trạng cây cà tím bị vàng lá ít xảy ra hơn nhưng không phải là không có. Nếu phát hiện cây đang có dấu hiệu bị bệnh thì chị em cũng nên tìm nguyên nhân để có hướng xử lý sớm.

Nguyên nhân cây cà tím bị vàng lá

Cây cà tím bị vàng lá có rất nhiều kiểu khác nhau, tùy vào từng kiểu vàng lá mà bạn có thể xác định được nguyên nhân tại sao cây bị vàng lá. Thông thường bạn sẽ thấy một số dạng vàng lá tương ứng với các nguyên nhân sau:

Vàng lá tự nhiên: các lá già ở gần gốc nếu bạn không cắt tỉa sớm thì cũng sẽ ngả vàng và trở nên khô héo dần.

Vàng lá do úng nước: cà tím bị úng nước sẽ khiến rễ bị hỏng rất nhanh. Khi rễ bị hỏng cây sẽ có tình trạng héo, lá ngả vàng và chết rất nhanh.

Cây cà tím bị vàng lá do thiếu chất: đất đai khô khằn, bạc màu, không có dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng mất cân đối cũng là một trong những nguyên nhân khiến lá của cây cà tím đổi màu. Đối với các chị em trồng cà tím trong thùng xốp thì vấn đề dinh dưỡng có thể đôi lúc không đảm bảo tốt nhưng thường không đến nỗi khiến cây bị vàng lá.

Vàng lá do côn trùng chích hút: rất nhiều loài côn trùng chích hút là nguyên nhân khiến lá cây bị vàng. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra các loại côn trùng chích hút này bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp là có thể thấy được.

Cây cà tím bị vàng lá do bệnh hại: bệnh hại khiến lá cà tím bị vàng có thể do nấm hoặc virus gây ra. Một bệnh khá điển hình trên cây họ cà là bệnh khảm vàng lá. Bệnh này do virus gây ra khiến ngọn bị xoăn, lá vàng, cây không phát triển được. Còn có một bệnh khác là bệnh thán thư, sương mai trên cây họ cà cũng khiến lá bị vàng. Bệnh này do nấm hại gây ra.

Cách khắc phục bệnh vàng lá trên cây cà tím

Khi các bạn xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng vàng lá trên cây cà tím thì việc khắc phục sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Với các nguyên nhân trên, các bạn có thể phân biệt và chuẩn đoán được nguyên nhân khá dễ dàng. Trường hợp lá già tự nhiên thì chỉ có những lá già bị vàng sau đó khô dần. Trường hợp cây bị úng nước bạn có thể thấy ngay đất trồng bị ẩm ướt lâu ngày gây ra. Vàng lá do thiếu chất thì do thiếu phân bón hoặc đất bạc màu, đất trở nên cứng, khó thấm nước. Vàng lá do côn trùng chích hút có thể phát hiện bằng mắt hoặc dùng kính lúp. Nếu không phải các nguyên nhân trên thì thường do bệnh hại gây ra.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh vàng lá trên cây cà tím mà bạn sẽ biết cách khắc phục khác nhau:

Các lá già tự nhiên bạn nên tỉa định kỳ lá già vừa để cây phát triển tốt hơn mà lại tránh được các mầm bệnh phát sinh.

Cây bị úng nước bạn nên tìm mọi cách thoát nước thật nhanh cho cây. Có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ để cây ra thêm rễ mới bù lại các rễ bị hỏng do úng nước.

Cây thiếu chất bạn nên bón cho cây các loại phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng và cải tạo đất.

Vàng lá do côn trùng chích hút bạn có thể dùng các thuốc chế phẩm sinh học để phun cho cây. Bạn cũng có thể pha nước với dấm và ớt để phun cho cây nhiều lần cũng giúp diệt các loại côn trùng này.

Như vậy, có thể thấy trường hợp cây cà tím bị vàng lá cũng không phải hiếm gặp và cũng có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Thông thường bệnh vàng lá trên cây cà tím do côn trùng chích hút hoặc do bệnh hại gây ra. Côn trùng chích hút bạn có thể xử lý bằng các phương pháp sinh học vừa an toàn lại thân thiện với môi trường. Nếu cây bị bệnh hại thì sẽ cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để có thể đảm bảo xử lý triệt để bệnh trên cây cà tím.

Hay Bị Khó Thở Khi Mang Thai (Nguyên Nhân &Amp; Cách Giải Quyết)

Tình trạng hay bị khó thở khi mang thai là một số vấn đề có thể xảy ra với phụ nữ mang thai do thay đổi nồng độ hormone cùng với thiếu máu. Hầu hết phụ nữ bị khó thở khi mang thai đều khá lo lắng về tác động đối với sức khỏe của thai nhi. Nếu bạn lo lắng về khó thở khi mang thai, bạn chỉ cần tìm hiểu một số lý do và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, sẽ ổn thôi. Đặc biệt khi mang thai, người thân phải theo dõi cẩn thận bà bầu để bảo vệ sức khỏe của Mẹ và Bé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị khó thở ?

Khi mang thai, mẹ bầu cần thở nhanh hơn để nạp thêm oxy vào cơ thể và hiện tượng này mẹ bầu không cần phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, tình trạng khó thở là khác nhau, đôi khi nguyên nhân đơn giản là do quần áo quá chật không thoáng mát hoặc khi chiến đấu chống lại cơn buồn ngủ sắp tới. Đôi khi vấn đề hô hấp ở phụ nữ mang thai phức tạp hơn do một trong những lý do sau đây.

Thiếu máu

Thiếu máu có thể là do thiếu sắt và thường đi kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt … Nếu thiếu máu nghiêm trọng sẽ dẫn đến khó thở và cần được giải quyết ngay lập tức để tránh tình trạng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Sự phát triển của tử cung

Tử cung sẽ phát triển theo thời gian trong thai kỳ để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, nhưng tử cung càng lớn thì càng có nhiều khả năng nó sẽ nằm trên cơ hoành. Điều này hạn chế khả năng mở rộng của cơ bắp và gây khó thở. Đặc biệt là khi mẹ mang thai song sinh hoặc đa thai, áp lực càng lớn và nhịp thở càng tệ.

Tác động từ hormone

Hormone trong cơ thể người phụ nữ được gọi là progesterone tăng mạnh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này dẫn đến khó khăn của phụ nữ mang thai và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để có thể thở sâu và thoải mái. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cách điều trị khi bà bầu bị khó thở ?

1. Tình trạng khó thở ở bà bầu nếu do quần áo chật, nên thay đổi những bộ đồ rộng rãi thoáng mát. Khi bạn cảm thấy khó thở nên ngồi thẳng để phổi có không gian, dễ dàng nhận oxy hoặc có thể đứng yên và giữ thẳng lưng. Việc cong người xuống của bạn sẽ làm cho vấn đề hô hấp tồi tệ hơn. Ngoài ra, nếu khi đang ngủ và cảm thấy khó thở, bạn có thể đặt một vài chiếc gối nhỏ dưới phần thân trên để ngăn thai nhi gây áp lực lên phổi.

2. Khi bị khó thở kéo dài và không có phương pháp nào hiệu quả, phải bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và tư vấn về các phương pháp điều trị. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh vì có thể gây nguy hiểm tới sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Đăng bởi: Tình Nguyễn

Từ khoá: Hay bị khó thở khi mang thai (Nguyên nhân & Cách giải quyết)

Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Cây Kim Tiền Bị Vàng Lá, Cháy Lá

Cây kim tiền là cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Cây kim tiền khi trồng trong nhà làm cảnh rất dễ chăm sóc vì cây chịu hạn rất tốt. Tuy nhiên, cây vẫn bị một số vấn đề thường gặp như lá cây kim tiền bị vàng, cây kim tiền bị úa lá, cây kim tiền bị thối rễ, cây kim tiền bị thối thân, cây kim tiền bị rệp. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy lá để các bạn có thể “cứu” cây kịp thời khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân cây kim tiền vàng lá, cháy lá

Cây kim tiền là cây có lá xanh bóng xanh tốt quanh năm. Khi các bạn phát hiện cây kim tiền vàng lá, úa lá thì có thể cây đang có vấn đề. Các nguyên nhân khiến lá cây kim tiền bị vàng, bị úa có thể kể ra như:

Cây bị thừa nước: cây kim tiền có thể chịu hạn rất tốt nhưng khi cây bị thừa nước, úng nước thì cây lại dễ bị thối thân, vàng lá, úa lá. Đặc điểm khi cây kim tiền bị thừa nước là lá sẽ vàng hoàn toàn và mềm chứ không cứng như lá xanh ban đầu.

Cây bị thiếu nước: cây kim tiền có thể chịu hạn tốt đến 3 tháng mà không cần tưới. Tuy nhiên, ở môi trường khắc nghiệt cây thiếu nước sẽ bị vàng lá. Đây là cơ chế giúp cây giảm tình trạng thất thoát nước, giữ lại lượng nước tối thiểu cho cây để có thể sinh tồn. Do đó, khi cây bị thiếu nước lâu ngày lá sẽ bị vàng và rụng đi. Đặc điểm của tình trạng này là lá vàng nhưng màu nhạt, lá sẽ có dấu hiệu khô dần sau đó rụng rất nhanh.

Cây bị nắng gắt chiếu thường xuyên: hiện tượng cây bị nắng gắt chiếu thường xuyên sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Cây kim tiền chỉ ưa nắng nhẹ và ưa bóng nên nếu bị nắng gắt chiếu vào trong thời gian dài sẽ khiến lá bị xoăn (cong) kèm theo việc lá chuyển sang màu vàng nhưng không bị rụng.

Lá quá già: cây kim tiền cũng như nhiều loại cây khác khi lá già thì sẽ chuyển sang màu vàng và rụng đi. Đây là hiện tượng bình thường của các loại cây xanh và cũng không hiếm lạ gì.

Cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy lá

Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy rằng cây kim tiền dù là cây chịu hạn tốt nhưng nếu chăm cây sai cách sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Khi cây đã bị vàng lá, cháy lá thì tùy từng trường hợp mà bạn cần có cách chăm sóc cây phù hợp:

Trường hợp cây bị thừa nước: khi cây bị thừa nước trong thời gian dài mới khiến cây bị vàng lá. Trường hợp này cách chăm sóc cây đơn giản là bạn tỉa hết các lá bị vàng và thay đất cho cây. Đất trồng mới cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt và chú ý tưới ít nước cho cây. Sau khi trồng cây sang đất mới cây sẽ hồi phục và đâm mầm mới rất nhanh. Khi tưới nước chú ý kiểm tra đất trồng ở gốc cây đã khô hẳn mới tưới lần tiếp theo để tránh cây bị thừa nước.

Trường hợp cây thiếu nước: trường hợp này cách chăm sóc đơn giản là tỉa các lá bị vàng và tưới nước cho cây là được. Chú ý khi tưới nước cho cây thì không tưới nhiều mà tưới vừa phải, vài ngày sau mới tưới tiếp. Sau khoảng 1 tuần, khi thấy cây không còn hiện tượng bị vàng lá nữa thì tưới cây theo chế độ bình thường.

Trường hợp cây bị nắng gắt chiếu vào: trường hợp này bạn có thể tỉa các lá bị vàng và chuyển vị trí cây ra chỗ khác không bị nắng chiếu. Tốt nhất chuyển cây ra vị trí có bóng nắng, râm mát hoặc vị trí trong nhà không bị nắng buổi trưa chiều chiếu vào.

Trường hợp lá cây bị già: trường hợp này bạn chỉ cần cắt các lá vàng đi là được chứ không cần phải làm gì thêm.

Cách chữa cây kim tiền bị vàng lá

Như vậy, với nguyên nhân và cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy lá ở trên, các bạn hãy tùy theo từng trường hợp để có hướng chăm sóc cây cho phù hợp. Nếu bạn chăm sóc cây với điều kiện phù hợp thì cây sẽ luôn xanh tốt quanh năm và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho người trồng.

Cây Thiết Mộc Lan Bị Vàng Lá, Héo Lá, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Thiết mộc lan khi trồng nếu không chăm sóc đúng cách thì việc cây bị vàng lá hay héo lá rất thường xảy ra. Nếu các bạn biết nguyên nhân của việc này thì có thể sẽ thấy rất ngạc nhiên, đương nhiên cách khắc phục trường hợp này cũng vô cùng đơn giản. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá cũng như cách khắc phục trường hợp này một cách cụ thể.

Nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá

Cây bị úng nước: cây thiết mộc lan bị úng nước sẽ khiến cây thối rễ và không hút được dinh dưỡng cũng như nước trong đất làm cây suy yếu chết dần. Biểu hiện khi cây bị thối rễ là lá bắt đầu vàng và không còn tươi (héo) do không có dinh dưỡng và nước để duy trì.

Cây bị nắng gắt chiếu vào: thiết mộc lan có thể trồng ở những nơi có nắng gắt, cũng có thể trồng ở nơi mát mẻ. Khi trồng ở nơi có nắng gắt lá cây thường hơi bị ngả vàng nhưng không héo. Một trường hợp khác là những cây thiết mộc lan đang trồng trong nhà hay nơi râm mát mà cho ra ngoài nắng gắt thì rất dễ bị vàng lá do thay đổi môi trường đột ngột. Một yếu tố nữa cũng khiến cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá đó là trời nắng gắt khiến cây thiếu nước. Tuy nhiên, cây sẽ tươi trở lại ngay khi bạn tưới nước hoặc khi trời đã dịu nắng.

Thiếu ánh sáng: thiết mộc lan có thể trồng ở trong nhà khi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nhưng nếu phòng quá tối và thiếu ánh sáng thì cũng là một nguyên nhân khiến cây vàng lá.

Không khí không lưu thông: cây xanh nên trồng ở nơi thoáng gió sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Nếu trồng ở nơi kín gió như trong nhà mà bạn lại thường xuyên đóng kín cửa thì cây sẽ khó có thể phát triển được tốt, thậm chí một thời gian cây sẽ tự khô héo, chết dần. Đây cũng là nguyên nhân khiến cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá.

Cây bị nấm: thiết mộc lan ít bị sâu bệnh nhưng có thể bị nấm làm thối ngọn và có các vết đốm đen trên thân. Trường hợp này thường do cây đang bị nấm ký sinh. Nguyên nhân nấm ký sinh có nhiều nhưng có một nguyên nhân phổ biến mà các bạn thường không chú ý đó là do điều hòa. Điều hòa không khí hút không khí trong phòng sau đó thổi ra. Có thể màng lọc bụi của điều hòa không lọc được hết các bào tử nấm trong không khí và khi thổi ra lại thổi ngay vị trí đặt cây. Đây là lý do tại sao cây xanh để ngay vị trí thổi của điều hòa thường dễ bị nấm và các loại bệnh do virus tấn công.

Cây thiết mộc lan bị vàng lá héo lá tự nhiên: lá cây khi già sẽ bị vàng và héo đi, đây là trường hợp bạn sẽ gặp phải với các lá già ở gần gốc. Hiện tượng này là rất bình thường và lâu lâu có một lá bị vàng không có gì đáng lo cả.

Cách khắc phục thiết mộc lan bị héo lá, vàng lá

Cây bị vàng lá do úng nước: trường hợp này các bạn có thể chọn cách thay đất cho cây để giảm tình trạng úng. Nếu rễ cây bị thối hết thì bạn nên dung thêm thuốc kích thích ra rễ để cây nhanh chóng ra rễ và hồi phục lại. Trường hợp bị úng nước nhẹ thì bạn có thể không cần thay đất mà sử dụng thuốc kích thích ra rễ để cây ra rễ mới, hút nước nhanh hơn và giảm tình trạng úng.

Cây thiết mộc lan bị vàng lá héo lá do nắng gắt: trường hợp này đơn giản là bạn hạn chế ánh nắng chiếu vào cây. Nếu trồng ngoài trời thì bạn có thể dùng lưới che lan để che bớt ánh nắng sẽ giúp cây xanh tốt trở lại.

Cây bị vàng lá héo lá do thiếu ánh sáng: trường hợp này bạn nên cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng mỗi tuần ít nhất 1 lần. Khi cây ở trong nhà bạn có thể tăng cường ánh sáng cho cây bằng cách dùng bóng đèn huỳnh quang vì ánh sáng huỳnh quang cũng giúp cây quang hợp được.

Cây thiết mộc lan bị héo lá do bí khí: trường hợp này các bạn hãy xem lại vị trí đặt cây và thường xuyên mở cửa nhà để không khí thông thoáng. Mỗi tuần cũng nên cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng ít nhất 1 lần sẽ giúp cây luôn khỏe mạnh.

Cây bị vàng lá héo lá do nấm: khi cây bị nấm các bạn có thể dùng nước muối lau sạch vị trí bị nấm để chữa hoặc sử dụng các loại thuốc trị nấm cho cây cảnh đều được.

Sốt Zika Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Bệnh Zika là bệnh truyền nhiễm do người bị nhiễm virus zika lây qua đường muỗi vằn đốt và dễ gây thành dịch. Bệnh thường phổ biến ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi.

Bệnh cũng có thể bị truyền từ mẹ sang con nếu bị nhiễm bệnh trong thai kỳ gây ra những dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Bệnh zika do virus gây nên

Ở giai đoạn đầu, có đến 80% người nhiễm virus không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì bất thường. Số còn lại sẽ biểu hiện các triệu chứng trong vòng 2 – 14 ngày sau khi bị muỗi mang virus đốt. Các triệu chứng của bệnh Zika thường gặp gồm:

Sốt: thường là sốt nhẹ, đa số dưới 38 độ C.

Đau đầu: là triệu chứng sớm và hay gặp của bệnh.

Phát ban: xuất hiện sau sốt và đau đầu, ban dạng dát sẩn, dễ nhầm lẫn với ban của sốt xuất huyết và lan rộng khắp người trong vòng 24 giờ.

Đau nhức khớp: đặc biệt hay gặp ở khớp bàn tay, bàn chân.

Viêm kết mạc mắt có thể kèm theo đau mắt.

Các triệu chứng hiếm gặp: đau cơ, đau bụng.

Các triệu chứng trên thường kéo dài từ 2 – 7 ngày sau đó hầu hết mọi người có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ.

Viêm kết mạc mắt là một trong những triệu chứng hay gặp của bệnh Zika

Lây nhiễm từ người sang người do muỗi đốt: vật trung gian truyền bệnh của virus Zika là muỗi Aedes thường xuất hiện ở nơi tối, ấm áp và độ ẩm cao.

Lây truyền từ mẹ sang con: người mẹ nhiễm virus Zika trong thời gian mang thai có thể truyền bệnh cho con thông qua nhau thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Qua đường quan hệ tình dục: do virus có khả năng lây truyền qua đường máu nên khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus Zika sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Lây nhiễm virus Zika từ người sang người do muỗi đốt rất hay gặp

Bệnh Zika có thể gây biến chứng cho hệ thần kinh như hội chứng Guillain-Barre (bệnh lý tự miễn ở đa dây thần kinh gây yếu cơ và rối loạn cảm giác).

Đặc biệt với phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

Làm tăng nguy cơ sảy thai.

Sinh non.

Thai chết lưu.

Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus Zika (hội chứng Zika bẩm sinh).

Các biến chứng của hội chứng Zika bẩm sinh có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo mức độ bệnh bao gồm:

Hộp sọ bị sụp một phần khiến kích thước vòng đầu và não nhỏ hơn rất nhiều so với bình thường.

Tổn thương cấu trúc não, vỏ não gây ảnh hưởng đến trí tuệ.

Bất thường hệ cơ xương khớp như vẹo 1 hoặc cả 2 bàn chân, cơ cứng nhiều khớp gây giảm vận động.

Tổn thương ở mắt như đục thủy tinh thể, sẹo hoàng điểm, thiểu sản/bất sản thị thần kinh gây giảm thị lực hoặc mù bẩm sinh.

Hộp sọ nhỏ là biến chứng của bệnh Zika

Để chẩn đoán bệnh Zika, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và lịch sử tiếp xúc hoặc du lịch đến nơi có lưu hành virus Zika của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng trên bệnh phẩm máu hoặc nước tiểu để tìm kiếm dấu hiệu xuất hiện của virus Zika.

Với phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika, thì cần được đánh giá về khả năng mắc dị tật bẩm sinh của trẻ thông qua:

Siêu âm thai để tìm bất thường trong cấu trúc não.

Chọc dò nước ối với kim nhỏ để xét nghiệm virus Zika.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh Zika

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nếu nghi ngờ người thân hoặc người sống trong cùng một khu vực mắc bệnh Zika hoặc đi đến nơi đang lưu hành dịch thì hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất, kể cả khi không có triệu chứng để được sàng lọc bệnh.

Đặc biệt, với phụ nữ có thai nhiễm virus Zika thì cần thăm khám sớm và định kỳ để phát hiện kịp thời các bất thường trong thai nhi để cùng bác sĩ lên kế hoạch điều trị.

Phụ nữ có thai mắc Zika nên đến gặp bác sĩ để làm sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai nhi

Nơi khám chữa bệnh Zika uy tín

Tp. Hồ Chí Minh: BV Đại học Y dược TP HCM, BV Nhiệt đới TP HCM, BV Từ Dũ.

Hà Nội: Khoa bệnh nhiệt đới – BV Bạch Mai, BV Nhiệt đới Trung Ương, BV Phụ Sản Trung Ương.

Nơi khám chữa bệnh Zika uy tín

Bệnh Zika thường nhẹ và không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng hoặc đôi khi tự khỏi mà không cần dùng thuốc.

Một số phương pháp điều trị và hỗ trợ giúp nhanh chóng khỏi bệnh bao gồm:

Cho người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế vận động.

Bù nước và điện giải, hạ sốt trong trường hợp sốt cao.

Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng nhất là các loại vitamin để tăng cường thể lực.

Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng phải thận trọng với aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ khả năng sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu.

Nếu sốt quá cao mà không thuyên giảm, đến ngay các cơ sở Y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Lưu ý: bệnh do virus Zika là một bệnh truyền nhiễm nhưng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.

Thuốc hạ sốt có điều trị hỗ trợ trong bệnh Zika

Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp hữu hiệu nhất là giảm sự tiếp xúc giữa muỗi và người

Advertisement

Phụ nữ có thai hoặc có kế hoạch mang thai tuyệt đối không nên đến những nơi đang có dịch. Nếu cần thiết phải thực hiện phòng chống virus theo hướng dẫn của các y bác sĩ.

Người trở về từ nơi có dịch phải chủ động theo dõi sức khỏe, nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán.

Phòng bệnh lây qua đường truyền máu bằng cách xét nghiệm máu của những người trở về từ vùng dịch trong 28 ngày.

Phòng bệnh lây qua đường tình dục bằng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.

Diệt muỗi là biện pháp phòng bệnh Zika hiệu quả

Sốt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và xử lý nên biết khi bị sốt

Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường

Sốt ở trẻ

Nguồn: Mayo Clinic, Johns Hopkins Medicine.

Cập nhật thông tin chi tiết về Mướp Bị Thối Quả, Nguyên Nhân &Amp; Hướng Khắc Phục trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!