Xu Hướng 9/2023 # Lịch Tiêm Nhắc Lại Vắc # Top 17 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Lịch Tiêm Nhắc Lại Vắc # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lịch Tiêm Nhắc Lại Vắc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vắc xin 6 trong 1 là gì? Tiêm chủng vắc xin này có thể giúp chủ động phòng ngừa các loại bệnh nào? Khi đưa trẻ đi tiêm phòng, mẹ cần phải nắm bắt những thông tin cần thiết nào? Có cần tiêm nhắc lại 6 trong 1 không? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây.

Vắc xin 6 trong 1 là một loại vắc xin dạng phối hợp. Vắc xin này có khả năng chủng ngừa được 6 bệnh nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong ở trẻ, bao gồm các bệnh sau:

Bạch hầu (Diphtheria)

Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu C. diphtheriae gây ra.

Nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm bao gồm tình trạng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, trụy tim mạch đột ngột và thậm chí gây nguy cơ tử vong nhanh.

Tuy nhiên, bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng ngừa với mũi tiêm vắc-xin 6 trong 1.

Ho gà (Pertussis)

Trước tiên, ho gà là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính. Bệnh này do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.

+ Và thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm.

Do vậy, việc tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 có thể giúp cơ thể trẻ chủ động phòng ngừa bệnh.

Uốn ván (Tetanus)

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính.

Căn bệnh này do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra.

+ Có kèm theo đó là những cơn đau nhức toàn thân.

Bại liệt (Poliomyelitis)

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Polio gây ra

Bệnh có thể lây truyền theo đường tiêu hóa.

+ Thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong.

Viêm gan B (Hepatitis B)

Viêm gan B là một trong những bệnh nguy hiểm nhất về gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus này khiến cho gan bị tổn thương.

Lưu ý, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư gan và suy gan.

Viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB

Đây là bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (HIB) gây ra.

+ Phù não, tràn dịch dưới màng cứng, suy hô hấp, nguy cơ dẫn đến tử vong.

Thực hiện lịch tiêm chủng cơ bản của vắc xin 6 trong 1 theo phác đồ như sau

Thực hiện tiêm 3 mũi chính: tiêm lần lượt khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi;

Lưu ý thực hiện tiêm nhắc lại 6 trong 1 (mũi thứ 4) khi trẻ được 18 đến 24 tháng tuổi.

Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện tiêm phòng vắc xin

Khoảng cách giữa các mũi tiêm nên thực hiện ít nhất là 1 tháng.

Không những vậy, nên hoàn thành phác đồ trước khi trẻ 24 tháng tuổi.

Chủ động thực hiện tiêm phòng đúng lịch chủng ngừa cho trẻ đã được bác sĩ dặn dò.

Một điều ba mẹ rất hay quên đó là tiêm nhắc lại 6 trong 1 cho trẻ. Vì thế nên lưu lịch lại để có thể dắt trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

+ Tình trạng sưng nhẹ, đau tại vị trí tiêm.

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc-xin Hexaxim

Sau khi tiêm phòng, cần theo dõi cẩn thận sức khỏe của trẻ tại cơ sở y tế tiêm chủng ít nhất 30 phút để kịp thời xử lý nếu có bất kì triệu chứng bất thường hoặc các biến chứng sau tiêm phòng xảy ra.

+ Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể, nhịp thở cũng như tình trạng nổi ban đỏ trên da,…

Lưu ý, không chạm hoặc đè vào chỗ tiêm. Không chườm nóng, lạnh hoặc đắp lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian vào vị trí tiêm.

+ Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, liên tục quấy khóc

Sau tiêm phòng nên chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ cẩn thận. Nếu có gì bất thường xảy ra có thể được cấp cứu và xử trí kịp thời. Hãy đảm bảo trẻ sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 đầy đủ nhé!

Vắc Xin Đậu Mùa Khỉ Đã Có Chưa? Nên Tiêm Hay Không? Hiệu Quả Thế Nào?

Đậu mùa khỉ là gì?

Đậu mùa khỉ (monkeypox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguồn gốc từ châu Phi, do virus đậu mùa khỉ gây ra và có khả năng gây dịch.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ điển hình là xuất hiện phát ban (các nốt mụn nước chứa đầy mủ) đi kèm với sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và các triệu chứng về đường hô hấp (như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho).

Virus đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật sang người hoặc từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt phát ban, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, qua quan hệ tình dục, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Hiện nay đã có 1 loại vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là MVA-BN (còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos). Loại vaccine này được dùng dưới dạng 2 mũi tiêm dưới da cách nhau 4 tuần.

Do vaccine chỉ vừa được phê duyệt vào năm 2023 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ nên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, Tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ này cho cộng đồng.

Hiện nay đã có vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, việc có nên tiêm vaccine đậu mùa khỉ hay không phụ thuộc vào bạn đang có đang nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này hay không.[1]

Cụ thể, những đối tượng này bao gồm:

Người tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong vùng dịch: Cần được tiêm phòng sau phơi nhiễm.

Người hỗ trợ các trường hợp mắc bệnh: Tiêm chủng chủ động cho nhóm này để phòng ngừa lây bệnh gồm nhân viên y tế, nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm.

Theo WHO, hiện nay chưa cần tiêm đại trà vaccine này bởi vì bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan khi chúng ta thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo. Bên cạnh đó, vaccine vẫn còn ở giai đoạn sơ khai và cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

Do đó nếu bạn không thuộc nhóm nguy cơ cao thì không cần thiết phải tiêm vaccine đậu mùa khỉ.

Nhân viên y tế là đối tượng có nguy cơ cao cần tiên vaccine đậu mùa khỉ

Vì virus đậu mùa khỉ và đậu mùa giống nhau về mặt di truyền, nên các loại vaccine được phát triển để bảo vệ chống lại virus đậu mùa có thể được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Do đó, những người đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đây sẽ có khả năng phòng bệnh ở mức độ nhất định đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, do đậu mùa đã được “xóa sổ” từ những năm 1980, vì vậy vaccine phòng bệnh đậu mùa hiện không còn được cung cấp cho cộng đồng. Những người dưới 40 – 50 tuổi hầu như chưa được tiêm phòng đậu mùa do công tác tiêm phòng đã chấm dứt sau khi bệnh đậu mùa đã chấm dứt trên toàn cầu.

Có thể sử dụng vaccine bệnh đậu mùa để ngăn bệnh đậu mùa khỉ

Theo BSCK II Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho biết những người được tiêm vaccine đậu mùa được bảo vệ ít nhất 85% với bệnh đậu mùa khỉ.

Cụ thể, việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ có thể ngăn ngừa bệnh nếu người bị nhiễm virus được tiêm trong vòng 4 ngày kể từ ngày tiếp xúc đầu tiên.

Trường hợp được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 2 tuần kể từ khi tiếp cúc gần với người bệnh thì vaccine giúp hạn chế các triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh này.

Tiêm vaccine đậu mùa có thể bảo vệ trên 85% bệnh đậu mùa khỉ

Để phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Tránh tiếp xúc gần với động vật có thể nhiễm virus (động vật bị bệnh hoặc đã chết ở khu vực xảy ra đậu mùa khỉ), không buôn bán động vật hoang dã.

Giữ khoảng cách với người nghi nhiễm hoặc đang mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, các vật dụng và đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, nước sạch.

Thực hiện lối sống lành mạnh: Ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.

Sử dụng các đồ bảo hộ y tế khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh.

Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc gần với người nghi ngờ nhiễm bệnh

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Mệt mỏi kèm theo sốt, đau nhức cơ thể, sưng hạch bạch huyết.

Xuất hiện phát ban hoặc vết loét mới.

Đã tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.

Thăm khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ

Chẩn đoán

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ được chẩn đoán xác định qua xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) với bệnh phẩm là dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát) hoặc dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với các ca bệnh nghi ngờ.

Ca bệnh nghi ngờ đậu mùa khỉ khi có các triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm hoặc có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:

Advertisement

Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm như quần áo, giường tủ, đồ cùng cá nhân của người bệnh.

Có dịch tễ đi du lịch đến các quốc gia đang lưu hành đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

Ca bệnh xác định là ca bệnh có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán xác định đậu mùa khỉ

Tham khảo một số bệnh viện uy tín

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Viện Pasteur chúng tôi Khoa Nội nhiễm – Bệnh viện Thống Nhất,…

Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa nội truyền nhiễm – Bệnh viện trung ương Quân đội 108,…

Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh

Lịch tiêm chủng trẻ 1 – 10 tuổi

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV và những điều bạn cần biết

Các loại vaccine HPV? Độ tuổi, đối tượng tiêm phòng vaccine HPV

Nguồn: Hcdc, Cdc, Suckhoedoisong, Moh.gov.

Nguồn tham khảo

​Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người

Thuốc Tiêm Vitamin B12 Là Gì? Có Nên Dùng Thuốc Tiêm Vitamin B12

Thuốc tiêm vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 dạng tiêm thường được dùng dưới dạng hydroxocobalamin hoặc cyanocobalamin. Trong đó mỗi 1 ml có chứa 500 mcg Cyanocobalamin và nước cất pha tiêm vừa đủ 1 ống tiêm.

Có nên dùng thuốc tiêm vitamin B12? Lợi ích

Đối với người lớn

Vitamin B12 giúp nâng cao sự tập trung, hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh như đau thần kinh tọa, thần kinh cổ tay…

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo hồng cầu, thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu hồng cầu to.

Vitamin B12 còn có tác dụng tăng cường, cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi, phòng chống bệnh teo não.

Đối với phụ nữ mang thai

Thiếu vitamin B12 sẽ làm suy giảm công dụng của axit folic, dễ dẫn đến dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở thai nhi.

Đối với trẻ em

Vitamin B12 tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trí thông minh, trí nhớ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ.

Đặc biệt ở trẻ, thiếu vitamin B12 dễ khiến trẻ gặp vấn để về giao tiếp, lãnh đạm hoặc cáu kỉnh. Triệu chứng thiếu vitamin B12 ở trẻ tương đối giống với chứng tự kỷ.

Tác hại

Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Ngọc cho rằng, bên cạnh nhiều lợi ích mà vitamin B12 mang lại. Ngoài ra loại vitamin này có các tác dụng phụ ngoài ý muốn:

Gây sốc phản vệ do dị ứng với vitamin B12. Phản ứng này tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, cần thận trọng khi bổ sung vitamin B12, đặc biệt ở dạng tiêm cho người có cơ địa mẫn cảm.

Khi thừa lượng vitamin B12 trong cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy…Ngoài ra còn gây các biến chứng trên tim mạch như tăng nhịp tim, khó thở, đau ngực, cao huyết áp, suy tim.

Cách để tiêm vitamin B12 Chuẩn bị trước khi tiêm

Thăm khám bác sĩ trước khi tiêm, để bác sĩ kiểm tra nồng độ trong cơ thể. Nếu đủ điều kiện để tiêm, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn.

Nhận thức được lợi ích của việc tiêm vitamin B12

Những người khó hấp thụ B12 trong thực phẩm hoặc qua đường uống nên phải chọn cách tiêm.

Đối với người ăn chay không ăn thịt động vật nên có thể bổ sung vitamin B12 để đảm bảo sức khỏe.

Chọn vị trí tiêm

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn nên tiêm ở mặt ngoài cánh tay, vùng cơ tam đầu cánh tay, có thể tiêm vùng mặt trước ngoài đùi khoảng 1/3 giữa đùi, bả vai… Nếu tiêm nhiều lần cần phải thay đổi vị trí tiêm, tránh tiêm vào mũi kim cũ.

Chọn phương pháp tiêm

Cùng theo bác sĩ Bình tư vấn có hai kiểu tiêm phổ biến đó là tiêm bắp thịt và tiêm dưới da.

Lưu ý: Bạn không nên tự tiêm nếu không được đào tạo thích hợp.

Bạn có cần dùng thuốc tiêm vitamin B12?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu bạn là người có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng có những thực phẩm giàu vitamin B12 như gan bò, gan heo, cá, thịt gà,… thì bạn không nên tiêm thêm vitamin B12 nữa.

Advertisement

Những cách bổ sung vitamin B12

Vitamin B12 là nguồn dinh dưỡng quan trọng góp phần trong nhiều hoạt động của cơ thể, đảm bảo sức khỏe ổn định.

Có thể bổ sung vitamin B12 bằng nhiều cách khác nhau như: Uống viên nén, tiêm bắp, hoặc đặt chúng ở dưới lưỡi… Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin B12 được dùng bằng đường uống và tiêm cơ bắp có hiệu quả tương đương trong việc phục hồi mức vitamin B12 ở những người bị thiếu vitamin này.

Ngoài ra, bạn có thể xây dựng một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như: Gan động vật, thịt heo, cá, thịt gia cầm,…

Bên trên là tất cả thông tin về thuốc tiêm vitamin B12 là gì? Có nên dùng thuốc tiêm tiêm vitamin B12 hay không? Mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Du Lịch Huế Dừng Chân Ghé Lại Đầm Lập An

Du lịch Huế nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử. Nhưng có một nơi thơ mộng mà các bạn khi đến Huế không nên bỏ qua chính là đầm Lập An. Đầm Lập An nằm cách thành phố Huế không xa, nổi bật với vẻ đẹp hoang sơ, xinh đẹp hữu tình. Đầm Lập An còn có tên gọi khác là đầm An Cư hoặc đầm Lăng Cô. Đây là một trong những đầm nước lợ có phong cảnh đẹp đến mức khiến du khách đi Huế phải ngẩn ngơ mỗi khi đối diện.

CHỐN SƠN THỦY HỮU TÌNH

@nininana225

Đầm Lập An không quá vội vã và tấp nập người qua lại, mà nó nằm nép mình bên con đèo nhỏ Phú Gia. Bao quanh đầm là dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, trước đầm là vịnh Lăng Cô với làn nước trong xanh như ngọc. Đầm mang vẻ đẹp yên bình và thơ mộng như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh. Đặc biệt nước còn trong và mát, từ trên bờ khách du lịch Lăng Cô có thể nhìn thấy những đàn cá tung tăng bơi lội, những hòn sỏi xếp chồng lên nhau.

@ngan_bay_by

Ta có thể quan sát được màu nước và màu trời như hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, làm say đắm bao tâm hồn. Cũng bởi khung cảnh mặt nước tựa như một tấm gương khổng lồ soi bóng mây trời ấy mà du khách có cảm giác như đang lạc vào một chốn siêu thực. Dường như bức tranh thiên nhiên tinh tế được mẹ thiên nhiên sắp đặt tuy hai mà một, tuy một mà hai ấy làm khách du lịch Lăng Cô không thể rời mắt được.

MỘT CÕI MỘNG MƠ

Vào bất cứ thời điểm nào trong năm thì đầm Lập An cũng mang một nét đẹp khó cưỡng. Khi bình minh bắt đầu ló dạng, bạn sẽ được ngắm nhìn trọn vẹn cảnh sắc tuyệt mỹ khó tìm thấy ở đâu khác. Khi những tia nắng đầu tiên vừa mới hé, bầu trời như một bức tranh tĩnh lặng có những nét chấm phá đầy mê hoặc được người họa sĩ tài hoa vẽ nên.

Ảnh sưu tầm

Nhưng có lẽ, khoảnh khắc ấn tượng nhất với khách du lịch Lăng Cô chính là khung cảnh hoàng hồn buông xuống. Vào cái thời khắc giao nhau giữa ngày và đêm, đầm Lập An như khoác lên mình một tấm áo sóng sánh ánh vàng. Bầu trời lúc này là những mảng màu đa sắc, mặt trời khuất dần sau núi, mặt nước óng ánh chút sắc vàng rồi từ từ chuyển sang đỏ, sau đó chìm dần sau những dãy núi để lại bầu trời với bóng tối huyền ảo, tĩnh lặng.

CON NGƯỜI NHỎ BÉ BÊN BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TUYỆT MỸ

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên ấn tượng ấy còn có bóng dáng của những con người đang vất vả mưu sinh. Từ xa nhìn lại, chúng ta có thể dễ dàng bắp gặp những chiếc chòi gỗ được dựng tạm bợ trên những chiếc cọc tre. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản, nên việc sống cùng sông nước là điều rất đỗi bình thường.

Ảnh sưu tầm

Trên đầm có những con thuyền nhỏ trôi theo dòng nước cùng người ngư dân đang lao động. Dù cuộc sống mưu sinh vất vả trăm bề nhưng mọi người vẫn tìm thấy niềm vui trong công việc và lạc quan yêu đời. Khách du lịch Lăng Cô đến đây có thể tận mắt trải nghiệm nét sinh hoạt sông nước mang đậm đà bản sắc quê hương ở đầm Lập An.

Đăng bởi: Phạm Hà Trang

Từ khoá: Du lịch Huế dừng chân ghé lại đầm Lập An

Thuốc Bổ Não Dạng Tiêm Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng

Ngày nay, người dân khi bị mắc các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, xây xẩm, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột thì thường cho rằng mình bị thiếu máu não. Chính vì vậy, họ thường nghĩ rằng nên điều trị bằng cách tiêm thuốc dưỡng não hay bổ não.

Thực ra, thuốc bổ não dạng tiêm còn được gọi là thuốc hướng não – một loại thuốc thường được sử dụng trong khoa thần kinh gồm: cerebrolysin, citicolin, cholin alfoscerat, cinnarizin, vinpocetin, cavinton, piracetam, gingko biloba,…

Hiện tại, các nhà khoa học đã chia thuốc bổ não thành 3 nhóm gồm:

Nhóm có tác dụng làm tăng việc sử dụng oxy của tế bào não như citicolin, piracetam, cerebrolysin,…

Nhóm có tác dụng làm giãn các mạch máu não như cavinton, cinnarizin…

Nhóm kết hợp cả hai nhóm trên như phezam gồm cinnarizin phối hợp với piracetam ,…

Những lợi ích mà thuốc tiêm bổ não mang lại:

Tăng cường khả năng tuần hoàn của máu lên não, an thần, hoạt huyết, giảm những triệu chứng căng thẳng và lo âu.

Làm giảm các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm thị lực, trí nhớ sa sút,…

Ngoài ra, thuốc còn giúp cho người sử dụng cải thiện được giấc ngủ sinh lý và giảm thêm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Thuốc tiêm bổ não Somazina

Mỗi ống 4ml dung dịch thuốc tiêm có chứa:

Citicolin……………..1000mg

Tá dược…………….vừa đủ.

3.1.1 Công dụng

Điều trị bệnh não cấp tính như tai biến mạch não cấp tính và bán cấp, chấn thương sọ não

Điều trị bệnh não mạn tính như thoái triển của tuổi già (bệnh Alzheimer), sa sút trí tuệ,….

Các di chứng do tai biến mạch não và chấn thương sọ não

Phòng ngừa các biến chứng sau khi phẫu thuật thần kinh

Parkinson: dùng trong điều trị đơn độc hay phối hợp với levodopa.

3.1.2 Liều dùng – cách dùng

Thuốc được sử dụng dạng tiêm tĩnh mạch ở trường hợp khẩn cấp và tiêm bắp ở nững trường hợp khác. Thuốc bổ não dạng tiêm phải có chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Liều dùng như sau:

Giai đoạn cấp: 500 – 750 mg/24 giờ

Giai đoạn di chứng mới: 250 mg/24 giờ

Giai đoạn hồi phục chuyển sang đường uống

Thời gian điều trị của thuốc tùy theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân

3.1.3 Lưu ý khi sử dụng

Không nên dùng thuốc trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Thuốc tiêm bổ não Piraceram 3.2.1 Công dụng

Điều trị rung giật cơ do vỏ não, rối loạn thăng bằng đi kèm chóng mặt .

Cải thiện khả năng của trẻ trên 8 tuổi, thanh thiếu niên có những khó khăn trong vấn đề học và đọc.

Thuốc còn được dùng để điều trị triệu chứng của những hội chứng tâm thần thực thể như rối loạn trí nhớ, giảm khả năng hoạt động, thiếu tập trung.

3.2.2 Liều dùng – cách dùng

Thuốc được sử dụng theo đường tiêm. Thuốc tiêm bổ não phải có chỉ định sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng của thuốc:

Tiêm 30 – 160 mg/kg/ngày, có thể chia làm 2, 3, 4 lần trong ngày.

Tình trạng nặng: 12 g/ngày, truyền tĩnh mạch.

3.2.3 Lưu ý khi sử dụng

Không nên dùng thuốc trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Bệnh nhân xuất huyết não.

Người bệnh mắc suy thận nặng.

Người mắc bệnh Huntington.

Người bệnh bị suy gan.

3.3.1 Công dụng

Thuốc bổ não dạng tiêm Cerebrolysin được chỉ định trong các trường hợp sau:

Rối loạn trí nhớ, rối loạn độ tập trung

Sa sút trí tuệ do thoái hóa, bao gồm cả bệnh Alzheimer

Sa sút trí tuệ do các bệnh mạch não, do nhồi máu nhiều chỗ

Sa sút trí tuệ (cả thoái hóa và mạch máu)

Đột quị (thiếu máu cục bộ và tình trạng chảy máu)

Sau chấn thương và phẫu thuật, sau chấn động mạnh, đụng dập hoặc sau phẫu thuật thần kinh.

3.3.2 Liều dùng – cách dùng

Cách dùng thuốc

Thuốc tiêm bổ não Cerebrolysin được đóng ống với các loại 5ml, 10ml. Nếu liều dùng của thuốc là 5ml thì có thể tiêm bắp. Lớn hơn 5ml (cụ thể là 10ml) thì có thể tiêm tĩnh mạch hoặc truyền.

Cerebrolysin có thể pha trong các dung dịch chuẩn (như nước muối sinh lý, dung dịch Ringer, glucose 5%, dextran 40). Tốc độ truyền: truyền chậm trong vòng tối thiểu từ 20 đến 60 phút.

Liều dùng thuốc

Cerebrolysin tiêm ngày một lần và trong vòng tối thiểu từ 10 đến 20 ngày. Đây được coi là 1 liệu trình của việc điều trị. Trong trường hợp nhẹ có thể dùng từ 1 đến 5ml, trường hợp nặng từ 10 đến 30ml. Độ dài của thời gian điều trị, liều phụ thuộc vào tuổi của người bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thường thì quá trình điều trị kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tuần.

Liệu trình điều trị có thể nhắc lại vài lần tùy vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Giữa các đợt điều trị, nên ngừng dùng thuốc.

Trong trường hợp nặng, bạn không nên ngừng thuốc đột ngột mà nên tiếp tục điều trị bằng cách tiêm thuốc ngày 1 lần và 2 ngày 1 lần, trong thời gian khoảng 4 tuần. Từ những thử nghiệm thực tiễn trên lâm sàng, hướng dẫn liều dùng cho người lớn được nhà sản xuất gợi ý như sau:

Sa sút trí tuệ: liều từ 5 – 30 ml/24giờ.

Sau cơn đột quỵ ngập máu hoặc chấn thương sọ não: 10 – 60 ml/24 giờ.

3.3.3 Lưu ý khi sử dụng

Thuốc không được chỉ định trong một số trường hợp sau:

Bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc

Tình trạng động kinh hoặc động kinh cơn lớn, hoặc người động kinh với tần xuất động kinh tăng lên

Suy thận nặng

Mỗi loại thuốc đều có một số ưu, nhược điểm và đều có các chỉ định chặt chẽ cho một số bệnh nhất định. Nếu dùng sai có thể gây tác hại cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần để được khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây đau đầu và có phác đồ điều trị cho thích hợp. Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không hỏi qua ý kiến của bác sĩ!

Bánh Ướt Lòng Gà Và Loạt Món Ngon Đà Lạt Nhắc Là Thèm

“Giá hạt dẻ” mà lại “rất ngon”, “dễ gây nghiện” là những từ ngữ không hề quá khi nói về các món ăn ở Đà Lạt. Ẩm thực Đà Lạt không chỉ là sự kế thừa, phát huy mà còn là sự sáng tạo không ngừng dựa trên nền tảng sẵn có. Tiêu biểu là món bánh ướt lòng gà, một trong những món ngon Đà Lạt được nhiều thực khách yêu thích.

  

Tin được không, chỉ với không quá 100k, bạn có thể dư sức càn quét loạt món ngon Đà Lạt nhắc tới tên là… thèm ngay sau đây. 

Bánh ướt lòng gà

Ảnh: @1201.foodiz Là một đặc sản trứ danh của Đà Lạt, bánh ướt lòng gà luôn là lựa chọn hàng đầu của hầu hết mọi thực khách khi ghé đến thành phố ngàn hoa này. Chỉ với khoảng 25k/1 phần bánh ướt lòng gà sẽ khiến bạn no nê và nạp đủ năng lượng. Chút dai dai mịn màng của bánh hòa cùng chút ngọt thanh thịt gà, dai mềm của lòng gà tạo nên một món ăn vừa ngon miệng, vừa hết sức độc đáo. Sự kết hợp tưởng chừng như mới lạ này lại mang đến cảm giác thỏa mãn vượt ngoài sự mong đợi của nhiều người. Bánh ướt lòng gà của phố núi sẽ kém ngon đi rất nhiều nếu thiếu đi những món ăn kèm, tuy nhỏ thôi nhưng lại cực kì quan trọng đó là rau và nước mắm được pha vừa ăn, độ cay vừa phải, độ ngọt đủ thanh nhưng vẫn đậm vị.

Bánh căn xíu mại

Ảnh: @yenhyna Bánh căn xíu mạ là một trong những món ăn sáng trứ danh của Đà Lạt. Một phần bánh căn xíu mại thường bao gồm những miếng bánh thơm phức, giòn rượm bằng bột gạo, ăn kèm cùng nước chấm xíu mại. Cốt lõi quyết định sự ngon – dở của món này là chén nước chấm. Nước chấm được nêm vừa vặn, những viên xíu mại tròn tròn béo ngậy thơm ngon hòa cùng vị thơm của chút hành phi tạo nên hương vị ngon khó cưỡng của món ăn.

Gà nướng cơm lam

Gà nướng cơm lam là món ăn đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên, với Đà Lạt thì món này cũng không là điều ngoại lệ. Món ăn là sự kết hợp giữa hương vị gà nướng được tẩm ướp thơm ngon cùng món cơm dẻo trong ống lam mang hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ nhưng cũng rất mực dân dã.

Xiên que – bánh tráng nướng – sữa đậu nành

Ảnh: @lynssi.s Một trong những mảng ẩm thực vừa ngon, vừa rẻ của Đà Lạt mà chỉ cần nhắc đến thôi đã có thể khiến người ta cảm thấy thèm là những chiếc bánh tráng nướng vừa giòn, vừa thơm; xiên que nướng thơm lừng; bánh ống lá dứa thơm mùi nếp mới quyện trong vị lá dứa thanh thanh cho đến những cốc sữa đậu nành ngọt ngào,…

Xắp xắp

Ảnh: @tahy_foodie Khác với món bánh căn xíu mại ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người thì xắp xắp lại là một món ăn vặt gây sự tò mò và lạ lẫm với hầu hết mọi du khách du lịch Đà Lạt. Xắp xắp được làm từ đu đủ bào sợi nhỏ, trộn với gan heo, thịt bò khô, rau quế, rắc thêm ít đậu phộng rồi chan thêm chút nước mắm chua ngọt tạo nên một món gỏi mang hương vị riêng của Đà Lạt.

Chả ram bắp

Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Đăng bởi: Đỗ Thị Phương My

Từ khoá: Bánh ướt lòng gà và loạt món ngon Đà Lạt nhắc là thèm

Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Tiêm Nhắc Lại Vắc trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!