Xu Hướng 9/2023 # Kiểm Soát Động Kinh Với Thuốc Phenytoin # Top 16 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kiểm Soát Động Kinh Với Thuốc Phenytoin # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kiểm Soát Động Kinh Với Thuốc Phenytoin được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phần hoạt chất: Phenytoin

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 25 mg, 50 mg, 100 mg

Viên nang với loại tác dụng kéo dài và loại tác dụng nhanh: 25 mg, 50 mg; 100 mg.

Viên nhai: 50mg

Hỗn dịch: 30 mg/5 ml và 125 mg/5ml.

Thuốc tiêm: 50 mg/ml, ống 5 ml

Vai trò và cách thức hoạt động của phenytoin

Phenytoin là dẫn chất hydantoin có tác dụng chống co giật và gây buồn ngủ nên được dùng để chống cơn động kinh lớn, động kinh cục bộ và động kinh tâm thần vận động.

Không dùng Phenytoin để điều trị động kinh cơn nhỏ.

Cơ chế hoạt động của thuốc Phenytoin là rút ngắn cơn phóng điện và có tác dụng ổn định màng, làm hạn chế sự lan truyền phóng điện trong ổ động kinh.

Tránh phối hợp với các thuốc chống động kinh khác.

Phenytoin được dùng để điều trị các dạng động kinh (trừ động kinh cơn vắng) bao gồm

Động kinh toàn bộ

Tình trạng động kinh cục bộ

Trạng thái động kinh

Động kinh tâm thần – vận động.

Quá mẫn với phenytoin hoặc dị ứng với bất kỳ các dẫn chất hydantoin nào

Người bệnh bị rối loạn chuyển hóa porphyrin

4.1. Cách dùng

Điều chỉnh liều tùy theo nhu cầu từng người bệnh để khống chế cơn động kinh. Do đó, cần giám sát nồng độ thuốc trong huyết tương (10 – 20 microgam/ml).

Uống thuốc trong hoặc sau ăn để giảm bớt kích ứng dạ dày.

Trường hợp nếu người bệnh đang dùng thuốc chống động kinh khác, mà chuyển sang phenytoin thì phải thực hiện dần dần, liều dùng có thể chồng lên nhau.

Lưu ý khi tiêm tĩnh mạch, phải chọn một tĩnh mạch lớn, dùng kim to hoặc một ống thông tĩnh mạch để tiêm với tốc độ <50 mg/phút.

Chú ý, việc tiêm nhanh có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch hoặc ức chế hệ thần kinh trung ƣơng, do thuốc tiêm có chất propylen glycol.

Ngoài ra, cần lắc hỗn dịch trước khi dùng. Chú ý đối với hai loại nang thuốc thì chỉ có loại tác dụng kéo dài mới được sử dụng 1 lần/ngày (loại tác dụng nhanh thì không).

4.2. Liều dùng

Động kinh toàn bộ, động kinh cục bộ

+ Nếu cần, cứ cách 2 tuần lại tăng 25 mg; liều thường dùng 200 – 400 mg/ngày.

+ Liều thường dùng: 4 – 8 mg/kg/ngày (tối đa 300 mg).

Nhóm người cao tuổi hoặc người suy gan cần điều chỉnh giảm liều lượng.

Trạng thái động kinh

Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch (phải theo dõi huyết áp và điện tim) sau khi đã tiêm benzodiazepin.

+ Theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.

+ Tốc độ truyền: 0,5 – 1,5 mg/kg/phút.

+ Nếu tiêm bắp, phải lắc hỗn dịch trước khi dùng.

Tác dụng phụ dễ thấy là rối loạn tiêu hóa với biểu hiện của việc buồn nôn, nôn, táo bón;

Tình trạng nhức đầu; mất ngủ; vật vã (lúc đầu dùng thuốc); lú lẫn;

Bị mờ mắt; nhìn hình ảnh bị nhòe; rung giật nhãn cầu;

Nói khó; triệu chứng tiền đình – tiểu não; rối loạn hành vi; ảo giác;

Tăng đường huyết; tăng sản lợi;

Xuất hiện mụn  trứng cá; mọc lông nhiều; sốt; viêm gan; rối loạn thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên, múa giật, giảm nhận thức, tăng tần suất cơn động kinh);

Nhuyễn xương; còi xương (do giảm calci huyết);

Nổi hạch bạch huyết nổi to.

Coumarin hoặc dẫn chất indandion, cloramphenicol, cimetidin, isoniazid, phenylbutazon, ranitidin, salicylat, sulfonamid

Carbamazepin, estrogen, corticosteroid (glucocorticoid, mineralocorticoid), ciclosporin, glycosid của digitalis, doxycyclin, furosemid, levodopa

Thuốc chống trầm cảm ba vòng, haloperidol, chất ức chế monoaminoxidase, phenothiazin

Fluconazol hoặc ketoconazol hoặc miconazol

Verapamil, nifedipin

Omeprazol

Rifampicin

Acid valproic

Xanthin (aminophylin, cafein, theophylin)

Suy gan; đái tháo đường; phải theo dõi công thức máu; hạ huyết áp và suy tim (thận trọng khi dùng đường tiêm); nếu tiêm tĩnh mạch phải đảm bảo có các phương tiện hồi sức; tránh chọn đường tiêm với những người mắc nhịp xoang chậm; blốc do nút xoang; blốc tim độ 2 và độ 3; hội chứng AdamsStokes; thuốc tiêm có tính kiềm nên gây đau.

Hỏi kỹ Bác sĩ cách nhận biết dấu hiệu rối loạn huyết học và đi khám ngay khi bị sốt, đau họng, loét miệng, chảy máu; nếu có giảm bạch cầu nặng, tiến triển hoặc gây ra triệu chứng lâm sàng thì phải ngừng thuốc.

Chú ý, Phenytoin làm giảm khả năng tập trung khi lái xe và vận hành máy.

8.1. Phụ nữ mang thai

Phenytoin qua nhau thai; phải cân nhắc nguy cơ/lợi ích. Vì thuốc có khả năng làm tăng khuyết tật thai nhi; cơn động kinh có thể tăng trong thai kỳ đòi hỏi phải tăng liều đồng thời có thể gây ra tình trạng chảy máu ở mẹ khi sinh và ở trẻ sơ sinh.

Do vậy, có thể tiêm vitamin K phòng chảy máu cho mẹ lúc đẻ và cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh.

8.2. Phụ nữ cho con bú

Lưu ý, phenytoin tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp

Do đó, mẹ dùng thuốc vẫn có thể cho con bú.

– Tình trạng buồn nôn, nôn, rung giật nhãn cầu.

Thở oxygen, dùng các thuốc co mạch.

Để thuốc Phenytoin tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, dưới 30 ºC. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Phenytoin ở những nơi ẩm ướt.

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

Kế Hoạch Kiểm Tra Nội Bộ Trường Mầm Non Mẫu Kế Hoạch Kiểm Tra Nội Bộ Và Hoạt Động Nhà Giáo

Số: …/KH-MN….

…..ngày ….tháng…..năm……..

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG MẦM NON

Căn cứ Quyết định……. ngày …… của UBND tỉnh…………..Quyết định về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học …………….;

Căn cứ Kế hoạch số…….. của Phòng GD&ĐT TP………… ngày……… về Kế hoạch nhiệm vụ năm học ………; Thực hiện Kế hoạch số …………….. ngày …………của trường mầm non ………………. về Kế hoạch nhiệm vụ năm học 20…- 20……

Trường mầm non ………….. xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học…………. như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

– Kiểm tra nội bộ để xem xét, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục, Kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường. Trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại nhà giáo và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường.

– Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà giáo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục và các quy định của nhà trường, địa phương.

– Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, khẳng định những mặt đã làm được để phát huy, đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém.

– Giúp cho đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc và hoàn thành tôt nhiệm vụ năm học đã đề ra.

2. Yêu cầu:

– Toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc Kế hoạch kiểm tra nội bộ, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên trong Ban kiểm tra trong quá trình kiểm tra.

– Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình trong công tác kiểm tra.

II. NHIỆM VỤ CHUNG:

1. Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của chính phủ về tổ chức và hoạt động; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ trưởng BGDĐT hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục theo hướng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Chú trọng các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra. Thành lập các Ban ngành của nhà trường theo đúng quy định như: Ban kiểm tra nộ bộ trường học, Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân… Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nhận thức cho đội ngũ cộng tác viên kiểm tra của nhà trường để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra. Chú ý đến chất lượng đội ngũ CB, GV, NV về trình độ năng lực và công tác bố trí vị trí sắp xếp việc làm cho phù hợp.

2. Chú trọng kiểm tra Hoạt động sư phạm của nhà giáo qua các hoạt động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chương trình giáo dục, công tác bảo quản tài sản, quản lý nhóm/lớp, quản lý trẻ, ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của ngành, nội quy của cơ quan, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, phụ huynh; tinh thần đoàn kết trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp; không bạo hành và không xâm phạm thân thể trẻ.

– Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất của nhóm lớp, các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động CSGD trẻ tại các nhóm lớp.

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, các quy định, quy chế của nhà giáo và của chuyên môn. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thế chất, kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích, tệ nạn xã hội.

4. Tiếp nhận các ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên và phụ huynh, thực hiện theo đúng quy trình tiếp công dân quy định tại thông tư 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ.

5. Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác quản lý giáo dục: Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, công tác ba công khai, công tác kiểm tra, theo thông tư 09/2009/TT-BGDĐT. Thực hiện cải cách hành chính: Tập trung làm rõ ngân sách chi cho giáo dục( lương, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng..). Công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra nội bộ…

– Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có); theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định sau khi kiểm tra của thủ trưởng đơn vị.

6. Kiểm tra một số nội dung khác

– Kiểm tra, giám sát công tác xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Kiểm tra các khoản đóng góp thu, chi của phụ huynh

– Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tuyên truyền về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, minh bạch trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị …

– Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo.

– Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CB,GV,NV. Các văn bằng chứng chỉ của giáo viên, nhân viên

– Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong nhà trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và hoạt động giáo dục. Công tác Phổ cập giáo dục, công tác xây dưng trường Chuẩn quốc gia.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Công tác tổ chức:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, khiếu nại tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng như: Luật thanh tra, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật phòng chống tham nhũng…. Đặc biệt Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 về tổ chức và hoạt động Thanh tra Giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

+ Thành lập và kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, các thành viên trong ban phải là cán bộ, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác. Chủ động phối hợp với Công đoàn củng cố về tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo Luật thanh tra 2010;

*Về tổ chức xây dựng lực lượng:

– Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học gồm: 07 đồng chí.

STT Họ và tên Chức vụ Trình độ Nhiệm vụ

1 Hiệu trưởng ĐH Trưởng ban

2 Hiệu phó ĐH Phó ban

3 TTCM – TBTT ĐH Uỷ viên

4 Tổ trưởng tổ VP TC UV- thư ký

5 UBKTC Đ ĐH Ủy viên

6 Tổ phó CM ĐH Ủy viên

7 Kế toán ĐH Uỷ viên

– Phối hợp với BCH công đoàn chỉ đạo hoạt động của Ban TTND theo Luật Thanh tra 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ.

2. Nội dung kiểm tra:

1. Kiểm tra theo kế hoạch:

1.1 Kiểm tra toàn diện:

– Kiểm tra nội bộ 4 giáo viên

1.2 Kiểm tra chuyên môn:

– Kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ, giáo viên, nhân viên mỗi năm 3 lần vào đầu năm học và cuối mỗi học kỳ.

– Kiểm tra tỷ lệ chuyên cần hàng tháng, kết quả theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.

– Kiểm tra công tác bảo quản, sử dụng tài sản, thiết bị hàng năm.

– Kiểm tra cơ sở vật chất, công tác đảm bảo an toàn tại các lớp.

– Kiểm tra việc xuất nhập thực phẩm

– Kiểm tra việc ký kết các hợp đồng thực phẩm.

3. Kiểm tra đột xuất:

3.1 Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chế độ sinh hoạt theo thời gian biểu trong ngày của trẻ.

– Xây dựng và thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp.

3.2 Kiểm tra hồ sơ sổ sách:

– Kiểm tra hồ sơ của lớp, của giáo viên, nhân viên.

– Kiểm tra vở bài tập, lưu giữ sản phẩm của trẻ

3.3 Kiểm tra công tác an toàn trẻ, VSMT, VSATTP

– Kiểm tra công tác vệ sinh phòng, nhóm, đồ dùng, đồ chơi, nhà bếp, các nguồn thực phẩm cung cấp cho nhà trường.

4. Kiểm tra chuyên đề:

4. 1 Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

– Kiểm tra công tác tuyên truyền, vận động giáo viên ký các cam kết thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

– Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của cá nhân, thực hiện các nội dung cụ thể theo đặc thù công việc.

4.2 Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học.

– Kiểm tra việc bảo quản, sử dụng máy chiếu, máy tính, máy in, ti vi….

– Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi tại các lớp

4.3 Kiểm tra việc bồi dưỡng, sử dụng lao động tại đơn vị.

– Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch học tập trung, kế hoạch tự học của giáo viên.

– Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại BDTX sau mỗi Modun.

– Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề cấp trường.

4.4 Kiểm tra việc sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện ba công khai theo Thông tư 09:

– Kiểm tra việc sử dụng nguồn ngân sách chi cho giáo dục như: chi lương, mua sắm trang thiết bị dạy học, đầu tư cho xây dựng, các khoản chi khác….

– Kiểm tra việc sử dụng học phí, các khoản thu chi phục vụ bán trú và thu theo thỏa thuận của phụ huynh, kinh phí xã hội hóa giáo dục, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ tài chính.

– Kiểm tra công tác vận động phụ huynh mua sắm tại các lớp .

4.5 Kiểm tra hoạt động của tổ, khối, nhóm chuyên môn.

– Kiểm tra việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của từng tổ.

– Tăng cường công tác kiểm tra về nề nếp sinh hoạt, hồ sơ sổ sách của tổ.

– Kiểm tra công tác thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên.

4.6 Kiểm tra hoạt động của bộ phận y tế, văn thư hành chính.

– Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng….

– Kiểm tra công tác cân đo, khám SK cho trẻ

– Kiểm tra việc lưu trữ CV, báo cáo, đưa thông tin lên trang Website của trường.

4.7, Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng.

– Kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

– Kiểm tra công tác tài chính, hồ sơ tài chính, hồ sơ chuyên môn.

– Kiểm tra việc Ba công khai, thực hiện Quy chế dân chủ tại nhà trường

– Kiểm tra công tác XHHGD.

5. Kiểm tra một số nội dung khác:

– Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng CSVC, ngăn chặn các nguồn huy động của nhân dân và phụ huynh vượt thẩm quyền, thực hiện theo đúng Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

Advertisement

– Kiểm tra công tác tuyên truyền, phổ biến các luật PCTN, các quy định về phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục

– Kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý và các hoạt động GD.

– Kiểm tra việc sử dụng, quản lý các văn bằng của CB, GV, NV.

6. Hồ sơ lưu trữ:

– Nghị quyết Hội nghị CBCC

– Kế hoạch kiểm tra nội bộ( thông qua hội đồng trường niêm yết công khai)

– Các loại biên bản kiểm tra theo kế hoạch đề ra.

III, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

1. Báo cáo định kỳ:

– Kế hoạch kiểm tra nội bộ: trước ngày………………

– Báo cáo sơ kết học kỳ I trước ngày …………………

– Báo cáo tổng kết năm học: trước ngày………….…..

2, Báo cáo đột xuất: tuỳ theo tình hình thực tế để báo cáo

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đối với Hiệu trưởng:

– Xây dựng Kế hoạch Kiểm tra nội bộ, triển khai tới toàn thể giáo viên và niêm yết công khai tại phòng Hội đồng.

– Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của Ban TTND, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ tại cơ sở.

– Tổ chức lực lượng và triển khai các hoạt động kiểm tra theo kế hoạch. Thông báo kịp thời kết quả sau khi kiểm tra để phát huy tác dụng của hoạt động kiểm tra.

– Tập hợp ý kiến, giải đáp hoặc trình lên cấp trên giải quyết khi cần thiết.

2. Đối với thành viên Ban kiểm tra:

– Vận dụng các tiêu chuẩn, quy định của Bộ Giáo dục ban hành để đánh giá thực chất giáo viên.

– Phản ánh kịp thời những vướng mắc, đề xuất, đề nghị trong quá trình kiểm tra.

– Hoàn thành Hồ sơ và báo cáo kết quả kiểm tra với Hiệu trưởng.

3. Đối với giáo viên, nhân viên:

– Phối hợp, tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra hoàn thành công tác kiểm tra.

– Thực hiện kết luận kiểm tra của Ban kiểm tra.

4. Hình thức kiểm tra:

– Kiểm tra theo Kế hoạch.

– Kiểm tra đột xuất (Có báo trước hoặc không báo trước)

……..

Máy Bay Có Thể Bay Với Một Động Cơ Không?

Chuyến bay Qantas QF144 hạ cánh tại Sân bay Sydney ngày 18/1/2023. Ảnh: Brendon Thorne

Tháng 1, chuyến bay QF144 của hãng hàng không Qantas từ Auckland, New Zealand, đã hạ cánh an toàn ở Sydney, Australia sau khi phi công phải tắt một động cơ và phát tín hiệu khẩn cấp khi đang bay qua Thái Bình Dương. Khi đó, máy bay là một chiếc Boeing 737 phản lực hai động cơ, 10 tuổi và đang chở 145 hành khách.

Những sự việc như vậy đôi khi xảy ra trong ngành hàng không, nhưng cực kỳ hiếm. Điều này khiến hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn nhất thế giới.

Theo quy định, máy bay phải có khả năng bay từ điểm A đến điểm B, phía trên mặt nước, chỉ bằng một động cơ. Các cơ quan quản lý an toàn ở Australia yêu cầu mọi máy bay cất cánh đến một điểm nhất định phải có khả năng đến đó bằng một động cơ – dựa trên tải trọng khởi hành được xác định trước khi cất cánh.

Quy định này giúp đảm bảo máy bay vẫn hạ cánh an toàn nếu một động cơ bị hỏng, theo giáo sư Doug Drury, trưởng khoa Hàng không tại Đại học Trung Queensland. Nó vẫn có thể bay cho đến khi hết nhiên liệu. Về cơ bản, những chiếc máy bay này được thiết kế để bay với một động cơ cũng tốt tương đương như với hai động cơ.

Chỉ còn một động cơ nghĩa là sẽ không có lực đẩy tối đa để cất cánh, nhưng vẫn có thể bay và hạ cánh ổn thỏa. Dù máy bay có thể bay bằng một động cơ, việc động cơ bị hỏng giữa chuyến bay rất hiếm xảy ra với những quy trình bảo trì tỉ mỉ và kỹ thuật viên trình độ cao.

Trong chuyến bay của Qantas tháng trước, các hành khách cho biết họ nghe thấy tiếng nổ. Việc máy bay gặp sự cố động cơ và phát ra tiếng hoàn toàn có thể xảy ra, tùy thuộc vào loại sự cố. Nếu một bộ phận trong động cơ bị hỏng, nó có thể tạo ra tiếng ồn đủ lớn để hành khách nghe thấy.

Nhưng thông thường, nếu cần cô lập động cơ và nhận thấy dao động áp suất hoặc nhiệt độ động cơ vượt quá mức bình thường, phi công có thể lựa chọn tắt động cơ trước cả khi hành khách nghe thấy tiếng nổ.

“Các báo cáo sơ bộ cho biết, sau đó điều hòa không khí của máy bay đã ngừng hoạt động. Điều này khiến tôi nghĩ rằng phi hành đoàn có thể phải tắt một số hệ thống để đạt được mục tiêu hạ cánh thành công xuống Sydney”, Drury nhận định.

Advertisement

Khi một sự kiện như vậy xảy ra, các phi công có một quy trình quét thiết bị để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra, Drury cho biết. Họ cũng có Sổ tay Tham khảo Nhanh để tra cứu. Tài liệu này liệt kê tất cả những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên máy bay. Dựa theo sổ tay, các phi công sẽ phân tích từng bước và từng khả năng, từ đó xác định và giải quyết vấn đề. Trong trường hợp của Qantas, có vẻ giải pháp là tắt một động cơ.

Thu Thảo (Theo CNN)

【Kinh Nghiệm】Đăng Kiểm Xe Ô Tô Chi Tiết Dành Cho Người Mới

Tìm hiểu về đăng kiểm xe ô tô Đăng kiểm ô tô là gì?

Đăng kiểm xe là hình thức kiểm tra phương tiện dựa trên chất lượng kỹ thuật và các yếu tố môi trường của phương tiện. Thông qua việc kiểm tra này, nhà nước có thể kiểm soát được số lượng ô tô đang lưu hành, đồng thời cũng có thể đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.

Hiện nay ở mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước đều có ít nhất một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới để người dân có thể đăng kiểm phương tiện của chính mình.

Khi bạn đăng kiểm xe, xe của bạn sẽ được kiểm tra bởi đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao, họ sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc của xe. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện sai sót, bộ phận chưa đạt tiêu chuẩn sẽ tiến hành sửa chữa, bảo trì cho đến khi đạt tiêu chuẩn.

Hầu hết mọi người đều rất lo lắng về kinh nghiệm đăng kiểm xe ô tô nhưng thực ra nó rất đơn giản và không hề khắt khe như mọi người vẫn nghĩ. Trong quá trình đăng kiểm, nếu xe của bạn đạt yêu cầu, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Đối với trường hợp đăng kiểm xe lần đầu hoặc xe đã đăng kiểm thì sẽ được cấp giấy chứng nhận gia hạn.

Tại sao phải đăng kiểm xe?

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng việc đăng kiểm xe ô tô là rất cần thiết. Mọi người phải tham gia có trách nhiệm và chấp hành nghiêm túc các quy định về đăng kiểm xe cơ giới của nhà nước. Là một công dân có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, mọi người không nên bỏ qua việc đăng kiểm vì mất thời gian và tiền bạc.

Ngoài ra, thực hiện đăng kiểm xe sẽ giúp tránh được việc nộp phạt hành chính nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra rằng không có giấy chứng nhận đăng kiếm. Tại Điều 19 luật giao thông vận tải hiện hành quy định rất rõ mức phạt hành chính cho hành vi này có thể lên đến 3 triệu đồng.

Kinh nghiệm đăng kiểm xe ô tô chi tiết Tìm hiểu quy trình và kinh nghiệm đăng kiểm xe ô tô

Quy trình đăng kiểm xe ô tô như sau:

Bước 1: Để đăng kiểm xe, trước tiên bạn phải nộp hồ sơ đăng kiểm. Hồ sơ đăng kiểm sẽ bao gồm:

Giấy đăng kiểm cũ đối với xe đã đăng kiểm trước đây

Bảo hiểm trách nhiệm tạm thời (nếu chưa chuẩn bị bảo hiểm có thể mua trực tiếp tại văn phòng đăng kiểm)

Tờ khai

Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của chủ sở hữu

Giấy đăng ký ô tô

Sau đó bạn tiếp tục nộp lệ phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp giấy chứng nhận.

Bước 2: Kiểm tra xe:

Khi xe không đạt: Khi xe gặp nhiều vấn đề về an toàn, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để tài xế mang đi sửa và quay lại sau. Nhân viên làm thủ tục sẽ đọc biển số để bạn đóng phí đường bộ.

Khi xe đạt: bạn tiếp tục thực hiện sang bước 3.

Bước 3: Nộp phí bảo trì đường bộ: Cùng với phí đăng kiểm và giấy phép, phí bảo trì đường bộ là một phần những gì bạn phải trả để sử dụng ô tô của mình.

Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới: Sau khi làm thủ tục nộp phí bảo trì đường bộ xong thì xuống xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận chỉ thị thì ra về.

Kinh nghiệm đăng kiểm xe mới

Bảo dưỡng một chiếc xe hoàn toàn mới không cần phải khắt khe. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên chủ quan lơ là trong việc kiểm tra kỹ thuật xe. Kinh nghiệm đăng kiểm cần đặc biệt chú ý để xác minh xe mới bao gồm:

Biển số là bộ phận bạn cần đặc biệt chú ý, bạn nên đảm bảo rằng biển số được lắp chắc chắn và không có hiện tượng lỏng lẻo. Đồng thời, cũng cần lau sạch bụi trên biển số trước và sau của xe.

Làm sạch số động cơ và xác định vị trí của số khung cùng một lúc.

Chọn thời gian đăng kiểm phù hợp

Bạn nên tránh đăng kiểm xe vào các ngày đầu tuần, cuối tuần, trước các ngày nghỉ lễ để tránh mệt mỏi nếu phải xếp hàng dài chờ đợi.

Bạn nên cố gắng sắp xếp lịch để giữa tuần có thể đưa xe đi đăng kiểm, tiết kiệm thời gian và công sức chờ đợi.

Ngoài ra, bạn nên chủ động gọi điện đến từng trạm đăng kiểm để đặt lịch hẹn, hỏi về loại giấy chứng nhận sẽ đăng kiểm, tránh trường hợp thay đổi mà bạn không biết. Khi đã tiết kiệm được thời gian đăng kiểm trước, bạn chỉ cần đến đúng giờ hẹn để nộp hồ sơ và đăng kiểm xe.

Nếu không biết số điện thoại trạm đăng kiểm xe, bạn có thể gọi đến tổng đài 1080 để được tư vấn.

Cập nhật nhiều thông tin mới về xe ô tô

Xe Hay Việt Nam là Công ty về Dịch vụ Thông tin Chuyên sâu về Thị trường Ô tô Việt Nam. Website của công ty cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin về xe ô tô như các dòng xe, giá xe ô tô, chương trình khuyến mãi, thông số kỹ thuật,… của thương hiệu các xe hơi, xe tải có mặt tại thị trường, hay sắp được bán tại Việt Nam.

Xe Hay Việt Nam có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực ô tô với hơn 7 năm kinh nghiệm, luôn cung cấp các giải pháp dịch vụ ô tô tốt nhất cho khách hàng và sales.

Tìm hiểu thêm tại:

52/3D Lê Thị Hồng Gấm, Phường 6, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

Hotline: 0907181192

Thủ Tục Cấp Giấy Phép Hoạt Động Đối Với Nhà Hộ Sinh

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có yêu cầu thì nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý hành nghề Y – Dược tư nhân (Sở Y tế).

Bước 2: Phòng Quản lý hành nghề tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn cơ sở cách kê khai hồ sơ. Hồ sơ đã đảm bảo đúng theo yêu cầu thì tiếp nhận, đối tượng nộp lệ phí theo quy định, vào sổ theo dõi và viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3:

– Nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận kết quả tại Sở Y tế.

– Nếu cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ: thì trong thời hạn 10 ngày cơ quan Sở Y tế ra văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế.

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với Nhà hộ sinh.

+ Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách người đăng ký hành nghề.

+ Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.

+ Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

– 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Tổ chức, cá nhân.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

– Giấy phép hoạt động.

– 400.000 đồng.

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (phụ lục 13). Kích vào nút Tải về để tải mẫu đơn này.

– Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế (phụ lục 14). Kích vào nút Tải về để tải bản kê khai này.

– Cơ sở vật chất:

+ Xây dựng và thiết kế: Xây dựng chắc chắn, đủ các buồng chuyên môn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh;

Các buồng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.

+ Nhà hộ sinh phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình, mỗi buồng có diện tích ít nhất là 10m2; buồng đẻ có diện tích ít nhất là 16m2; buồng nằm của sản phụ có diện tích ít nhất là 20m2 để bảo đảm diện tích ít nhất cho một giường bệnh là 5m2/giường;

+ Các buồng quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình theo quy định tại Điểm 5.4 Khoản 5 về yêu cầu hoàn thiện và kết cấu công trình của Quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở – Tiêu chuẩn ngành;

+ Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có) theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

– Thiết bị y tế:

+ Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đăng ký;

+ Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu.

– Tổ chức, nhân sự:

+ Có bộ máy tổ chức phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:

Là bác sỹ hoặc cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề;

Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ hoặc ít nhất là 45 tháng đối với cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học);

Advertisement

Là người làm việc toàn thời gian tại nhà hộ sinh.

+ Người được phân công thực hiện khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa tại nhà hộ sinh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn. Việc phân công phải được thể hiện bằng văn bản.

– Luật khám bệnh, chữa bệnh.

– Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữ bệnh.

– Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực Y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề Y, dược.

Kích vào nút Tải về để tải các căn cứ này.

Rà Soát Vi Phạm Khi Cổ Phần Hóa Hãng Phim Truyện Việt Nam

Văn phòng Chính phủ ngày 28/3 thông báo chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về việc xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Phó thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ kiểm tra ngay việc thực hiện kết luận thanh tra và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Trên cơ sở kết quả kiểm tra và quy định pháp luật về cổ phần hóa, Thanh tra Chính phủ kiến nghị biện pháp xử lý khả thi để giải quyết dứt điểm việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, báo cáo Thủ tướng trước 25/4.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được giao thực hiện kết luận thanh tra và các chỉ đạo; có phương án sắp xếp Hãng phim truyện Việt Nam phù hợp với tình hình và luật pháp hiện hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và giữ gìn, phát huy truyền thống của hãng.

Trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam, ngày 17/3. Ảnh: Giang Huy

Tại lễ kỷ niệm 70 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam hôm 15/3, nghệ sĩ Trà Giang nói đau lòng khi xưởng phim truyện từng có 600 nghệ sĩ, nhân viên, làm hàng chục phim mỗi năm giờ đổ nát, hoang tàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sau đó giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái triệu tập cuộc họp với các bộ ngành tìm giải pháp, xây dựng phương án xử lý tình trạng đổ nát của trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam.

Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật, với các tác phẩm như Chung một dòng sông, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Em bé Hà Nội.

Giữa năm 2023, Công ty Vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại Hãng phim truyện Việt Nam. Ba tháng sau, nghệ sĩ và ban lãnh đạo hãng nhiều lần đối thoại gay gắt do chậm lương, không có định hướng làm phim.

Tháng 9/2023, Thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp.

Advertisement

Sau thanh tra, Công ty Vận tải thủy Vivaso (đơn vị giữ 65% cổ phần hãng phim) xin thoái vốn. Tuy nhiên, sau bốn năm, quá trình này chưa hoàn tất khiến nghệ sĩ của hãng từng căng băng rôn chất vấn việc bị cắt lương, bảo hiểm. Mâu thuẫn giữa cán bộ, nhân viên hãng phim và chủ đầu tư tăng cao nên Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phải cử thanh tra hòa giải.

Tuy nhiên, đến nay Công ty Vận tải thủy Vivaso vẫn chưa rút khỏi hãng. Cuối năm ngoái, các nghệ sĩ kêu cứu vì 300 phim nhựa hỏng nặng do bảo quản kém.

Viết Tuân

Cập nhật thông tin chi tiết về Kiểm Soát Động Kinh Với Thuốc Phenytoin trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!