Bạn đang xem bài viết Khám Phá Cách Làm Bánh Mì Thổ Nhĩ Kỳ Ngon Tuyệt Hảo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách làm thịt bánh mì Thổ Nhĩ KỳCác nguyên liệu để làm nên món bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ngon gồm có:
Thịt lợn: 500g
Gia vị ướp thịt Doner Kebab
Dầu ăn
Mật ong
Gia vị: muối, hạt nêm, đường, bột ngọt
Để làm thịt nướng cho bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ, bạn cần chọn được loại thịt chất lượng. Thịt nướng ngon sẽ gồm 2 phần là thịt nạc và thịt mỡ. Với phần thịt nạc, bạn nên chọn thịt nạc vai vì miếng thịt có độ mềm, dễ ngấm gia vị khi tẩm ướp và vẫn chắc, giữ được miếng thịt nguyên khi cắt. Với phần thịt mỡ, bạn nên dùng mỡ khổ thay vì mỡ chài để tạo độ béo ngậy cho thịt sau khi nướng.
Bước 1: Sơ chếRửa sạch thịt với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Thái thịt nạc thành từng miếng dày khoảng 1cm và thái mỏng thịt mỡ.
Bước 2: Ướp thịtCho thịt vào trộn đều với gia vị doner kebab, mật ong, dầu ăn, muối, hạt nêm, đường, bột ngọt theo đúng tỉ lệ. Ướp thịt trong khoảng 3- 4 tiếng để thịt ngấm gia vị.
Bước 3: Nướng thịtXiên thịt vào trục xiên của lò nướng, lưu ý, xếp xen kẽ 3- 4 lớp thịt nạc với 1 lớp mỡ để thịt khi nướng không bị khô. Khởi động lò nướng trước 10 phút, gắn trục xiên vào và điều chỉnh nhiệt độ ở mức 180 độ C. Sau khoảng 10 phút thì giảm nhiệt độ để thịt chín từ từ, nướng cho đến khi miếng thịt xém vàng và dậy mùi thơm. Cuối cùng, đợi thịt nguội và dùng dao cắt để thái thịt xuống khay đựng.
Cách làm nước sốt bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Nước sốt mayonnaiseCông thức pha nước sốt gồm: 500g sốt mayonnaise, 1 quả trứng gà, 20ml dầu ăn, muối, chanh, nước lọc, mù tạt vàng. Đánh đều lòng đỏ trứng, muối và dầu ăn, khi hỗn hợp bắt đầu sệt, lần lượt cho thêm mù tạt vàng và nước cốt chanh vào đánh lên. Cuối cùng, cho thêm sốt mayonnaise và tiếp tục đánh đến khi nước sốt mịn màng và sánh lại thì cho vào ngăn mát để làm đông sốt.
Nước sốt cà chuaCông thức pha nước sốt gồm: 1kg cà chua đã luộc chín và xay nhuyễn, 50g muối trắng, 1 củ tỏi bóc vỏ đập nhỏ, ½ củ hành tây thái nhỏ, muối, đường, dấm và ớt tươi. Đun hỗn hợp trên bếp với lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi nước sốt đặc sệt lại thì tắt bếp.
Nước sốt ớt cayCông thức pha nước sốt gồm: 500g ớt tươi đã được rửa và ngâm với muối loãng, 2 quả cà chua thái nhỏ, 50g tỏi băm nhuyễn, muối, đường và giấm ăn. Luộc chín ớt và cà chua, cho vào máy xay nhuyễn, lọc bỏ phần bã rồi cho thêm tỏi, đường, giấm và muối vào đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp ớt sánh mịn.
Cách làm vỏ bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Nguyên liệu:
Bột mì: 500g
Bơ: 30g
Men bánh mì: 5g
Muối: 10g
Dầu ăn: 10g
Nước lọc: 100g
Các bước làm
Bước 1: Trộn đều bột mì, bơ, muối, men và nước lạnh trong bát to đến khi hỗn hợp bột dẻo và mịn mượt
Bước 2: Đậy bát và ủ bột trong khoảng 1 giờ
Bước 3: Dùng dao chia bột thành từng khối nhỏ với trọng lượng khoảng 200g, lăn tròn khối bột và phủ lên một lớp bột khô làm áo.
Bước 4: Dùng cây lăn cán bột thành từng miếng hình tròn dẹt, cho bột vào khay nướng đã phết dầu ăn và lót giấy chống dính
Bước 5: Nướng bánh trong lò ở nhiệt độ 150 độ C trong 15 phút, lấy bánh ra, phết thêm dầu ăn, rắc đều vừng lên mặt bánh và nướng thêm một lượt
Bước 6: Lấy bánh đã nướng chín 2 mặt và chia thành 6 phần bằng nhau
Từ công thức làm bánh mì đơn giản này, hi vọng bạn đã có được cách làm bánh mì ngon nhất. Với những người muốn kinh doanh bánh mì, bên cạnh việc đầu tư lò nướng và nắm được công thức làm bánh, việc đặt mua xe bán bánh mì cũng rất cần thiết.
Các mẫu xe bánh mì và tủ bánh mì inox Kim Nguyên được gia công theo tiêu chuẩn với kích thước đa dạng 1m, 1m2, 1m5… Khung xe làm từ vật liệu inox Nhật siêu bền, chống gỉ sét. Ngoài ra, xe bánh mì cũng được trang bị đầy đủ các dụng cụ đi kèm như máy kẹp nóng, xiên nướng, dao cắt thịt… Sản phẩm được bảo hành 3 năm, cam kết về chất lượng tốt nhất trên thị trường.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ:CÔNG TY TNHH TMDV KIM NGUYÊN
Địa chỉ: Địa chỉ: 695/3 Tân Sơn, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM
Hotline: 0909 398 599
Email: [email protected]
Đăng bởi: Bảo Hân
Từ khoá: Khám Phá Cách Làm Bánh Mì Thổ Nhĩ Kỳ Ngon Tuyệt Hảo
Khám Phá Thổ Nhĩ Kỳ Qua Vô Vàn Những Món Ăn Độc Đáo
Nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn ai cũng nhớ ngay đến món Kebab. Tuy nhiên, ẩm thực nước này còn tạo ấn tượng với du khách qua nhiều cái tên khác hấp dẫn không kém. Đa phần đặc sản nơi đây giao hòa ăn ý của Á và Âu nên những món ăn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp bạn chìm đắm trong cuộc du ngoạn vị giác.
Kebab
Nhắc đến ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ mà bỏ qua Kebab sẽ là một thiếu sót lớn. Đây là đại diện tiêu biểu và được yêu thích rộng rãi trên toàn thế giới. Kebab là món thịt nướng bằng than củi nên có một mùi thơm và độ giòn ở vỏ ngoài rất độc đáo. Khi ăn món sẽ bung tỏa hương vị nếu đi cùng hạt dẻ và phủ sữa chua, sốt cà chua và bơ. Về loại thịt, có thể là thịt lợn, thịt cừu, thịt gà… tùy vào khẩu vị mỗi vùng. Một trong những kiểu kết hợp hấp dẫn nhất của món ăn này chính là bánh mì Kebab. Bánh có độ mỏng mềm nhưng vẫn dai giòn nên khi ăn kèm thịt và salad hay sốt đã tạo nên một đặc sản đường phố của Thổ Nhĩ Kỳ.
SimitSimit là món ăn nhẹ xuất hiện từ thế kỷ 16. Những đoàn xe du lịch đến và đi từ Istanbul đã mang theo món bánh mì vòng tới thành phố Izmit. Địa danh này chính là khởi nguồn cho tên Simit và biến nó thành một loại đồ ăn nhanh. Ngày nay, simit vừa được dùng kèm trong bữa sáng vừa là món ăn phổ biến trên đường phố Thổ Nhĩ Kỳ. Bánh mì simit đặc biệt nhờ lớp vỏ giòn vàng và rắc vừng.
BaklavaBaklava là một món tráng miệng có xuất xứ từ vùng Trung Á nhưng khi đến Thổ Nhĩ Kỳ lại được biến tấu theo hương vị châu Âu. Bánh được làm từ bột nhào cùng mật ong, sữa tạo nên những lớp vỏ mỏng xốp. Đan xen bên trong những lớp bánh là nhân được biến hóa từ mặn đến ngọt. Nếu nằm trong bữa ăn chính thì Baklava có thể kết hợp cùng với thịt bò, cá được chế biến đậm đà. Còn khi thưởng thức như kiểu tráng miệng, bánh mang vị ngọt của siro và nước hoa hồng hoặc beo béo từ phô mai và kem.
PidePide là chiếc bánh mì dẹt, hình thuyền rất độc đáo và được mệnh danh là pizza Thổ Nhĩ Kỳ. Lớp vỏ bánh dày, xốp được nướng vàng ruộm, bên trong bao phủ nhân thịt băm, rau củ, phô mai… Chiếc bánh có thể biến hóa trong nhiều hương vị đặc sắc nhưng điểm chung là phải được rắc thêm hạt mè vừng bên ngoài bột bánh. Nhờ thế mà khi ăn món này sẽ mang đến mùi thơm cùng độ giòn rất bắt vị. Quả trứng ốp la đập trực tiếp vào bánh khi vừa lấy ra khỏi lò nướng chính là điểm chốt hoàn hảo về vẻ ngoài cho đến hương vị của món ăn này.
KahvaltiKahvalti không phải là một món ăn mà là tên gọi của kiểu ăn sáng truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Người dân nơi đây rất chú trọng đến bữa ăn bắt đầu ngày mới nên bạn sẽ được tận hưởng một bàn tiệc thịnh soạn với rất nhiều món. Bánh mì nướng là thành phần cơ bản nhất của Kahvalti. Chúng sẽ được phết mứt cam, bơ sữa, cà chua, dầu olive, mật ong, dưa chua… rất nhiều sự lựa chọn. Tuỳ mỗi vùng miền sẽ có cách kết hợp khác nhau nhưng phải đầy đủ dưỡng chất và đa dạng hương vị. Kết thúc bữa ăn sẽ là sữa chua hoặc một phần salad để chốt lại.
Súp corbaMón súp đơn giản này rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy một số người Thổ Nhĩ Kỳ thưởng thức món ăn này vào bữa sáng. Hai món ăn được lựa chọn phổ biến ở đây là súp đậu lăng hoặc cà chua. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử súp lòng bò, não cừu, bắp cải đen..
MantiTuy trông chúng giống như những viên há cảo hấp mà chúng ta hay ăn nhưng về thành phần và cách thưởng thức lại có nhiều sự khác biệt. Nhân bánh là thịt bò hoặc thịt cừu được nêm nếm đậm đà. Lớp vỏ bột bên ngoài có độ dày vừa và dai thơm gói gọn món, thậm chí còn được nắn thành nhiều hình dáng tùy thích. Sau khi hấp hoặc chiên, Manti ăn kèm cùng sữa chua tart tươi, bơ tan chảy và thảo mộc. Chính nhờ các thành phần phụ này mà món ăn đã tạo nên sự đồng điệu trong vị giác thực khách.
Dolma và SarmaĐây là món cơm trộn thịt được cuốn trong lá nho hoặc lá bắp cải. Người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhồi thịt cùng ớt, cà chua, cải và trứng sau đó hầm lên. Khi cơm chín, trộn thịt vào cùng và gói vào lớp lá tươi tạo thành những cuốn nhỏ gọn trông rất hấp dẫn. Nhờ cách chế biến cầu kỳ này mà từng hạt cơm quyện đều trong mùi thơm của lá cũng như có độ mềm ẩm nhưng không hề nhão.
GozlemeGozleme là một món ăn đường phố phổ biến, được bán rất nhiều tại các khu chợ ở Thổ Nhĩ Kỳ với giá rẻ, hương vị ngon và đảm bảo khiến bạn no căng bụng. Món ăn là bánh ngọt nhiều lớp với nhiều loại nhân khác nhau, bao gồm rau bina, phô mai, khoai tây và mùi tây. Gozleme được nấu trên một vỉ nướng lớn và dùng kèm với trà hoặc Ayran, là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa trưa và lý tưởng cho những người đi du lịch với ngân sách có hạn.
MenemenMenemen không thường thấy trong thực đơn nhà hàng nhưng hầu hết nhà bếp sẽ làm cho bạn nếu được yêu cầu bởi thời gian chế biến món ăn này nhanh chóng và dễ dàng. Người làm sẽ đem ớt chuông, hành tây và cà chua chiên trong chảo, sau đó trộn trứng vào hỗn hợp. Món ăn được dùng kèm với bánh mì tươi.
Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)
Đăng bởi: Trịnh Huê
Từ khoá: Khám phá Thổ Nhĩ Kỳ qua vô vàn những món ăn độc đáo
Thủ Đô Thổ Nhĩ Kỳ
Du lịch Ankara
ĐÔI NÉT VỀ THÀNH PHỐ ANKARA
Ankara hay còn gọi là Ancyra, thủ đô của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này với dân số hơn 5,2 triệu người. Ankara là thủ đô hành chính của Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1920, cho đến nay nơi đây trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và trụ sở của các chi nhánh Quân đội của cả nước.
Thủ đô Ankara
NÊN DU LỊCH TỚI ANKARA THỜI ĐIỂM NÀO
Thành phố Ankara chịu ảnh hưởng bởi hai kiểu khí hậu đó là bán khô hạn và Địa Trung Hải. Đặc trưng của thời tiết này là mùa hè khô nóng và mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ C.
Theo kinh nghiệm du lịch Ankara của nhiều du khách, bạn nên đến Ankara vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thời tiết lúc này ấm áp, dễ chịu và lượng mưa cũng hạn chế. Ngoài ra tháng 3 và tháng 4 hàng năm Ankara tổ chức những lễ hội rực rỡ sắc màu rất thú vị, đặc biệt là ngắm sắc hoa Tulip rực rỡ khoe sắc, bạn đừng bỏ lỡ thời điểm này
Mùa hè từ tháng 7 – tháng 9 có khí hậu nóng và khô, nhiệt độ thường trên 30 °C, lúc này khách du lịch tới Ankara khá đông, bạn nên tránh du lịch vào mùa hè để có chuyến đi hoàn hảo nhất.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Hiện nay có khá nhiều hãng hàng không đang khai thác đường bay từ Việt Nam – Ankara này như Vietnam A Airlines, Turkish Airlines, Cathay Pacific Airlines, Qatar Airways,… với giá vé khoảng 500 – 1.000 USD/ chiều tùy từng chặng. Bạn nên đặt trước vé khoảng 1 đến 2 tháng để có giá vé ưu đãi nhất. Sân bay quốc tế ca Ankara tên là Esenboga Ankara nằm cách trung tâm thành phố khoảng 29 km, bạn có thể sử dụng xe bus để di chuyển.
Sân bay quốc tế Esenboga Ankara
Ankara có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus, tàu điện, taxi, oto hay xe đạp tùy theo nhu cầu sở thích. Đặc biệt xe bus là phương tiện được rất nhiều du khách lựa chọn. Ankara có hệ thống xe buýt đường dài với hệ thống điều hòa, đặt chỗ trước, phục vụ khá chất lượng. Đi lại bằng xe bus trong thành phố rất tiện lợi, bạn sẽ tìm thấy xe buýt ở nhiều tuyến điểm khác nhau.
ĐỊA ĐIỂM LƯU TRÚ Ở ANKARA
The Green Park Ankara: Kızılırmak Mah. 1443. Cad. No:39 Çukurambar, Ankara. Giá phòng khoảng 64 USD/ đêm.
Hotel Cinnah: Cinnah Caddesi no:3 Çankaya, 06690 Ankara. Giá phòng giao động khoảng 50 USD/ đêm
The Wings Hotels Neva Palas: Esat Cad. No:32 Kucukesat, Ankara. Giá phòng khoảng từ 60 – 80 USD/ đêm tùy loại phòng.
New Gate Hotel: Gmk Bulvarı,No : 92, Maltepe , Ankara. Khách sạn nằm ở trung tâm Ankara, giá phòng: 90 USD/ đêm.
Latanya Hotel Ankara: Buklum Sokak No:1 Kavaklidere, Ankara. Giá phòng: 88 USD/ đêm.
NHỮNG ĐIỂM THĂM QUAN NỔI BẬT CỦA ANKARA
Lăng Mustafa Kemal
Khu lăng mộ Mustafa Kemal là một trong những điểm thăm quan nổi tiếng ở Ankara Đây là lăng mộ của hai vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Lăng mộ thiết kế của giống như một bảo tàng, thu hút cả các nhà sử học và kiến trúc sư nổi tiếng đến tham quan. Lăng Mustafa Kemal sưu tập với số lượng tranh vô cùng lớn và những cổ vật quý giá. Ghé thăm nơi đây, du khách sẽ có cơ hội được xem những người lính Thổ Nhĩ Kỳ diễu hành, còn được tham quan Công viên Hòa bình ngập tràn những cây xanh.
lăng Mustafa Kemal – Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ
Lâu đài Ankara
Lâu đài Ankara là điểm thăm quan để bạn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của thành phố. Tòa lâu đài được bao bọc bởi bốn bức tường thành vững chắc, được chia thành 20 tòa tháp tách biệt với nhau. Lâu đài Ankara là nhân chứng cho nhiều giai đoạn lịch sử, từ đế chế Hittile đến Ba Tư, Ottoma,…. Ngày nay, tòa lâu đài trưng bày các tác phẩm triển lãm nghệ thuật cũng như diễn ra các lễ hội, sự kiện lớn ở Ankara. Đặc biệt trên đỉnh tòa lâu đài, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp cảu toàn thành phố.
Lâu đài Ankara
Nhà thờ Hồi giáo Kocatepe
Công trình được xây thành nhiều tầng có mái vòm với những ngọn tháp với đỉnh cong vút. Nhà thờ mang phong cách Gothic từ những bậc thang, lối đi vào đến các chi tiết trang trí lộng lẫy và tỉ mỉ. Nhà thờ Hồi giáo Kocatepe trở thành một địa điểm du lịch Ankara hấp dẫn bậc nhất.
Nhà thờ hồi giáo Kocatepe
Tháp Atakule
Ngọn tháp Atakule do chính tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên xây dựng vào năm 1989. Từ ngọn tháp, bạn có thể ghé vào nhà hàng ở trên này vừa để thưởng thức ẩm thực vừa để ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố. Nhà hàng có không gian xoay 360 vô cùng ấn tượng, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thoải mái hơn rất nhiều.
Tháp Atakule
Công viên Genclik
Công viên Genclik được mệnh danh là lá phổi xanh của thành phố. Tại đây, có rất nhiều cây xanh, hồ bơi, nhà hát ngoài trời, đu quay khổng lồ… xung quanh những cửa hàng gốm truyền thống, buổi tối khu vực hồ bơi sẽ trình diễn nhạc nước rất ấn tượng. du khách thường chọn ghé đến đây để dạo mát và thưởng thức những tiết mục đường phố sôi động.
Biểu diễn nhạc nước tại công viên Genclik
Phòng tắm La Mã
Phòng tắm theo phong cách La Mã đã được xây dựng từ thế kỉ 3. Ở đây chia thành 3 dạng: phòng tắm nóng, phòng tắm ấm và phòng tắm lạnh. Công trình này đã trải qua một thời kỳ lịch sử dài nhưng những bức tượng, hoa văn của nơi đây vẫn luôn được tái hiện được lịch sử sống động và cực kì thú vị.
Di tích Phòng tắm La Mã hàng ngàn năm tuổi
ẨM THỰC ANKARA
Thủ đô Ankara được đánh giá có nền ẩm thực phong phú, đặc sắc và hấp dẫn.
Bánh vòng Simat: Là món bánh yêu thích của người dân Ankara, bánh có hình tròn, phủ mè bên trên, ăn với ít phô mai và nhâm nhi với một tách trà thì vô cùng tuyệt
Doner Kebab: Đây là bánh kẹp thịt của Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng khắp thế giới. Những miếng thịt nướng được tẩm ướp gia vị thơm ngon, kẹp với bánh mì và một số loại rau và hai vị nước sốt đặc biệt.
Bánh Pide: Bánh được làm với lớp bột mỏng, bên trên có nhân thịt gà, cá ngừ, phô mai và các loại rau củ thái nhỏ. Bánh khi nướng trông rất hấp dẫn lôi cuốn.
Bánh mì Tantuni: Món ăn vặt siêu ngon ở Ankara, bánh được làm từ thịt băm, cà chua, ớt, hành tây, cuộn vào bánh mì tortilla mỏng.
Lahmacun: Món ăn này là một loại pizza của Thổ Nhĩ Kỳ, ăn với rau mùi tây, một ít cốt chanh, cuộn lại và thưởng thức.
Súp Corba: Món súp truyền thống của người Ankara cũng như Thổ Nhĩ Kỳ. Súp có vị thơm, dễ ăn và rất bổ dưỡng. Bạn có thể thưởng thức món này tại ngay khách sạn nơi bạn ở, hay các nhà hàng quán ăn trong thành phố.
Thịt viên Kofte: Thịt viên kiểu Thổ rất mềm và béo, người dân Ankara sáng tạo món ăn này có nét rất riêng. Thịt viên Kofte thường dùng làm món chính trong menu của các nhà hàng.
Ẩm thực Ankara
Đăng bởi: Hiếu Trương
Từ khoá: Du lịch Ankara – Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ
Khám Phá Loạt Tiệm Bánh Mì Ngon Có Tiếng Ở Tp. Hồ Chí Minh
1.
Bánh mì Hòa Mã 41 Cao Thắng Quận 3
60 năm sống cùng Sài Gòn, bánh mì chảo Hòa Mã không chỉ giữ lại nét đặc trưng ẩm thực cũ xưa, mà còn gắn bó với biết bao thế hệ thực khách ở thành phố tất bật này. Đây là nơi bán bánh mì Hòa Mã, bánh mì ở đây còn có tên gọi khác là ” bánh mì chảo”. Vì thay bằng chiên trứng opla cho vào bánh mì thì người ta chiên trứng riêng cùng với xúc xích chả….để nguyên trong chảo cho nóng rồi mang ra phục vụ thực khách.
Thông tin chi tiết
Địa chỉ: 41 Cao Thắng, Quận 3, TP. HCM
Giờ mở cửa: 18:00 – 22:00
2.Bánh mì cóc – 38 Nguyễn Thái Sơn, Quận Gò Vấp
Dù chỉ là một tiện bánh mì nhỏ song tiếng tăm đã bay khắp gần xa. Đây là một trong những tiệm bánh mì Sài Gòn nức tiếng mà bạn nên tới thưởng thức bởi ổ bánh mì ở đây nhìn vô cùng đặc biệt. Nó có hình tròn tròn chứ không phải là hình dài như những ổ bánh mì mà bạn thường thấy. Bên trong bánh mì là chả lụa, thịt, pate,…thơm ngon khiến người ăn chỉ cắn một miếng cũng ngập răng rồi.
Thông tin chi tiết
Địa chỉ: vỉa hè 38 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, quận Gò Vấp.
Giờ mở cửa: 5h00 – 20h30
Giá: 10.000 đồng – 15.000 đồng.
3.Bánh mì Bảy Hổ – 19 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1
Đây là một trong những quán bán bánh mì Sài Gòn lâu đời được người người yêu thích. Có thể nói đây là một tiệm bán bánh mì lâu năm nhất đất Sài thành với nhiều nhân đã khiến nó ghi điểm trong lòng du khách. Vỏ bánh mì giai giòn ăn kết hợp với nhân thịt thơm ngon sẽ cho bạn một cảm giác đã đời khi thưởng thức.
Thông tin chi tiết
Địa chỉ: 19 Huỳnh Khương Ninh, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Giờ mở cửa: 14h00 – 17h00
Giá: 10.000 đồng – 20.000 đồng
4. Bánh mì xíu mại khô – Hẻm 358 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3
Có lẽ đây là nơi duy nhất bán món bánh mì xíu mại khô tại Sài Gòn. Một ổ bánh mì xíu mại khô chỉ là những viên xíu mại và há cảo thêm chút nước tương, tương ớt, không có đồ chua hay rau dưa ăn kèm nhưng vị ngon đậm đà, béo ngậy vừa phải. Xíu mại khô và há cảo ở đây ăn có vị ngon khác hẳn với rất nhiều nơi bán há cảo ở Sài Gòn.
Chủ quán chia sẻ, anh được ba là người gốc Hoa truyền nghề và công thức gia truyền, đến nay xe bánh mì xíu mại đã gần 40 năm. Nhiều người có thói quen ghé xe bánh mì xíu mại của anh mua một vài ổ mang đi ăn sáng trước khi bắt đầu ngày làm việc mới. Mấy chục năm trôi qua, xe bánh mì nhỏ vẫn giữ nguyên được hương vị gốc ấy và được nhiều người ghé mua.
Thông tin chi tiết
Địa chỉ: 358 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. HCM
Giờ mở cửa: 5:00 – 9:00 sáng hàng ngày
5. Bánh mì Như Lan – Bánh mì ngon nức tiếng Sài GònĐây là chuỗi cửa hàng bánh mì lâu năm ở TPHCM, Với ổ bánh mì giòn giòn ấm ấm, đặc ruột bên trong với nhiều thịt các loại: chả, pate, đồ chua , dưa leo,…không chê vào đâu được. Đến Như Lan đa phần mọi người chọn bánh mì thịt vì thịt ở đây là thịt quay, được ướp với hương vị gia truyền, làm miếng thịt ngấm nhiều gia vị, ăn rất khác biệt, đã vậy nhân lúc nào cũng đầy ổ, ăn rất thích.
Pate ở đây vô cùng đặc biệt, được làm rất khéo, vừa béo vừa bùi, lại tuyệt đối không có mùi tanh. Thêm vào đó, nếu ở các hàng khác là pate gan ăn liền, thì pate ở đây lại được chính tay cô chủ quán chuẩn bị từ tối hôm trước, ủ nóng trong nồi hấp để đảm bảo giữ nguyên hương vị.
Thông tin chi tiết
Địa chỉ: 64 – 66 – 68 Hàm Nghi, Quận 1, TP. HCM
Giờ mở cửa 08:00 – 20:00
Giá: 15.000đ – 55.000đ
6. Bánh mì phá lấu Tiều – Châu Văn Liêm, Quận 5Nếu là dân đam mê bánh mì và phá lấu thì chắc chắn bạn sẽ phải biết đến xe bánh mì Tâm Ký trên đường Nguyễn Trãi. Thực ra ở đây không chỉ bán bánh mì phá lấu mà còn bánh phá lấu mang về với 3 loại gà, vịt, heo. Phá lấu ở đây kiểu Hoa nên đậm đà hơn loại phá lấu nước chấm bánh mì, lòng kẹp vô làm nhân luôn, 1 ổ gồm dưa leo, hành lá với phá lấu chan thêm nước sốt mặn ngọt ăn ngon cực kỳ. Bánh mì ở đây siêu giòn, lòng làm sạch và kỹ, không bị hôi, gia vị ướp siêu ngon và quan trọng.
Mỗi ổ bánh mì ở đây giá từ 15 đến 20.000 đồng với dưa leo và đầy các loại mề gà, lưỡi vịt, cuống họng heo… đi kèm sốt nâu mặn mặn ngọt ngọt. Cái hấp dẫn của ổ bánh mì phá lấu nằm ở hậu vị ngọt dịu của nước chấm đi kèm, cái dai dai, sừn sựt của tai heo, một chút béo của những miếng bao tử, phèo…
Thông tin chi tiết
Địa chỉ: Châu Văn Liêm, Quận 5, TP. HCM
Giờ mở cửa 07:00 – 21:00
Giá: 15.000đ – 20.000đ
7. Bánh Mì Thịt Nướng – Hẻm 39 Nguyễn Trãi, Quận 1Bánh Mì Thịt Nướng – Bánh Mì Biến Tấu đã từng được tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler vinh danh trong top 12 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Bánh mì thịt nướng ở đây là sự kết hợp giữa tinh hoa của ẩm thực Việt và Pháp. Với bánh mì nóng giòn đặc trưng của bánh mì Pháp kèm với thịt nướng được tẩm ướp vị đậm đà kết hợp với dưa leo giòn, đồ chua, ngò và xì dầu.
Chỉ cần tưởng tượng là đã cảm thấy không thể nhịn được. Bánh mì thịt nướng hẻm 37 Nguyễn Trãi, quận 1 từng được khen tặng là món ăn ngon nhất thế giới. Được đánh giá như vậy nhờ sự kết hợp tài tình của các loại rau cùng thịt nướng đậm đà trong món ăn. Điểm trừ là xe bánh mì phục vụ hơi chậm. Khách quen thường bình tĩnh chờ, không bao giờ hối thúc.
Thông tin chi tiết
Địa chỉ: Đầu Hẻm 39 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. HCM
Giờ mở cửa: 6:00 – 21:00
Bánh mì là nét đặc trưng rất riêng của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Vì cuộc sống nơi đây vốn tấp nập, nên mọi người không có nhiều thời gian. Họ chọn ăn bánh mì để giải quyết cơn đói của mình. Riết rồi điều đó thành một nét văn hóa của người TPHCM. Cũng chính vì vậy mà món bánh mì đã được mọi người nâng lên một tầm cao mới, được bạn bè thế giới ưa chuộng.
Tổng hợp những quán ăn bình dân đông khách nhất Sài Gòn
Đăng bởi: Hoàng Quyên
Từ khoá: Khám phá loạt tiệm bánh mì ngon có tiếng ở TP. Hồ Chí Minh
Du Lịch Thổ Nhĩ Kỳ Mùa Nào Đẹp Nhất &Amp; Nên Đi Khi Nào?
Vị trí địa lý của Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia liên lục địa Á- u với phần lãnh thổ thuộc châu Á chiếm 97% diện tích toàn quốc, tách khỏi phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu u qua eo biển Bosphorus, biển Marmara và eo biển Dardanelles. Còn phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu u thì chỉ chiếm 3% diện tích toàn quốc. Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa các vĩ độ 35° Bắc và 43° Bắc, và các kinh độ 25° Đông và 45° Đông. Diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ có 755.688 km² nằm tại khu vực Tây Nam Á và 23.764 km² nằm tại khu vực châu u. Phần lãnh thổ thuộc châu u của Thổ Nhĩ Kỳ là Đông Thrace, có biên giới với Hy Lạp và Bulgaria. Phần thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ là Anatolia, gồm một cao nguyên trung ương có độ cao lớn cùng các đồng bằng duyên hải hẹp, nằm giữa các dãy núi Köroğlu và Pontic tại phía Bắc và Taurus tại phía Nam. Còn ở miền Đông của Thổ Nhĩ Kỳ có cảnh quan đồi núi nhiều hơn và cũng là đầu nguồn của các sông như Euphrates, Tigris và Aras. Quốc gia này có phần biển bao quanh tại ba mặt, đó là biển Aegea tại phía Tây, biển Đen tại phía Bắc và Địa Trung Hải tại phía Nam, ngoài ra còn có biển Marmara nằm tại phía Tây Bắc.
Thời tiết và khí hậu ở Thổ Nhĩ KỳVới vị trí địa lý như trên thì ta sẽ thấy khu vực duyên hải của Thổ Nhĩ Kỳ giáp với biển Aegea và Địa Trung Hải nên có khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa, với đặc trưng mùa hè nóng khô và mùa đông mát ẩm. Còn các khu vực duyên hải giáp với biển Đen sẽ có khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè ấm ẩm và mùa đông lạnh ẩm. Đối với khu vực duyên hải giáp với biển Marmara sẽ có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa và khí hậu đại dương ôn hòa, với đặc trưng mùa hè nóng, tương đối khô và mùa mưa thì mát lạnh và ẩm. Vào mùa Đông thì hầu như sẽ có tuyết rơi tại các khu vực duyên hải của biển Marmara và biển Đen nhưng cũng thường tan nhanh trong một vài ngày. Tuy nhiên, tuyết sẽ rất hiếm khi rơi tại các khu vực duyên hải giáp với biển Aegea và tại các khu vực duyên hải giáp với Địa Trung Hải.
Các ngọn núi gần bờ biển sẽ có tác dụng ngăn các ảnh hưởng Địa Trung Hải mở rộng đến khu vực nội lục, khiến miền Trung cao nguyên Anatolia ở Thổ Nhĩ Kỳ mang khí hậu lục địa với các mùa trong năm có sự tương phản mạnh. Mùa Đông tại phần phía Đông của cao nguyên đặc biệt khắc nghiệt với nhiệt độ từ −30°C đến −40°C. Tại phía Tây thì nhiệt độ trung bình mùa Đông dưới 1°C, còn mùa hè lại nóng và khô, với nhiệt độ thường trên 30°C (86 °F) vào ban ngày. Các khu vực khô nhất là đồng bằng Konya và đồng bằng Malatya, tại các nơi đó lượng mưa hàng năm thường dưới 300 mm. Tháng 5 thường là tháng mưa nhiều nhất, còn tháng 7 và tháng 8 là các tháng khô nhất trong năm.
Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mùa nào đẹp nhất? Mùa Xuân (Tháng 4 – Tháng 5)Mùa Xuân luôn là đáp án được nhiều du khách lựa chọn khi nhắc đến việc du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mùa nào đẹp nhất. Thời điểm này là bắt đầu một năm mới với khí trời mát mẻ, nắng ấm dịu nhẹ và se lạnh nên rất thích hợp cho các chuyến tham quan, vui chơi. Nhiệt độ trung bình vào những tháng này cũng chỉ tầm 24°C và khung cảnh thì rực rỡ muôn hoa đua nhau khoe sắc, trong đó nổi bật nhất là loài hoa Tulip.
Bên cạnh đó, đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa Xuân thì bạn còn có thể tham gia Liên hoan phim Istanbul diễn ra vào tháng 4 hay là lễ hội Hidrellez truyền thống lâu đời được tổ chức vào đầu tháng 5. Khách du lịch có thể cùng ca hát, vui chơi trong bầu không khí nhộn nhịp của hàng vạn người dân đến nhảy múa và tham gia nghi lễ cầu bình an. Đây cũng được xem là thời điểm tuyệt vời nhất để du khách khám phá tất cả các địa danh nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm thành phố Istanbul, khu vực nội địa, vùng ngoại ô, thành phố cổ Antalya nằm bên bờ Địa Trung Hải, lâu đài Bông Thổ Nhĩ Kỳ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới,…
Mùa Hè (Tháng 6 – Tháng 8)Thời tiết ở Thổ Nhĩ Kỳ vào các tháng trong mùa hè khá nóng, nhiệt độ sẽ dao động từ 31°C – 34°C. Đây cũng là mùa cao điểm du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với hàng triệu những lượt khách du lịch quốc tế, là thời điểm rất lý tưởng để bạn thư giãn trên Bờ biển Ngọc lam xinh đẹp và bơi lội tung tăng ở Địa Trung Hải. Tuy nhiên, với nhiệt độ cao như thế này và ban ngày sẽ nắng nóng nhiều khiến việc khám phá các di sản cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ của bạn sẽ hơi mệt vì có rất ít hoặc không có bóng râm tại rất nhiều địa điểm cổ này.
Ngoài ra, thời điểm này có diễn ra Lễ hội Opera và Ballet Quốc tế Aspendos tổ chức trong nhà hát La Mã Aspendos hoành tráng. Sẽ có rất nhiều buổi biểu diễn đẳng cấp của các đoàn múa ba lê và opera quốc tế. Có rất nhiều hoạt động biển thú vị để du khách trải nghiệm khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ trong mùa hè, đó là lướt sóng ở Cesme Izmir, lặn biển Địa Trung Hải, lướt ván bay Adana,…
Mùa Thu (Tháng 9 – Tháng 11) Mùa Đông (Tháng 12 – Tháng 3)Thời tiết Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa Đông khá lạnh với mức nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 4°C – 18°C mà thôi. Ngoại trừ phía Đông Nam (gần với Antalya) thì du khách có thể nhìn thấy tuyết rơi ở hầu hết mọi nơi ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả Cappadocia. Vì thế đây cũng là mùa thấp điểm của du lịch nên dịch vụ, lưu trú,… sẽ rẻ hơn và cũng ít du khách hơn nhiều khi so với các thời điểm khác trong năm.
Vào ban ngày thì thời tiết mát lạnh nên sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để du khách có thể khám phá được các thành phố cổ, các di tích nổi tiếng với những ngọn núi và sườn núi trượt tuyết tuyệt đẹp, mang lại cho bạn những trải nghiệm vô cùng lý thú. Nếu những ai thích cái lạnh giá của mùa Đông và cảnh tượng tuyết rơi trắng xóa thì có thể lựa chọn du lịch Thổ Nhĩ Kỳ vào những tháng này.
Tất nhiên thì du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mùa nào đẹp nhất sẽ tuỳ vào mỗi du khách. Mỗi người sẽ có một sở thích khác nhau nên sự lựa chọn cũng khác nhau. Bài viết này chỉ là chia sẻ các thông tin về khí hậu, thời tiết cũng như đặc điểm từng mùa trong năm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Qua đó phần nào cũng giúp bạn hiểu rõ thêm để có thể chọn được thời điểm phù hợp cho chuyến khám phá đất nước Thổ Nhĩ Kỳ của mình cùng gia đình, bạn bè.
Đăng bởi: Phương Uyên
Từ khoá: Du Lịch Thổ Nhĩ Kỳ Mùa Nào Đẹp Nhất & Nên Đi Khi Nào?
Cách Làm Bánh Bao Nhân Thịt Thơm Ngon Bằng Bột Mì Thơm Ngon Tại Nhà
Bánh bao là một món ăn sáng rất quen thuộc tại Việt Nam. Món ăn này tuy có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được du nhập vào Việt Nam và trở thành một món ăn cực kỳ phổ biến. Bên cạnh việc mua bánh bao làm sẵn bên ngoài thì bạn còn có thể tự làm bánh bao tại nhà nữa.
Bánh bao làm tại nhà sẽ không trắng tinh như bánh bao mua ngoài hàng quán (Vì ngoài hàng có thể sử dụng thêm chất tẩy trắng, nếu sử dụng nhiều sẽ có hại đến sức khỏe), bù lại hương vị lại rất thơm ngon, lớp vỏ trắng ngà tự nhiên, bên trong nhân thì nêm nếm vừa miệng, mọng nước. Cùng bắt tay vào làm bánh bao nhân thịt bằng bột mì thôi!
Nguyên liệu làm bánh bao (khoảng 4-5 cái) Phần vỏ bánh bao Phần nhân bánh bao
15g hành boa rô
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng thêm mộc nhĩ nếu thích
Cách làm bánh bao bằng bột mì Bước 1: Kích hoạt menĐổ sữa vào nồi cùng 50g đường rồi vừa nấu vừa khuấy đến khi đường tan hết và sữa ấm lên.
Khi đường đã tan hết thì tắt bếp, sau đó cho 3g men khô vào khuấy đều. Chờ khoảng 5-7 phút đến khi phần sữa có 1 lớp nổi lên như gạch cua.
Lưu ý: Khi cho men khô vào thì sữa phải còn ấm. Nếu sữa quá nóng thì men sẽ chết, bánh khi hấp sẽ không nở được, sữa nguội lạnh cũng không thể kích hoạt men được.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệuTrong khi đợi phần men được kích hoạt thì bạn gọt vỏ cà rốt và củ sắn, cắt làm đôi, sau đó đem đi luộc khoảng 20 phút (Luộc trước sẽ giúp cho nhân chín nhanh hơn).
Sau khi luộc xong thì bạn cắt nhuyễn củ sắn và cà rốt, sau đó cho củ sắn vào 1 cái khăn mỏng vắt cho bớt nước.
Lưu ý: Trong củ sắn có nhiều nước nếu không vắt ráo thì nhân sẽ bị ướt, không ngon.
Hành tím, tỏi và hành boa rô thì bạn xay nhuyễn hoặc cắt nhuyễn.
Trứng cút luộc chín rồi bóc vỏ.
Bóc trăm trứng trong tích tắc với cách luộc trứng dễ bóc vỏ này
Bước 3: Làm vỏ bánhCho bột mì vào tô lớn cùng 3g bột nở và 1/4 muỗng cà phê muối rồi trộn đều.
Sau đó, cho phần sữa tươi đã kích hoạt men vào, dùng phới trộn đều.
Kế đến, cho vào 2 muỗng dầu ăn rồi tiếp tục trộn.
Mẹo: Dầu ăn sẽ làm cho vỏ bánh mềm, mịn và mượt hơn đấy!
Khi các nguyên liệu đã hòa vào nhau rồi thì bạn dùng tay nhào bột, nhào đến khi bột mịn và không dính tay nữa là được.
Nhào bột xong, bạn thoa lên bột 1 lớp dầu ăn để bột không bị dính và khô, sau đó đặt vào 1 cái tô đã tráng 1 lớp dầu ăn, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và ủ bột 45 phút – 1 tiếng để khối bột nở ra.
Bước 4: Làm phần nhânCho hành tím, tỏi, hành boa rô, củ sắn, cà rốt và thịt nạc xay vào 1 cái tô.
Kế đến, cho vào 3 muỗng nước tương, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1.5 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng dầu hào rồi trộn đều phần nhân này lên.
Sau khi trộn xong, cho phần nhân vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút, như vậy khi vo thành viên sẽ dễ hơn.
Sau 30 phút, lấy phần nhân ra rồi vo thành viên, khoét 1 lỗ rồi cho trứng cút vào.
Bước 5: Làm bánh baoSau 1 tiếng thì khối bột đã nở to hơn, bạn lấy bột ra nhào lại một chút cho bột mịn rồi chia bột thành 4-5 phần bằng nhau.
Sau đó, bạn rắc một ít bột mì xuống mặt bàn rồi đặt bột lên cán thật mỏng, cho nhân vào rồi bọc phần vỏ lại.
Lưu ý: Phần bột khi chưa sử dụng đến thì bạn nên đậy lại để tránh bị khô bột.
Khi đã làm bánh bao xong thì bạn cho bánh vào nồi có lót sẵn giấy nến cắt nhỏ (bạn có thể dùng giấy A4 cắt nhỏ), ủ thêm 30 phút nữa cho bánh nở ra.
Bước 6: Hấp bánhSau khi ủ được 30 phút, bạn bắt 1 nồi nước lên bếp, cho vào 1 bó lá dứa (tùy thích) để khi hấp bánh được thơm hơn.
Khi nước đã sôi thì đặt xửng hấp bánh lên, hấp khoảng 30-45 phút thì bánh chín.
Lưu ý: Khi cho bánh vào nồi, bạn nên đặt bánh ở khoảng cách xa nhau để khi chín, bánh nở ra sẽ không bị dính vào nhau.
Thành phẩmSau nhiều công đoạn không quá khó thì chúng ta đã thu được những chiếc bánh bao thơm ngon, nóng hổi! Bánh bao tự làm ở nhà không trắng tinh như ngoài hàng quán vì không sử dụng chất tẩy trắng mà có màu trắng ngà, trông cũng rất “ra gì và này nọ” đó chứ!
À nếu bạn không có nhiều thời gian để làm bánh bao từ A-Z thì đừng lo, Mẹo vặt Gia đình hiện tại cũng đang kinh doanh những loại bánh bao làm sẵn, chỉ việc hấp nóng lại thôi là đã có ngay món bánh bao nóng hổi thơm lừng để ăn sáng rồi!
Đăng bởi: Bé Thơ
Từ khoá: Cách làm bánh bao nhân thịt thơm ngon bằng bột mì thơm ngon tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Cách Làm Bánh Mì Thổ Nhĩ Kỳ Ngon Tuyệt Hảo trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!