Xu Hướng 9/2023 # Gà Đẻ Trứng Nhỏ Xíu? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục # Top 10 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Gà Đẻ Trứng Nhỏ Xíu? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gà Đẻ Trứng Nhỏ Xíu? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân gà đẻ trứng nhỏ

1. Trứng nhỏ do trứng đẻ lứa đầu

Tất cả các loại gia cầm khi mới đến tuổi thành thục và đẻ trứng đầu tiên thì quả trứng này sẽ có kích thước khá bé so với kích thước trứng trung bình. Ở gà cũng vậy, khi gà đến tuổi sinh sản và đẻ trứng đầu tiên thì trứng này sẽ được gọi là trứng gà con so. Trứng gà con so có kích thước bé chỉ bằng 1/3 thậm chí 1/4 so với trứng gà thông thường.

2. Gà đẻ trứng nhỏ do kích thước gà nhỏ

Một điểm có thể các bạn không để ý đó là gà có trọng lượng lớn với thể hình to thì trứng đẻ ra thường sẽ to và ngược lại. Những giống gà công nghiệp con mái có trọng lượng lên đến 3kg có thể đẻ trứng lớn với trọng lượng khoảng 50 – 55g. Trong khi đó, các giống gà ta thì con mái chỉ có trọng lượng khoảng 2kg và trứng gà ta chỉ nặng khoảng 40 – 45g mà thôi. Cá biệt, có một số giống gà như gà ác, trọng lượng của gà ác trưởng thành chỉ nặng 700 gam nên trứng gà ác chỉ nặng khoảng 30g mà thôi. Do đó, kích thước của gà cũng là nguyên nhân khiến gà đẻ trứng nhỏ.

Xem them: Gà ác nuôi bao lâu thì đẻ? Trứng gà ác nặng bao nhiêu g

3. Gà đẻ trứng nhỏ do gà quá béo

Lý do gà quá béo dẫn đến gà không đẻ được chắc không còn mới lạ với nhiều người. Tuy nhiên, gà quá béo mà vẫn đẻ thì thường sẽ đẻ trứng bé chứ không to. Nhiều chuyên gia cũng đã giải thích vấn đề này rất cụ thể. Khi gà béo thì quá trình hình thành lòng đỏ trong buồng trứng sẽ diễn ra nhanh hơn dẫn đến kích thước lòng đỏ nhỏ. Khi lòng đỏ đi vào ống dẫn trứng, do gà bị béo nên có thể sẽ có một lượng mỡ bám trong ống dẫn trứng khiến lượng lòng trắng bọc bên ngoài lòng đỏ cũng không được nhiều. Kết quả là trứng đẻ ra sẽ có kích thước ngày càng nhỏ và nếu gà béo quá còn có thể không đẻ được trứng.

4. Trứng nhỏ do gà bị dị tật

Rất nhiều trường hợp ghi nhận việc gà đang đẻ trứng bình thường bỗng dưng đẻ trứng nhỏ là do có dị tật ở trong ống dẫn trứng. Cũng có nhiều trường hợp giải phẫu những con gà đẻ trứng nhỏ bất thường cho thấy cơ quan sinh sản của gà bị dị tật. Vậy nên, trường hợp gà đẻ trứng nhỏ rất có thể do bản thân con gà bị dị tật chứ không phải do các yếu tố ngoại cảnh.

Cách khắc phục

Gà đẻ trứng nhỏ nếu đã xác định được nguyên nhân thì cách khắc phục cũng rất đơn giản. Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn sẽ có hướng xử lý cụ thể:

Gà đẻ trứng con so: trường hợp này bạn không cần làm gì cả, gà đẻ trứng đầu bé là chuyện bình thường, các trứng sau sẽ lớn dần và đạt kích thước tiêu chuẩn.

Kích thước gà nhỏ: trường hợp này thường do từng giống gà khác nhau nên bạn cũng không thể thay đổi được. Nếu bạn muốn gà đẻ trứng to thì hãy nuôi các giống gà có thể trọng lớn thì trứng thường sẽ lớn.

Gà quá béo: trường hợp này bạn nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng cho gà để giảm béo cho đàn gà. Không nên bỏ đói gà mà nên giảm khẩu phần ăn của gà xuống khoảng 5% so với tiêu chuẩn đến khi gà đạt trọng lượng phù hợp thì điều chỉnh lại.

Gà bị dị tật: gà bị dị tật thường khó chữa và không chữa được. Trường hợp này tốt nhất các bạn hãy cố gắng xác định những con gà đẻ trứng nhỏ để loại ra khỏi đàn và thay thế bằng những con gà khác.

Như vậy, với các thông tin trên, có thể thấy rằng việc gà đẻ trứng nhỏ có nhiều nguyên nhân nhưng cũng không quá phức tạp. Thường nguyên nhân gà đẻ trứng nhỏ là do gà quá béo hoặc do gà đẻ trứng lứa đầu (trứng con so) nên kích thước trứng nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, các bạn chỉ cần lưu ý chăm sóc gà đúng kỹ thuật và theo dõi để thải loại những con gà đẻ kém chất lượng.

Trẻ 2 Tuổi Hay Khóc Đêm, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Theo thạc sĩ Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương, khá nhiều trường hợp trẻ đến khám vì rối loạn giấc ngủ, khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

Bác sĩ Minh cho biết, sau khi sinh, giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể bé phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong khi ngủ, tuyến yên trong não của trẻ em tiết ra hormone tăng trưởng.

Tùy theo lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau:

Trẻ sơ sinh thường là 20-22 giờ mỗi ngày , chỉ thức khi đói và bị ướt.

Trung bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16-18 giờ mỗi ngày.

Trẻ 1-2 tuổi ngủ 14-16 giờ.

Trẻ 2-3 tuổi ngủ 12-14 giờ.

Trẻ 3-6 tuổi ngủ 11-12 giờ.

Nếu chu kỳ thức – ngủ ở não bị rối loạn do những nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra rối loạn về giấc ngủ. Phần lớn các trường hợp rối loạn giấc ngủ là không tìm được nguyên nhân, hay gặp nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi.

Khi đó có thể cho trẻ làm một số xét nghiệm xác định một số yếu tố vi lượng như canxi, magie, kẽm… Nếu vẫn chưa xác định được, có thể cho trẻ làm điện não đồ, siêu âm thóp…

Khi tất cả kết quả bình thường, bác sĩ có thể cho một chút thuốc để điều chỉnh lại giấc ngủ của trẻ giúp tránh tình trạng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm. Còn nếu điện não đồ bất thường thì có thể phải điều trị lâu dài bằng thuốc điều trị động kinh.

Nguyên nhân gây tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm

Trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân? Mẹ sẽ có câu trả lời ngay. Có rất nhiều lý do khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm; tuy nhiên những nguyên nhân hàng đầu sau ba mẹ cần lưu ý:

1. Bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ rất dễ bị đầy bụng, chướng hơi có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Nhiều phụ huynh cho con ăn quá no, ăn cơm quá sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa.

Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng đầy hơi. Đây là cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc đêm.

2. Trẻ 2 tuổi khóc đêm do đói

Trẻ em phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Chính vì thế, trẻ thường ăn rất nhiều và nhu cầu gia tăng theo thời gian.

Đặc biệt nếu có ngày nào đó trẻ hoạt động quá mức thì hôm đó trẻ cần phải được ăn nhiều hơn. Chính vì thế mà trẻ 2 tuổi hay khóc đêm cũng có thể là do đói bụng.

Nếu con của bố mẹ rất hay thức giấc nửa đêm và đòi ăn, rất có thể là do trẻ đói quá. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như sữa chua, sữa tươi hoặc bơ đậu phộng.

3. Vấn đề về thần kinh khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của bé rất non nớt, rất dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố bất lợi của môi trường xung quanh. Khi bé bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện đầu tiên mà cha mẹ thường gặp nhất đó là trẻ quấy khóc dai dẳng.

Trẻ nhỏ học hỏi từ việc tiếp nhận các kích thích từ thế giới xung quanh. Tuy nhiên đôi khi bé gặp khó khăn trong việc tiếp nhận tất cả các kích thích từ ánh sáng, tiếng ồn cho đến việc người này, người khác ẵm bồng, dẫn đến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm.

4. Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì?

Nhiều ba mẹ thắc mắc không biết trẻ 2 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì? Bé 2 tuổi hay khóc đêm do thiếu một số chất như Vitamin D, Canxi, Kẽm, Sắt… Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, ngủ không ngon giấc.

Nguyên Nhân Làm Cho Máy Sấy Quần Áo Không Nóng Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân máy sấy quần áo không nóng

Nguyên nhân khó giải quyết nhất làm cho máy sấy quần áo không nóng là hỏng bộ phận sinh khí nóng. Đây là một vấn đề chúng ta không thể giải quyết tại nhà mà phải liên hệ đến những trung tâm sửa chữa uy tín để tiến hành kiểm tra và khắc phục.

Máy sấy quần là một thiết bị công nghệ cần nguồn điện ổn định, nó mới nhanh chóng khô quần áo. Vì thế, khi gặp trường hợp máy sấy không nóng bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, hạn chế sử dụng các thiết bị điện khác trên cùng một dòng điện.

Liên tục sử dụng máy sấy dẫn đến tình trạng quá tải mà không được bảo trì, vệ sinh không đúng cách dẫn đến các bộ phận cảm biến, sợi dây đốt bị cháy, gây ra hư hỏng quần áo.

Do sợi dây đốt bị cháy hoặc đứt, làm mất chức năng đốt nóng của sợi đốt dẫn đến tình trạng mất khả năng sinh ra nhiệt nóng, hoặc do mạch điện của máy bị lỏng hoặc gặp sự cố không cung cấp điện đến máy sấy.

Máy sấy thông hơi Electrolux 7 Kg EDV705HQW

Cách khắc phục máy sấy quần áo không nóng tại nhà Kiểm tra ngăn kéo bộ lọc hoặc bộ lọc ngưng tụ của máy sấy

Máy sấy quần áo sử dụng một thời gian dài mà không vệ sinh hoặc bảo dưỡng ngăn kéo bộ lọc hoặc bộ lọc ngưng tụ sẽ tích tụ rất nhiều các bụi bẩn và sơ vải gây ra nguyên nhân máy sấy không nóng.

Để làm sạch bộ lọc của máy, bạn thực hiện các bước sau đây: Tháo chốt khóa, mở và tháo tấm kim loại ra, sau đó nhấn vào nút màu đỏ để mở ngăn kéo bộ lọc. Dùng tay, vải mềm hoặc máy hút bụi để loại bỏ xơ vải bám trên bộ lọc. Tiếp theo, tìm miếng xốp mỏng giữa tấm chắn đem đi vệ sinh trong nước ấm. Đợi sau khi tất cả đều khô hoàn toàn thì lắp lại như cũ.

Kiểm tra cảm biến trên sợi dây đốt của máy

Khi bạn dùng máy sấy hoạt động quá công suất và liên tục trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bộ phận cảm biến của máy không chịu nổi áp lực gây ra dây đốt bị cháy, khi gặp phải trường hợp này thì bạn nên thay cảm biến đúng trị số của máy.

Advertisement

Kiểm tra cầu chì nhiệt của máy sấy

Kiểm tra sợi đốt của máy sấy

Kiểm tra bo mạch của máy sấy

Những lưu ý khi dùng máy sấy quần áo giúp thêm tuổi thọ máy

Trước khi dùng máy sấy để sấy quần áo bạn nên giặt sạch vắt ráo nước, điều đó sẽ tiết kiệm được phần nào điện nhà bạn đấy.

Nên phân loại quần áo trước khi sử dụng, rồi điều chỉnh chế độ sấy hợp lý tránh các trường hợp quần áo không khô đều hoặc chế độ sấy quá mạnh gây hỏng đồ.

Lượng quần áo cần sấy phải phù hợp với dung tích chứa của máy, thông thường tầm 2/3 lồng, tránh trường hợp không quá nhiều cũng không quá ít.

Khi máy sấy đang hoạt động, bạn không nên bất chợt mở cửa cho thêm quần áo, ảnh hưởng đến chu trình sấy của máy.

Khi thực hiện bạn không sấy quần áo quá khô gây hại cho máy cũng như tốn điện, sau khi sấy xong nên treo quần áo lên mốc tránh bị nhăn.

Trước khi cho quần áo vào lồng bạn nên bỏ hết những vật dụng trong túi áo quần, đặc biệt là tránh những quần áo có quá nhiều kim loại.

Không được sấy những quần áo vải mềm mỏng như: Vải len, màn cửa,… hoặc quần áo dính dầu dễ gây ra cháy nổ.

Cuối cùng là thường xuyên vệ sinh đồng thời kiểm tra máy theo chu trình, để đảm bảo máy hoạt động tốt hiệu quả nhất.

Cây Thiết Mộc Lan Bị Vàng Lá, Héo Lá, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Thiết mộc lan khi trồng nếu không chăm sóc đúng cách thì việc cây bị vàng lá hay héo lá rất thường xảy ra. Nếu các bạn biết nguyên nhân của việc này thì có thể sẽ thấy rất ngạc nhiên, đương nhiên cách khắc phục trường hợp này cũng vô cùng đơn giản. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá cũng như cách khắc phục trường hợp này một cách cụ thể.

Nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá

Cây bị úng nước: cây thiết mộc lan bị úng nước sẽ khiến cây thối rễ và không hút được dinh dưỡng cũng như nước trong đất làm cây suy yếu chết dần. Biểu hiện khi cây bị thối rễ là lá bắt đầu vàng và không còn tươi (héo) do không có dinh dưỡng và nước để duy trì.

Cây bị nắng gắt chiếu vào: thiết mộc lan có thể trồng ở những nơi có nắng gắt, cũng có thể trồng ở nơi mát mẻ. Khi trồng ở nơi có nắng gắt lá cây thường hơi bị ngả vàng nhưng không héo. Một trường hợp khác là những cây thiết mộc lan đang trồng trong nhà hay nơi râm mát mà cho ra ngoài nắng gắt thì rất dễ bị vàng lá do thay đổi môi trường đột ngột. Một yếu tố nữa cũng khiến cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá đó là trời nắng gắt khiến cây thiếu nước. Tuy nhiên, cây sẽ tươi trở lại ngay khi bạn tưới nước hoặc khi trời đã dịu nắng.

Thiếu ánh sáng: thiết mộc lan có thể trồng ở trong nhà khi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp nhưng nếu phòng quá tối và thiếu ánh sáng thì cũng là một nguyên nhân khiến cây vàng lá.

Không khí không lưu thông: cây xanh nên trồng ở nơi thoáng gió sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Nếu trồng ở nơi kín gió như trong nhà mà bạn lại thường xuyên đóng kín cửa thì cây sẽ khó có thể phát triển được tốt, thậm chí một thời gian cây sẽ tự khô héo, chết dần. Đây cũng là nguyên nhân khiến cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo lá.

Cây bị nấm: thiết mộc lan ít bị sâu bệnh nhưng có thể bị nấm làm thối ngọn và có các vết đốm đen trên thân. Trường hợp này thường do cây đang bị nấm ký sinh. Nguyên nhân nấm ký sinh có nhiều nhưng có một nguyên nhân phổ biến mà các bạn thường không chú ý đó là do điều hòa. Điều hòa không khí hút không khí trong phòng sau đó thổi ra. Có thể màng lọc bụi của điều hòa không lọc được hết các bào tử nấm trong không khí và khi thổi ra lại thổi ngay vị trí đặt cây. Đây là lý do tại sao cây xanh để ngay vị trí thổi của điều hòa thường dễ bị nấm và các loại bệnh do virus tấn công.

Cây thiết mộc lan bị vàng lá héo lá tự nhiên: lá cây khi già sẽ bị vàng và héo đi, đây là trường hợp bạn sẽ gặp phải với các lá già ở gần gốc. Hiện tượng này là rất bình thường và lâu lâu có một lá bị vàng không có gì đáng lo cả.

Cách khắc phục thiết mộc lan bị héo lá, vàng lá

Cây bị vàng lá do úng nước: trường hợp này các bạn có thể chọn cách thay đất cho cây để giảm tình trạng úng. Nếu rễ cây bị thối hết thì bạn nên dung thêm thuốc kích thích ra rễ để cây nhanh chóng ra rễ và hồi phục lại. Trường hợp bị úng nước nhẹ thì bạn có thể không cần thay đất mà sử dụng thuốc kích thích ra rễ để cây ra rễ mới, hút nước nhanh hơn và giảm tình trạng úng.

Cây thiết mộc lan bị vàng lá héo lá do nắng gắt: trường hợp này đơn giản là bạn hạn chế ánh nắng chiếu vào cây. Nếu trồng ngoài trời thì bạn có thể dùng lưới che lan để che bớt ánh nắng sẽ giúp cây xanh tốt trở lại.

Cây bị vàng lá héo lá do thiếu ánh sáng: trường hợp này bạn nên cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng mỗi tuần ít nhất 1 lần. Khi cây ở trong nhà bạn có thể tăng cường ánh sáng cho cây bằng cách dùng bóng đèn huỳnh quang vì ánh sáng huỳnh quang cũng giúp cây quang hợp được.

Cây thiết mộc lan bị héo lá do bí khí: trường hợp này các bạn hãy xem lại vị trí đặt cây và thường xuyên mở cửa nhà để không khí thông thoáng. Mỗi tuần cũng nên cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng ít nhất 1 lần sẽ giúp cây luôn khỏe mạnh.

Cây bị vàng lá héo lá do nấm: khi cây bị nấm các bạn có thể dùng nước muối lau sạch vị trí bị nấm để chữa hoặc sử dụng các loại thuốc trị nấm cho cây cảnh đều được.

Các Sự Cố Thường Gặp Trên Máy Nước Nóng. Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nước không nóng

Nguyên nhân nước không nóng: 

Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng nước không nóng là do thanh đốt nóng bị hỏng (thanh biến trở).

Lắp đặt không đúng cách.

Sử dụng lâu ngày gây hỏng bo mạch.

Lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước.

Cách khắc phục nước không nóng: 

Nếu bạn rành về việc sửa chữa máy nước nóng hãy nhanh chóng mua và thay thanh đốt nóng mới cho máy.

Tắt nguồn khi phát hiện máy không nóng.

Nối đất cho máy nước nóng.

Lắp CB chống giật.

Trường hợp bạn không rành sửa chữa hãy liên hệ với trung tâm bảo hành của hãng, hay các trung tâm sửa chữa uy tín trên thị trường để yêu cầu họ khắc phục.

Máy nước nóng bị rò rỉ điện

Nguyên nhân máy nước nóng bị rò rỉ điện: 

Vật liệu cách điện của dây mayso bị hỏng hóc.

Gioăng cao su cách điện nối giữa dây mayso, sử dụng lâu ngày gioăng sẽ cũ làm cho lớp cao su bị thoái hóa. Do đó, nước trong bình sẽ bị rò nước ra vỏ bình dẫn đến bị chập điện. Ngoài ra, những chỗ nứt trên gioăng cao su sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài.

Cách khắc phục máy nước nóng bị rò rỉ điện: Tắt bình nóng lạnh, sau đó liên hệ với thợ sửa chữa máy nước nóng để họ đến kiểm tra, xử lý đúng cách.

Máy nước nóng bị chạm điện

Nguyên nhân máy nước nóng bị chạm điện:

Trường hợp máy nước nóng mới mua về bị chạm mạch điện thì nguyên nhân chính là do không được lắp đặt đúng cách.

Nếu máy nước nóng đã sử dụng lâu ngày bị lỗi chạm điện thì có thể do một số nguyên nhân sau:

Lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước.

Rò rỉ nguồn điện do va chạm, kéo dây điện quá căng hoặc bị chuột cắn dây.

Máy bị rỉ nước vào nguồn điện.

Hỏng bo mạch chính do sử dụng máy lâu ngày hoặc lỗi của nhà sản xuất.

Cách khắc phục máy nước nóng bị chạm điện: 

Đầu tiên, bạn nên lắp ngay cầu dao tự động chống ngắt mạch (thường gọi là CB), hoặc nếu đã lắp rồi thì không cần thực hiện thao tác này.

Sau đó, dựa vào nguyên nhân gây ra hiện tượng chạm mạch mà bạn tìm cách xử lý.

Để đảm bảo an toàn, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

Máy nước nóng bị rỉ nước

Nguyên nhân máy nước nóng bị rỉ nước:

Hầu như, máy nước nóng bị rỉ nước thường gặp ở máy đã được sử dụng trên 2 năm và không bảo dưỡng định kỳ.

Thanh magie (thường có tác dụng chống ăn mòn thành bình) bên trong bình nước nóng bị ăn mòn hết và ăn mòn sang thành bình nên gây hiện tượng rỉ nước.

Cách khắc phục máy nước nóng bị rỉ nước: 

Liên hệ với trung tâm bảo hành để kỹ thuật viên giúp bạn bảo dưỡng máy, trường hợp nếu phát hiện thanh magie bị mòn gần hết và họ sẽ thay thanh mới cho máy bạn.

Phát ra tiếng ồn khi hoạt động

Nguyên nhân máy nước nóng phát ra tiếng ồn khi hoạt động:

Máy nước nóng sử dụng lâu ngày có thể bị cặn bám xung quanh, dưới đáy hoặc các thiết bị bên trong. Đây là nguyên nhân phát ra tiếng ồn.

Cách khắc phục máy nước nóng phát ra tiếng ồn khi hoạt động:

Nếu bạn có kỹ thuật thì chỉ cần sục rửa máy nước nóng một cách cẩn thận. Khi cọ sạch lớp cặn trên thanh đốt và ống dẫn thì tiếng ồn sẽ giảm hẳn.

Trường hợp bạn không biết cách vệ sinh máy nước nóng thì hãy gọi điện cho thợ sửa chữa. 

Đường ống bị rò rỉ

Nguyên nhân đường ống bị rò rỉ: Các van xả và đường ống của máy nước nóng có thể bị rò rỉ qua thời gian sử dụng do:

Nguyên nhân 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ cao và áp suất.

Nguyên nhân 2: Bình chứa có thể bị gỉ sét, sinh ra lỗ hổng gây rò rỉ.

Cách khắc phục đường ống bị rò rỉ:

Với nguyên nhân 1: Bạn cần điều chỉnh lại nhiệt độ tắm phù hợp để tránh ảnh hưởng đến hệ thống này.

Với nguyên nhân 2: Bạn cần thay máy nước nóng mới là tốt nhất.

Nước vòi sen không chảy đều

Nguyên nhân nước vòi sen không chảy đều:

Nguyên nhân 1: Do nguồn nước yếu và sử dụng chung nhiều phòng trong gia đình. Vì thế vào giờ cao điểm mọi người cùng sử dụng thì nước sẽ yếu và ngược lại.

Nguyên nhân 2: Do vòi bị kẹt vì cặn bẩn trong nước. Điểm dễ nhận ra nhất là lỗ vòi bám bẩn có màu nghệ.

Cách khắc phục nước vòi sen không chảy đều:

Nếu là nguyên nhân 1: Bạn có thể khắc phục bằng cách lắp thêm bơm trợ lực nếu bình nóng lạnh chưa có.

Nếu là nguyên nhân 2: Bạn mở đầu vòi sen ra, lau sạch sẽ phía bên trong, lắp lại và sử dụng bình thường. Hoặc bạn có thể ngâm vòi sen trong giấm ăn suốt 1 đêm, các cặn bã sẽ biến mất.

Đèn ELCB trên máy nước nóng trực tiếp không sáng 

Nguyên nhân đèn ELCB trên máy nước nóng trực tiếp không sáng: Do không có nguồn điện đi qua hay máy nước nóng của bạn chưa được cắm nguồn.

Cách khắc phục đèn ELCB trên máy nước nóng trực tiếp không sáng:

Kiểm tra lại tất cả các nguồn điện vào và các mạch điện trên hệ thống.

Nếu đã có nguồn điện vào nhưng máy vẫn không hoạt động thì chứng tỏ mạch ELCB đã hỏng, cần thay mới.

Nút điều chỉnh đã tắt nhưng máy nước nóng vẫn hoạt động

Nguyên nhân nút điều chỉnh đã tắt nhưng máy nước nóng vẫn hoạt động: 

Mạch điều khiển bơm của máy nước nóng gặp vấn đề.

Triac trên máy gặp trục trặc.

Cách khắc phục nút điều chỉnh đã tắt nhưng máy nước nóng vẫn hoạt động:

Kiểm tra lại để điều chỉnh.

Nếu hệ thống bơm nước bị hỏng, bạn cần thay mới để thiết bị hoạt động bình thường trở lại.

Mở CB nguồn nhưng đèn báo nguồn không lên

Nguyên nhân mở CB nguồn nhưng đèn báo nguồn không lên:

Đèn báo nguồn bị đứt.

Nguồn điện không được cung cấp.

Máy nước nóng không vô nguồn.

Cách khắc phục mở CB nguồn nhưng đèn báo nguồn không lên:

Thay đèn báo nguồn mới.

Kiểm tra nguồn điện cung cấp.

Nếu máy nước nóng có nguồn điện đi qua nhưng không sáng đèn nguồn và không hoạt động thì máy đã bị hư hỏng các linh kiện, bạn cần liên hệ thợ sữa chữa chuyên môn để khắc phục kịp thời.

Thanh nhiệt bị đóng cặn

Nguyên nhân thanh nhiệt bị đóng cặn:

Thanh điện trở sử dụng lâu ngày thì sẽ có hiện tượng không làm cho nước nóng lên. Nhiệt độ thanh nhiệt càng tăng cao, thì càng làm cho cát thạch anh bên trong giãn nở, gây nứt vỡ lớp cặn bám. Kết quả là làm nứt luôn cả vỏ cách điện của thanh điện trở và gây ra hiện tượng rò điện ra nước.

Thêm một nguyên nhân cũng có thể làm cho thanh nhiệt bị đóng cặn là do lớp cách điện của vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước.

Cách khắc phục thanh nhiệt bị đóng cặn: Liên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa máy nước nóng chuyên nghiệp để họ kiểm tra thanh nhiệt và khắc phục.

Không vô nguồn

Nguyên nhân máy nước nóng không vô nguồn:

Quên cắm phích điện.

Phích cắm bị lỏng.

Máy bị hư bo mạch chính, cháy tụ, hỏng linh kiện trên bo mạch.

Cách khắc phục máy nước nóng không vô nguồn:

Kiểm tra điểm đầu điểm cuối của đường dây cung cấp điện cho máy nước nóng bằng đồng hồ đo điện.

Kiểm tra cầu dao tự động chống ngắt điện, phích cắm, công tắc,…

Advertisement

Quá tải do để máy hoạt động 24/24

Nguyên nhân máy nước nóng quá tải:

Máy nước nóng có bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước, có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp. Nếu bạn cắm điện 24/24 để duy trì sử dụng, thì vô tình làm cho thanh đun hoạt động liên tục gây quá tải và hỏng hóc. 

Cách khắc phục máy nước nóng quá tải: Tắt máy nước nóng khi không sử dụng để tăng độ bền cho máy, đồng thời còn giúp bạn tiết kiệm điện.

Mướp Bị Thối Quả, Nguyên Nhân &Amp; Hướng Khắc Phục

1. Mướp bị thối trái, rụng trái do bệnh thối trái non

Đây là bệnh rất phổ biến trên cây mướp, dẫn đến hiện tượng mướp bị vàng và thối, khiến cho năng suất cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh thối trái non thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm và nhiệt độ cao. Bệnh không chỉ khiến cho mướp bị thối quả, mà nó còn gây hại trên lá, hoa và chồi hoa.

Bệnh thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây mướp ra hoa và thụ phấn, bệnh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm 5 – 7 ngày hoa cho ra trái. Mô cây mướp ở chỗ bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, các bào tử nấm bệnh lan nhanh xuống phần dưới, làm mô bị chết và thối mềm ra, dẫn đến việc trái mướp bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị teo lại. Nếu cây mướp bị bệnh thối trái non gây hại nặng, có thể khiến cho cả bộ rễ cây bị thối, dẫn đến chết cây. Nấm lưu tồn trong xác bã thực vật và được lan truyền đến hoa khác bởi côn trùng, nước tưới, hoặc gió do đó, khả năng lây bệnh rất nhanh.

Để phòng ngừa mướp bị thối quả do bệnh thối trái non, bạn cần phải trồng cây với mật độ thích hợp, tưới tiêu hợp lý và thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Trong quá trình bón phân, cần tăng cường bón phân chuồng ủ mục và chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng cho đất. Nếu mướp bị bệnh thối trái non, cần hạn chế tưới nước vào buổi chiều để ngăn chặn bệnh lây lan nhanh. Bạn có thể sử dụng thuốc hóa học như các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin hoặc hỗn hợp Mandipropamid và Chlorothalonil để phun ngừa, tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đủ thời gian cách ly thuốc trước khi thu hái quả.

2. Mướp bị thối quả do ruồi đục quả

Một nguyên nhân nữa khiến cho mướp bị thối quả, rụng quả đó là do ruồi đục quả gây ra. Loại ruồi này có tên khoa học là Bactrocera curcurbitae. Rất nhiều người thấy chúng bay trên các giàn mướp, lầm tưởng chúng là những con ong vàng châm quả.

Ruồi trưởng thành có cơ thể dài từ 6 – 9 mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm màu đen. Thân ruồi đục quả trưởng thành có màu vàng nâu đỏ với những vân vàng, cánh trong suốt. Chúng nhìn giống như con ruồi nhà nhưng có kích thước nhỏ hơn và thường hoạt động vào ban ngày.

Trứng của ruồi đục quả có hình hạt gạo, màu trắng sữa. Khi sắp nở, trứng chuyển sang màu vàng nhạt. Khi trứng nở thành dòi, ban đầu dòi đục quả chỉ dài khoảng 1,5 mm, khi phát triển đầy đủ, nó dài khoảng 6 – 8 mm. Dòi có màu vàng nhạt và miệng có móc. Đến thời điểm dòi phát triển đầy đủ, nó búng mình rơi xuống đất để hóa nhộng và làm nhộng trong lòng đất. Thời gian làm nhộng khoảng 7 – 12 ngày, nếu gặp trời lạnh thì thời gian dài hơn. Nhộng có chiều dài 5 – 7 mm, hình trứng dài, ban đầu nó có màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa (khi nhộng biến thành ruồi trưởng thành) có màu nâu đỏ.

Đến thời kì sinh sản, ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả mướp rồi đẻ vào đó một chùm khoảng 5 – 10 trứng. Chỗ vỏ quả bị ruồi đục có màu đen, mềm và ứ nhựa quả, tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh tấn công làm mướp bị thối quả, khiến quả bị teo rụng hoặc vẫn bám trên cây.

Không chỉ có vậy, khi trứng nở thành dòi, chúng đục ăn ruột bên trong quả, khiến quả bị bội nhiễm nên mướp bị thối quả rất nhanh, khiến quả bị hỏng, rồi rụng xuống, hoặc kém phát triển, hình dạng méo mó và làm quả ăn rất đắng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Đẻ Trứng Nhỏ Xíu? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!