Bạn đang xem bài viết Du Lịch Bạc Liêu Có Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chơi gì ở Sóc Trăng1.Khu du lịch nhà mát
Khu du lịch Nhà Mát là điểm du lịch nổi tiếng nhất của Bạc Liêu. Với bãi biển nhân tạo lớn, nhiều trò chơi thú vị như tàu lượn trên không, đi xe điện đụng,.. hay rạp phim 6D, phòng massgae,.. đây hứa hẹn sẽ là điểm đến xua tan nắng nóng ngột ngạt cho du khách mùa hè này.
Với cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng và trang bị hiện đại, khu du lịch Nhà Mát từ khi đưa vào hoạt động đến nay đã trở thành điểm tham quan du lịch, vui chơi hấp dẫn nhất của các đối tượng học sinh phổ thông, sinh viên, thanh thiếu niên. Khu ẩm thực biển Nhà Mát cũng đã trở thành thương hiệu của Miền Tây với các món ăn hải sản tươi, ngon, rẻ, phong phú. Hằng năm thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan.
Nguồn: sưu tầm
2. Khu du lịch Cánh Đồng Quạt Gió
Nhắc đến những cánh đồng điện gió ở Việt Nam đương nhiên không thể nào thiếu được cánh đồng vô cùng thơ mộng ở Bạc Liêu. Trước đây gần như ai ai cũng biết đến Bạc Liêu chủ yếu bởi các giai thoại xoay quanh nhà Công tử Bạc Liêu hay nhạc sỹ Cao Văn Lầu, ngày nay đến với mảnh đất phương Nam này du khách còn có thêm trải nghiệm mới tại cánh đồng điện gió Bạc Liêu.
Nguồn: sưu tầm
3.Nhà công tử Bạc Liêu
Nhà công tử Bạc Liêu là một trong 3 ngôi nhà cổ lưu giữ nét văn hóa thời điền chủ, bá hộ ngày trước. Nó không chỉ là nét văn hóa to lớn mà còn là chứng vật sống cho truyền kỳ về vị công tử ăn chơi khét tiếng ngày xưa. Chắc hẳn nhiều người từng nghe qua những câu hát, những câu chuyện ăn chơi nức tiếng về công tử Bạc Liêu.
Du lịch Bạc Liêu, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không dành thời gian tham quan nhà Công tử Bạc Liêu để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa.
Nguồn: sưu tầm
4. Chùa Xiêm Cán
Bạc Liêu vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Trong đó, không thể không nhắc đến Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Nguồn: sưu tầm
5.Nhà thờ Tắc Sậy
Nhà thờ Tắc Sậy Bạc Liêu là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất khu vực miền Tây. Nơi đây không chỉ gắn liền với những câu chuyện thiêng liêng cảm động của cha Trương Bửu Diệp, mà nó còn nổi tiếng với những kiến trúc đẹp thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm.
Xung quanh gần khu vực nhà thờ có rất nhiều hàng gánh đồ ăn. Có đầy đủ đa dạng những món bánh đặc sản miền Tây như bánh bò, bánh tiêu,… mà bạn có thể ghé qua thưởng thức. Ngoài ra phía bên đối diện nhà thờ cũng có nhiều quán bán phở, cơm tấm,… bạn có thể tha hồ lựa chọn.
Nếu như đã đến trung tâm Bạc Liêu thì đừng bỏ qua những đặc sản như: Bún nước lèo, lẩu mắm, bún mắm,…
Nguồn: sưu tầm
6.Nhà hát Cao Văn Lầu
Bạc Liêu là vùng đất hội tụ văn hóa của 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, thể hiện qua các công trình văn hóa độc đáo mang vẻ đẹp rất riêng. Nơi đây còn được mệnh danh là cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ, nổi tiếng với bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu – người được vinh danh tưởng niệm qua công trình nhà hát Cao Văn Lầu.
Nguồn: sưu tầm
7.Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu
Quảng Trường Hùng Vương nằm trong khu trung tâm hành chính tỉnh, thuộc Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ngay tại mặt tiền các tuyến đường Nguyễn Tất Thành – Hùng Vương – Trần Huỳnh. Đây là một trong những quảng trường đẹp nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và được xem là một trong những điểm du lịch Bạc Liêu tiêu biểu.
Nguồn: sưu tầm
8.Chùa Hưng Thiện
Chùa Hưng Thiện nằm cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng 8km, tọa lạc tại một vùng quê khá hẻo lánh của xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi. Nơi đây có tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát mà người dân địa phương gọi là Mẹ Đông Hải cao hơn 43 m và là bức tượng Phật cao nhất miền Tây tính đến thời điểm này.
Từ ngoài con đường lớn, du khách đã thấy được tượng Phật Bà màu trắng ngà khổng lồ giữa không trung bao la bạt ngàn màu xanh cây trái, ruộng vườn tạo một bức tranh thiên nhiên kỳ thú, tạo thêm dấu ấn trên bản đồ du lịch Bạc Liêu.
Nguồn: sưu tầm
——————————————
Ngoài ra, chúng mình còn có những chuyên mục về du lịch 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, những kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm ăn gì, chơi đâu, mà chúng tôi tổng hợp gửi đến các bạn giúp bạn có thêm sự lựa chọn cho những giờ phút thư giãn của mình.
Đăng bởi: Nguyễn Tiến
Từ khoá: Du lịch Bạc Liêu có gì?
Các Địa Điểm Du Lịch Ở Bạc Liêu
ALONGWALKER – Nhắc tới mảnh đất Bạc Liêu, xưa giờ phần lớn du khách chỉ có thể nhớ tới các sự tích, địa danh gắn liền với Công Tử Bạc Liêu, một nhân vật nổi tiếng khắp vùng miền Tây thời trước. Tuy vậy, Bạc Liêu còn là vùng đất hội tụ sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, là một trong những cái nôi lớn của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ… Mặc dù thế mạnh là du lịch sinh thái nhưng các địa điểm du lịch ở Bạc Liêu cũng tương đối đa dạng; từ những cánh đồng điện gió phù hợp với các bạn trẻ thích chụp ảnh cho đến những di tích lịch sử, văn hóa, chùa chiền cho những bạn thích tìm hiểu…
Bạc Liêu là cái nôi của nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ (Ảnh – ntngoc61)
Thành phố Bạc Liêu Nhà Công tử Bạc LiêuKhu nhà công tử Bạc Liêu (Ảnh – cungphuot.info)
Khu nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, Tp Bạc Liêu, nơi gắn liền với những giai thoại về cuộc sống của công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, theo kiến trúc phương Tây, toàn bộ nguyên vật liệu đều xuất xứ từ Pháp. Hiện nay khu nhà vẫn còn trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm, phục vụ khách đến tham quan.
Đồng hồ đáDi tích đồng hồ đá Thái Dương (Ảnh – Gia Minh)
Đồng hồ đá hay còn gọi là “đồng hồ Thái Dương”, “đồng hồ mặt trời” được Lưu Văn Lang (1880 – 1969) đứng ra thiết kế và xây dựng vào khoảng những thập niên đầu thế kỷ 20, trong khuôn viên của khu Tòa tham biện tỉnh Bạc Liêu (nay nằm trên đường 30/4, phường 3, thành phố Bạc Liêu). Trải qua hành trình hơn 100 năm , chiếc đồng hồ này hiện vẫn chỉ giờ chính xác đến mức sai số dao động không quá 2 phút so với đồng hồ điện tử đeo tay.
Nhà hát Cao Văn LầuNhà hát Cao Văn Lầu với thiết kế độc đáo hình chiếc nón (Ảnh – cungphuot.info)
Nhà hát Cao Văn Lầu tọa lạc tại Quảng trường Hùng Vương, được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá, gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người phụ nữ Nam Bộ.
Chùa BàChùa Bà còn có tên gọi là Địa Mẫu Cung (Ảnh – hao_ng_)
Chùa Bà có tên khác là Điạ Mẫu Cung tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nằm cạnh chùa Ông Quan Đế Miếu. Chùa Bà nổi tiếng linh thiêng với chiếc cổng miếu được điêu khắc tỉ mẩn cùng với nhiều chi tiết đắp nổi hình rồng phượng tinh xảo.
Cánh đồng điện gióNhững cánh đồng điện gió như những chiếc chong chóng khổng lồ trên nền trời xanh (Ảnh – huong2go)
Công trình điện gió hay còn gọi với cái tên là “Cánh đồng điện gió Bạc Liêu” nằm trong khu vực 500 ha đất ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, Tp Bạc Liêu. Công trình này không chỉ có ý nghĩa cung cấp thêm nguồn năng lượng sạch cho điện lưới quốc gia mà còn là điểm đến tham quan thú vị cho du khách.
Chùa Xiêm CánChùa Xiêm Cán (Ảnh – Catalin Chitu)
Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi cổng chùa, mái vòm, các hàng cột. Chùa là nơi đồng bào Khmer thường tập trung để học chữ, học múa hát, học nghề, hay những dịp Lễ Đôn Ta, Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay, Tết Nguyên Đán hoặc những ngày lễ lớn khác trong năm, người dân nơi đây tập trung nghe Trụ trì chùa, các Sư thầy giảng Phật pháp và tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ…
Vườn chim Bạc LiêuVườn chim Bạc Liêu (Ảnh – cungphuot.info)
Chỉ cách trung tâm Thành phố chừng 3km, với diện tích lên tới 320 ha, vườn chim Bạc Liêu hiện có hơn 40 loài với trên 60.000 con, trong đó có nhiều loài chim quý như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, dang sen, diệc Sumatra…
Vườn nhãn cổVườn nhãn cổ có tuổi đời hàng trăm năm (Ảnh – Tien Nguyen)
Vườn nhãn hay Giồng nhãn Bạc Liêu là địa danh được hình thành cách đây trên 1 thế kỷ.Với địa hình thuận lợi, lưu dân các nơi dần dần tìm đến, hình thành các nghề đánh cá, làm rẫy, trồng nhãn chuyên canh rồi sinh cơ lập nghiệp, định cư lâu dài…Vườn nhãn Bạc Liêu mang nhiều giá trị đặc trưng về địa chất, địa mạo, môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống, ẩm thực, là một trong những điểm sáng và là địa chỉ có nhiều tiềm năng du lịch của Bạc Liêu.
Cây xoài cổ thụCây xoài với tuổi đời hàng trăm năm (Ảnh – pham.vukhoa)
Đây là cây xoài được công nhận “cây di sản Việt Nam” với tuổi đời lên tới hơn 300 năm. Cây có chiều cao lên tới hơn 20m, tán tỏa rộng trên diện tích 300m². Hiện cây xoài này nằm tại ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7 km. Mặc dù tuổi thọ cao đến thế, nhưng hàng năm xoài vẫn ra hoa và rất sai trái, đặc biệt trái xoài rất thơm ngọt, mùi hương lan tỏa cả một vùng.
Khu du lịch Nhà MátKhu du lịch Nhà Mát nằm ngay sát biển, với nhiều công trình vui chơi giải trí, nhà hàng.. (Ảnh – Thái Thành Vũ)
Khu du lịch Nhà Mát tọa lạc ở đường Bạch Đằng, cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng 7km, nằm ven biển Bạc Liêu với diện tích rộng hơn 21 ha, được xem như điểm du lịch hấp dẫn và lớn nhất khu vực miền Tây, kết hợp giữa khu vui chơi và nghỉ dưỡng phức hợp.
Quán Âm Phật ĐàiQuán Âm Phật Đài nằm ở phường Nhà Mát (Ảnh – bell.beoo)
Chùa nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 8 km. Ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà rộng đơn sơ bằng cây lá, trên một khu đất nhỏ ở ven biển có nhiều ao đầm, bãi bùn. Năm 1973, tượng Quán Thế Âm lộ thiên cao 11 m được xây dựng và hoàn thành vào đầu năm 1975. Hằng năm, nhà chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải vào 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch. Đây cũng là một trong 6 lễ hội đặc trưng của tỉnh Bạc Liêu.
Thiền viện Trúc lâm Bạc LiêuThiền viện Trúc lâm Bạc Liêu (Ảnh – haoduhi)
Cùng nằm trong hệ thống Thiền viện Trúc Lâm, phái thiền do Trần Nhân Tông sáng lập, Thiền viện Trúc Lâm Bạc Liêu được xây dựng theo kiến trúc của thời Lý, thời Trần mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc. Công trình này tọa lạc đường Cao Văn Lầu, phường Nhà Mát, cách trung tâm thành phố khoảng 8km.
Giá Rai Nhà thờ Tắc SậyCác bạn có thể tới nhà thờ này trên hành trình tới Cà Mau (Ảnh – cindy.bui92)
Nhà thờ Tắc Sậy hay còn gọi là nhà thờ Cha Diệp, một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Nhà thờ gắn liền với tên của Linh mục Trương Bửu Diệp, người được nhiều người biết đến với lòng sùng mộ.
NhГ thб»ќ sб»џ hб»Їu kiбєїn trГєc khГЎ Д‘б»™c Д‘ГЎo, gб»“m 3 tбє§ng. Tбє§ng trệt lГ nЖЎi nghỉ ngЖЎi, tбє§ng 2 vГ tбє§ng 3 lГ nЖЎi dГўng thГЎnh lб»…, tiб»Ѓn sбєЈnh cб»§a tбє§ng 2 rất rб»™ng rГЈi. Phбє§n mб»™ Linh mục TrЖ°ЖЎng Bб»u Diệp Д‘Ж°б»Јc thiбєїt kбєї nhЖ° mб»™t tГІa nhГ gб»“m ba nГіc, trong Д‘Гі nГіc chГnh giб»Їa cao hЖЎn hai nГіc phụ cГі gбєЇn Д‘б»“ng hб»“ lб»›n tбєЎo nГЄn Д‘iб»ѓm nhấn nб»•i bбєt cho cбєЈ tГІa nhГ
Khu di tích Đồng Nọc NạngDi tích lịch sử Đồng Nọc Nạng (Ảnh – Tung Nguyen)
Đây là nơi đã diễn ra cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức đối đầu với tên địa chủ Mã Ngân đầy quyền lực thời đó. Cuộc xô xát không cân sức khi một bên có súng, một bên chỉ có giáo mác nhưng cuối cùng cả hai bên đều có nhiều người ngã xuống. Anh em nhà Mười Chức sau được tòa án tha bổng, đây là một vụ án rất nổi tiếng mà nếu đã từng nghe qua các bạn nên đến đây để tìm hiểu thêm.
Đông Hải Cánh đồng muối Đông HảiCảnh lao động thường thấy trên cánh đồng muối Đông Hải (Ảnh – Thái Dương Lê)
Bạc Liêu là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước, tập trung tại hai huyện Đông Hải và Hòa Bình. Nếu thích ngắm nhìn vẻ đẹp của những cánh đồng muối các bạn có thể ghé xã Long Điền để tham quan.
Lăng ông Nam HảiLăng Ông Nam Hải Gành Hào là nơi thường diễn ra lễ hội Nghinh Ông hàng năm (Ảnh – Cuba Phương)
Lăng Ông Nam Hải hay còn gọi là Lăng cá Ông Gành Hào tọa lạc tại thị trấn Gành Hào, Đông Hải. Kiến trúc Lăng Ông Gành Hào không quá cầu kỳ nhưng điểm nổi bật là ở trong lăng vẫn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá Ông với tuổi đời hàng trăm năm. Tại đây, từ ngày 9 đến 11 tháng 3 âm lịch hàng năm đều diễn ra lễ hội Nghinh Ông rất trang trọng nhưng cũng sôi nổi thu hút rất đông người dân tham gia. Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội tín ngưỡng truyền thống lâu đời của cư dân miền biển tỉnh Bạc Liêu, được duy trì qua nhiều thế hệ cho đến nay.
Vườn chim Lập ĐiềnVườn chim Lập Điền (xã Long Điền Tây, Đông Hải) là một vườn chim của tư nhân có diện tích lớn với 21 ha. Ban đầu (1994) chỉ có vạc, cò, cồng cọc nhưng sau đó thì diệc, điên điển, chàng bè, chim sen… tiếp tục kéo đến, với trên 30 loài chim trú ngụ như hiện nay. Theo những nhà khoa học và khách tham quan, mật độ chim nơi đây dày hơn nhiều so với Vườn chim Bạc Liêu.
Phước Long Chùa CosdonChùa Monisereysophol Cosdon là chùa Phật Giáo Theravada (Nam Tông) Khmer, tọa lạc tại Ấp Bình Bảo, Vĩnh Phú Tây, Phước Long. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1903, trên diện tích hơn 5000 m² do gia đình ông tá điền chủ Che hiến cúng.
Chùa Đìa MuồngChùa Đìa Muồng (Ảnh – Yong K)
Ngôi chùa có tên đầy đủ là Sê-Rây Vong-Sa Chey-Ya-Ra, được xây dựng từ năm 1956 toạ lạc trên khu đất rộng hơn 16000 m². Chùa Đìa Muồng là công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo mang dấu ấn của phật giáo Nam Tông
Vĩnh Lợi Tháp cổ Vĩnh HưngTháp cổ Vĩnh Hưng (Ảnh – Hien Duong Duy)
Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất có diện tích khoảng 100m, cửa Tháp quay về hướng Tây, bình diện chân Tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 5,6m và 6,9m. Chiều cao của Tháp là 8,2m (tính từ nền Tháp). Trước đây, ngôi Tháp được biết đến bằng tên gọi là Tháp Trà Long hay Tháp Lục Hiền. Đến năm 1990, Bảo tàng Minh Hải kết hợp với các nhà khảo cổ tiến hành khảo sát, khai quật thăm dò trước cửa Tháp, với những tư liệu đã tìm thấy, các nhà khoa học khẳng định Tháp Vĩnh Hưng là một công trình kiến trúc có từ thời kỳ văn hóa Óc Eo. Tháp Vĩnh Hưng là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị về mặt lịch sử và cũng là công trình Tháp còn lại duy nhất ở Nam Bộ.
Chùa GhositaramChánh điện ngôi chùa Ghositaram (Ảnh – votamgo)
Chùa Ghositaram còn được gọi là Chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Năm 2011 chánh điện ngôi chùa được xây dựng lại, toàn bộ công trình được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer cổ kính kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại.
Chùa Giác HoaChùa Giác Hoa (Ảnh – Viên Tôn)
Chùa Giác Hoa (chùa cô Hai Ngó) được xây dựng từ năm 1919, tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, Vĩnh Lợi. Tháng 3 năm 1919, cô Hai Ngó hiến tiền, đất xây dựng ngôi chùa theo lối “nội công, ngoại quốc”, kết hợp kiến trúc nghệ thuật giữa phương Đông và phương Tây. Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối, phía trước là Chánh điện, phía sau là sân Thiên tịnh và ngôi nhà Hậu tổ (thờ gia tiên và cô Hai Ngó, người sáng lập ra ngôi chùa). Chùa Giác Hoa vừa có giá trị về mặt lịch sử, vừa có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật bởi nó là một công trình kiến trúc có sự kết hợp nhuần nhuyễn đường nét Đông – Tây hiếm thấy ở miền Tây Nam bộ.
Tìm trên Google:
các địa điểm du lịch ở Bạc Liêu
tháng 3 Bạc Liêu có gì hấp dẫn
chơi gì khi đến Bạc Liêu
phượt Bạc Liêu có gì
cảnh đẹp Bạc Liêu
địa điểm check-in Bạc Liêu
danh lam thắng cảnh Bạc Liêu
địa điểm du lịch tâm linh Bạc Liêu
đến Bạc Liêu nên đi đâu
địa điểm chụp ảnh đẹp ở Bạc Liêu
Đăng bởi: Vũ Hải Võ
Từ khoá: Các địa điểm du lịch ở Bạc Liêu
Bình Liêu Có Gì Chơi ? Những Địa Điểm Du Lịch Ở Bình Liêu Cực Hút Giới Trẻ
Bình Liêu ở đâu?
Bình Liêu nằm tại phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 270km, cách thành phố Hải Phòng 180km. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, cấu trúc địa hình đa dạng cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ.
Chẳng hề thua kém những cung đường phượt Tây Bắc, Bình Liêu luôn gây tò mò cho biết bao người trẻ bởi cánh đồng cỏ lau trắng nở rộ trên “sống lưng khủng long”.
Hướng dẫn đường đi tới Bình Liêu
Xe ô tô riêng
Bình Liêu cách Hà Nội khoảng 280km nên để di chuyển tới Bình Liêu bằng phương tiện cá nhân các bạn gần như sẽ mất khoảng 1 ngày để di chuyển. Nếu đi bằng xe ô tô riêng các bạn có thể di chuyển theo tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cuối đường cao tốc các bạn đi tiếp theo hướng sang Quảng Ninh, rồi dừng lại ở nút giao Hạ Long. Từ Tp Hạ Long các bạn đi theo QL18 rồi vào QL18C để đi tiếp Bình Liêu.
Xe máy
Nếu đi bằng xe máy du khách có thể đi theo đường Bắc Ninh qua Chí Linh, Tp Uông Bí rồi tới Hạ Long, từ đây cứ đi theo QL18 đến Tiên Yên rồi từ đấy đi QL18C là tới Bình Liêu.
Máy bay
Đây là phương tiện di chuyển phù hợp cho các bạn ở Sài Gòn và các tỉnh phía trong muốn du lịch Bình Liêu đó, các bạn có thể lựa chọn bay tới Vân Đồn rồi từ đấy đi xe buýt về trung tâm thành phố Hạ Long. Từ đây bạn đi tiếp xe nội tỉnh Bãi Cháy – Bình Liêu hoặc thuê xe máy ở Hạ Long để đi tiếp.
Xe khách
Từ Hà Nội hiện có xe Hưng Long và xe Kiên Đức có chuyến chạy thẳng tới Bình Liêu (các bạn sang bến xe Gia Lâm để đón). Nếu không sắp xếp thời gian kịp giờ các xe này các bạn có thể di chuyển tới bến xe Bãi Cháy, từ đây bắt các chuyến xe nội tỉnh Bãi Cháy – Bình Liêu
Một cách khác để tiết kiệm thời gian hơn là các bạn có thể di chuyển tới Tp Hạ Long bằng ô tô khách, sau đó thuê xe máy tại Hạ Long để di chuyển tới Bình Liêu. Hoặc nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Móng Cái, cũng có thể đến Móng Cái trước rồi thuê xe máy ở đây tới Bình Liêu (khoảng 80km)
Bình Liêu đi mùa nào đẹp nhất ?
Mặc dù là một huyện của tỉnh Quảng Ninh tuy nhiên khí hậu của Bình Liêu có khá nhiều sự khác biệt so với nền khí hậu chung trên toàn tỉnh. Mùa hè, thời tiết khá mát mẻ nên Bình Liêu được ví von như một Sapa thu nhỏ của Quảng Ninh, mùa đông nhiệt độ đôi khi xuống khá thấp, không kém gì các vùng vốn nổi tiếng về lạnh như Mẫu Sơn hay Sapa.
Nếu thích ngắm nhìn, khám phá thác nước đẹp, các bạn nên ghé Bình Liêu vào khoảng mùa hè, thời tiết của mùa hè mới phù hợp để bơi lội hay nghịch nước. Vào khoảng đầu năm (thường sau Tết) là mùa của các lễ hội vùng cao, Bình Liêu cũng vậy.
Hoa trẩu
Cuối tháng 3 là mùa hoa trẩu, bạn nào thích chiêm ngưỡng rừng hoa trắng xóa, rạng ngời, duyên dáng thì nên tới thời điểm này .
Tháng 10 là mùa lúa chín vùng núi phía Bắc, Bình Liêu cũng có một số điểm các bạn có thể đến ngắm mùa lúa chín tuyệt đẹp.
Tháng 11 là mùa hoa lau, quả không sai khi nói mùa lau tại Bình Liêu là thiên đường “sống ảo”. Mùa lau trắng không chỉ dệt một bức tranh nên thơ mà còn khiến đắm say lòng người. Thời tiết se lạnh, cùng bạn bè đến chụp ảnh, vãn cảnh rừng lau thì chẳng còn gì tuyệt vời hơn thế nữa.
Tháng 12 thường có lễ hội hoa sở. Lúc này vùng đất Bình Liêu hoang sơ, kỳ vĩ như thêm phần thơ mộng khi được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của hoa sở. Vào mùa đông (thường sẽ phải trong khoảng tháng 12 dương lịch đến Tết Âm), nếu nhiệt độ năm nào xuống rất thấp thì có thể Bình Liêu sẽ có băng tuyết. Các bạn nếu thích mùa đông thì đây chính là thiên đường.
Bình Liêu có gì chơi ?
Thác Khe Vằn
Điểm đến đầu tiên, Chíp Ú muốn giới thiệu khi được hỏi ” Bình Liêu có gì chơi ” là Thác Khe Vằn. Thác bắt nguồn từ dãy núi Khe Vằn – Thông Châu với độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Thác nước gồm có 3 tầng nước chảy với độ cao khoảng 100 mét, đổ xuống trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Thác nước kì vỹ với dòng thác chảy, cùng các tảng đá lớn nằm phủ phục, hai bên thác là vách đá phủ rêu. Vào mùa mưa, các dòng thác tung bọt trắng xóa tạo thành các hồ nước nhỏ trong vắt dưới chân thác.
Thác Khe Vằn với rừng phòng hộ nguyên sơ, thảm thực vật phong phú là điểm tham quan tuyệt diệu để thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên rừng, suối trong mát. Mỗi du khách tới đây sẽ có cảm giác thư thái khi được tắm mình với dòng suối thiên nhiên và không khí trong lành.
Thác Khe Tiền
Thác Khe Tiền được hình thành từ các mạch nước dưới chân núi, tạo thành các dòng nước nhỏ đổ thành thác nước. Tọa lạc giữa khu rừng nguyên sinh thuộc thôn Khe Tiền (bắt nguồn từ hệ thống núi Quảng Nam Châu cao trên 1500m so với mực nước biển). Thác sở hữu độ cao 749m so với mực nước biển, độ ẩm không khí cao, quanh năm thác nước nằm trong sương mù dày đặc. Thác nước còn giữ nguyên vẻ hoang sơ và thi vị.
Quần thể thác Khe Tiền mang vẻ đẹp đặc biệt với các hình thù khác nhau. Thác 1,2 là dòng thác nhỏ tuôn chảy xối xả tạo thành hồ nước lớn, thác 3 tỏa ra nhiều dòng thác chảy. Tương truyền rằng tại thác Khe Tiền có viên đá 7 màu. Vì vậy, khi đặt chân đến thác để khám phá Bình Liêu có gì chơi mọi người đều cố tìm được đá bảy màu.
Thác Sông Moóc
Thác Sông Moóc là dòng thác nhỏ, một tầng thác cao 10m đổ xuống tạo thành thác nước. Dưới chân thác là hệ thống bãi đá kỳ vĩ với các tảng đá to, nằm phủ phục tạo nên không gian rộng lớn. Diện tích bãi đá hơn 4000m2.
Bản Sông Moóc
Đây là bản vùng cao của xã Đồng Văn, nằm trên sườn hệ thống núi Phiêng Chè – Cao Ba Lanh (cao trên 1000m) nên đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang, khu vực bản Sông Moóc phân hóa độ cao rõ rệt, nơi thấp nhất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 300m, nhưng nơi cao nhất cao hơn mực nước biển trên 700m đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt với những ngôi nhà còn giữ được kiến trúc bản địa truyền thống giữa lưng chừng núi; bên cạnh đó có rừng quế, rừng hồi thơm ngát trong bản cũng là đặc trưng riêng của khu vực này.
Đây là địa bàn sinh sống của dân tộc Dao lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Mốc 1305
Sống lưng khủng long
Con đường tới mốc 1305 hiện nay đã được xây dựng lại để thuận tiện hơn cho việc di chuyển với khoảng 2000 bậc thang cho đoạn đường chừng 2km.
Cửa khẩu Hoành Mô
Bên cạnh cột mốc 1317 (2) là Cổng – Nhà kiểm soát liên ngành cửa khẩu Hoành Mô, một trong những cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đến đây các bạn có thể kết hợp được thăm quan mốc 1317(2) nằm bên phía Việt Nam.
Núi Cao Xiêm – Nóc nhà của Quảng Ninh
Cao Xiêm – ngọn núi cao 1.429 mét so với mực nước biển, là 1 trong 2 đỉnh núi cao nhất Quảng Ninh. Để chinh phục đỉnh núi nhiều kỳ thú này các bạn phải trải qua chặng đường dài khoảng 15km (cả đi và về) với những cung bậc cảm xúc kỳ lạ khi chiêm ngưỡng những cánh rừng thông bát ngát vi vu, bãi cỏ mênh mông lưng chừng núi, một thế giới mờ mờ ảo ảo mây quyện quanh mỗi bước đi…
Ruộng bậc thang
Mỗi độ tháng 10 về, cảnh sắc Bình Liêu lại trở nên thơ mộng hơn cùng mùi thơm ngọt ngào của hương lúa, hương rừng là màu vàng trên những cánh ruộng bậc thang êm đềm. Gợi ý một số địa điểm tham quan Bình Liêu trong mùa lúa chín:
– Các bản Khe O, Cao Thắng, Ngàn Pạt (xã Lục Hồn), địa điểm này nằm ở sườn tây núi Cao Xiêm, cách Quốc lộ 18C khoảng trên 3km.
– Bản Sông Moóc và Khe Tiền (xã Đồng Văn) – 2 địa điểm này nằm ở sườn nam của dãy núi Phiêng Chè, cách trung tâm xã Đồng Văn khoảng trên 3km.
– Bản Ngàn Cậm, Cao Sơn, xã Hoành Mô
– Xã Húc Động – Khu vực đường đi thác Khe Vằn.
Chợ phiên Bình Liêu
Trước đây, chợ phiên truyền thống ở Bình Liêu thường họp vào các ngày lẻ (thứ 3, 5, 7). Ngày nay, khi điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng phát triển hơn, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, chợ chuyển sang họp thường xuyên để đáp ứng yêu cầu thị trường. Và chợ nhộn nhịp nhất vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Lúc này, du khách sẽ bắt gặp một không khí sôi động, người bán, kẻ mua tấp nập, cùng với sắc màu rực rỡ bởi những trang phục của đồng bào người dân tộc Dao khi xuống chợ.
Chợ phiên Đồng Văn
Ngoài chợ trung tâm thị trấn Bình Liêu, chợ phiên Đồng Văn cũng mang một nét rất riêng, mặc dù chợ có quy mô nhỏ hơn so với chợ trung tâm thị trấn Bình Liêu. Chợ phiên Đồng Văn họp ở địa bàn trung tâm xã, đây là nơi tụ họp, trao đổi buôn bán và giao lưu văn hoá của các đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Đồng Văn. Hàng hoá tại chợ cũng rất phong phú, đa dạng từ đồ dùng sinh hoạt, quần áo, giày dép, thực phẩm, đến các đồ nông sản đặc trưng của địa phương… Phiên chợ thường đông đúc vào ngày thứ 7 và Chủ nhật.
Đặc biệt nhất chính là chợ phiên gắn với “Ngày kiêng gió” của dân tộc Dao Thanh Phán (ngày 4-4 âm lịch). Vào ngày này, người Dao kiêng kị không đi làm nương, rẫy, đi rừng… Họ nghỉ ngơi, tụ tập tại chợ phiên để gặp gỡ, giao lưu cùng nhau ăn uống, hát làn điệu Sán cố, tấu kèn đồng bào mình. Vì vậy, phiên chợ rất đông vui nhộn nhịp, mang đậm bản sắc dân tộc vùng cao.
Đình Lục Nà
Điểm đến cuối tuần trong danh sách Bình Liêu có gì chơi chính là đình Lục Nà. Thuộc xã Lục Hồn, đây là ngôi đình duy nhất hiện nay ở huyện Bình Liêu. Đình Lục Nà đã được xây dựng từ cách đây rất lâu đó là vào thời kỳ Hậu Lê. Đây là nơi thờ thần hoàng làng là ông Hoàng Cần – một vị tướng quân, một vị anh hùng dân tộc đã có công lao rất lớn trong cuộc chiến đấu đánh bại giặc phương Bắc đến xâm lăng đất nước ta, bảo vệ non sông bờ cõi và quê hương yêu dấu. Lễ hội Đình Lục Nà khai hội vào 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Bình Liêu có đặc sản gì?
Phở xào Bình Liêu
Ở Bình Liêu có thể thưởng thức món phở xào ở bất cứ nơi đâu nhưng có lẽ để thưởng thức phở xào đặc trưng nhất phải đến với xã Đồng Văn. Miếng bánh phở được thái sợi rất dẻo và mềm, đưa lên bếp xào, phi hành tỏi cùng thịt lợn, xì dầu và rau thái nhỏ. Xào xong, phở sẽ ngả màu vàng ngấm xì dầu trông đẹp mắt, ăn mềm, thơm ngon, nhất là khi còn nóng. Thưởng thức món phở xào Bình Liêu sẽ cho bạn hương vị rất đặc trưng và hơi hơi ngây ngấy của món thịt lợn bản. Ngoài khám phá Bình Liêu có gì chơi, thì đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món phở xào Bình Liêu là trải nghiệm khó quên đó nha.
Gà đen Bình Liêu
Gà đen Bình Liêu có nguồn gốc từ giống gà của người H’mông. Loại gà này được gọi phổ biến nhất là gà Mông đen hay các tên khác như: gà Mèo, gà Mông, gà xương đen, còn ở Bình Liêu thì chủ yếu gọi là gà đen. Gà đen có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon như: gà luộc, gà hấp, gà kho, nhưng ngon nhất phải kể đến món gà nướng mật ong rừng.
Bánh ngải
Bánh ngải cứu là món bánh truyền thống của dân tộc Tày ở Bình Liêu. Trước đây khi đời sống còn gặp nhiều khó khăn thì bánh ngải thường chỉ được dùng trong các lễ hội mừng cơm mới, ngày tảo mộ, ngày lễ Tết hay những ngày lễ quan trọng của dân tộc Tày. Ngày nay, khi đời sống của bà con dân tộc ở vùng cao được nâng lên thì người Tày lại dùng bánh ngải như một món thực phẩm hàng ngày, vừa để làm thương phẩm lại vừa làm bánh ăn trong những ngày nông nhàn.
Cá suối Bình Liêu
Đây là món ăn được đặc biệt ưa thích bởi cá suối sống hoàn toàn tự nhiên ở các khe suối. Chúng gồm cá chạch, nheo, cá trê, cá man, cá trắm suối… Thức ăn chủ yếu là rong rêu, cỏ và phù du, giáp xác nên cá suối chắc thịt, ngon, không tanh, ruột sạch. Đặc biệt, khi được chiên với dầu sở – sản phẩm đặc trưng của Bình Liêu, cá sẽ ngậy, vàng ươm bắt mắt, dậy mùi thơm hơn. Cá suối chiên nóng cuộn với lá lốt và chấm tương bần, mắm mặn, xì dầu tỏi ớt hoặc muối ớt tiêu trộn vỏ chanh đều ngon.
Trám đen Bình Liêu
Trám đen là cây thân mộc, mọc thẳng đứng, thuộc loại cây lưu niên có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng 2, chín quả vào tháng 7, tháng 8. Quả trám đen có hình thoi, 2 đầu nhọn, và khi chín vỏ có màu đen bóng, thịt màu tím đỏ, trong hạt có nhân màu trắng. Thơm, bùi, ngậy, đậm đà là hương vị hấp dẫn khó quên mà nhiều thực khách đều cảm nhận khi được thưởng thức món trám đen, một đặc sản độc đáo tại huyện miền núi, biên giới Bình Liêu.
Bánh đúc
Bánh trắng, mềm, mịn, được đặt trong mâm quây tròn. Bên trên phủ một lớp mộc nhĩ và hành khô. Khi có khách, chủ quán sẽ xắn thành từng miếng chữ nhật mỏng bày vào đĩa như hình. Bánh ăn kèm với nước mắm tỏi ớt hoặc xì dầu tùy sở thích.
Đăng bởi: Đặng Tuấn Putin
Từ khoá: Bình Liêu có gì chơi ? Những địa điểm du lịch ở Bình Liêu cực hút giới trẻ
Các Món Ăn Hấp Dẫn Nhất Xứ Công Tử Bạc Liêu
Dưa Chua Bồn Bồn
Bồn bồn còn có tên gọi khác là thủy hương (thủy: nước, hương: cây nhang) vì hoa bồn bồn trông từ xa giống hình cây nhang cắm dưới nước. Đây là loại cây hoang dã, mọc nơi đầm lầy và ruộng thấp, nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu.
Xá pấuNếu bạn vẫn băn khoăn không biết nên ăn món gì khi đi du lịch Bạc Liêu, thì xá pấu (còn gọi là củ cải muối là món ăn quen thuộc của người Hoa tại Bạc Liêu). Để làm món xá pấu ngon, phải lựa chọn những củ cải to, đều, sau khi làm sạch xắt củ cải trắng thành từng sợi rồi phơi khô và trộn cùng đường, bột ngũ vị hương, muối và một ít rượu. Món xá pấu có thể ăn kèm cùng với cháo trắng.
Ba Khía Bánh Củ CảiKhi đến Bạc Liêu, bạn sẽ thấy rất nhiều xe bán bánh củ cải khắp nơi trên các con phố. Bánh củ cải có hình dáng khá giống “há cảo” của Trung Quốc, nhưng to hơn, vỏ màu trắng đục và có thể thấy rõ phần nhân màu hồng cam rất bắt mắt. Đây là món bánh được làm rất cầu kì, nhưng mang một hương vị khó lòng diễn tả, sự hoà quyện từ vị hăng hăng của củ cải, vị ngọt đậm đà của tôm thịt, và lớp vỏ mỏng, béo tạo nên một loại bánh mang hương vị đồng quê thanh mát.
Cá chốtBạc Liêu ngày xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, là nơi sinh sống của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, nhưng đa số là người Triều Châu. Nên có câu hát: “Bạc Liêu là xứ cơ cầu/ Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”.
Bún bò cayBún bò cay chỉ gồm thịt bò và sa tế chứ không cho mắm ruốc đặc trưng như ở Huế. Bún bò cay là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Bạc Liêu. Nói thì dễ nhưng món bún bò cay được chế biến khá cầu kỳ, nhiều bà nội trợ cho biết phải nấu qua một vài lần cho quen tỷ lệ nêm nếm gia vị thì tô bún bò cay mới ngon được.
Bánh tằm Bạc Liêu Bún nước lèoCũng giống như bánh củ cải, món bún nước lèo được bán rất phổ biến từ các quán ven đường đến các nhà hàng địa phương của vùng đất cực nam tổ quốc và trở thành một trong những món ăn đặc trưng của nơi này.
Đuông chà làĐuông chà là là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương. Mùa đuông chà là múp míp béo là vào cữ tháng mười đến tháng hai âm lịch. Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản “đệ nhất Nam Bộ”.
Mắm chua Vĩnh HưngVùng đất Vĩnh Hưng anh hùng nổi tiếng với truyền thống cách mạng, và cũng là nơi có món mắn chua không xương nổi tiếng gần xa. Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, phù sa bồi dắp, tôm cá quanh năm. Vì vậy, người dân nơi đây đã sáng tạo ra món mắm chua độc đáo. Mắm chua có thể được làm từ các sặc, cá lóc nhỏ chừng hai ba ngón tay, cùng với thính và gia vị như đường, gừng, tiêu, ớt, rượu,… Món ăn này có mùi rất thơm, khi ăn còn thấy nguyên vẹn xương cá, nhưng xương đã rất mềm nên khi ăn không bị hóc.
Nhãn Bạc LiêuNhãn là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng, vị thanh ngọt và hương thơm quyến rũ. Nơi có nhiều nhãn ngon là những khu vườn tại xã Hiệp Thành – đây cũng là điểm du lịch thu hút khách thập phương ở Bạc Liêu.
Món từ cua, ốc Bạc LiêuVì là vùng đất giáp với biển nên cua, ốc của Bạc Liêu rất phong phú. Người dân nơi dây đã biết tận dụng món quà từ biển cả để chế biến thành các món ăn thơm ngon hấp dẫn nhất Bạc Liêu như cua rang me, ốc xào, ốc trộn, gỏi ốc…làm thực khách xao xuyến.
Nguồn: Tổng hợp
Đăng bởi: Vân Đinh
Từ khoá: Các món ăn hấp dẫn nhất xứ công tử Bạc Liêu
Cách Nấu Bún Bò Cay Bạc Liêu Thơm Ngon, Chuẩn Vị
1. Giới thiệu về món bún bò cay Bạc Liêu
Bún bò cay Bạc Liêu là món ăn ghi điểm bởi màu nước dùng có màu vàng sẫm nổi bật cùng với bún trắng mềm quyện với màu sắc của thịt bò. Thông thường để làm món ăn này ngon đúng vị, người nấu phải hết sức chú ý ở khâu chế biến nước dùng. Tuy nhiên với món ăn này bạn cũng không cần quá mất nhiều thời gian để chế biến, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ là bạn có thể dễ dàng tiến hành làm món ăn rồi.
Ảnh: Sưu tầm
Với nhưng ai lần đầu thưởng thức bún bò cay Bạc Liệu sẽ bị lôi cuốn bởi vị cay của nước dùng làm sống lại vị giác, cảm giác sảng khoái man tỏa khắp cơ thể. Ăn miếng bún mềm mềm cùng với miếng thịt bò dai dai ngọt thịt, ngấm đều gia vị, càng ăn càng càng muốn thưởng thức. Bởi vậy mà bún bò cay chinh phục được cả những người có khẩu vị khó chiều nhất.
2. Các bước chế biến bún bò cay Bạc Liêu ngonKhẩu phần Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Tổng thời gian
4 – 5 người ăn 20 phút 50 phút 70 phút
Nguyên liệu liệu cần chuẩn bị
1kg thịt bò (chọn phần thịt nạm hoặc thịt nạc vai)
1kg bún tươi
1 trái dừa xiêm lấy nước
1 quả cam sành
1 củ hành tây
Gia vị chế biến: mắm, muối, bột nêm, mì chính, dầu điều, sa tế,…
Hoa hồi, quế, thảo quả, hạt tiêu, vỏ quýt khô
5 quả ớt
5 nhánh xả
1 củ tỏi khô
1 củ hành khô
1 cây hành lá
1 cây cần tây
1 củ gừng
3 quả chanh
Rau thơm ăn kèm: Rau húng, ngò gai, rau mùi, giá đỗ,…
Ảnh: Sưu tầm
Tiến hành thực hiệnBước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt bò rửa sạch, sau đó cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn. Để thịt bò giảm mùi khô, bạn đập dập gừng bỏ vào nước đun sôi, sần sơ thịt bò vừa thái và vớt ra để ráo nước. Sau đó ướp thịt với các gia vị, hành tím băm nhỏ, nước cam khoảng 30 phút cho ngấm đều.
Bún tươi bạn chần qua bằng nước sôi rồi để ráo nước.
Hành, tỏi khô bạn bỏ vỏ sau đó băm nhỏ.
Hành tây rửa sạch, bỏ vỏ rồi thái miếng múi cau.
Sả bỏ phần bỏ già bên ngoài, đập dập, cắt khúc dài.
Cam sành, bạn vắt lấy phần nước cốt.
Hành lá, cần tây rửa sạch thái đoạn ngắn vừa xinh.
Rau thơm các loại rửa sạch, để ráo nước.
Chanh thái miếng làm bốn bày ra đĩa nhỏ.
Bước 2: Chế biến món ăn
Cho nồi lên bếp, đun nóng nồi cho 2 thìa canh dầu điều vào phi cùng sả, tỏi, hành tím cho đến khi thơm thì đổ thịt bò vào xào cho thịt chín đều, săn chắc miếng lại.
Tiếp theo đổ nước dừa tươi vào đun cùng thịt bò với hoa hồi, quế, thảo quả, hạt tiêu, vỏ quýt khô cho thơm và hành củ thái múi cau vào cho ngọt nước, để nhỏ liu riu lửa khoảng 20 phút. Quá trình đun lửa nhỏ, bạn để ý xem nước bị cạn thì đổ thêm nước vào đun cho đến khi thịt bò đã mềm.
Lúc này bạn có thể vớt các loại gia vị hoa hồi, quế,… ra để nước dùng được trong rồi nêm nếm gia vị cho vừa là hoàn thành món ăn.
Ảnh: Sưu tầm
Thành phẩm món ănSau khi đã chế biến xong thịt và nước dùng, bạn tắt bếp rồi tiến hành cho bún tươi vừa chần vào tô, chan nước dùng và thịt bò vào. Nếu thích bạn có thể thêm chút hành lá, cần tây lên trên là có thể thưởng thức ngay rồi.
Tô bún bò cay Bạc Liêu không chỉ kích thích vị giác bởi độ cay nồng mà còn hấp dẫn ngay với màu nước dùng vàng ươm đẹp mắt, sóng sánh thơm nghi ngút mùi gia vị kết hợp nhau. Những miếng thịt bò rất mềm nhưng không hề nát, chấm cùng với đĩa muối ớt cay xít xoa thì đúng chuẩn vị nhớ mãi không quên luôn.
3. Một vài lưu ý để nấu món bún bò cay Bạc Liêu chuẩn vị
Kinh nghiệm mua thịt bò ngon là chọn phần thịt có màu đỏ tươi, không có mùi hay màu sắc lạ, thịt nấu bún bò cay nên có chút mỡ bên trong để khi nấu không bị khô.
Khi chần qua thịt bò với nước sôi, bạn chú ý chần nhanh tay để thịt không bị chín quá vào bên trong.
Khi chần sơ bún, bạn phải chần ở nước thật sôi thì mới khử được hết mùi hôi của của bún. Và đừng quên để nước thật ráo rồi mới cho ra bát. Nếu không lúc chan nước dùng có thể sẽ bị nhạt đó.
Nếu sợ hành tây bị nát, khi nấu nước dùng bạn có thể cho hành lúc về cuối để tăng độ ngon ngọt và phù hợp với khẩu vị của gia đình mình.
Ảnh: Sưu tầm
Đăng bởi: Ưng Hoàng
Từ khoá: Cách nấu bún bò cay Bạc Liêu thơm ngon, chuẩn vị
Thăm Quan Nhà Cổ 400 Tỉ Của Công Tử Bạc Liêu
Nội dung chính
Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế khi công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy mơí 19 tuổi. Lúc đó đây là căn nhà to đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh.
Kiến trúc tổng thể Công tử Bạc LiêuHơn một thế kỉ đã đi qua, nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên những nét cơ bản đẹp đẽ của nó. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mĩ, chỉ rõ nơi xuất xứ là từ thủ đô Paris hoa lệ. Đây là một căn nhà khá rộng, trước kia là một căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu, người dân thường quen gọi là “nhà Lớn”.
Tổng thể khu nhà gồm 2 tầng kiến trúc với màu sơn chủ đạo là màu trắng vô cùng sang trọng và lộng lẫy. Vật liệu chủ yếu được sử dụng là thép đúc, đá cẩm thạch dùng để lát nền, gạch cùng nhiều khung sắt trang trí tạo thành một tổng thể kiến trúc vô cùng đặc biệt giữa thành phố Bạc Liêu. Kiến trúc độc đáo của khu nhà mang đặc trưng của văn hóa Pháp, là đại diện của lối kiến trúc thành phố Paris xưa mà nhiều công trình kiến trúc ở Việt Nam vẫn còn đang lưu giữ.
Nội thất trong nhàTầng trệt của ngôi nhà gồm: 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với cầu thang dẫn lên lầu. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh, với đường nét thiết kế tỉ mỉ, bên trong ngôi nhà cũng toát lên nét sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng lung linh toả ánh sáng khắp các gian phòng cho ta một cảm giác ấm cúng và thoải mái. Trên mỗi cây cột cũng được trang trí nhiều hoa văn khá đẹp mắt.
Tủ thờ nơi đây khá to và trang nghiêm, như để minh chứng cho một thời kì huy hoàng của vị công tử ăn chơi nhất xứ Nam Kì này. Lối cầu thang dẫn lên lầu khá rộng, uốn lượn mềm mại dẫn du khách khám phá những điều thú vị bên trên.
Không chỉ đẹp về kiến trúc và nội thất, ngôi nhà còn có nhiều món đồ cổ quí hiếm. Những chi tiết chạm trổ tinh tế của người nghệ sĩ tài hoa đã tô điểm cho những chiếc bàn, những cái ghế nơi đây thêm đẹp và đặc sắc. Các bộ bàn ghế nơi đây đều được cẩn xà cừ sắc sảo mà khó có nơi nào có được.
Ngoài ra, trong nhà còn có những chiếc bình, chum trà trang trí hình rồng đã tô điểm cho ngôi nhà thêm nhiều màu sắc sống động. Các đồ vật nơi đây đều rất cổ và quí hiếm, tuy đã mất mát nhiều do chiến tranh và các nguyên nhân khác nhưng những thứ còn lại cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông công tử Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Đặc biệt, nơi đây còn có một phòng gọi là “phòng công tử”, bởi trước kia đó là phòng của ông Trần Trinh Huy- hay chính là công tử Bạc Liêu.
Phòng có đầy đủ tiện nghi với ti vi, máy lạnh một bàn viết. Ngoài ra, ‘Hắc công tử’ còn có 1 phòng ngủ nữa để kê thêm 1 chiếc giường, cả 2 chiếc giường đều có chiều dài 2,5 m, rộng 2m, được đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn) được phân ra làm giường nóng và giường lạnh. Mặt giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại, được dùng để ngủ vào mùa mưa. Còn giường lạnh có lót miếng đá cẩm thạch lớn, nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực. Toàn bộ giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). Như vậy, tính riêng tiền ốc dùng để cẩn chiếc giường đã lên đến 6 tỷ đồng.
Dù đã hàng trăm năm trôi qua, rất nhiều vật dụng trong nhà đã thất lạc do các biến cố lịch sử, nhưng ngôi nhà vẫn giữ được vẻ đẹp sang trọng vốn có của nó, thể hiện sự xa hoa bậc nhất của Trần gia.
Du lịch thăm quan nhà Công tử Bạc Liêu Di chuyểnNhà Công tử Bạc Liêu nằm ở trung tâm thành phố Bạc Liêu, tuy nhiên ở đây hiện chưa có sân bay nên để đến được đây bạn có thể di chuyển tới sân bay Cà Mau và đi xe khách tới Bạc Liêu vì khoảng cách từ Cà Mau tới Bạc Liêu chỉ khoảng 60km nên khá thuận tiện cho việc di chuyển của bạn.
Từ Hà Nội:Quãng đường từ Hà Nội đến Cà Mau chưa có đường bay thẳng mà còn có 1 điểm quá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh, nên thời gian di chuyển sẽ lâu hơn. Bạn có thể tham khảo một số chuyến bay sau:
VietNam Airline: khoảng 3.000.000 vnđ tùy thời điểm.
Sau khi đến được sân bay Cà Mau, bạn bắt xe khách đi đến Bạc Liêu, sẽ mất chừng 1 giờ cho quá trình di chuyển. Bạn có thể tham khảo một số nhà xe sau đây:
Nhà xe Phương Trang, giá vé: 60.000 vnđ/vé. Số điện thoại liên hệ: 0780 3651 1651
Nhà xe Tuấn Hưng, giá vé: 60.000 vnđ/vé. Số điện thoại liên hệ: 0780 366 77 88
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách di chuyển từ Hà Nội tới TP Hồ Chí Minh bằng xe khách (xe khách Hoàng Long, xe khách Mai Linh,…) hoặc bằng tàu hỏa (tuyến đường sắt Bắc Nam). Tuy nhiên, 2 cách di chuyển này sẽ tốn khá nhiều thời gian.
Từ thành phố Hồ Chí Minh:+ Máy bay:
+ Xe khách:
Từ TP. Hồ Chí Minh đi Bạc Liêu có khá nhiều xe khách, thuận tiện cho chuyến đi của bạn. Bạn có thể tham khảo một số nhà xe sau đây:
Nhà xe Mai Linh, giá vé: 145.000/vé. Số điện thoại liên hệ: 1900 7070
Nhà xe Liên Hưng, giá vé: 180.000/vé. Số điện thoại liên hệ: 0835119090
Khách sạn, nhà nghỉNgoài ra, do nằm ở gần thành phố Bạc Liêu nên việc tìm nhà nghỉ, khách sạn khá thuận tiện. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau đây:
+ Khách sạn Trần Vinh, giá phòng 496.623 vnđ/phòng 2 người. Địa chỉ: 85 -87 đường Hai Bà Trưng, phường 3, Bạc Liêu.
+ Khách sạn New Palace Bạc Liêu, địa chỉ: số 36 Trần Quang Diệu, phường 1, thành phố Bạc Liêu.
+ Khách sạn Sai Gon Bac Lieu Hotel: giá phòng 707.354 vnđ/phòng 2 người. Địa chỉ: 4-6 Hoàng Văn Thụ, Bạc Liêu.
Ở đây có đặc sản gì?Ngoài ra, khi đến thăm Bạc Liêu nói chung và nhà Công tử Bạc Liêu nói riêng bạn có thể tham khảo một số địa chỉ ăn uống sau đây:
– Quán nướng Tám Thi: địa chỉ khu du lịch Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu.
– Quán ăn Hoài Sang: địa chỉ: 12 bờ kè biển Bạc Liêu, thành phố Bạc Liêu.
– A Mật – Bánh Xèo: địa chỉ 89/353A Cách Mạng, phường 1, thành phố Bạc Liêu.
Thông tin thêm:
Địa chỉ: 13 Điện Biên Phủ, Phường 3, Bạc Liêu.
Giờ mở cửa: 9 AM- 6PM
Gía vé: 15.000 đồng/ người
Số điện thoại: 0291 3953 304
Đăng bởi: Như Quỳnh Nguyễn Ngọc
Từ khoá: Thăm quan nhà cổ 400 tỉ của Công tử Bạc Liêu
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Bạc Liêu Có Gì? trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!