Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Cho Bé 9 Tháng Tuổi Thế Nào Là Đúng Chuẩn? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trẻ 9 tháng tuổi cần ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ cùng với bú sữa mẹ – Ảnh Internet
Trong đó có:
3 bữa ăn chính sẽ gồm: Cháo, bột hoặc cơm nhão với tổng tăng dần từ khoảng 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt, tôm, cá… 15g dầu mỡ, rau xanh, quả chín…
3 bữa phụ: Trái cây, chế phẩm từ sữa như yaourt, phomai, bánh quy…
Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Khoảng 500 – 600 ml/ngày
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi trong thức ăn hàng ngày của bé cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như: vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ.
3. Những lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổiKhi bé được 9 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được bột đặc cơm nhuyễn với đủ 4 nhóm thức ăn chính. Nếu bé không chịu ăn, mẹ nên kiểm tra lại tình hình sức khỏe của bé chứ không nên ép bé ăn làm bé sợ, sinh ra tâm lí chán ăn. Khi xác định được tình trạng sức khỏe của bé, mẹ cứ cho bé ăn ít từ từ tăng dần lên, thời điểm bé không ăn được mẹ nên cho bé ăn những thức ăn khác như mì, nui… nhất định vài ngày sau bé sẽ ăn lại và đảm bảo cân bằng cho chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi.
Khi nấu ăn cho bé, mẹ nên thay đổi cách chế biến và bổ sung cháo dinh dưỡng, súp, các loại hải sản… vào thực đơn cho bé để kích thích sự ngon miệng.
Thay đổi thực đơn mỗi ngày để kích thích hứng thú ăn uống ở trẻ – Ảnh Internet
Giai đoạn này, bé đã có thể ăn được hầu hết các loại rau. Do đó, về chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn cả phần cuống rau cắt nhỏ. Bé đã có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.
Thời gian này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự bốc các loại thức ăn mềm cắt nhỏ cũng như để bé học cách tự uống sữa với bình, mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn thô hơn mỗi ngày. Mẹ cũng nên lưu ý:
Tránh nấu một nồi cháo rồi cho bé ăn cả ngày, vừa mất chất dinh dưỡng vừa khiến bé chán ăn.
Tránh không cho bé ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính sẽ làm bé ngang bụng, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn không đảm bảo được dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi.
Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm và cần ăn nhạt. Mẹ nên quy định giờ bữa ăn cho bé và không nên cho bé ăn thức ăn thừa.
Không nên dùng nhiều chất béo bão hòa, muối, đường để nêm nếm thức ăn cho bé.
Không nên dùng nhiều chất béo bão hòa, nhiều muối hoặc nhiều đường để nấu ăn cho trẻ – Ảnh Internet
Mẹ không nên đun nấu quá lâu các loại rau củ vì sẽ phá hủy hết vitamin có trong rau củ.
Khi chế biến thức ăn với khối lượng lớn, mẹ đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh mà hãy đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh để đảm bảo vi khuẩn không thể sinh sôi.
Với chế độ dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi đúng “chuẩn” như những chia sẻ như trên, chúng tôi tin chắc rằng mẹ sẽ có cách xây dựng cho con một chế độ ăn uống hợp lý, để đảm bảo cho sự phát triển của con. Chúc các bé yêu nhà bạn sẽ ăn ngoan chóng lớn, phát triển khỏe mạnh và ngày càng thông minh hơn.
Ngọc Hoài tổng hợp
Lời Khuyên Dinh Dưỡng Bà Bầu Tháng Thứ 9 Tốt Cho Mẹ Và Bé
Đến tháng thứ 9 của thai kỳ, bạn đừng quá bất ngờ với sự phát triển chóng mặt của thai nhi. Hãy thông minh trong cách ăn uống và lựa chọn thực phẩm. Những nguyên tắc dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 sau đây sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn, sẵn sàng cho những ngày “vượt cạn” sắp tới.
Điều gì xảy ra khi mang thai tháng thứ 9?
Tháng thứ 9 là cột mốc cuối cùng để các thai phụ chuẩn bị lâm bồn. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được những biến đổi tăng trưởng “kỳ diệu” từ bé. Không chỉ thế mà ngay cả chính bản thân người mẹ cũng có những thay đổi sinh lý và tâm lý đáng kể.
Đối với bé
Ở giai đoạn cuối cùng này bé nặng khoảng 3kg và đạt độ dài 52,5 – 55cm. Bé trai thường nặng hơn bé gái. Để chuẩn bị cho việc chào đời, bé đã bắt đầu di chuyển thấp xuống vùng bụng. Qua hình ảnh siêu âm, bạn bắt đầu thấy bé biết nháy mắt. Bộ não của bé bắt đầu phát triển nhanh chóng và dần hoàn thiện hơn. Da dẻ của bé trở nên hồng hào và hết nhăn nheo. Tóc sương mai, lông tơ, lớp phủ màu trắng đang dần biến mất. Tay và chân của bé hoàn toàn cứng cáp sẵn sàng chào đón thế giới bên ngoài.
Đối với mẹ
Về phía người mẹ, tử cung cũng lớn dần ngay vị trí xương sườn. Do đó, bà bầu không thể tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, đau nhức và khó chịu ở vùng xương chậu. Nếu mệt mỏi kéo dài, mẹ nên biết dành nhiều thời gian nghĩ ngơi và nghe theo những lời khuyên dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 từ bác sĩ.
3 lời khuyên dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9
1. Ăn nhiều lần trong ngày
Theo lời khuyên dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 của các chuyên gia, chúng ta vẫn tiếp tục duy trì chia khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa. Thay vì ăn 3 bữa chính, ăn nhiều bữa nhỏ giúp hệ tiêu hóa của bà bầu dễ làm việc hơn. Nó không phải “kêu than” vì phải tiêu hóa quá nhiều thức ăn cùng một lúc rồi lại “trống không” khi dạ dày chẳng có gì. Hơn nữa, ăn nhiều lần trong ngày còn giúp bà bầu hấp thu được nhiều dưỡng chất cần thiết từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau.
2. Ăn nhiều thực phẩm canxi
Hầu hết canxi được phát hiện có trong cơ thể đều từ ở xương và răng. Nhu cầu canxi cho ba tháng cuối của thai kỳ là 1200mg/ngày. Nguồn canxi hấp thu từ thực phẩm tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn nhiều với canxi từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Nguồn canxi dồi dào xuất hiện trong sữa, hải sản, đậu đen, nước cam…
Đặc biệt, sữa và các sản phẩm từ sữa luôn là thực phẩm tuyệt vời giàu canxi nhất. Chỉ một cốc sữa chua đã có thể cho ta 450mg canxi. Một cốc sữa chua ít béo cung cấp 410mg. Sữa chua hoa quả chứa đến 345mg canxi/cốc. Vì thế, không có lý do gì mà bạn không bổ sung sữa vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai tháng 9 ngay.
3. Uống nhiều nước
Bạn có thể không ăn nhưng không thể thiếu nước. Vì sao nước có thể duy trì sự sống? Vì cơ thể luôn luôn cần nước để hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Đối tượng cần nước nhiều nhất chính là phụ nữ khi mang thai. Ở tháng cuối thai kỳ, tuy cơn thai nghén đã “tạm biệt” rất lâu nhưng tại sao chứng đau đầu, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng vẫn còn? Đó là do cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết, bà bầu còn rất dễ gặp tình trạng sịnh non. Mặt khác, nước còn giúp chúng ta ngăn ngừa táo bón – nỗi “ám ảnh” của nhiều bà bầu. Nước giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, hỗ trợ hoạt động hệ bài tiết.
Hãy dựa vào màu sắc của nước tiểu, bạn sẽ dự đoán được mình đã uống đủ nước hay chưa. Bạn đã thử áp dụng phương pháp đơn giản này? Và khi ấy thấy nước tiểu có màu sậm tối. Đó là cảnh báo khẩn cấp bạn cần uống nhiều nước ngay. 3 lít nước/ngày là nhu cầu bình thường của bà bầu khi mang thai. Liều lượng đó tương đương 10 – 12 ly nước mỗi ngày bạn cần nhớ. Nếu đã chán nước lọc, bạn có thể cho thêm một chút mùi vị của chanh hoặc trái cây khác vào ly nước. Bạn cũng có thể kết hợp uống nước ép trái cây để thực đơn thức uống dinh dưỡng bà bầu tháng 9 hàng ngày thêm phong phú.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Những Lưu Ý Trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bé 3 Tuổi
3 tuổi là cột mốc quan trọng, đánh dấu nhiều sự thay đổi trong quá trình phát triển của bé. Vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý gì ở chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi?
3 tuổi là lúc bé bắt đầu đi học mẫu giáo. Với bước ngoặt này bé cần có sự theo dõi và chăm sóc phù hợp để bé tiếp tục phát triển một cách tốt nhất.
Cho bé ăn vừa đủ
Một sai lầm dễ mắc phải trong thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi là các mẹ thường cho con ăn nhiều hơn. Thực chất nhu cầu của các bé không nhiều như các mẹ nghĩ. Ở độ tuổi này, bao tử của bé vẫn còn khá non nớt. Do đó khẩu phần ăn của bé nên vừa đủ ở một lượng nhất định. Theo các chuyên gia, thức ăn có nhiều muối hoặc đường sẽ khiến các bé ăn nhiều hơn. Để các bé được hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ, nên chia khẩu phần ăn của bé ra thành nhiều bữa.
Chọn thực phẩm tốt
Đậu phộng, dầu oliu hay phô mai…là những thực phẩm bổ sung chất béo cần thiết trong khẩu phần dinh dưỡng cho bé 3 tuổi. Ở giai đoạn này, sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé nữa. Vì vậy, bé có thể tự bổ sung chất béo thông qua các loại thực phẩm kết hợp cùng sữa. Các mẹ cũng lưu ý nên cho con uống loại sữa ít béo.
Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, đậu phộng cũng là những nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bé. Chúng ta có thể luân phiên thực phẩm và làm mới thực đơn qua từng ngày cho bé.
Cho phép bé lựa chọn thực phẩm
Độ tuổi này bé thích tự chủ hơn, do đó nếu cùng một loại thức ăn mà bé ăn ít hơn mỗi ngày thì đừng nên ép buộc bé. Thay vào đó hãy cho bé ăn bù thêm một số loại thực phẩm khác. Điều cần lưu ý là trong mỗi chén cháo, chén cơm của bé đều cần có đủ 4 nhóm thực phẩm. 2-3 muỗng vun chất đạm băm nhuyễn (thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ, gan, huyết, óc heo…). 2 muỗng rau lá hoặc củ băm nhuyễn (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt…). Thêm vào 1-2 muỗng dầu ăn.
Cho bé ngủ sớm, đủ giấc
Giấc ngủ cũng là một phần quan trọng trong chế độ phát triển toàn diện của bé. Theo các bác sĩ, nên cho bé đi ngủ sớm khoảng 9-9h30 tối. Như vậy bé sẽ tăng chiều cao tốt hơn.
Bổ sung ngay những gì bé thiếu
Các bé khi vào độ tuổi này nên đi khám bác sĩ dinh dưỡng định kỳ. Các mẹ sớm xác định được con đang bị thiếu chất gì để bổ sung kịp thời cho bé.
Một số loại thực phẩm và dinh dưỡng bổ sung cho chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi.
Thực phẩm bổ sung sắt: gan, thận, thịt, lòng đỏ trứng gà, cá, tôm và các loại đậu.
Thực phẩm giàu kẽm: hàu, ga, huyết, thịt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, đậu phộng, hạt dưa.
Thực phẩm giàu canxi: sữa, sữa chua, phô mai, cá, sò, ốc, tôm, sò, đậu phộng, mè, đậu hũ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Dầu Ăn Cho Bé Dùng Thế Nào Đúng? Top 7 Loại Dầu Ăn Cho Bé 2023
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu phát triển thể lực và trí lực thì trẻ em trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi cần khoảng 35 – 50% nguồn năng lượng trong chất béo từ khẩu phần ăn hàng ngày mà nguồn cung cấp năng lượng chất béo đó chủ yếu có trong các loại dầu ăn như: dầu oliu, dầu gấc, dầu mè, dầu dừa… Cách sử dụng các loại dầu này như sau:
Dầu ăn chứa các nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ. Đặc biệt là các chất béo không bão hòa như omega 3 loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ, giúp não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức.
Chất béo còn giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), … việc sử dụng chất béo thế nào cho hợp lý với cơ thể của trẻ em là điều rất quan trọng.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải sắm ngay cho bé vài lọ dầu ăn. Cho thêm từ 1-2 thìa cà phê dầu mỗi lần vào bát cháo, bột của con là cách tốt nhất để mẹ đảm bảo sự phát triển của não bộ và hệ miễn dịch cho bé yêu. Tuy nhiên, cho như thế nào, liều lượng ra sao và loại dầu ăn gì thì không phải bà mẹ nào cũng rõ.
Nên sử dụng dầu ăn cho bé như thế nào đúng? Kết hợp nhiều loại dầu ăn cho béDầu gấc, dầu oliu, dầu cá hồi… là những loại dầu ăn dặm rất được mẹ Việt ưa chuộng, bên cạnh đó dầu đậu nành, dầu mè, dầu hạt cải, dầu dừa, dầu đậu phộng… cũng chứa những chất dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho bé.
Việc mẹ chỉ cho bé ăn 1 vài loại dầu thôi cũng không hẳn tốt, chưa kể bé có thể không thích và “ngán” mùi vị của dầu ăn quen dùng.
Vì vậy, hẳn mẹ nên dùng đa dạng và cân đối giữa các loại dầu ăn cho bé ăn dặm sẽ tốt hơn.
Dùng vừa đủ dầu ăn cho béNhiều mẹ nghĩ vì dầu ăn tốt và cần thiết cho bé nên vô tư thêm thật nhiều vào cháo cho bé, trong mọi bữa ăn.
Nhưng các mẹ cần biết, quá nhiều chất béo cũng không là có lợi. Nó có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu, thừa năng lượng, kéo theo cả những vấn đề sức khỏe khác.
Lượng dùng thích hợp nhất cho bé khi ăn dặm là 5 – 10 ml dầu ăn cho 1 chén cháo. Khi mới bắt đầu ăn dặm hoặc khi dùng 1 loại dầu ăn mới, mẹ chỉ nên thêm vào 1 chút dầu ăn để bé làm quen và để kiểm tra phản ứng của bé. Sau đó mới tăng dần đến lượng vừa đủ cho bé.
Cân bằng giữa thực phẩm và dầu ănKhông nhất thiết bữa ăn nào mẹ cũng bắt buộc phải thêm dầu ăn vào cháo cho con. Thực chất, trẻ không chỉ nhận chất béo từ dầu ăn.
Bé còn được bổ sung chất béo từ các nguồn thực phẩm khác như sữa mẹ, sữa công thức, các chế phẩm sữa, trái bơ, thịt động vật (cá béo, thịt, trứng) nên tùy vào khẩu phần ăn từng bữa của bé mà mẹ cân đối lượng chất béo thành phần.
Mỗi độ tuổi bé cần tổng lượng chất béo nhất định.Trẻ dưới 2 tuổi tổng lượng chất béo trẻ cần trong ngày chiếm khoảng 30 – 40% tổng năng lượng.
Thời điểm thêm dầu ăn cho bé vào món ănĐa phần các loại dầu ăn dán nhãn dùng cho bé chứa loại chất béo chưa bão hòa, là chất béo có lợi nhưng dễ bị biến đổi dưới tác dụng nhiệt. Vì vậy dùng loại dầu ăn dành cho bé, ba mẹ chỉ nên thêm vào khi món ăn của bé đã được nhấc khỏi bếp nấu.
Nếu mẹ dùng các loại dầu cooking (dầu dùng để chiên xào) cho bé thì có thể thêm vào ngay từ đầu hoặc khi chuẩn bị tắt bếp.
Lưu ý khi sử dụng dầu ăn cho béTrẻ dưới 2 tuổi thường ăn cháo loãng, dinh dưỡng được bổ sung chủ yếu qua các bữa ăn do chính người lớn cân đối nên việc thêm dầu ăn vào cháo cho bé là cần thiết và được tính toán.
Sau 2 tuổi, trẻ đã ăn được các thực phẩm thô, ăn cùng với chế độ ăn của gia đình. Khi đó nguồn dinh dưỡng (bao gồm chất béo) của bé sẽ đa dạng hơn, mẹ có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu và thể trạng của trẻ.
Ví dụ nếu trẻ hơi “còi”, mẹ có thể tăng thêm các món chiên xào, tăng lượng chất béo động vật trong khẩu phần ăn của bé (lưu ý không lạm dụng). Còn thấy trẻ có phần thừa cân thì mẹ nên giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Dầu Ôliu KiddyĐặc điểm của dầu oliu cho bé ăn dặm là chứa axit linoleic và linolenic, là loại axit béo cũng được chứa trong sữa mẹ. Đóng góp vào sự phát triển trí não và tăng trưởng xương của em bé. Dầu oliu có đặc tính kháng viêm, tác dụng nhuận tràng nhẹ, tránh cho bé bị táo bón. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng dầu oliu để chữa táo bón cho con.
Dầu óc chó Đức Kunella Feinkost WalnuBolĐây là loại quả óc chó đang được rất nhiều người ưa chuộng vì những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Trong 100g nhân quả óc chó có 642 calo, 14g protein, 62g chất béo. Loại dầu chiết xuất từ hạt óc chó, được khoa học cũng như viện sức khỏe Mỹ chứng minh dầu quả óc chó có hàm lượng Omega 3 rất cao. Bổ sung Omega 3 cũng giúp thúc đẩy quá trình phát triển ở con để con nhanh nhẹn, linh hoạt hơn những đứa trẻ khác.
Dầu tía tô MizncoDầu tía tô Miznco là sản phẩm được chiết xuất từ 100% hạt tía tô được canh tác trên các ruộng thủy canh của người Hàn Quốc. Dùng để chế biến thức ăn cho cả mẹ bầu và bé. Nhằm tăng cường hệ miễn dịch, khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và có thể phòng ngừa căn bệnh dị ứng ở bé.
Dầu mè đen nguyên chất Bảo TâmDầu mè đen được sản xuất theo dây chuyền công nghệ khép kín. Cùng phương pháp lọc cặn thực phẩm. Dầu không còn cặn nhiều, không hơi nước mà vẫn đảm bảo được màu sắc và hương vị đặc trưng của dầu mè đen. Sản phẩm còn được chiết xuất từ 100% mè đen tự nhiên giàu calo, các axit béo không no, Omega 3, 6,9, … Và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là hệ tim mạch của bé.
Dầu mè cho bé MizncoSản phẩm dầu mè cho bé này đến từ Hàn Quốc. Đây là sản phẩm được đánh giá cao bởi độ tinh khiết của dầu mè. Không chỉ được chiết xuất bằng phương pháp ướp lạnh để giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng mà dầu mè Miznco còn được lọc lên đến 3 lần.
Advertisement
Để đảm bảo sản phẩm không lẫn bất cứ tạp chất nào khác.
Dầu mè cho bé Miznco cung cấp đầy đủ các omega 3 và nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sự phát triển trí não. Và đặc biệt dầu mè cho bé còn giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
Dầu hạt óc chó Walnut oil ÚcDầu ăn cho bé Walnut Oil được chiết xuất từ những quả óc chó chọn lọc có chất lượng tuyệt vời được trồng trên đất Úc. Được dùng phương pháp ép lạnh để đảm bảo vẫn giữ trọn giá trị dinh dưỡng và hương vị trái cây tự nhiên của quả óc chó trong thành phần dầu ăn.
Dầu hạt óc chó Walnut oil Úc cung cấp dinh chất cần thiết cho não bộ và hệ miễn dịch của bé phát triển tốt. Ngoài ra, các chất oxy hóa còn giúp loại trừ các Cholesterol xấu gây hại cho hệ tim mạch cũng như sức khỏe của bé
Dầu cá hồi Nutra Omega 3 HiPPDầu cá hồi Nutra Omega 3 HiPP đến từ thương hiệu lâu đời của Đức. Chuyên sản xuất những dòng sản phẩm cho bé uy tín. Được nhiều người tiêu dùng trên thế giới tin dùng.
Sản phẩm chứa các thành phần từ cá hồi Nam Mỹ. Dầu ăn Nutra cung cấp dinh dưỡng giàu protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA… Cực kỳ có lợi cho trẻ và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và thị giác còn non nớt của bé ngay từ giai đoạn đầu đời.
Thêm dầu ăn vào chế độ ăn dặm cho trẻ là cần thiết, nhưng cần thiết không kém là ba mẹ biết chọn lựa và sử dụng đúng, để bé nhận được trọn vẹn lợi ích từ việc chọn dùng.
7 Thực Phẩm Bổ Não Cho Trẻ: Dinh Dưỡng Giúp Bé Phát Triển Nhạy Bén
1. Trứng
Theo chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trứng cung cấp nguồn protein và nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho não bộ thai nhi và trẻ em. Bạn có thể chế biến món ăn nhẹ và buổi sáng hay buổi chiều với trứng để bé thưởng thức. Salad trứng hay món bánh trứng nướng cũng sẽ hấp dẫn sự chú ý và giúp bé ăn ngon hơn. Theo một số nghiên cứu, khi trẻ ăn đủ protein và carb sẽ tốt cho quá trình chuyển hóa và không ảnh hưởng đến khả năng suy giảm năng lượng cho lượng đường giảm thấp. Do vậy trứng thực sự là thực phẩm bổ não mẹ nên dùng cho bé.
2. Sữa chua Hy LạpSữa chua là một thực phẩm dinh dưỡng cung cấp men vi sinh và lợi khuẩn cho đường ruột. Vấn đề tiêu hóa ở trẻ em sẽ không còn khiến bạn phải lo lắng nữa khi bé ăn sữa chua mỗi ngày. Một điều tuyệt vời hơn nữa là chất béo trong sữa chua Hy Lạp tốt cho não bộ, giúp mọi hoạt động lưu trữ và truyền thông tin được duy trì.
Bạn có thể cho bé sử dụng sữa chua Hy Lạp cùng hạt ngũ cốc để bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nên cho bé ăn cùng quả việt quất để cung cấp polyphenol. Cũng có thể dùng với socola loại nhỏ giúp trẻ có não bộ nhạy bén và tuần hoàn tốt hơn cho mọi hoạt động.
3. Rau có lá màu xanh đậmRau bina và cải xoăn là một trong những thực phẩm bổ não giúp giảm chứng mất trí nhớ khi cao tuổi. Ngoài ra trẻ sử dụng rau này còn được cung cấp đầy đủ folate và vitamin giúp quá trình chuyển hóa diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt cải xoăn chứa nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng giúp não phát triển. Nếu bạn gặp khó khăn khi đưa rau xanh vào thực đơn của bé hãy thử một mẹo sau:
Sinh tố rau xanh cho bữa ăn nhẹ
Cho rau vào món trứng tráng hay món mỳ bé yêu thích
Chiên phần thân rau giòn hoặc nướng với dầu oliu và một chút mè
4. CáCá là một nhóm dinh dưỡng cần được bổ sung để bé nhận được nhiều dinh dưỡng tốt cho não bộ. Trong cá chứa canxi, omega3 bảo vệ bé khỏi vấn đề kỹ năng và mất trí nhớ. Đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và cá mòi đều có hàm lượng acid béo không no tốt cho bé.
Bé được sử dụng thực phẩm bổ não giàu omega 3 sẽ tập trung và có chỉ số nhận thức tốt hơn những bạn bị thiếu hụt. Bạn có thể làm cá hấp, cá rán hay nướng để bé ăn hoặc làm món bánh mì kẹp cá, cơm nắm kiểu Nhật. Đây là món ăn khá dễ chế biến và được trẻ thích thú.
5. Các loại hạt
Bơ đậu phộng luôn được ưu tiên trong món ăn này hoặc bạn có thể thay thế bằng các loại bơ làm từ hạt hướng dương. Hướng dương cung cấp nguồn dinh dưỡng như folate, vitamin E và selen tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Nếu bé không thể ăn trực tiếp bạn có thể xay nhuyễn thành sốt rưới lên món bánh quy nướng hay bánh mì. Bạn cũng có thể làm món bánh từ ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp thêm nhiều nguồn dinh dưỡng có lợi cho bé.
Dầu oliu cùng cá loại lá xay kết hợp có thể chế biến thành món nước sốt thơm ngon bổ dưỡng để ăn mì trộn.
6. Bột yến mạchBột yến mạch là nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ tốt cho tim mạch và não của trẻ. Trong một số nghiên cứu, bột yến mạch có tác dụng tốt cho não bộ của trẻ hơn là những loại ngũ cốc ăn liền. Bé có thể ăn thêm quế trong món từ yến mạch để bảo vệ tế bào não.
7. Táo và mậnTrẻ em thường yêu thích các món ngọt đặc biệt khi cơ thể mệt mỏi cảm giác thèm ngọt sẽ tăng lên. Vì vậy bạn có thể sử dụng táo hay mận cho bé ăn vào bữa trưa hay tráng miệng để cung cấp quercetin. Đây là một chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự suy giảm trí óc. Tuy nhiên, vì vệ sinh an toàn cho bé bạn thường có thói quen loại bỏ vỏ trước khi ăn.
Một số nghiên cứu cho rằng dinh dưỡng từ vỏ có tác dụng với não bé tốt hơn phần thịt. Do vậy hãy lựa chọn thực phẩm hữu cơ hay thực hiện rửa sạch để bé được ăn toàn bộ không bỏ vỏ.
Ăn gì cho não bộ phát triển? Với 7 món ăn bổ não, bạn đã có lựa chọn tốt nhất cho bé.
Não bộ là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhận vai trò chi phối nhiều các cơ quan khác nhau. Do đó việc sử dụng các thực phẩm tốt cho não bộ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được tình trạng căng thẳng, kém tập trung vát giúp trẻ phát triển được toàn diện hơn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
Giặt Thú Nhồi Bông Bằng Máy Giặt Thế Nào Cho Đúng?
giá rẻ quá
Bộ 2 túi giặt lưới một lớp Delites RD10140.000₫
10
Xem đặc điểm nổi bật
Bộ 2 túi giặt với 2 kích thước tiện lợi cho nhiều nhu cầu sử dụng.
Túi được làm từ chất liệu Polyester bền chắc, chịu lực tốt.
Túi giặt lớn có thể đựng được 4 bộ quần áo mặc ở nhà, 4 quần jeans dài, 7 áo thun mỏng, 6 váy mỏng, 8 áo ngực…
Túi giặt nhỏ có thể đựng 2 bộ quần áo mặc ở nhà, 2 quần jeans dài, 5 áo thun mỏng, 4 váy mỏng, 5 áo ngực…
Giúp bảo vệ quần áo, ngăn không cho quần áo bị hư hay rách do lực của máy giặt.
Thương hiệu Delites – Việt Nam, độc quyền chúng tôi sản xuất tại Trung Quốc.
Chuẩn bị trước khi giặt Kiểm tra chất liệu làm thú bôngHãy chắc chắn rằng thú nhồi bông của bạn được làm từ chất liệu có thể giặt được bằng cách kiểm tra thẻ hướng dẫn được may trên thú. Chất liệu len, tơ nhân tạo hoặc nhồi bằng các hạt xốp sẽ không phù hợp để giặt bằng máy.
Nếu thú nhồi bông của bạn quá cũ, dễ rách, quá lớn hoặc được nhồi bông cứng thì bạn bắt buộc phải giặt chúng bằng tay. Cần lưu ý thú nhồi bông có hộp nhạc hoặc thiết bị điện bên trong sẽ không được tiếp xúc với nước.
Khâu các bộ phận rời của thú bôngChắc hẳn bạn sẽ không muốn chú gấu bông của mình bị mất tay, chân hay tai trong khi giặt đúng chứ? Hãy khâu lại những bộ phận rời của gấu như tay, chân một cách chắc chắn. Cởi bỏ quần áo của thú hoặc các phụ kiện đi kèm để chúng không bị rơi ra trong lúc giặt.
Sử dụng túi giặt trong lúc giặtSử dụng túi giặt sẽ giúp tạo thêm một lớp bảo vệ cho thú bông của bạn khỏi nguy cơ bị hư hỏng hoặc rách trong lúc giặt, đồng thời túi giặt sẽ giúp giữ lại mắt hoặc mũi của thú nếu chẳng may bị rơi ra. Nếu bạn không có túi giặt thì áo gối sẽ là sự thay thế phù hợp.
Bắt đầu giặt thú nhồi bôngSử dụng một lượng nhỏ chất tẩy rửa nhẹ trước khi giặt sẽ cho hiệu quả giặt sạch nhanh hơn, mạnh hơn. Nếu con bạn bị dị ứng với chất tẩy rửa thì hãy thay thế bằng giấm. Giấm là một chất tẩy rửa tự nhiên tuyệt vời. Trộn một phần giấm với hai phần nước ấm và một ít nước cốt chanh để ngâm thú bông trước khi giặt.
Thiết lập máy giặt ở chế độ nước lạnh và lựa chọn chu kỳ nhẹ nhàng, sẽ làm giảm nguy cơ rách các bộ phận của thú bông. Đặc biệt, không sử dụng nước nóng vì nước nóng sẽ làm phai màu thú bông của bạn hoặc gây hại cho các bộ phận được đính bằng keo (mắt, mũi,…).
Sấy khô thú nhồi bôngKhi bạn mang thú nhồi bông ra khỏi túi lưới hoặc bao gối, thú nhồi bông của bạn sẽ không còn nguyên hình dạng ban đầu, chúng sẽ bị méo mó hoặc lông bị rối vào nhau. Vì vậy, bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng nắn lại và gỡ rối cho thú bông khi còn ẩm ướt để việc sấy khô được thuận tiện hơn.
Việc sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao sẽ làm chảy các bộ phận làm từ keo, nhựa của thú bông, thậm chí là cả sợi vải của chúng. Hãy lau thú bông của bạn bằng một chiếc khăn khô và dùng móc kẹp treo chúng lên, phơi chúng dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời trực tiếp chính là một chiếc máy sấy hữu hiệu, vừa làm khô, vừa diệt khuẩn nhờ tia cực tím.
Advertisement
Sau khi đã sấy khô, hãy “trang điểm” lại cho thú bông của bạn bằng cách cố định lại những mối khâu, gỡ rối những sợi lông một cách nhẹ nhàng và dùng kéo cắt bỏ đi những sợi chỉ thừa hoặc bị tưa ra trong lúc giặt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Bé 9 Tháng Tuổi Thế Nào Là Đúng Chuẩn? trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!