Bạn đang xem bài viết Cây Dung: Không Chỉ Là Một Loại Chè Uống được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây dung còn có tên là Chè dung, Chè lang, Chè dại, Duối gia.
1.1. Nhận diện cây thuốcDung là cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao 1,5 – 2m, có thể cao đến 8 – 9m (nếu không bị đốn chặt), vỏ cây nứt sâu. Lá mọc so le, dày, cuống ngắn, hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa. Mặt trên lá màu xanh đậm, lúc khô vàng xanh hay vàng nâu.
Hoa nhiều, màu trắng hay vàng lục nhạt, mọc thành chùm, trên mặt có lông mịn. Hoa có mùi thơm. Cây ra hoa khoảng tháng 2 đến tháng 12, kết quả tháng 3 – 5.
1.2. Nơi phân bố và thu háiỞ nước ta, cây Dung mọc ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, các tỉnh vùng Tây Nguyên. Ngoài ra, cây còn phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Bộ phận dùng: vỏ cây, vỏ rễ, lá cây. Lá được thu hái quanh năm, mang về phơi hay sấy khô dùng dần. Vỏ thân hay vỏ rễ được bóc vỏ về phơi hay sấy khô. Vỏ mềm, dễ gãy vụn, màu vàng hay nâu nhạt, cắt ngang có lớp màu đỏ ở giữa.
Vỏ cây và vỏ rễ chứa các alcaloid loturin, colloturin và loturidin. Vỏ có vị se và hơi thơm. Do có tính se mà người ta thường dùng tán bột uống hay sắc uống.
Trong lá có tanin và các hợp chất flavonoid.
Công dụng
Chữa đau bụng, tiêu chảy, bệnh về mắt, mụn nhọt lở, tiểu ra dưỡng trấp, rong kinh….
Người dân thường dùng làm chè uống cho tiêu cơm, chữa đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn dùng nhuộm vải, sau đó nhuộm cánh kiến đỏ cho có màu đỏ.
Tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, sử dụng dùng nước sắc và xirô lá Dung đất chữa đau dạ dày có tăng axit cho người lớn, với liều 15 – 30g lá khô mỗi ngày, đạt kết quả tốt.
Ở Ấn Độ, vỏ cây Dung đất được dùng dưới dạng bột hay thuốc sắc trị đau bụng, các bệnh đau mắt và các vết loét, rong kinh do cơ tử cung bị giãn, tiểu tiện ra dưỡng trấp. Ở Trung Quốc, lá được dùng trị đau mắt nhiệt, rễ dùng trị đòn ngã.
Cách hãm nước chè lá DungMỗi lần dùng 1 – 2 nắm lá Dung, rửa sạch. Cho nắm lá vào 2 lít nước, đun sôi, đun thêm khoảng 5 phút.
Hoặc cho nắm lá vào 2 lít nước đã đun sôi, hãm trong vòng 10 – 15 phút. Ta được 2 lít nước chè Dung. Nên uống trong ngày, không để qua đêm.
4.1. Trị rong kinhVỏ Dung tán bột, trộn với đường, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g, liên tục trong 3 – 4 ngày.
4.2. Trị đau dạ dàyKết hợp 120g lá Dung, Hương phụ tử 60g, Ô tặc cốt 40g, Mộc hương 40g, Kê nội kim 20g.
Tất cả nguyên liệu đem sao vàng và tán thành bột, trộn lại với nhau. Mỗi lần dùng 8g, uống với nước ấm, trước bữa ăn khoảng 1 giờ.
4.3. Trị vết thương, bệnh ngoài daDùng 20g lá Dung, cùng với 200ml nước, đun sôi đến khi còn khoảng 100ml. Dùng để uống hoặc rửa vết thương, bã có thể đắp lên vết thương (cần chú ý vệ sinh để tránh nhiễm trùng).
Trong 1 nghiên cứu trên chuột, người ta nhận thấy chiết xuất của lá Dung có thể giúp hạ lipid máu, chống oxy hóa, với cơ chế tương tự các thuốc điều trị tăng lipid máu hiện tại.
Một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất của cây thuốc này có tác dụng kháng khuẩn. Có tác động ức chế phát triển một số vi khuẩn thường gây bệnh ở người như P. aeruginosa, E. coli.
Nghiên cứu trên chuột cái, chiết xuất của cây Dung làm tăng đáng kể FSH và LH, là 2 loại hormone sinh sản. Bên cạnh đó, ở nhóm chuột uống dịch chiết cây Dung còn thấy tăng khối lượng buồng trứng. Những kết quả này phù hợp với kinh nghiệm dùng cây Dung để điều trị các rối loạn ở phụ nữ. Nó cũng cho thấy tiềm năng điều trị các rối loạn sinh sản phụ nữ.
Dịch chiết cây Dung còn cho thấy tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa trên chuột, giúp giảm thể tích khối u, tăng tuổi thọ chuột ung thư. Còn tác dụng điều trị tiêu chảy, chống viêm và giảm đau của cây được chứng minh qua nghiên cứu trên thỏ.
Cây Dung là một cây thuốc thông dụng. Thường dùng lá, vỏ cây, vỏ rễ để trị các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh ngoài da, rong kinh và những rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Các nghiên cứu hiện đại còn gợi ý tiềm năng điều trị tăng lipid máu, ức chế vi khuẩn, ức chế ung thư của cây Dung.
Đài Loan: Không Chỉ Là Một Hòn Đảo
Có lẽ hầu hết các du khách đều không biết rằng, thực sự lãnh thổ Đài Loan không chỉ nằm trên một hòn đảo có hình dạng củ khoai. Đài Loan còn có đến hàng trăm quần đảo và tiểu đảo, tất cả đều khác biệt với nhau và so với phần lục địa của Đài Loan. Và với những du khách ham phiêu lưu thì việc khám phá những hòn đảo ngoài khơi của Đài Loan sẽ mang trải nghiệm vô cùng đáng giá đấy.
Là những gì còn sót lại của cuộc Nội Chiến Trung Hoa, Kinmen và Matsu, hai hòn đảo nằm trong eo biểu Đài Loan là nơi có những thị trấn và các ngôi làng cổ xưa nhất Đài Loan, có niên đại từ hàng thế kỉ. Trong khi đó, đảo Orchid, hòn đảo xa nhất của Đài Loan, có khung cảnh kết hợp với cảnh quan núi lửa đầy quyến rũ là nơi ở của những người dân hiếu khách nhất Đài Loan. Đảo Xanh (Green) và Penghu, nằm ở phía bên kia đảo chính Đài Loan là nơi mà những người dân xứ Đài thường đến để tận hưởng những bãi biển đẹp nhất của miền quê, cũng như những trò thể thao dưới nước phổ biến như lướt ván, lặn ống thở và lặn bình dưỡng khí. Những bãi biển nguyên sơ, rạn san hô và cát vàng làm cho chúng trở thành điểm đến lý tưởng để nghỉ ngơi và ‘nạp lại năng lượng’.
Penghu (澎湖)Được xem là một trong những nơi có nhiều gió nhất Nam bán cầu, Penghu còn là địa điểm lí tưởng của nhiều môn thể thao dưới nước như lướt ván và trượt nước cùng với một số bãi biển nguyên sơ phục vụ các hoạt động này trong suốt cả năm. Vùng nước trong suốt như ngọc quanh Penghu cũng là điểm tuyệt vời để lặn với ống thở hoặc bình dưỡng khí, với nhiều lựa chọn cho bạn để khám phá thế giới dưới nước của Penghu.
Một số hòn đảo của Penghu hẻo lánh hơn một chút bao gồm Jibei ở phía bắc, và Chimei và Wang’an ở phía nam. Những bờ biển quyến rũ này là nơi sinh có các động vật hoang dã quý hiếm, đường bờ biển nguyên sơ, kiến trúc Phúc Kiến cổ đại, và những con cá hình trái tim, đặc trưng của Penghu. Có nhiều thuyền rời bến từ Cảng Magong mỗi ngày, và tour tham quan đảo trong ngày mang đến một niềm vui cho du khách trước khi dong buồn trở về Magong khi đêm về.
Đảo Lan – Orchid (Lanyu – 蘭嶼)Nằm cách xa 76km từ bờ đông của Taitung, và là mũi đông nam của Đài Loan, Đảo Lan kéo dài đến điểm tận cùng của vùng thị thực Đài Loan và thường bị bỏ qua bởi du khách vì sự cô lập về địa lí của nó. Tuy nhiên, điều này cũng không làm mất đi giá trị của hòn đảo này. Những ai đến những bờ biển này sẽ tìm thấy một hòn đảo núi lửa xinh đẹp tuyệt vời, nơi có những con người thân thiện nhất của Đài Loan, Tao, một trong 16 nhóm thổ dân nổi tiếng của Đài Loan.
Người dân trên đảo sống chung với đại dương, và loài cá bay (飛魚), có mặt gần như mọi bữa ăn, đóng vai trò quan trọng với người dân địa phương. Những con thuyền đánh cá đầy màu sắc nằm dọc bờ biển đảo, và nếu bạn đủ may mắn, bạn có thể chứng kiến lễ ra khơi của một trong những con tàu trên đảo. Người Tao, “Tao no pongso” nghĩa là “dân trên đảo” theo ngôn ngữ của họ, cực kì thân thiện và du khách đến đảo sẽ cảm thấy những điều xứng đáng cho hành trình của mình.
Kinmen (金門)OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Kinmen, nơi bị biến thành chiến trường vào giữa thế kỉ 20, nằm cách thành phố cảng Hạ Môn của Trung Quốc chỉ 2km (tính từ điểm gần nhất), là nơi có những ngôi làng và thị trấn cổ nhất Đài Loan. Đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử, hòn đảo là nơi khởi công của vị tướng huyền thoại đời nhà Minh, Koxinga, người đã giải phóng Đài Loan khỏi người Hà Lan vào thế kỉ 17. 300 năm sau, Kinmen nằm ở tiền tuyến cuộc Nội chiến Trung Hoa, là nơi tạm trú của hàng trăm hàng ngàn quân lính, và bị đánh bom hàng ngày cho đến những năm 1960.
Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự ở Kinmen chỉ còn là một loại biểu tượng. Những hầm trú bom và đài quan sát gần như không được chú ý, nằm trơ trọi giữa những cánh đồng lúa miến, được trồng khắp đảo để tạo nên loại rượu Cao Lương nổi tiếng của đảo. Các bãi biển yên bình của hòn đảo, trước đây đã bị hạn chế và bị vây bởi các khu mỏ, hiện đã được làm sạch và mở cửa cho khách du lịch.
Matsu (馬祖)Nằm xa hơn về phía bắc của Kinmen và ngoài khơi của thành phố Phúc Châu là Matsu, một quần đảo nhỏ hình thành từ 18 hòn đảo. Cũng như Kinmen, quần đảo cũng có những tiền đồn quân sự, và du khách đến đảo không cần phải đi đâu xa để đụng phải một người dân mặc đồng phục. Những hòn đảo lớn nhất là Beigan và Nangan là những ví dụ điển hình về kiến trúc Phúc Kiến, với những người dân địa phương thường xem những người bên kia eo biển là họ hàng, chứ không phải những người ở Đài Loan xa xôi. Những điểm tham quan đáng chú ý là hàng chục đường hầm quân sự bí mật từng được sử dụng để đẩy lùi các cuộc tấn công từ quân đội Trung Quốc đã được mở cửa đón khách du lịch và hiện đang phục vụ như một kho lưu trữ cho rượu gạo sản xuất tại địa phương.
Đảo Xanh – Green Island (綠島)Nằm cách bờ tây của miền nam Đài Loan 30km, Đảo Xanh từng là nơi trú ngụ của các tù nhân chính trị Đài Loan, được gửi đến đây bởi luật quân sự để chịu bản án của họ. Hiện thay vào chỗ nhà tù cũ là một bảo tàng và đài tưởng niệm nhân quyền, và hòn đảo hiện là nơi dừng chân của du khách (chứ không còn là tù nhân), những người đến để tận hưởng những điểm lặn đẹp nhất Đài Loan, và 1 trong 3 suối nước nóng muối duy nhất trên thế giới.
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Đạt
Từ khoá: Đài Loan: Không Chỉ Là Một Hòn Đảo
Dàn Ý Tả Một Loại Trái Cây Mà Em Thích
Tả một loại quả mà em thích
Dàn ý tả một loại trái cây mà em thích bao gồm các dàn ý chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng viết bài văn miêu tả, chuẩn bị vốn từ cho các bài kiểm tra trên lớp.
I. Mở bài:
Giới thiệu quả dưa hấu
Trong rất nhiều các loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu tây… Loại trái cây mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu.
II. Thân bài:
a.Giới thiệu nguồn gốc:
Không biết dưa hấu có từ bao giờ, chỉ biết theo như dân gian dưa hấu có nguồn gốc từ sự tích An Dương Vương.
b. Tả chi tiết:
Quả dưa hấu nặng từ một cân đến gần một yến, tùy theo thời gian thu hoạch và giống dưa. Quả dưa hấu hình elip thuôn thuôn dài.
Quả có vỏ ngoài màu xanh thẫm nhẵn thín có các đường sọc kéo dài .
Bên trong quả dưa hấu là lớp cùi màu trắng dài khoảng gần một cm. Quả dưa ngon là khi cùi mỏng, vỗ vào kêu bồm bộp. Phía bên trong cùi trắng là phần ruột màu đỏ có lấm tấm hạt màu đen nhỏ. Phần ruột là phần to nhất trong quả. Hạt dưa hấu có thể ăn được có vị bùi bùi. Dưa hấu ăn ngọt thanh mát chứ không ngọt sắc như nhãn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một miếng dưa hấu trong mùa hè nóng bức.
Ta có thể bổ cắt thành những miếng hình tam giác để có thể dễ dàng thưởng thức. Dưa hấu có thể làm được nhất nhiều món ngon như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, đá bào dưa hấu…. Được uống cốc sinh tố do mẹ làm, ăn que kem làm từ dưa hấu ở cổng trường sẽ là những kỉ niệm khó quên.Dưa hấu cũng có thể trở thành một hình thức của nghệ sĩ cắt tỉa dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Dưa hấu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, chất khoáng, ….Dưa hấu có tính hàn là một món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Dưa hấu cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, làm lành vết thương…
Dưa hấu được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng siêu thị, chợ với mức giá cả phải chăng từ tám đến mười lăm nghìn đồng ở Việt Nam.
Dưa hấu thường được trồng ở các nước có nền khí hậu ẩm nhiệt đới, không phù hợp với thời tiết ôn đới hay hàn đới.
III. Kết bài:
Cảm nghĩ bản thân
Quả dưa hấu là loại quả dễ ăn, mát và rất bổ. Em hi vọng năm nào cũng sẽ được thưởng thức loại trái cây này.
I/ Mở bài
Giới thiệu về đối tượng miêu tả (quả xoài)
Giống như mỗi bông hoa có một hương thơm riêng thì mỗi một loại quả lại có một hương vị riêng. Trong vô vàn những loại trái cây hấp dẫn ấy, em thích nhất là quả xoài.
II/ Thân bài
a. Tả khái quát
Xoài là loại quả phổ biến ở nước ta, thường được thu hoạch vào đầu hè.
Xoài có nhiều loại như xoài tượng, xoài cát…
b. Tả chi tiết
Khi còn non, quả xoài chỉ vừa hai đốt ngón tay nhưng đến khi chín rộ xoài to bằng hai bàn tay người lớn chụm lại, có loại như xoài tượng còn to hơn nữa.
Cầm quả xoài ta có thể cảm nhận được lớp vỏ láng mịn và hơi trơn.
Khi quả còn xanh, lớp vỏ bên ngoài là màu xanh lá đậm nhưng đến khi quả chín lớp áo ngoài ấy lại chuyển sang màu vàng ươm trông thật thích mắt.
Nằm bên trong vỏ là ruột xoài cũng nhuộm một màu vàng tươi.
Thịt xoài mềm, vô cùng thơm và ngọt.
Lớp trong cùng là hạt xoài cứng có những sợi xơ cứng bao bọc quanh hạt.
Bổ quả xoài ra ta có thể ngửi thấy một mùi hương vô cùng ấn tượng. Mùi thoang thoảng nhưng vẫn mang hương vị đậm đà.
Em thích nhất là miếng xoài được cắt lát sau đó chia thành nhiều miếng vuông nhỏ.
Thưởng thức miếng xoài là cảm nhận hương vị của thiên nhiên, đó là tinh túy được tạo ra từ công lao của người vun trồng và chăm sóc.
c. Ý nghĩa và công dụng của quả xoài
Nhà em có trồng một cây xoài nên cứ đến mùa, em lại được ăn xoài thỏa thích.
Xoài là loại quả tốt cho sức khỏe với hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C
Xoài không chỉ được ăn trực tiếp mà còn được chế biến thành nhiều món hấp dẫn khác như chè xoài, kem xoài và bánh nhân xoài.. Loại quả này cũng có thể dùng để giải khát như nước ép xoài, sinh tố xoài…
III/ Kết bài
Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả (quả xoài)
Vì vừa ngon vừa bổ dưỡng nên xoài trở thành loại quả yêu thích của nhiều người. Em mơ ước sau này có thể trồng được một vườn xoài cho riêng mình.
I. Mở bài:
– Giới thiệu chung về quả cam
II. Thân bài:
a. Khi còn xanh:
+ Sau những tháng ngày hoa cam nở trắng ngà, thơm mát tỏa khắp không gian, hoa sẽ bắt đầu tàn để từ cuống hoa ấy, những quả cam dần xuất hiện.
+ Những ngày đầu, quả cam chỉ nhỏ như quả quất, tròn xoe, xanh bóng như những hòn bi ve nhưng vỏ nó cứng và dày hơn vỏ quả quất.
+ Mỗi ngày trôi qua, cây cam lại vươn cành lá đón những tia nắng vàng, những giọt sương mát, dòng nhựa ấm nóng chảy trôi trong thân cây đưa chất dinh dưỡng nuôi lá xanh, quả ngọt.
+ Từ những quả cam xanh nhỏ tí xíu, chúng lớn dần lớn dần, lúc la lúc lỉu trên cành.
+ Cam không mọc riêng rẽ từng quả mà nó mọc thành từng chùm, những quả cam kết trái trông xa lỡ tưởng như những quả tennis xanh đậm, bóng bẩy.
b. Khi đã chín:
+ Những ngày gần thu hoạch, cam chín vàng trên cây.
+ Từ tấm áo xanh bóng bẩy, chúng đồng loạt thay sang màu áo mới, một màu vàng tươi rực rỡ.
+ Những chùm cam lúc lỉu kéo cành cây trĩu hẳn xuống trông xa như cánh tay người mẹ tảo tần đang dang ra đỡ lấy những đứa con thơ dại, đáng yêu.
+ Thiên nhiên có nắng vàng tươi điểm tô thanh sắc cho cuộc sống đất trời, vườn quê mùa cam chín dường như cũng bừng sáng hẳn lên bởi sắc vàng của những cành cam chi chít quả.
+ Lấp ló trong những chiếc lá cam xanh đậm là những quả cam vàng mọng như những đốm lửa lấp lánh thổi bừng sức sống một góc vườn.
III. Kết bài:
Nêu ngắn gọn cảm xúc cá nhân
10 Loại Đồ Uống Nhất Định Không Được Dùng Để Uống Thuốc
Trong cuộc sống con người, dù ở thời đại nào đi chăng nữa thì thuốc là một dược phẩm không thể thiếu. Thuốc nói chung hay thuốc tây có các dạng như viên nén, viên nang, viên nhộng, thuốc bột,… Mọi người thường hay uống thuốc nhưng có lẽ chưa hiểu hết những lưu ý trước khi uống, nếu không có thể dẫn đến những tác dụng phụ hoặc làm mất đi công dụng của thuốc. Cùng chúng mình tìm hiểu top những loại nước không nên uống cùng với thuốc.
Nước dừaTrên thực tế, loại nước và lượng nước dùng để uống thuốc chính là một trong những thành tố quan trọng giúp việc hấp thu, phân bố, chuyển hóa và phân giải thuốc đi chữa bệnh cho cơ thể. Nước dùng để uống thuốc không chỉ đơn thuần là chất dẫn đưa thuốc từ miệng xuống ống tiêu hóa mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều khắp bề mặt ống tiêu hóa nên hấp thu tốt hơn. Đồng thời, việc lựa chọn đúng loại nước sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh hơn qua thận giúp giảm những độc tính không cần thiết.
Nước dừa là loại nước có nhiều tác dụng với cơ thể, giúp giải nhiệt, cung cấp những dưỡng chất cần thiết vì chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng. Nhưng nhiều người đang quá lạm dụng nước dừa, thậm chí sử dụng nước dừa để uống kèm với thuốc mà không biết những hậu quả khôn lường có thể gặp phải. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nước dừa uống thuốc sẽ gây nguy hại, tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối không sử dụng nước dừa như một chất dung môi dẫn thuốc vào cơ thể.
Nước uống thể thaoNước dừa
Các loại nước uống thể thao là một trong những loại nước không nên uống cùng thuốc. Bởi vì hàm lượng chất khoáng trong đó khá phức tạp, nhiều khi không kiểm soát được nồng độ có thể gây kết tủa với các ion trong thuốc, làm mất đi tác dụng của thuốc. Ngoài ra, trong nước uống thể thao chứa chất bảo quản, chất tạo màu hoặc gas có thể gây những phản ứng phụ như khó chịu, đỏ mặt, hồi hộp… khi uống cùng thuốc.
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà (chè) hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh…) hay với nữ, thậm chí với bia rượu là loại thức uống đang có sẵn hay chỉ đểu có cảm giác dễ chịu! Điều vừa kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn tác dụng điều trị.
Nước uống thể thao
Nước sâmNước uống thể thao
Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: Sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn.
Ai cũng biết rằng nước sâm (nước nhân sâm) là một loại thức uống bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng loại nước này, đặc biệt là uống cùng thuốc. Nhiều trường hợp dùng nước sâm để uống thuốc không những không có tác dụng mà còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên xin ý kiến tư vấn của lương y để có thể sử dụng nước sâm một cách hợp lý.
Nước trà Nước chanhNước trà
Nước chanh là thức uống cung cấp nhiều vitamin, nhưng không phải ai uống cũng tốt và uống lúc nào cũng có lợi cho cơ thể. Nhiều người còn coi nước chanh như “thần dược” để giảm cân mà không ngờ rằng chính mình đang giết hại sức khỏe của mình. Sử dụng nhiều nước chanh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và kết quả là gây ra loét dạ dày. Axit citric và axit ascorbic trong nước chanh có thể bào mòn men răng của bạn. Mất đi lớp bảo vệ, răng của bạn sẽ chuyển sang màu vàng và có bề mặt thô nhám. Nước chanh còn bị hạn chế khi dùng với thuốc.
Nước chanh
Nước ép trái câyNước ép bưởi phản ứng với hơn 40 loại thuốc khác nhau nên bạn dễ gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm sau khi dùng thuốc. Bạn không nên sử dụng nước ép bưởi vào buổi sáng hoặc đang dùng thuốc điều trị cholesterol cao, huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim. Uống nước ép nho chung với thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Nguyên nhân là bởi nước ép nho có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc. Bên cạnh đó, nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như ampicillin, erythromycin, lincomycin… vì những kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit. Trong khi đó, kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với dextromethorphan chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.
Nước ngọtNước ép trái cây
Loại nước, lượng nước dùng để uống thuốc đều có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc do làm thay đổi mức độ hoặc tốc độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc. Nhiều trường hợp thậm chí gây ngộ độc cho người dùng. Lượng nước cần để uống thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế và bản chất của dược chất. Bắt đầu từ miệng, thuốc được đưa xuống thực quản qua ngã ba hầu họng, xuống dạ dày, ruột non… Tại ruột non, thuốc được hấp thu vào máu. Tim sẽ đưa thuốc theo máu phân bố tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó có đích tác dụng. Tiếp theo, thuốc được chuyển hóa ở gan thành dạng không có độc tính hoặc ít độc hơn, dễ tan trong nước hơn và dễ dàng được thải trừ bởi thận qua nước tiểu.
Rất nhiều người lầm tưởng rằng uống nước ngọt sẽ dễ tiêu hóa, thuốc sẽ hấp thụ tốt hơn. Bạn nên biết rằng, nước ngọt đặc biệt là nước có gas cũng nằm trong danh sách những loại nước không nên uống cùng thuốc. Trong nước ngọt chứa chất bảo quản, chất tạo màu, gas vì vậy khi tương tác cùng thuốc sẽ làm giảm khả năng hấp thu vào cơ thể, có thể tạo ra những tác dụng phụ. Nước dùng để uống thuốc không chỉ đơn thuần là chất dẫn đưa thuốc từ miệng xuống ống tiêu hóa để hấp thu mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều khắp bề mặt ống tiêu hóa nên hấp thu tốt hơn. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh hơn qua thận giúp giảm độc tính của nhiều loại thuốc.
Nước ngọt
SữaNước ngọt
Sữa là một loại thức uống phổ biến, bổ dưỡng, phù hợp cho mọi đối tượng cũng như lứa tuổi khác nhau. Ai cũng có thể uống sữa, đặc biệt sữa giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực. Tuy nhiên, trong sữa có hàm lượng canxi tương đối cao khi kết hợp cùng một số loại thuốc có thể gây kết tủa, làm mất đi tác dụng của thuốc. Nhiều bậc cha mẹ cho con em mình uống thuốc cùng sữa, điều này có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc. Vì vậy, các bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa cách thời điểm uống thuốc ít nhất 2 tiếng để không làm mất tác dụng của thuốc. Một số kháng sinh, bao gồm ciprofloxacin có thể vón cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác. Sữa là thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất này. Sự vón cục này làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.
Như bạn đã biết, ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc (canxi có thể tác dụng với thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng lúc với sữa. Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống. Đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa thì có thể làm giảm sự tương tác này bằng việc uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa.
Cà phêSữa
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc sử dụng cà phê chừng mực sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng đối với những người đang sử dụng dược phẩm thì lại khác, cà phê sẽ làm thay đổi tác dụng của thuốc. Nhất là thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp, cơ xương khớp, kháng trầm cảm, các hormone estrogen… Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 cho thấy những người uống cà phê trong khoảng thời gian ngắn trước hoặc sau khi uống thuốc levothyroxine (điều trị bệnh nhược giáp) thì dược phẩm này bị giảm hấp thu tới 55%, với thuốc loãng xương alendronate sẽ giảm hấp thu tới 60%…
Trong cà phê có hàm lượng caffein cao. Cà phê càng đậm thì lượng caffeine càng cao, dễ gây ra những tác dụng phụ khi uống cùng thuốc. Một số những phản ứng khi thuốc tây tương tác cùng cà phê như đỏ bừng mặt, rối loạn nhịp tim, khó thở… Vì thế bạn nên tránh tuyệt đối không nên uống cà phê cùng thuốc để tránh có những hệ quả không mong muốn làm tổn hại sức khỏe, tính mạng. Nếu bạn là người nghiện cà phê và không thể bỏ được mỗi sáng thì phải đảm bảo thời gian uống thuốc và uống cà phê cách xa từ 2 – 3 giờ.
Rượu biaCà phê
Nếu dùng thuốc chung rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho thuốc có những tác dụng rất bất lợi. Trong cuộc vui, người ta thường uống bia. Bia nên gọi cho đầy đủ là rượu bia bởi vì bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 – 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực. Chính tác dụng ức chế hệ TKTW, hại gan, hại dạ dày… của rượu mà có nhiều thuốc không được dùng chung với rượu bia. Bởi vì, nếu dùng thuốc chung với việc uống rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho tác dụng của thuốc gây ra những hậu quả rất bất lợi. Có tình trạng rất đáng buồn thường xảy ra là nhiều người xem việc uống rượu trong khi dùng thuốc là bình thường.
Thống kê vào năm 2008 cho thấy, khoảng 64% số người trưởng thành ở Mỹ có uống rượu, song hành với 3,8 tỉ lượt thuốc được kê đơn đến tay người bệnh. Tuy vậy, rất ít bác sĩ lưu ý người bệnh mối liên hệ nguy hại tiềm tàng giữa rượu và thuốc mà họ kê đơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ nhập viện do rượu tăng lên đáng kể. Bạn có biết trong rượu bia có chất ethanol, chất này khi tương tác cùng kháng sinh, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp… có thể làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí có thể tạo ra những phản ứng phụ làm ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, rượu bia cùng những loại thức uống có cồn nên được hạn chế khi dùng để uống thuốc. Đặc biệt là nam giới nên lưu ý và tuyệt đối loại bỏ rượu bia uống cùng thuốc.
Rượu bia
Hy vọng các bạn hãy lưu ý thận trọng hơn khi uống thuốc, nên uống thuốc cùng nước lọc, nước suối… để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đăng bởi: Lê Hồng
Từ khoá: 10 loại đồ uống nhất định không được dùng để uống thuốc
Cây Thuốc Mọi: Có Phải Chỉ Là Loài Cây Chứa Độc Tính?
Cây Thuốc mọi là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng chữa vết thương ngoài da rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Tên gọi khác: Cơm cháy, Tiếp cốt thảo, Tẩu mã phong, Anh hùng thảo…
Tên khoa học: Sambucus javanica Reinw. Ex Blume.
Tên dược liệu: Herbal Sambucus Javanica.
Họ khoa học: Kim ngân/ Cơm cháy (Caprifoliaceae).
1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Cây Thuốc mọi phân bố rộng rãi từ vùng núi đến trung du như Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn,… Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tự nhiên tại bờ suối, ven rừng. Cây non tái sinh tự nhiên từ hạt nhiều, khả năng tái sinh dinh dưỡng tốt.
Thu hái cây vào mùa hè thu. Sau đó đem rửa sạch, dùng trực tiếp hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.
Cây ra hoa vào thàng 5 – 8 và sai quả vào tháng 9 – 11 hằng năm.
1.2. Mô tả toàn cây
Thuốc mọi là cây thân nhỡ, chiều cao khoảng 2.5 – 3m, sống nhiều năm. Thân cây có hình tròn, màu lục nhạt, bề mặt nhẵn, bên trong ruột xốp. Nhánh hình trụ, khía dọc. Mặt ngoài cành có nhiều lỗ bì, bên trong chứa tủy có màu trắng xốp.
Cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc. Lá mọc đối xứng, mềm, dạng kép xẻ lông chim. Mỗi lá gồm khoảng 3 – 9 đôi lá chét, rộng 3 – 5cm, dài 8 – 15cm, mép có răng khía nhỏ.
Hoa mọc thành chùm xim, màu trắng, mỗi chùm có rất nhiều hoa nhỏ bên trong.
Quả mọng, có màu đỏ sau khi chín chuyển sang màu đen, hình cầu, đường kính 2 – 3 mm. Bên trong chứa 2 – 3 hạt nhỏ và dẹt.
1.3. Bộ phận làm thuốc – bào chế
Toàn cây Thuốc mọi được dùng làm thuốc: Cành lá, vỏ thân, hoa, quả, rễ.
Có thể thu hái quanh năm lá và vỏ
Hoa và quả phải thu hái vào mùa hè và thu.
Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, không phải chế biến gì khác.
1.4. Bảo quản
Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt. Ngoài cây Thuốc mọi, Cánh kiến trắng cũng là vị thuốc quý trong điều trị.
2.1. Thành phần hóa học
Toàn cây chứa acid ursol, a-amyrin galmitate, camposterol, stigmasterol, tannin,…
Hoa chứa 0.03 – 0.14% tinh dầu (trong đó 66% là palmitic acid, 7.2% nalkanes), 0.7 – 3.5% flavonoid, isoquercitrin, 2.5% rutin, hyperoside, astragalin, alcohol,…
Lá chứa 0.042% glycoside cyanogenic.
Quả chứa isoquercetin, sambucyanin, rutin, 0.01% tinh dầu, đường hữu cơ (fructose và glucose),…
2.2. Tác dụng
Thân và lá có tác dụng tiêu phù, lợi tiểu và giảm đau.
Rễ có tác dụng tiêu phù và chống co thắt.
Quả có tác dụng thông đại tiểu tiện.
Chống viêm, tăng cường miễn dịch và ức chế quá trình oxy hóa.
Toàn cây thuốc mọi đều có tác dụng tăng tốc độ hồi phục và giúp làm liền vết thương nhanh chóng.
Ở nước ta, vỏ cây được dùng làm thuốc trị lở miệng
Theo Y học cổ truyền cây có: Vị hơi đắng, tính ấm, hơi độc.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây Thuốc mọi được sử dụng ở dạng sắc uống và dùng ngoài.
Dùng ngoài không quy định liều lượng.
Công dụng
Cả cây: nhanh lành vết thương ngoài da
Rễ: trị bệnh thấp khớp, gãy xương và tổn thương do té ngã.
Lá và thân: ngứa da, chàm, tổn thương mô mềm, phù thũng và viêm thận.
Quả và vỏ: lợi tiểu, táo bón và kiết lỵ.
Kiêng kỵ:
Cây Thuốc mọi có tính mãnh liệt, không dùng qúa liều trên. Nếu dùng với liều 3g/1kg thể trọng có thể làm tiểu quá nhiều, ỉa lỏng và nôn mửa…
Dược liệu chứa độc tính có thể gây tổn thương dạ dày, vì vậy cần tránh sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Thận trọng khi sử dụng bài thuốc uống cho phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.
Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.
4.1. Hỗ trợ trị chấn thương do té ngã
Rễ cây thuốc mọi 60 g sắc lấy nước uống.
Hoặc có thể đem lá cắt nhỏ, giã nát cùng với hành. Sau đó đem đắp lên chỗ đau nhức và băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. (Giang Tây dân gian thảo dược).
Hoặc dùng vỏ rễ và lá cây, giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định (theo “Vân Nam trung thảo dược tuyển”).
4.2. Hỗ trợ lợi tiểu, ra mồ hôi
Hoa 10-12g sắc, hãm uống hoặc xông làm thuốc lợi tiểu,ra mồ hôi.
4.3. Nhuận trường, trị táo bón
Hoa, quả 15g hoặc vỏ cây 15 – 20g. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Sử dụng trong thời gian ngắn, ngưng bài thuốc khi quá trình đại tiện bình thường trở lại.
4.4. Dùng ngoài da hỗ trợ trị ghẻ lở, mề đay
Lá cây thuốc mọi 20g. Sắc lấy nước ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.
Cây Thuốc mọi là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Ốc Đảo Chè Có Một Không Hai Ở Vùng Biên Giới Việt Nam
Những đồi chè xanh ngút ngàn nằm giữa vùng nước ở huyện biên giới của Nghệ An đã trở thành điểm du lịch vài năm trở lại đây.
Ốc đảo chè Thanh Chương có một không hai ở vùng biên giới Việt NamNằm trên đường Hồ Chí Minh, gần vùng biên giới với Lào, cách thành phố Vinh chừng 50 km và Cửa Lò khoảng 70 km, đồi chè Thanh Chương (Nghệ An) có khung cảnh lạ mắt khi được bao quanh bởi mặt nước. Hơn 50 năm trước, nơi đây là hồ thủy lợi được xây dựng với mục đích tưới tiêu cho hơn 700 ha lúa nước của 2 xã Thanh An và Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương. Người dân vùng này bắt đầu trồng chè cách đây khoảng 3 năm. Hiện có gần 200 hộ dân trồng chè với diện tích hơn 400 ha.
Với đồi chè Mộc Châu, Thái Nguyên hay Đà Lạt, du khách có thể đi bộ vào chơi ở những cánh đồng bát ngát, trải dài tít tắp thì Thanh Chương sẽ làm bạn ngạc nhiên khi để tham quan, bạn phải ngồi thuyền.
Mỗi đảo chè có diện tích khoảng 1 ha, được canh tác và đánh luống khác nhau. Hiện chỉ có khoảng 10 đảo chè cho phép du khách ghé chân vào chơi.
Không khí ở đây mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 17 đến 28 độ C, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng chè.
Một số hộ dân dựng các lán trên đảo, vừa để trông nom chè vừa phục vụ du khách nước trà xanh, kẹo lạc, kẹo cu-đơ; cho thuê mũ nón, trang phục, dụng cụ hái chè…
Từ năm 2023, ông Nguyễn Công Cần (72 tuổi) bắt đầu xây nhà tạm trên đảo để giữ chè, nhà bè và cuốc cỏ. Theo ông, khách du lịch đến đây đông hơn cũng từ năm này. “Khách chủ yếu tới tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh”, ông nói.
Anh Thành ở cách đồi chè không xa, ngày nào anh cũng đi từ nhà đến đảo để cho trâu ăn cỏ đồng thời canh giữ các luống chè.
Theo một người canh tác tại Thanh Chương, mỗi năm có khoảng 8 lứa chè được thu hoạch. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi lần hái chè thu về được khoảng vài chục triệu đồng. Ước tính thu nhập bình quân của gia đình dao động gần 200 triệu đồng một năm.
Có hàng chục chiếc thuyền máy luôn sẵn sàng phục vụ du khách với mức vé khoảng 30.000 đồng một lượt nếu ghép đoàn. Bạn cũng có thể thuê nguyên chuyến tham quan với giá từ 150.000 đồng. Mỗi thuyền chở tối đa khoảng 20 người. Hầu hết nhà thuyền đều do người dân địa phương chủ động khai thác.
Sáng sớm là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá ốc đảo chè duy nhất ở Việt Nam. Bạn nên chuẩn bị áo khoác vì không khí lúc này khá lạnh.
Những chiếc thuyền máy xuôi theo lòng hồ, rẽ nước, xé tan màn sương mờ ảo đưa bạn đi sâu vào bên trong. Mùi thơm của chè xộc thẳng vào mũi kèm bầu không khí trong lành sẽ giúp bạn thư giãn và lấy lại năng lượng.
Không chỉ tham quan trong ngày, bạn có thể dành hẳn hai ngày một đêm để ở lại đồi chè Thanh Chương. Hiện có một số homestay đã được người trong vùng dựng lên để phục vụ khách nghỉ qua đêm. Giá phòng trung bình khoảng 150.000 đồng một đêm. Khám phá cuộc sống của người dân tộc Thái, tìm các thác nước nằm sâu trong bản làng hay thưởng thức món gà đồi là những trải nghiệm bạn không thể bỏ qua khi dừng chân ở xứ Nghệ.
1. Vinpearl Cửa Hội Resort & Villas
3. Khách sạn Hải Đăng Cửa Lò
Đăng bởi: Thủy Tiên Nguyễn
Từ khoá: Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Dung: Không Chỉ Là Một Loại Chè Uống trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!