Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Dưỡng Trẻ Suy Dinh Dưỡng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trong những năm gần đây đã giảm xuống còn dưới 30% nhưng vẫn còn là con số đáng lo ngại về chất lượng dân số. Nguyên nhân chủ yếu do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con, sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng…
Làm thế nào biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ):
Hàng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường.
Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt (nguy cơ bị suy dinh dưỡng).
Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc cần chú ý các khâu sau:
Vệ sinh ăn uống: Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn… Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi. Giữ tay sạch: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.
Vệ sinh môi trường: Bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Chăm sóc tâm lý: Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến, yêu thương trẻ. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.
Chăm sóc khi trẻ bị bệnh: Khi trẻ ốm, đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.
Nuôi dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Đối với trẻ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày.
Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín.
Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ.
Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg. Nếu chỉ nặng dưới 2,5kg, thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg). Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm.
Một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau:
Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: Tăng 1-2kg/tháng. 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600g/tháng. 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400g/tháng. Đến lúc 1 tuổi, trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg). Từ 2-10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm.
Cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau để tính:
X = 9kg + 2kg x (N-1), với X là số cân nặng hiện tại của trẻ (kg), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).
Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ: Trong 3 tháng đầu trẻ tăng 3cm/tháng; 4-6 tháng tăng 2-2,5cm/tháng; 7-9 tháng tăng 2cm/tháng; 10-12 tháng tăng 1-1,5cm/tháng.
Đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75cm), sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7cm/năm cho tới lúc dậy thì.
Chiều cao trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau:
X = 75cm + 5cm x (N-1), với X là chiều cao hiện tại của trẻ (cm), N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).
Cách Nấu Cháo Hến Thơm Ngon Dinh Dưỡng Ngay Tại Nhà
Cháo hến là một trong những món ăn dinh dưỡng không còn xa lạ với tất cả mọi người. Nguồn gốc xuất xứ từ Huế mộng mơ món cháo hến đã hấp dẫn người ăn bởi nhiều hương vị thơm ngon, xen lẫn mùi thơm của hành phi, vị cay cay của sa tế ớt, và còn nhiều hương vị đang chờ các bạn khám phá.
Cháo hến trông thật hấp dẫn
Nguyên liệu cho món cháo hến thơm ngon
Hến: 400gam
Hành lá: 3-4 cây
Hành tây: 1 củ
Ngò rí, gừng tươi
Gia vị: Dầu ăn, muối, mắm, sa tế ớt, hạt nêm.
Tiến hành cách nấu cháo hến dinh dưỡng Bước 1: Ngâm gạo nấu cháoSau khi đong gạo để nấu các bạn vo qua, cho gạo vào nước ngâm trước 60 phút để gạo nở mềm để món cháo hến khi ninh nhanh nhừ và ngon mịn, có thể xay gạo khi nấu cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi.
Gạo được ngâm trước trong 60 phút
Bước 2: Sơ chế hếnHến mua về rửa cho sạch, sau đó cho vào nồi cùng gừng tươi đập giập. Thêm nước lọc luộc khoảng 15-20 phút thì bắc ra.
Dùng thìa vớt hến ra bát để nguội thì tách phần thịt hến và vỏ hến. Phần nước để lắng cặn rồi chắt phần nước ra một cái bát khác rồi đổ cặn.
Muốn có cách nấu cháo hến ngon nên sử dụng nước luộc hến để nấu cháo thì món ăn sẽ ngọt ngon và nguyên chất.
Chọn những con hến thật tươi ngon
Bước 3: Nấu cháo hếnVớt gạo đã ngâm trước đó, cho vào nồi nước luộc hến rồi tiến hành đun sôi. Trong lúc sôi dùng muôi khuấy đều để gạo nở bung, tránh gạo sẽ chín thành cơm và cháy do không khuấy đều với nước.
Sau đó ninh thêm khoảng 5 phút nữa thì đậy lại, Tiếp tục ninh khoảng 20 phút để cho gạo nở nhừ.
Khi ninh cháo bật thật nhỏ lửa
Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu còn lạiHành tây: Bóc sạch vỏ, rửa với nước rồi dùng dao thái thật mỏng.
Hành lá và ngò rí tiến hành nhặt sạch sau đó rửa lại với nước và cũng thái nhỏ.
Sử dụng chảo cho chút dầu ăn, đun nóng rồi phi hành tây xào chín, tiếp đến cho thịt hến, hạt nêm cùng sa tế ớt vào xào cùng. Khi xào phải xào thật đều tay để hến ngấm đều gia vị, thấy mùi thơm của hến và hến săn lại thì tắt bếp.
Nguyên liệu chuẩn bị được sơ chế
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức cháo hếnKhi đã đủ thời gian ninh cháo, các bạn mở vung kiểm tra xem cháo có bị khô không ? Nếu khô có thể tra thêm nước sôi và cháo ninh tiếp trong khoảng thời gian là 15 phút. Còn đã vừa rồi cac bạn tiến hành cho thịt hến đã xào trước đó rồi nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị, khuấy thật đều rồi tắt bếp.
Để sẵn hành lá, ngò rí dưới bát ô tô rồi múc cháo ra bát sau đó cho thêm chút tiêu sa tế ớt đảo đều khi ăn nóng là ngon nhất.
Cháo hến đã được múc ra bát chờ thưởng thức
Những lưu ý cho cách nấu cháo hến ngonĐể có cách nấu cháo hến ngon trước tiên các bạn phải chọn những con hến tươi và khi nhặt phải loại bỏ những con chết.
Cần phải chuẩn bị các nguyên liệu một cách đầy đủ nhất.
Khi ninh cháo để nhỏ lửa, càng ninh lâu cháo sẽ nhừ và càng ngọt nước.
Cách nấu cháo hến ngon thật dễ dàng và đơn giản phải không nào? Các bạn chỉ cần dành một chút thời gian là buổi sáng hay buổi trưa, buổi tối là các bạn đã có thể thưởng thức món cháo hến thơm ngon ngay tại ngôi bếp thân yêu của mình.
Đăng bởi: Hoàng Thắng
Từ khoá: Cách nấu cháo hến thơm ngon dinh dưỡng ngay tại nhà
7 Thực Phẩm Bổ Não Cho Trẻ: Dinh Dưỡng Giúp Bé Phát Triển Nhạy Bén
1. Trứng
Theo chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trứng cung cấp nguồn protein và nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho não bộ thai nhi và trẻ em. Bạn có thể chế biến món ăn nhẹ và buổi sáng hay buổi chiều với trứng để bé thưởng thức. Salad trứng hay món bánh trứng nướng cũng sẽ hấp dẫn sự chú ý và giúp bé ăn ngon hơn. Theo một số nghiên cứu, khi trẻ ăn đủ protein và carb sẽ tốt cho quá trình chuyển hóa và không ảnh hưởng đến khả năng suy giảm năng lượng cho lượng đường giảm thấp. Do vậy trứng thực sự là thực phẩm bổ não mẹ nên dùng cho bé.
2. Sữa chua Hy LạpSữa chua là một thực phẩm dinh dưỡng cung cấp men vi sinh và lợi khuẩn cho đường ruột. Vấn đề tiêu hóa ở trẻ em sẽ không còn khiến bạn phải lo lắng nữa khi bé ăn sữa chua mỗi ngày. Một điều tuyệt vời hơn nữa là chất béo trong sữa chua Hy Lạp tốt cho não bộ, giúp mọi hoạt động lưu trữ và truyền thông tin được duy trì.
Bạn có thể cho bé sử dụng sữa chua Hy Lạp cùng hạt ngũ cốc để bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, nên cho bé ăn cùng quả việt quất để cung cấp polyphenol. Cũng có thể dùng với socola loại nhỏ giúp trẻ có não bộ nhạy bén và tuần hoàn tốt hơn cho mọi hoạt động.
3. Rau có lá màu xanh đậmRau bina và cải xoăn là một trong những thực phẩm bổ não giúp giảm chứng mất trí nhớ khi cao tuổi. Ngoài ra trẻ sử dụng rau này còn được cung cấp đầy đủ folate và vitamin giúp quá trình chuyển hóa diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt cải xoăn chứa nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng giúp não phát triển. Nếu bạn gặp khó khăn khi đưa rau xanh vào thực đơn của bé hãy thử một mẹo sau:
Sinh tố rau xanh cho bữa ăn nhẹ
Cho rau vào món trứng tráng hay món mỳ bé yêu thích
Chiên phần thân rau giòn hoặc nướng với dầu oliu và một chút mè
4. CáCá là một nhóm dinh dưỡng cần được bổ sung để bé nhận được nhiều dinh dưỡng tốt cho não bộ. Trong cá chứa canxi, omega3 bảo vệ bé khỏi vấn đề kỹ năng và mất trí nhớ. Đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và cá mòi đều có hàm lượng acid béo không no tốt cho bé.
Bé được sử dụng thực phẩm bổ não giàu omega 3 sẽ tập trung và có chỉ số nhận thức tốt hơn những bạn bị thiếu hụt. Bạn có thể làm cá hấp, cá rán hay nướng để bé ăn hoặc làm món bánh mì kẹp cá, cơm nắm kiểu Nhật. Đây là món ăn khá dễ chế biến và được trẻ thích thú.
5. Các loại hạt
Bơ đậu phộng luôn được ưu tiên trong món ăn này hoặc bạn có thể thay thế bằng các loại bơ làm từ hạt hướng dương. Hướng dương cung cấp nguồn dinh dưỡng như folate, vitamin E và selen tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Nếu bé không thể ăn trực tiếp bạn có thể xay nhuyễn thành sốt rưới lên món bánh quy nướng hay bánh mì. Bạn cũng có thể làm món bánh từ ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp thêm nhiều nguồn dinh dưỡng có lợi cho bé.
Dầu oliu cùng cá loại lá xay kết hợp có thể chế biến thành món nước sốt thơm ngon bổ dưỡng để ăn mì trộn.
6. Bột yến mạchBột yến mạch là nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ tốt cho tim mạch và não của trẻ. Trong một số nghiên cứu, bột yến mạch có tác dụng tốt cho não bộ của trẻ hơn là những loại ngũ cốc ăn liền. Bé có thể ăn thêm quế trong món từ yến mạch để bảo vệ tế bào não.
7. Táo và mậnTrẻ em thường yêu thích các món ngọt đặc biệt khi cơ thể mệt mỏi cảm giác thèm ngọt sẽ tăng lên. Vì vậy bạn có thể sử dụng táo hay mận cho bé ăn vào bữa trưa hay tráng miệng để cung cấp quercetin. Đây là một chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự suy giảm trí óc. Tuy nhiên, vì vệ sinh an toàn cho bé bạn thường có thói quen loại bỏ vỏ trước khi ăn.
Một số nghiên cứu cho rằng dinh dưỡng từ vỏ có tác dụng với não bé tốt hơn phần thịt. Do vậy hãy lựa chọn thực phẩm hữu cơ hay thực hiện rửa sạch để bé được ăn toàn bộ không bỏ vỏ.
Ăn gì cho não bộ phát triển? Với 7 món ăn bổ não, bạn đã có lựa chọn tốt nhất cho bé.
Não bộ là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhận vai trò chi phối nhiều các cơ quan khác nhau. Do đó việc sử dụng các thực phẩm tốt cho não bộ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được tình trạng căng thẳng, kém tập trung vát giúp trẻ phát triển được toàn diện hơn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
8 Cách Làm Mặt Nạ Bơ Giúp Nuôi Dưỡng Làn Da Từ Bên Trong
Trong quả bơ có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho da như axit béo, vitamin A, D, E, chất chống oxy hóa, protein, kali… Nhờ vậy, nhiều bạn gái rất chăm chỉ chăm sóc da từ quả bơ tại nhà để có. Có được làn da trẻ trung hơn mà không cần phải đến spa tốn kém.
1. Cách làm mặt nạ bơ chuối cho da mặt mịn màngBơ rất giàu vitamin A, D và E. Ba loại vitamin này tác động đến cấu trúc của tế bào da, giúp cải thiện độ mềm mại của làn da khô hoặc lão hóa. Ngoài ra, bơ cũng rất giàu axit béo thiết yếu nên cũng giúp làn da của bạn mịn màng hơn.
Trong khi đó, chuối lại sở hữu một lượng lớn chất xơ, biotin, vitamin B6 và C cùng hàng loạt chất chống oxy hóa nên hỗn hợp này sẽ giúp da luôn khỏe mạnh, mịn màng.
♥ Làm thế nào để làm điều đó:
– Bạn nghiền nhuyễn bơ và chuối sau đó cho mật ong vào trộn đều.
– Rửa sạch mặt, sau đó thoa đều hỗn hợp lên da, tránh vùng mắt
Thư giãn trong 10 phút rồi tắm sạch bằng nước ấm
– Lau mặt khô và dưỡng da như bình thường
Bạn thực hiện cách này 2-3 lần / tuần.
2. Cách làm mặt nạ bơ và dầu oliu trị tàn nhangSterol được tìm thấy ở nồng độ cao trong dầu bơ. Khoa học đã chứng minh sterolin có khả năng làm mềm da và giúp giảm các vết đồi mồi, tàn nhang. Trong khi đó, sự kết hợp giữa bơ và dầu ô liu cung cấp vitamin A, vitamin E và polyphenol. Đây đều là những thành phần có khả năng dưỡng ẩm, cân bằng độ pH cho da và ức chế quá trình sản sinh sắc tố melanin.
♥ Làm thế nào để làm điều đó:
– Chuẩn bị 1/4 quả bơ và 1 ít dầu oliu
– Nghiền bơ và trộn đều với dầu ô liu
– Đắp hỗn hợp lên mặt và massage nhẹ nhàng
– Rửa sạch mặt bằng nước ấm sau 10-15 phút
Bạn thực hiện cách này 2 lần / tuần để thấy được hiệu quả
3. Cách làm mặt nạ bơ và mật ong trị mụnBạn có thể làm mặt nạ từ bơ và mật ong để dưỡng ẩm da từ bên trong và hết mụn. Bơ rất giàu axit lauric, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, rất hữu ích trong việc kiểm soát mụn trứng cá. Bên cạnh đó, mật ong giúp thúc đẩy quá trình phục hồi của da sau mụn vì chứa nhiều thành phần chống viêm và chống oxy hóa.
♥ Làm thế nào để làm điều đó:
– Bạn dùng thìa nghiền nát 1/4 quả bơ tươi để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Trộn 1 thìa mật ong với hỗn hợp trên rồi cho vào tủ lạnh khoảng 3 phút
Đắp hỗn hợp lên da và để khô tự nhiên trong 15 phút
– Xả bằng nước lạnh và lau khô
Để có kết quả tốt nhất, hãy đắp mặt nạ ít nhất 3 lần một tuần.
Công Dụng Đến Từ Dinh Dưỡng Nấm Bào Ngư
Những giá trị dinh dưỡng nấm bào ngư mang lại chắc chắn sẽ làm bạn ngạc nhiên khi xem qua bài viết này. Không chỉ là một món ăn quen thuộc, nấm bào ngư còn là một vị thuốc tốt cho sức khỏe.ư
Phòng tránh ngộ độc nấm như thế nào
Nhiều người cho gà, chó… ăn nấm trước, nếu sau 1- 2 giờ không chết hoặc không bị ngộ độc thì kết luận là nấm không độc, cách này là hoàn toàn sai lầm. Cách nhận biết cá nhiễm độc phenol cho bạn khi đi chợ Nấm ô tán trắng…
Giảm đạm thịt, tăng đạm thực vật – là xu hướng ẩm thực đang được khuyến khích trên toàn thế giới. Việc hấp thu đạm từ thực vật giúp con người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, quan trọng là kéo dài tuổi thọ hơn. Nguồn thực vật cung cấp năng lượng tuyệt vời cho con người như: ngũ cốc, các loại hạt, các loại nấm…
Tìm hiểu nấm bào ngư
Đông y cho rằng, nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn. Loại nấm này có mặt đầu tiên ở Đức, sau đó lan rộng ra rất nhiều nước trên thế giới. Chúng mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang. Đây là một trong những loại nấm quen thuộc xuất hiện nhiều trong các bữa ăn của người Việt. Vì chúng có một hương vị rất đặc trưng. Thịt nấm có độ dai tạo cảm giác ngon miệng cho người dùng. Chúng được chế biến thành nhiều món gỏi, xào (xào sả ớt, xào thịt bò, xào bông lý), canh nấm bào ngư…Đặc biệt, nấm bào ngư được xem là một trong những nguyên liệu chính trong ẩm thực chay.
Theo các chuyên gia, định lượng an toàn chúng ta cung cấp hàng ngày cho cơ thể là 200gr nấm/bữa. Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây lạnh bụng, khó tiêu do nấm có tính mát.
Giá trị dinh dưỡng nấm bào ngư
Những lưu ý khi ăn nấm là gì?
Có lẽ không một ai lại không biết đến công dụng của nấm, nấm được xem là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, thậm chí nấm còn đóng vai trò là vị thuốc. Nhưng cần phải lưu ý khi ăn nấm để không bị ngộ độc, vậy cụ…
Nấm bào ngư được biết đến như nguồn cung cấp lượng đạm dồi dào, sau thịt cá. Khi nấm bào ngư dưới dạng sinh khối khô, hàm lượng protein chiếm đến 33 – 43%. Loại nấm này giàu đạm và có thể thay thế các nguồn đạm từ động vật. Do đó nấm bào ngư thường được chế biến thành nhiều món chay hấp dẫn.
Cũng như nhiều loại nấm khác, dinh dưỡng nấm bào ngư chỉ cung cấp khoảng 35 Kcal/100 gr. Do đó rất thích hợp cho người muốn giảm cân, ăn kiêng. Các vi chất dinh dưỡng có trong nấm dễ dàng chuyến hóa thành năng lượng cho cơ thể. Vì vậy rất thích hợp cho người bị tiểu đường, béo phì.
Ngủ Ngon Hơn Cùng Những Thực Phẩm Dinh Dưỡng
Một giấc ngủ có thể giúp cơ thể bạn phục hồi, xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, để có một giấc ngủ ngon đối với một số người có thể rất khó khăn, không ngon giấc. Nhưng với những thực phẩm sau sẽ giúp bạn yên tâm giải quyết vấn đề khó ngủ của mình.
Kali giúp làm dịu căng cơ chân và tránh bị chuột rút, magiê cũng giúp làm thư giãn các dây thần kinh và cơ. Chuối cũng giúp tiêu hóa tốt và cải thiện lưu thông máu lên não đảm bảo bạn luôn có giấc ngủ ngon.Chuối chứa nhiều kali và magiê giúp làm dịu căng cơ chân và tránh bị chuột rút, magiê cũng giúp làm thư giãn các dây thần kinh và cơ. Chuối cũng giúp tiêu hóa tốt và cải thiện lưu thông máu lên não đảm bảo bạn luôn có giấc ngủ ngon.
Rau diếp
salad với rau diếp cho bữa tối hoặc đun rau diếp với
Rau diếp chứa lactucarium có tác dụng an thần và có khả năng tác động đến não tương tự như loại thuốc phiện nhẹ. Nên ănvới rau diếp cho bữa tối hoặc đun rau diếp với lá bạc hà lấy nước uống trước khi ngủ bạn sẽ có giấc ngủ sâu và ngon giấc.
Quả óc chó
Chu kỳ ngủ-thức của con người được điều chỉnh bởi 2 hợp chất serotonin và melatonin, đây là hormon đồng hồ sinh học cơ thể. Quả óc chó giàu nguồn tryptophan – một loại axít amin giúp tăng cường giấc ngủ vì đã sản sinh ra serotonin và melatonin. Vì vậy, nếu bạn không thể có một giấc ngủ yên bình thì nên ăn 1-2 quả óc chó mỗi tối trước khi đi ngủ.
Quả hạnh nhân
Hạnh nhân giàu magiê, khoáng chất rất cần thiết cho bạn một giấc ngủ ngon. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Orthomolecular cho thấy khi lượng magiê trong cơ thể thấp sẽ làm bạn khó ngủ hơn. Và hạnh nhân là thực phẩm có khả năng điều trị bệnh nhức đầu giúp điều hòa lưu lượng máu lên não cho bạn giấc ngủ yên bình.
Nước ép quả anh đào
Quả anh đào, đặc biệt là anh đào chín đỏ giúp tăng nồng độ melatonin để bạn dễ chìm nhanh vào giấc ngủ hơn.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania và Rochester cho biết nước ép anh đào có thể làm bạn ngủ thiếp đi nhanh hơn. Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm người bị mất ngủ thường xuyên, họ đã uống nước ép anh đào trước khi đi ngủ. Và kết quả là họ thấy có cải thiện đáng kể các triệu chứng mất ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
Trứng
Các sản phẩm từ sữa
Ăn bất kỳ sản phẩm sữa nào cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vì nó có hàm lượng canxi cao. Canxi giúp não bộ tận dụng nguồn tryptophan và mang lại cho bạn đêm ngủ ngon giấc.
Ngũ cốc ngô
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có mùi thơm dễ chịu làm giảm căng thẳng do đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Loại trà này có chứa chất glycine – một chất giúp thư giãn các cơ và hệ thần kinh, nó có tác dụng như một loại thuốc an thần nhẹ. Những người bị mất ngủ thường xuyên nên uống trà hoa cúc mỗi ngày, từ lâu trà hoa cúc được coi là thuốc chữa chứng mất ngủ vì nó có khả năng làm dịu hệ thần kinh giúp bạn dễ chìm vào đêm ngủ ngon giấc.
Theo Tiền Phong
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Dưỡng Trẻ Suy Dinh Dưỡng trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!