Xu Hướng 9/2023 # Bấm Huyệt Trị Đau Răng Có Hiệu Quả Không? # Top 16 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bấm Huyệt Trị Đau Răng Có Hiệu Quả Không? # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bấm Huyệt Trị Đau Răng Có Hiệu Quả Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bấm huyệt có thể chữa đau răng không?

Bấm huyệt đã xuất hiện trong Đông Y hơn 2.000 năm. Chúng có tác dụng giúp làm dịu các cơn đau nhức cơ và giảm đau thần kinh. Vì vậy, phương pháp bấm huyệt được sử dụng để chữa lành răng đau.

Bấm huyệt là hành động tạo áp lực lên một huyệt trên cơ thể. Áp lực lên huyệt giúp giảm bớt căng thẳng, khắc phục các vấn đề về lưu lượng máu và giảm đau. Bạn có thể tự xoa bóp, nhờ các nhà bấm huyệt trị liệu hoặc người thân, bạn bè.

Cơ chế bấm huyệt trị đau răng

Bấm huyệt và châm cứu là những liệu pháp tác động vào huyệt. Theo tài liệu, kích thích huyệt giúp giải phóng chất dẫn truyền thần kinh là bradykinin và histamine. Sau đó, các kích thích được dẫn truyền đến hệ thống thần kinh trung ương.

Khi kích thích lên sừng sau của tủy sống, chúng sẽ kích thích tế bào thần kinh enkephalinergic; thông qua các khớp thần kinh, giải phóng enkephalin, một chất chặn của chất P (một chất dẫn truyền thần kinh kích thích cảm giác đau); do đó ức chế cảm giác đau.

Các kích thích tiếp tục giải phóng hormone serotonin, endorphin và hormone ACTH (hormone vỏ thượng thận), và tăng cortisol trong tuyến thượng thận. Vì vậy, bấm huyệt giảm căng thẳng và lo lắng của bệnh nhân.

Theo các bằng chứng hiện tại, tác động vào huyệt có hiệu quả như một phương pháp điều trị triệu chứng đau răng. Việc sử dụng nó ở những bệnh nhân đau khi chờ phẫu thuật giúp cải thiện thể chất và cảm xúc của bệnh nhân.

Chỉ định 

Lưu ý: Bấm huyệt không thể thay thế được việc đến khám nha sĩ. Nhưng nó có thể là phương pháp giảm đau tạm thời tại nhà; cho đến khi bạn sắp xếp được cuộc hẹn với nha sĩ.

Đau răng cấp.

Đau răng mạn.

Cẩn trọng

Quý độc giả nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay nếu có triệu chứng sau đây:

Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn hoặc không thể chịu đựng được.

Bị sốt.

Sưng miệng, mặt hoặc cổ.

Khó nuốt hoặc khó thở.

Chảy máu miệng.

Các huyệt chữa đau răng

Huyệt Quyền liêu (SI18)

Vị trí huyệt: Huyệt là giao điểm của đường thẳng dọc của bờ ngoài đuôi mắt và đường chân cánh mũi. Nó thường được gọi là lỗ xương gò má.

Tác dụng: Huyệt được sử dụng rộng rãi để làm giảm đau răng, sưng nướu răng và sâu răng.

Huyệt Kiên tĩnh (GB21)

Vị trí huyệt: Huyệt thuộc kinh Đởm, nằm trên ụ cao nhất của bờ vai. Là giao điểm của đường thẳng nối Đại Chùy với đầu ngoài xương đòn, và đường thẳng dọc đi qua núm vú.

Tác dụng: Huyệt này dùng để chữa đau mặt, đau cổ, nhức đầu.

Huyệt Hợp cốc

Vị trí huyệt: Khép ngón cái vào ngón trỏ. Huyệt là điểm cao nhất của cơ bắp ngay ngón trỏ, ngón cái.

Tác dụng: Huyệt đặc trị vùng mặt, trị chứng đau đầu, căng thẳng và các chứng đau cổ khác.

Huyệt Giáp xa

Vị trí huyệt: Khi cắn hai hàm răng lại, ngay khớp nhai có 1 cơ co lại, đó là vị trí huyệt.

Tác dụng: Huyệt thường dùng để giảm đau nhức răng miệng.

Huyệt Túc tam lý

Vị trí huyệt: Khi đặt tay lên xương bánh chè, đó thường là điểm đặt của ngón út. Cách xương mác 1 đốt ngón tay hướng ra phía ngoài cẳng chân.

Tác dụng: Điển hình đối với buồn nôn, mệt mỏi và căng thẳng.

Bấm huyệt có thể thực hiện tại nhà hoặc tại một cơ sở trị liệu. Nếu bấm huyệt tại nhà, hãy chọn một khu vực yên tĩnh để tập trung và tối đa lợi ích của bấm huyệt.

Nằm/ngồi với tư thế thoải mái.

Trong khi bấm, cố gắng hít thở sâu và thư giãn các cơ tay chân.

Xoa bóp hoặc ấn mạnh lên huyệt bằng ngón tay hoặc xương đốt ngón tay.

Có thể lặp lại thường xuyên.

Nếu có cơn đau dữ dội xảy ra, thì ngừng lại.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có thể làm trôi các mảnh vụn giữa các răng của bạn; hoạt động như một chất khử trùng và giảm viêm. Khuấy ½ thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng thật sạch.

Chườm lạnh: Hãy chườm một chút đá lạnh bọc trong khăn lên vùng bị sưng, đau; trong khoảng thời gian 20 phút. Lặp lại vài giờ một lần.

Tinh dầu đinh hương: Một chất khử trùng tự nhiên giúp giảm viêm. Chấm một lượng nhỏ dầu đinh hương vào một miếng bông và thoa lên vùng bị đau. Hoặc thêm một giọt dầu đinh hương vào một cốc nước nhỏ và súc miệng kỹ.

Tinh dầu vanilla: Chất cồn trong chiết xuất vani làm dịu cơn đau tạm thời. Ngoài ra, chất chống oxy hóa của nó giúp vết thương mau lành. Dùng đầu ngón tay hoặc bông gòn để thoa dịch chiết lên răng và nướu vài lần mỗi ngày.

Trà bạc hà: Đặc tính làm dịu của bạc hà có thể được thoa lên vùng đau bằng túi trà bạc hà đã nguội. Giữ túi trà ấm này áp vào răng và nướu.

Tỏi : Làm hỗn hợp của một tép tỏi đã được nghiền nát và đắp lên vùng bị ảnh hưởng. Tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn (nó chứa allicin kháng khuẩn) và giảm đau.

Mách Bạn Cách Bấm Huyệt Trị Đau Bao Tử

Ngày nay, viêm loét dạ dày tá tràng hay đau bao tử theo cách gọi dân gian là một bệnh lý ngày càng phổ biến. Bệnh lý này gây nên nhiều phiền toái, bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Vậy bấm huyệt trị đau bao tử có đem lại hiệu quả hay không và có những lưu ý gì, hãy theo dõi bài viết của Thạc sĩ Bác sĩ Y học cổ truyền Dư Thị Cẩm Quỳnh.

Đau bao tử, hay đau dạ dày thường có biểu hiện đau ở vùng thượng vị, có thể kèm theo ợ hơi, ợ chua. Đau do tổn thương ở dạ dày và hành tá tràng gây nên. Đau dạ dày theo Y học cổ truyền được xét vào phạm vi chứng Vị quản thống, Vị thống.

Do Tỳ Vị hư hàn: Thể trạng cơ thể vốn hư yếu, bệnh lâu ngày tổn thương Tỳ Vị.

Do Vị âm bất túc: Bệnh lâu ngày, hoặc bị nóng sốt làm tổn thương Vị.

Do Can khí uất trệ: Do tâm lý không thoải mái, hay uất ức, stress làm tổn thương Vị.

Do ăn uống tích trệ, ăn uống quá nhiều, Vị bị “quá tải”.

Do Can hỏa hun đốt: Do Can khí uất trệ lâu ngày hóa hỏa làm tổn thương Vị.

Do huyết ứ tắc nghẽn: Do tâm lý không thoải mái, hay uất ức, stress lâu ngày gây nên.

Do hàn tà phạm Vị: Hàn tà từ bên ngoài xâm nhập vào, hay ăn đồ sống lạnh, hoặc trước đó nhiễm lạnh.

Theo Y học cổ truyền, con người có mối quan hệ mật thiết với học thuyết âm dương, ngũ hành. Các cơ quan trong cơ thể được chia thành ngũ tạng, lục phủ, hệ thống kinh lạc, tinh, khí, thần…

Cơ chế tác dụng của bấm huyệt theo Y học cổ truyền thông qua tác động vào huyệt vị, kinh lạc có thể trừ được các bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào (ngoại tà), điều hòa hoạt động của kinh lạc, khí huyết và chức năng tạng phủ.

Bấm huyệt có thể trị đau bao tử nhờ tác động lên hệ tiêu hóa, làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan tiêu hóa. Từ đó, tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động ruột. Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Nghiên cứu ở Đại học Cát Lâm, Đại học quốc gia ở Trường Xuân, Trung Quốc ghi nhận: Trong số 500 bệnh nhân đau dạ dày được điều trị bằng bấm huyệt, có 81% trường hợp có hiệu quả rõ rệt; 18% trường hợp có hiệu quả; 1% trường hợp không hiệu quả và cần đến các phương pháp điều trị khác; tổng tỷ lệ hiệu quả là 99%. Cho thấy phương pháp bấm huyệt trị đau dạ dày có hiệu quả tốt, giảm tác dụng phụ.

Cách bấm huyệt điều trị bệnh đau bao tử theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2013 trong quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu như sau:

Bấm huyệt trị đau dạ dày cần có người tiến hành đã được đào tạo theo quy định.

Người bệnh nằm ngửa: Xoa, day, miết vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Day và ấn các huyệt Chương môn, Trung quản, Lương môn, Thiên khu, Hợp cốc, Thủ tam lý, Túc tam lý, Thái bạch, Lương khâu.

Sau đó, người bệnh nằm sấp: Xát, xoa vùng lưng từ đốt sống ngực từ đoạn D7 trở xuống. Day và ấn các huyệt vùng lưng Can du, Tỳ du, Vị du hai bên.

Chỉ định

Bấm huyệt trị đau bao tử chỉ định ở người bệnh đau dạ dày cơ năng, đau do viêm, loét dạ dày tá tràng.

Chống chỉ định

Người bệnh đau dạ dày có chỉ định điều trị ngoại khoa, do khối u dạ dày, đau dạ dày có hẹp môn vị nặng. Người bệnh đang mắc bệnh ngoài da vùng bụng, mắc bệnh ưa chảy máu, sốt cao.

Quy trình điều trị trong bao lâu?

Thông thường, xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh đau bao tử kéo dài khoảng 30 phút/lần trong ngày. Điều trị theo liệu trình từ 10 – 15 ngày. Tùy theo mức độ bệnh cấp hay mạn và đáp ứng điều trị của người bệnh có thể tiến hành từ 2 – 3 liệu trình.

Đối với người bệnh đau dạ dày có chỉ định điều trị ngoại khoa, do khối u dạ dày, đau dạ dày có hẹp môn vị nặng, hoặc do vi khuẩn Hp cần điều trị triệt để các nguyên nhân gây đau dạ dày.

Người bệnh cần tuân thủ điều trị dùng thuốc (nếu có).

Người bệnh nên tránh dùng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng. Người bệnh cần có chế độ thể dục thể thao, sinh hoạt hàng ngày phù hợp, tránh căng thẳng stress để điều trị đau dạ dày hiệu quả.

Trước khi đến bấm huyệt, người bệnh nên ăn nhẹ, tránh ăn quá no hoặc quá đói.

Bấm huyệt trị đau bao tử cần có sự giúp đỡ của người khác. Người giúp đỡ cần có kiến thức về bấm huyệt, vị trí huyệt, tác động phù hợp với thể trạng của người bệnh.

Khi bấm huyệt nếu có các triệu chứng người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt nên dừng xoa bóp bấm huyệt. Tiến hành lau mồ hôi, ủ ấm, cho người bệnh uống nước chè đường nóng. Người bệnh nằm nghỉ ngơi tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp người bệnh.

Đau bao tử, đau dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là vấn đề hiện nay nhiều người mắc phải, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, cần có bác sĩ chuyên gia hướng dẫn nếu muốn tự thực hành ở nhà. Nếu quý bạn đọc mong muốn điều trị bằng y học cổ truyền, hãy đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa được cấp phép.

Bí Quyết Chữa Đau Răng Bằng Thực Phẩm Hiệu Quả

Đau răng là một tình trạng mà không ai muốn gặp phải vì không chỉ gây ra những khó chịu, đau đớn trong sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng tới việc ăn uống. Đau răng có thể kéo dài và gây ra những khó khăn trong cuộc sống của người bệnh. Do đó, bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn cách chữa đau răng bằng thực phẩm vừa tiết kiệm vừa hiệu qủa mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Lá ổi

Lá ổi tươi có tác dụng giảm viêm, giảm đau đồng thơi còn chứa chất kháng sinh làm dịu những cơn đau răng khó chịu cho bạn. Bạn chỉ cần rửa sạch lá ổi và nhai chúng cho đến khi răng bớt đau là được. Không chỉ vậy, bạn còn có thể sử dụng lá ổi như một dạng nước súc miệng bằng cách đun sôi lá ổi, để nguội rồi cho thêm một chút muối vào. Muối cùng lá ổi tươi sẽ giúp giảm đau cũng như làm sạch răng miệng cho bạn.

2. Rau bina

Một cách chữa đau răng bằng thực phẩm khác chính là dùng lá rau bina. Đây là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất cùng vitamin tốt cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng dùng trong chế biến thức ăn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, rau bina còn là một loại thảo dược vô cùng hữu ích cho răng. Bạn rửa sạch lá rau rồi nhai giống như lá ổi cho tới khi thấy bớt đau. Phương pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn mang lai hiệu quả nhanh chóng nữa.

3. Trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa các chất như axit tannic, cat-te-sin có tác dụng tăng cường sức khỏe răng miệng cũng như có khả năng chữa đau răng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch lá trà xanh rồi nhai trong miệng chừng 5 phút. Mỗi ngày áp dụng cách trên từ 2-3 lần và bạn sẽ thấy ngay kết quả hơn cả mong đợi của mình.

4. Dưa leo

Dưa leo là một trong những thực phẩm chữa đau răng hữu hiệu vì có tính chất mát mẻ cũng như tác dụng làm dịu các chỗ đau nhanh chóng. Bạn cắt dưa leo thành những miếng nhỏ để nhai, có thể cho thêm một ít muối, vừa làm sạch răng miệng vừa giảm đau nhức. Tuy nhiên, bạn lưu ý nếu để dưa leo trong tủ lạnh thì nên lấy ra để ngoài nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.

5. Khoai tây

Khoai rây chứa rất nhiều dưỡng chất với nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như góp phần chữa bệnh đau răng ngay tại nhà cho bạn. Bạn rửa sạch khoai tây, cắt thành những miếng nhỏ và nhai sống cùng một chút muối. thực hiện cách này đều đặn sẽ giúp bệnh đau răng được cải thiện đáng kể.

6. Hành tây

Hành tây là một trong những cách chữa đau răng bằng thực phẩm đơn giản. Bạn có thể nhai hành tây sống hoặc đặt miếng hành tây trên chiếc răng đau để làm dịu cơn đau. Hành tây có chứa các thành phần khử trùng và kháng khuẩn nên sẽ giúp kiểm soát tình trạng đau răng bằng cách tấn công vi khuẩn gây nhiễm trùng, từ đó giảm sự khó chịu cho bạn.

7. Tỏi

Tỏi có chứa chất kháng sinh cùng nhiều dược liệu khác có tác dụng làm suy giảm những ảnh hưởng của vi khuẩn gây đau răng, qua đó xóa tan các cơn đau nhức và tê buốt trong răng. Bạn chỉ cần trộn bột tỏi với một ít muối rồi thoa trực tiếp lên chỗ đau. Bạn cũng có thể nhai trực tiếp các tép tỏi để giảm đau nhanh. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng phương pháp này thường xuyên đến khi không còn đau thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

8. Củ nghệ

Nghệ cũng giống tỏi là một loại thảo dược giúp giảm đau hữu hiệu, tiêu diệt các vi khuẩn và khử trùng cho răng miệng. Bạn nên trộn bột nghệ cùng nước tinh khiết rồi đắp trực tiếp lên phần răng đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm mật ong vào bột nghệ để chữa trị đau răng cũng như góp phần làm sạch răng miệng, loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho răng.

Cách dùng nghệ Nano Hàn quốc

Tinh nghệ Nano giá bao nhiêu

Theo dinhduong.online tổng hợp

Thông Cổ Mát Họng Với 10 Kẹo Ngậm Trị Đau Họng Hiệu Quả

Thông cổ mát họng với 10 kẹo ngậm trị đau họng hiệu quả 1Kẹo ngậm thảo dược giúp giảm ho, trị đau họng Eugica

Kẹo ngậm thảo dược Eugica là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Mega Lifesciences của Thái Lan. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên giúp làm mát cổ họng như khuynh diệp, bạc hà, gừng, tinh dầu tần,…

Chống chỉ định cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai.

Chức năng: Kẹo Eugica có tác dụng trị ho, trị viêm họng, khàn tiếng, phòng ngừa các chứng ho khan, ho có đờm và sát trùng đường hô hấp.

Liều lượng sử dụng: Mỗi lần ngậm 1 viên Eugica và tối đa là 20 viên/ngày.

2Kẹo ngậm giảm đau họng Strepsils

Kẹo ngậm Strepsils là sản phẩm được nghiên cứu bởi hang Reckitt benckiser tại Anh Quốc và sản xuất tại Thái Lan.

Viên ngậm Strepsils chứa 2 loại hoạt chất là 2,4 – Dichlorobenzul alchohol và Amylmietacresol.

Sản phẩm sử dụng cho mọi đối tượng từ 6 tuổi trở lên.

Chức năng: Giúp giảm đau họng, kháng khuẩn và phòng ngừa đau họng trong thời tiết thay đổi thất thường.

Liều lượng sử dụng: Mỗi lần sử dụng 1 viên, viên tiếp theo sử dụng sau tối thiểu 2 giờ, tối đa 5-6 viên/ngày.

3Thuốc ngậm viêm họng Difflam

Được điều chế từ hai hoạt chất chính là Benzydamine hydrochloride và Cetylpyridinium chloride. Cách sử dụng Difflam đúng cách là ngậm Difflam để thuốc tan từ từ đến khi hết hẳn.

Trẻ em dưới 6 tuổi không sử dụng sản phẩm này.

Chức năng: Điều trị các tình trạng đau họng, nhiệt miệng, viêm niêm mạc, viêm amidan.

Liều lượng sử dụng: Mỗi lần ngậm 1 viên, mỗi viên cách nhau tối thiểu 1 giờ, ngậm tối đa không quá 12 viên/ngày và không sử dụng viên ngậm Difflam quá 7 ngày.

4Viên ngậm Bảo Thanh giúp giảm đau họng

Được sản xuất bởi công ty Dược phẩm Hoa Linh, viêm ngậm Bảo Thanh được điều chế chủ yếu từ các nguyên liệu lành tính trong tự nhiên như: Ô mai, mật ong, khổ hạnh nhân, tỳ bà lá,…

Không sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Chức năng: Hỗ trợ cải thiện tình trạng cổ họng như họng khô, ngứa rát cổ họng, viêm họng và các tình trạng ho như ho do cảm lạnh, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi, ho mãn tính.

Liều lượng sử dụng: Mỗi lần ngậm 1 viên Bảo Thanh đến khi tan hoàn toàn. Với người lớn dùng 6-8 viên/ngày, trẻ em trên 10 tuổi dùng 5-6 viên/ngày, trẻ em từ 3-10 tuổi dùng 3-4 viên/ngày.

5Viên ngậm trị đau họng Prospan

Viên ngậm trị đau họng Prospan có nguồn gốc từ Cộng hòa Liên bang Đức. Được chiết xuất từ thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, chủ yếu được bào chế từ cao khô lá cây và chứa nhiều thành phần tá dược.

Viên ngậm không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Chức năng: Các thành phần trong Prospan có tác dụng điều trị đau họng, ngứa rát cổ họng, ho và có mức độ an toàn cao khi sử dụng.

Liều lượng sử dụng: Với người lớn, mỗi lần ngậm 1 viên và sử dụng tối đa 4 lần/ngày. Trẻ em trên 12 tuổi ngậm mỗi lần 2 viên và tối đa 4 lần/ngày. Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi, mỗi lần sử dụng 1 viên và dùng 2 viên/ngày.

6Viên ngậm Viacol – Giải pháp hoàn hảo giúp giảm đau rát cổ họng

Viên ngậm Viacol là sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt. Thành phần chủ yếu của Viacol là các nguyên liệu từ thiên nhiên như cây xạ can, gừng, bạc hà, cam thảo, nghệ,…

Không nên sử dụng sản phẩm cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Chức năng: Cải thiện chứng đau rát cổ họng, trị khàn tiếng, ho, giúp bổ phổi ích phế,…

Liều lượng sử dụng: Cách sử dụng Viacol đúng cách là bạn ngậm 1 viên trên lưỡi đến khi tan hoàn toàn. Chỉ nên dùng tối đa 15 viên/ngày.

Bạn nên xem: Tổng hợp 2 cách làm siro húng chanh trị ho

7Kẹo ngậm Halls giúp thông cổ họng, trị đau họng

Halls là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ chuyên sản xuất các loại kẹo ngậm trị ho, đau rát cổ họng. Halls có nhiều loại hương vị khác nhau với thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên như bạc hà, chanh, cam, mật ong, anh đào, dâu,…

Sản phẩm thích hợp sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 5 tuổi.

Chức năng: Sản phẩm giúp chữa chứng đau họng, ngứa cổ họng, khô rát cổ họng, giảm nghẹt mũi, giảm ho do bị cảm lạnh,…

Liều lượng sử dụng: Mỗi lần ngậm 1 viên kẹo đến khi kẹo tan hoàn toàn và có thể ngậm tiếp sau 2 giờ.

8Thuốc ngậm đau họng Dorithricin của Đức

Thuốc ngậm đau họng Dorithricin được sản xuất bởi hãng Rentschler tại Đức. Thành phần chủ yếu của Dorithricin là Tyrothricin, Benzalconium, Benzocain,…đây là các hoạt chất có tính kháng khuẩn vùng họng và vùng miệng.

Sản phẩm chống chỉ định cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Chức năng: Sản phẩm giúp giảm tình trạng ngứa rát cổ họng, viêm thanh quản, viêm lợi và niêm mạc viêm.

Liều lượng sử dụng: Ngậm 1-2 viên, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ và có thể ngậm nhiều lần trong một ngày.

9Lysopaine – Viêm ngậm điều trị bệnh viêm họng

Là sản phẩm của hãng Delpharm Reims tại Pháp chứa: Lysozyme, cetylpyridinium và một số thành phần tá dược khác.

Viên ngậm thích hợp sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Chức năng: Viên ngậm có tác dụng kháng khuẩn, trị bệnh viêm họng, đau cổ họng và các trường hợp bị thương tổn trong khoang miệng, hỗ trợ điều trị tiền phẫu và hậu phẫu.

Liều lượng sử dụng: Mỗi lần ngậm 1 viên, lần sử dụng tiếp theo ít nhất 2 giờ và chỉ nên sử dụng 3-6 viên/ngày, tối đa 7 ngày.

10Thuốc ngậm viêm họng Anginosan của Đức

Được nghiên cứu và sản xuất tại Đức, thuộc ngậm Anginosan là viên ngậm không đường có vị chanh dễ chịu, với hai thành phần chính là Menthol và Isomaltitol.

Chức năng: Hỗ trợ điều trị viêm họng, giảm đau rát cổ họng và giúp giữ cổ họng luôn được thông thoáng.

Liều lượng sử dụng: Mỗi lần ngậm 1 viên Anginosan, ngậm từ từ đến khi tan hết. Khoảng cách giữa các lần ngậm là 3-4 tiếng và chỉ nên sử dụng tối đa 6 viên/ngày.

Mua kẹo ngậm các loại thơm ngon, ít gây đau họng tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Trẻ Em Bị Đau Răng Thì Phải Làm Sao? Có Cần Đi Bác Sĩ Không?

Trẻ em bị đau răng thì phải làm sao? Có cần đi bác sĩ không?

1. Vì sao bé bị đau nhức răng? 

1.1. Mọc răng 

Mọc răng dẫn đến sưng đau là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ khi bé trên 6 tháng tuổi. Lúc này lợi sẽ bị sưng ngứa, khi quan sát sẽ thấy tại nó nướu căng phồng và sờ thấy nóng hơn những vùng khác. Kèm theo đó là bé sẽ bị sốt, trẻ có thể bị sốt đến 30°C, 40°C trong khoảng 2 – 3 ngày. Sau khi răng mọc ra khỏi đỉnh lợi thì nhiệt độ cơ thể giảm dần hoặc dừng hẳn sốt. 

Đau do mọc răng là vấn đề bình thường mà trẻ nào cũng gặp phải. Do đó, trong trường hợp này cha mẹ không cần phải đưa bé đến bác sĩ. 

1.2. Viêm lợi 

Viêm lợi cũng là một trong những lý do khiến bé bị đau răng. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến viêm lợi ở trẻ nhỏ, đó là: 

Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách:

Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, dẫn đến hình thành mảng bám ở chân răng. Lớp cao răng này có thể dẫn đến tụt lợi, gây viêm nhiễm và sinh ra những cơn đau nhức răng khó chịu. 

Mọc răng:

Khi răng nhú khỏi lợi sẽ tạo thành khe hở và vi khuẩn có thể thừa cơ tấn công vào khu vực này, gây viêm lợi nếu cha mẹ không vệ sinh răng miệng cho bé sạch khi mọc răng. 

Viêm lợi gây đau nhức răng, có thể dẫn đến chảy máu chân răng ở trẻ em. Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm, thì có thể gây viêm nha chu, hình thành các túi mủ ở chân răng gây hôi miệng. Vì thế, để tránh bệnh nặng hơn tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, để được điều trị viêm lợi dứt điểm. 

1.3. Sâu răng sữa 

Tỷ lệ trẻ em bị sâu răng sữa ngày càng nhiều do ăn nhiều đồ ngọt, uống nước có gas hay đánh răng không đúng cách. Sâu răng sữa ở trẻ em cũng sẽ gây đau nhức, ê buốt răng khi ăn đồ cay nóng hoặc đồ lạnh. 

Trẻ em bị sâu răng sữa nếu không sớm được điều trị có thể sẽ ảnh hưởng đến chiều cao và chỉ số IQ của bé sau này. Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan mà cần sớm đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ cách xử lý. 

2. Trẻ em đau răng mẹ phải làm gì? 

2.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Khi trẻ mọc răng hoặc thay răng dẫn đến đau nhức, cha mẹ nên hướng dẫn bé sử dụng nước muối súc miệng và đánh răng đúng cách, để làm dịu cảm giác sưng đau, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi đang mọc răng, cha mẹ nên lau miệng sạch sẽ cho bé hàng ngày. Đồng thời có thể cho bé nhai thứ gì đó để giảm cảm giác ngứa lợi.

2.2. Đến nha khoa 

Trong trường hợp nguyên nhân do viêm lợi hoặc sâu răng, cha mẹ cần sớm đưa bé đến nha khoa để được thăm khám và có những thủ thuật y khoa can thiệp, nhằm tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

2.4. Thay đổi chế độ ăn uống 

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột, nước có gas, đồ chua hoặc các đồ lạnh…. Các nhóm thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, khiến tình trạng viêm nhiễm hoặc sâu răng nặng hơn, làm mòn men răng và nhiều vấn đề về răng miệng khác. 

Thay vào đó, nên bổ sung cho trẻ nhiều rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cùng với đó ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, kẽm, photpho để giúp răng nướu được chắc khỏe hơn. 

2.5. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em là một sản phẩm của Công ty dược phẩm Hoa Linh, được nghiên cứu bởi đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm và được đội ngũ bác sĩ nha khoa đầu ngành đảm nhận vai trò cố vấn chuyên môn. Do đó, sản phẩm này được sản xuất theo công thức chuyên biệt, phù hợp với cấu tạo nướu và quá trình thay răng của trẻ. 

Ngoài ra, các thành phần dược liệu trong kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em còn bổ sung nhiều loại vitamin và dưỡng chất tốt cho răng nướu. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa vi khuẩn, giúp làm sạch răng nướu và tăng cường bảo vệ cho hàm răng chắc khỏe, góp phần tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi và nhiệt miệng. 

Các mẹ có thể dựa vào độ tuổi của con để chọn kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 2 – 6 tuổi, hoặc kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em trên 6 tuổi, để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé được tốt nhất. 

2.6. Sử dụng một số mẹo dân gian để giảm đau 

Nước muối:

Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, giảm đau. Cha mẹ cho bé súc miệng ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây, sau đó tráng miệng bằng nước sạch. 

Tinh dầu đinh hương:

Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương vào tăm bông, rồi chấm vào vùng răng bị đau của bé. Sau khoảng 10 – 15 phút thì cho bé tráng miệng bằng nước sạch. 

Oxy già:

Pha loãng nước oxy già với nước ấm và cho bé súc miệng khoảng 1 phút. Sau đó cho bé súc miệng lại bằng nước sạch. 

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Bị Đau Bụng Nên Làm Gì? 5 Cách Giảm Đau Bụng Hiệu Quả Tại Nhà

Nguyên nhân bị đau bụng

Đau bụng có thể âm ỉ kéo dài suốt cả tiếng đồng hồ, nhưng cũng có trường hợp đau quặn theo từng cơn hoặc căng tức ở khu vực chấn thủy. Những tín hiệu này cho thấy nguyên nhân khác nhau của cơn đau bụng, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:

Đầy hơi khó tiêu

Ăn quá nhiều chất béo hoặc chất đạm trong một bữa rất dễ sinh ra một lượng khí thừa nhất định. Lượng khí này tích tụ trong dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và gây ra tình trạng đầy hơi.

Lúc này, nhẹ thì bạn sẽ ợ hơi liên tục, tồi tệ hơn thì bạn sẽ phải vật lộn với những cơn đau thắt bụng do khí đang tìm cách thoát ra khỏi dạ dày.

Táo bón

Táo bón là tình trạng chất thải của hệ tiêu hóa (phân) không được thải ra khỏi cơ thể và tắc nghẽn ở trực tràng, khiến bạn không thể đi vệ sinh suốt nhiều ngày.

Táo bón có thể gây ra đau quặn bụng dưới kéo dài khoảng từ 1-3 phút mỗi lần và đau rát khi đi ngoài.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, dấu hiệu đặc trưng là cơn đau bụng nặng dần trong thời gian từ 6-24 giờ, lan truyền từ giữa bụng đến vùng hông bên phải.

Sỏi thận

Sỏi thận hình thành từ chất khoáng có trong nước tiểu và lắng đọng lại trong thận. Khi viên sỏi trở nên quá lớn và bị kẹt lại ở một vị trí nào đó, những cơn đau bụng dữ dội sẽ xuất hiện.

Cơn đau bụng do sỏi thận xuất phát từ sau lưng, sau đó lan ra tới bụng rồi đùi trong, nó kết thúc khi viên sỏi thận lọt qua vị trí bị tắc.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn phải thức ăn ôi thiu, thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hoặc ăn nhầm thực phẩm có chứa độc tố.

Ngộ độc thực phẩm thường gây ra những vấn đề về đường tiêu hóa như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,… Sau khi nôn hoặc đi ngoài, cơn đau bụng sẽ giảm bớt.

Đau bụng nên ăn gì?

Những cơn đau ở vùng bụng thường khiến bạn mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nhịn ăn uống sẽ khiến cơ thể bạn càng thêm mệt mỏi, đuối sức. Vì vậy, bạn nên ăn những loại thực phẩm phù hợp để giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Hoa quả và rau xanh

Khi bị đau bụng, bạn cần nạp thêm một lượng chất xơ vừa đủ và tránh các loại đồ chiên rán, dầu mỡ. Một số loại trái cây dễ ăn có thể kể đến như: chuối, táo, lê,… Rau lá cũng là thực phẩm bổ sung chất xơ và không gây nặng bụng.

Cơm trắng

Gạo lứt là một loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, người bị đau bụng cần chú ý nên ăn cơm trắng thay vì cơm gạo lứt, gạo nếp để tránh nạp dư thừa chất xơ, làm phản tác dụng và khiến cơn đau bụng dữ dội hơn.

Sữa chua

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa như Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus,… vì vậy sữa chua cũng là một lựa chọn thích hợp để giảm triệu chứng đau bụng.

Đau bụng nên uống gì để giảm đau?

Trà gừng và hoa cúc

Trà hoa cúc có hiệu quả rất tốt trong việc giảm các triệu chứng đau bụng do tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, đầy hơi,… Bên cạnh đó, gừng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm cảm giác buồn nôn.

Nước dừa

Uống nước dừa để cân bằng lại lượng chất khoáng trong cơ thể đã bị đào thải do nôn mửa, từ đó ổn định độ pH của đường ruột, làm dịu bớt cơn đau bụng.

Nước chanh

Trong chanh có chứa vitamin C có tác dụng kháng viêm, giúp duy trì lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể. Để tăng cường hiệu quả của chanh, hãy pha thêm một chút muối và nước ấm. Nước chanh muối giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giải quyết chứng đầy hơi, ăn không tiêu,…

5 cách giảm đau bụng hiệu quả tại nhà

Chườm nước ấm

Chườm nước ấm là một biện pháp hữu hiệu thường được các chị em phụ nữ sử dụng để làm dịu cơn đau bụng dưới vào mỗi kỳ kinh nguyệt.

Không chỉ có vậy, thực ra chườm ấm cũng có tác dụng giảm đau bụng trong phần lớn các trường hợp. Nhiệt độ của nước giúp thư giãn ổ bụng, điều hòa sự co bóp của dạ dày và ruột, từ đó giảm bớt cơn đau bụng.

Massage bụng

Xoa bụng nhẹ nhàng theo cùng một chiều từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải giúp điều chỉnh nhịp độ “làm việc” của hệ tiêu hóa, là một dạng hỗ trợ bằng cách tác động vật lý để giúp cơ bụng hoạt động ổn định hơn, cơn đau bụng cũng vì vậy mà giảm bớt.

Ăn các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Như đã giới thiệu ở trên, một số loại hoa quả và nước uống có thể làm dịu bớt cảm giác khó chịu do đau bụng, thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn các chứng đầy hơi, khó tiêu,… mà không cần uống thuốc.

Một lưu ý nhỏ khi sử dụng các loại thực phẩm này là hãy chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn mỗi lần một ít chứ không ăn đến mức no căng bụng mới dừng lại.

Uống trà thảo mộc

Advertisement

Trà thảo mộc có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và cũng là một biện pháp làm giảm đau bụng được truyền lại từ xa xưa.

Cách pha trà thảo mộc cũng rất đơn giản: Chỉ cần một chút nước nóng pha cùng một trong các loại thảo mộc như bạc hà, thì là, tía tô, ngải cứu là bạn đã có ngay một ly trà giảm đau bụng rồi.

Nâng cao đầu khi nằm

Khi dạ dày và cổ họng nằm trên cùng một đường thẳng, axit trong dạ dày dễ bị trào ngược khiến cơn đau bụng trở nên khó chịu hơn.

Để khắc phục, bạn nên kê gối cao khoảng 10-20cm khi nằm để nâng cao vị trí của đầu so với bụng, đảm bảo hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru.

Trong bài viết trên, chúng tôi đã nêu ra một số nguyên nhân gây ra chứng đau bụng cũng như các biện pháp đơn giản để giải quyết tình trạng này, kính chúc quý khách hàng sức khỏe!

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền

Cập nhật thông tin chi tiết về Bấm Huyệt Trị Đau Răng Có Hiệu Quả Không? trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!