Xu Hướng 9/2023 # Ăn Tết, Đừng…Ăn Quá Nhiều Mà Hãy Chúc Nhau Sức Khỏe # Top 10 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ăn Tết, Đừng…Ăn Quá Nhiều Mà Hãy Chúc Nhau Sức Khỏe # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ăn Tết, Đừng…Ăn Quá Nhiều Mà Hãy Chúc Nhau Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ông bà xưa có câu: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”, nghĩa là bệnh thường do những thứ chúng ta ăn uống vào từ miệng, hoạ thường do những lời không đúng mà chúng ta nói ra.

Ăn uống điều độ để sau Tết khỏe

Trẻ ăn các loại hạt coi chừng mắc cổ

Ở trẻ con, những ngày Tết thực sự là những ngày hội. Trẻ ăn nhiều loại bánh mứt, dưa chua, uống nước ngọt mọi lúc mọi nơi. Đây cũng là cơ hội tốt cho nhiều vi trùng xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ bị tiêu chảy cấp, hay thậm chí nặng hơn là ngộ độc thức ăn.

Ngày Tết cũng là dịp cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm từ thịt, chả, nem, xúc xích, nhưng lại ít ăn rau, và uống đủ nước, dễ đến nhiều trẻ bị táo bón. Do vậy, quí phụ huynh cần để ý đến vệ sinh ăn uống của trẻ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại yaourt có men vi sinh để hỗ trợ bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Nguy hiểm hơn, trẻ có nguy cơ bị dị vật đường thở do không cẩn thận khi ăn các loại hạt dưa, hạt bí, hạt lạc, kẹo cứng, thạch rau câu. Khi bị dị vật đường thở sẽ làm trẻ đột ngột ho sặc sụa, khó thở, mặt tím tái. Đây là một tai nạn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Để phòng bệnh người lớn phải luôn để mắt tới trẻ, khi trẻ có triệu chứng hóc dị vật, cần thực hiện ngay thao tác vỗ lưng ấn ngực hoặc chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối tránh dùng tay móc họng trẻ có thể sẽ làm dị vật tiến sâu hơn.

Vui xuân, dạ dày cũng cần nghỉ ngơi

Ở người lớn, dịp cuối năm lại là dịp của tiệc tùng, nào là tiệc tổng kết sau một năm làm ăn của công ty, tất niên nhà những người thân bạn bè. Ngày Tết đến lại có tiệc mừng năm mới, mọi người chúc tụng nhau qua rượu bia và các món ăn truyền thống phong phú của ngày Tết như bánh chưng, thịt kho, lạp xưởng, các loại nem chả song song cùng với những mâm bánh mứt chưa rất nhiều đường và tinh bột.

Khi chúng ta ăn uống số lượng nhiều hơn, dung nạp nhiều chất dinh dưỡng hơn, dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều dịch vị để giúp tiêu hoá hết những thứ này. Điều này khiến dạ dày không có thời gian nghĩ ngơi và không giữ được cách làm việc điều độ.

Nhiều người lại còn ăn quá no, nhất là vào buổi tối là thời điểm mà khả năng “chiến đấu” của dạ dày yếu nhất trong ngày, và cũng là lúc dạ dày cần nghỉ ngơi hơn là làm việc; đặc biệt khi kèm theo uống nhiều rượu bia, thì lúc đi ngủ, các cơ sẽ dãn ra nhiều hơn so với khi không uống rượu bia. Trong đó, có cơ vòng thực quản dưới, cơ ngăn không cho dịch và thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản; một khi cơ này dãn ra nhiều hơn bình thường, nó sẽ làm cho dịch vị trào lên thực quản, họng, thanh quản và làm viêm niêm mạc ở các vùng này. Thế là vào sáng hôm sau, nhiều người sẽ trở thành “ứng cử viên” của bệnh viêm họng. Họ sẽ có cảm giác khô họng và đau rát họng; họng sẽ trở nên đau âm ỉ, khô, thường xuyên có cảm giác có đàm trong họng, hoặc có cảm giác khó nuốt hay có cục gì vướng trong họng. Qua Tết, thế nào họ cũng phải đi khám vì sợ bị ung thư.

Ngoài ra, ăn uống nhậu nhẹt quá chén còn có thể gây các bệnh khác như viêm tuỵ cấp, do uống quá nhiều rượu và ăn uống quá nhiều dinh dưỡng; ói nhiều gây chảy máu niêm mạc thực quản; ăn nhiều chất béo gây mỡ trong máu cao, rối loại lipid máu. Và cũng không ít các trường hợp đột quị do uống quá nhiều rượu bia hoặc tai nạn giao thông do say xỉn.

Vui xuân, nhưng lưu ý ăn uống hợp lý điều độ, giữ sức khoẻ cho mình và cho những người xung quanh, không nên ép nhau ly bia, chén rượu, cách thể hiện “tình thân” này lắm khi có tác dụng ngược lại; đặc biệt khi uống nhiều thì “rượu vào lời ra”. Chúng ta nên dành nhiều thời gian hỏi thăm và quan tâm nhau, chia sẻ và động viên nhau cùng có một năm mới sức khoẻ và thành công hơn nữa.

Theo TTO

7 Điều Đừng Làm Ngay Sau Khi Ăn

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm thì những hành động ngay sau bữa ăn cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người.

Khi nhắc đến những sai lầm khi ăn uống có hại cho sức khỏe, đa số mọi người đều nghĩ tới thực phẩm. Tuy nhiên, cách ăn, những hành động trong khi ăn hay ngay sau khi ăn uống cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta.

Có rất nhiều thói quen nhiều người làm ngay sau khi ăn xong tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây khó chịu, bệnh tật. Thậm chí còn có thể âm thầm hình thành ung thư, gây đột tử. Phổ biến nhất là 7 hành vi sau đây:

1. Đi tắm ngay

Sau bữa ăn, thể tích bên trong dạ dày tương đối lớn, trong dạ dày tập trung một lượng máu lớn, lúc này mạch máu toàn cơ thể đang ở trạng thái giãn nở. Nếu tắm ngay sau bữa ăn sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa.

Chưa kể, tắm trong trạng thái quá no còn tăng nguy cơ đột quỵ, ngất xỉu. Nhất là với những người cao tuổi, có bệnh lý nền về tim mạch – mạch máu não. Do tuần hoàn máu dễ bị rối loạn. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên sau khi ăn xong nên để cho cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi nhẹ nhàng, hợp lý khoảng 30 – 60 phút trước khi đi tắm.

2. Ăn trái cây 

Trái cây rất tốt, nhưng tốt nhất là khi bạn ăn chúng sau khoảng 1 – 2 giờ sau bữa cơm no. Bởi việc ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm trong khi chưa tiêu hóa hết thức ăn gây nhiều gánh nặng cho dạ dày.

Ngoài ra, trong trái cây còn chứa các loại đường, acid, glucose, fructose, tinh bột làm thức ăn càng khó tiêu hơn nữa. Chất plavon trong nhiều loại trái cây còn dễ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy thành acid oxalic, về dài lâu gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

3. Tập thể dục 

Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nếu tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn, gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Thậm chí nếu quá no hoặc đang có các bệnh dạ dày, còn có thể gây đau dạ dày cấp tính, xuất huyết dạ dày đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

4. Uống nhiều nước

Nhiều người có thói quen uống nước ngay sau khi ăn, thế nhưng, thói quen này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng lượng đường trong máu.

Thời điểm lý tưởng để uống nước là 30 phút trước và sau bữa ăn, điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong bữa ăn nếu muốn uống nước canh thì nên uống trước khi ăn cơm. Ngoài ra, bạn có thể uống một chút nước trong khi ăn, nhưng tốt nhất là nước ấm để giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn.

5. Đánh răng ngay

Đánh răng là một trong những thói quen cần thiết nhưng bạn không nên làm nó ngay sau khi ăn xong.

Thực tế có rất nhiều thường ăn sáng xong mới đánh răng để tự tin ra ngoài, hoặc ăn tối muộn và vội vã đánh răng rồi đi ngủ. Đây là một thói quen tưởng lợi mà vô cùng hại.

Theo các bác sĩ nha khoa, sau khi ăn uống, bạn nên đợi ít nhất 30 phút mới được đánh răng. Bởi vì men răng sẽ trở nên yếu và mềm hơn sau khi bạn ăn uống những thực phẩm có nhiều đường, tinh bột, axit… Do đó, nếu bạn đánh răng ngay, thì có thể khiến men răng bị xói mòn, bị tổn thương nghiêm trọng.

6. Uống trà ngay sau bữa ăn  

Không chỉ những người trung niên hay cao tuổi, hiện nay rất nhiều bạn trẻ cũng thường uống trà sau khi ăn xong. Chúng ta đều biết trà tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống ngay sau khi ăn lại hoàn toàn phản tác dụng.

Trà cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể. Hàm lượng axit tannic trong trà cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein của dạ dày. Tốt nhất, hãy uống trà sau khi ăn no ít nhất là 30 phút và đừng dùng trà pha quá đặc.

Advertisement

7. Đi ngủ ngay

Có câu “căng da bụng, chùng da mắt”, nhưng nếu bạn đi ngủ ngay sau khi ăn thì rất có hại cho dạ dày và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Bởi vì khi mới ăn xong, để tiêu hóa thức ăn máu cần dồn về dạ dày, nhưng ngủ ngay lại khiến hoạt động đẩy máu về dạ dày bị ngưng trệ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết, sinh sôi vi khuẩn tấn công dạ dày.

Một nghiên cứu của trường Đại học Hy Lạp cũng chỉ ra rằng đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra, dạ dày sẽ căng to sau khi ăn, nên nếu ngủ ngay cũng khiến dạ dày đè lên cơ hoành, khiến hoạt động của cơ tim bị chèn ép và cản trở, dễ sinh bệnh tim.

5 Món Ăn “Chống Ngán” Ngày Tết Cực Ngon

Còn gì tuyệt vời hơn một buổi họp mặt đầm ấm với gia đình và bạn bè sau một năm dài tất bật, để cùng nhau ôn lại những gì đã qua và cầu chúc cho nhau mọi điều tốt lành trong năm mới. Câu chuyện chắc chắn sẽ càng thêm rôm rả nếu trên bàn bày đủ rượu ngon và những món ăn chống ngán ngày Tết này.

1. Tôm khô củ kiệu kèm trứng bắc thảo

Món ăn này sẽ là “vị cứu tinh” những khi bạn đang tất bật mà lại có khách đến thăm nhà. Chỉ cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu và cất giữ trong chạn hoặc tủ lạnh, bạn sẽ có một món nhắm cực kỳ ngon miệng. Mùi vị hơi hăng và the rất đặc trưng của trứng bắc thảo kết hợp nhuần nhuyễn với vị hăng của tôm khô, vị chua của kiệu và vị mặn dịu của nước tương tạo nên một trải nghiệm thật sự khó quên. Cắn một củ kiệu giòn tan, kèm thêm một con tôm khô nho nhỏ, tận hưởng vị béo của trứng và thưởng thức một chai bia mát lạnh hoặc một ly rượu thơm nồng, vị Tết chính là đây!

Tôm khô củ kiệu kèm trứngbắc thảo

2. Món ăn chống ngán ngày Tết – Mực khô xào cay

Thông thường chỉ cần một con mực nướng là đã đủ “mồi” để lai rai suốt buổi. Thế nhưng nếu bạn muốn cầu kỳ hơn một chút, hãy trổ tài làm món mực xào cay đậm đà này. Mực khô ngâm nước ấm khoảng 30 phút, sau đó xé thành sợi nhỏ. Đun nóng chảo cùng chút dầu ăn, cho mực vào xào với lửa to và nhanh tay để mực không bị dai. Nêm một thìa mật ong, tương ớt cho vừa miệng, trộn đều rồi tắt bếp. Vị ngọt tự nhiên của mực khô kết hợp với vị thơm của mật ong, cộng với vị cay nồng của ớt khiến món ăn này không chỉ cuốn hút trên bàn nhậu mà còn trở thành món nhậu hấp dẫn trong những ngày Tết.

Món ăn chống ngán ngày Tết – Mực khô xào cay

3. Bò cuốn lá cải chấm mù tạt

Thịt bò thái con chỉ rộng 2cm, dài 1.5cm, ướp với nước mắm, bột nêm, gừng tươi thái sợi trong 10 phút. Sau đó đem trần chín, xếp ra đĩa. Khế, chuối, hành làm sạch, xắt vừa cuốn, dọn cùng rau cải. Lá cải kết hợp với mù tạt sẽ làm nổi bật vị ngon của thịt bò đã tẩm ướp gia vị thật vừa miệng. Bạn cũng có thể cuốn sẵn những cuốn nhỏ vừa ăn rồi bày ra dĩa, khi ăn chỉ cần cầm từng cuốn bò lên và chấm vào chén mù tạt đã pha sẵn.

Bò cuốn lá cải chấm mù tạt

4. Món ăn chống ngán ngày Tết – Gỏi gà bóp rau răm

Sự kết hợp hài hòa giữa thịt gà và các nguyên liệu có tính bổ trợ cho nhau như hành tây, rau răm tạo nên món ăn hấp dẫn đến khó cưỡng. Gà ta làm sạch, luộc chín và để cho ráo nước, sau đó xé nhỏ. Lòng gà có thể đem luộc chung rồi xắt nhỏ ra để bóp cùng với thịt gà. Cho thịt gà, lòng gà, hành tây, rau răm vào thố. Vắt chanh lấy nước cốt và các gia vị vào sao cho vừa miệng, trộn đều các nguyên liệu cho thấm. Gỏi gà rau răm có thể được dùng như một món đồ nhắm, đồng thời khi kết hợp với nồi cháo nóng hổi nấu từ chính luộc gà lại trở thành một phương pháp giã rượu hiệu quả.

Món ăn chống ngán ngày Tết – Gỏi gà bóp rau răm

5. Món ăn chống ngán ngày Tết – Nghêu hấp rượu

Nghêu rửa sạch, vớt ra để ráo, cho rượu vào nghêu ngâm khoảng 30 phút. Hương thơm của rượu vừa làm mất mùi tanh của hải sản, vừa làm tôn lên vị tươi ngon của thịt nghêu. Cho nghêu vào trong giấy bạc, rưới thêm 2 thìa súp rượu trắng rắc gừng và ớt xắt chỉ, gói kín lại, nêm thêm muối, đem hấp khoảng 20 phút, nghêu sẽ chín. Đây là món ăn rất dễ làm và cũng rất “háo bia” cho những ngày Tết tất bật.

Món nghêu hấp rượu cực hấp dẫn

CÀI APP chúng mình ngay để nhận thông tin ƯU ĐÃI mỗi ngày!

Đăng bởi: Văn Quyền

Từ khoá: 5 món ăn “chống ngán” ngày Tết cực ngon

Cách Làm Bò Bít Tết Kiểu Việt Dễ Ăn Cho Cả Nhà

Bò bít tết (beefsteak) là một món ăn đã quá phổ biến trong ẩm thực châu Âu. Chế biến bít tết theo phong cách Việt thì đơn giản hơn rất nhiều. Bạn cũng không cần phải có lò nướng hay phải là người nấu nướng quá giỏi vẫn có thể thực hiện món ăn này. Chắc chắn, vị mềm mềm có một chút dai, thấm gia vị đậm đà của thịt bò cùng miếng khoai tây nóng hổi, mềm giòn sẽ khiến bạn thích thú.

(Ảnh: Internet)

Cách làm bò bít tết ngon mềm theo đúng chuẩn châu Âu khá phức tạp, tùy theo từng mức độ như hơi chín – chín vừa hay rất chín. Đối với người Việt, đa số chúng ta đều thích ăn thịt bò đã chín hẳn. Phương pháp nấu chính thường là áp chảo. Ngoài ra, bò bít tết còn thường được ăn kèm với khoai tây chiên và một ít salad để chống ngán. Nếu không tẩm ướp thịt bò trước, bạn có thể chế biến thêm xốt rượu vang hoặc xốt nấm để dùng kèm. Tuy nhiên, để đơn giản các công đoạn hơn, bạn nên ướp thịt bò trước rồi áp chảo, sau đó không cần nấu xốt mà thịt vẫn đậm đà.

Cách làm bò bít mềm, ngon đúng điệu

Nguyên liệu (khẩu phần cho 2 người ăn)

200gram thịt bò

3- 4 trái cà chua bi

2 củ khoai tây

2 – 3 lá thyme

Gia vị: hạt nêm, đường, tiêu xay

Nước ép gừng, nước ép tỏi

Nước tương, dầu hào, dầu ăn

Các bước làm

Với các bước hướng dẫn cách làm bò bít tết từ Bếp Trưởng Á Âu, bạn sẽ có món ăn vừa ngon vừa “sang chảnh” vừa bổ dưỡng. Chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết từ bước sơ chế thịt bò cho đến cách ướp, chế biến. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn cả cách làm các món ăn kèm như khoai tây chiên, xa lách dầu giấm. Công thức này bạn không chỉ áp dụng cho bữa ăn hằng ngày tại gia đình mà còn có thể đưa vào thực đơn để kinh doanh nâng cao lợi nhuận.

Sơ chế thịt bò

Thịt bò sau khi mua về bạn rửa sạch với nước muối trước, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ dày bằng đốt ngón tay.

Tiếp theo, bạn dùng dụng cụ đập thịt chuyên nghiệp (hoặc bạn cũng có thể dùng chày cũng được) để dập thịt cho mềm. Thao tác này giúp thịt mềm hơn, khi nấu cũng dễ dàng thấm gia vị hơn.

(Ảnh: Internet)

Cách ướp bò bít tết

Thịt bò sau khi đã dần mềm, bạn ướp với các gia vị như sau:

4 muỗng canh nước gừng + 4 muỗng canh nước tỏi + 1 muỗng canh nước tương + 1 muỗng cà phê đường + 1 muỗng cà phê tiêu + ½ muỗng cà phê bột ngọt

Bạn đảo đều các gia vị lên cho thấm đều vào thịt bò và để ướp trong khoảng 20 phút.

(Ảnh: Internet)

Sơ chế khoai tây

Khoai tây bạn để nguyên vỏ và rửa thật sạch, ngâm với nước muối và thấm cho khô nước, cắt thành từng múi cau. Để nguyên vỏ khoai tây để nguyên khi chiên sẽ rất giòn và ngon.

Khoai tây cắt xong bạn ngâm vào nước có pha với một chút muối để không bị thâm đen.

Khoai tây ngâm khoảng 5 phút thì bạn đem đi chiên ngập dầu. Khi khoai tây được chiên chín mềm, bạn vớt ra để vào giấy ăn sạch để thấm bớt phần dầu mỡ. Sau đó, bạn rắc lên khoai tây một chút muối và một chút tiêu cho đậm đà.

(Ảnh: Internet)

Cà chua bi bạn khứa làm 4, sau đó cho vào chảo chiên cho xòe bung như cánh hoa thì bạn vớt ra. Cà chua này dùng để trang trí sẽ rất đẹp.

Chế biến

Bắc chảo lên bếp và để cho thật nóng chảo rồi bạn cho thêm 2 muỗng canh dầu ăn vào. Tiếp theo, bạn cho lá thyme vào đảo sơ khoảng 20 – 30 giây cho thơm rồi cho thịt bò vào áp chảo. Bạn chú ý khi bò thịt bò vào, bạn để nguyên miếng thịt trong khoảng 1 – 1,5 phút, ấn mạnh miếng thịt xuống để chín 1 mặt trước rồi mới lật thịt, tiếp tục ấn mạnh xuống mặt chảo trong khoảng 1 – 1,5 phút để chín. Để miếng thịt bò của chúng ta được bóng và đep hơn, bạn cho vào đó 1 chút bơ lạt. Khi bơ tan đều và thịt bò đã chín, săn thịt, bạn tắt bếp rồi lấy thịt bò ra đĩa.

(Ảnh: Internet)

Ở bước này nếu muốn thịt bò thơm và dậy mùi, quan sát thấy 2 mặt thịt bò đã săn và bò cũng đã chín đủ ăn, bạn cho vài giọt rượu vang lên bề mặt thịt, để thêm khoảng 20 giây rồi tắt bếp.

Pha xốt dầu giấm ăn kèm với xà lách

Bạn pha xốt dầu giấm theo công thức đơn giản như sau:

4 muỗng canh giấm gạo + 2 muỗng canh nước +  ½ muỗng cà phê muối + 1 muỗng canh đường + ½ muỗng canh dầu ăn + ¼ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng canh hành tím cắt lát, khuấy các nguyên liệu đều vào nhau.

Trang trí và thưởng thức

Thịt bò bạn xếp ra đĩa, sau đó trang trí khoai tây và cà chua bị xung quanh.

Ngoài khoai tây ăn chống ngán, bạn cũng chuẩn bị thêm một ít xà lách, dưa leo, cà chua bắp cải tím bào sợi rưới thêm một ít xốt dầu giấm ăn kèm.

Lưu ý

Về việc chọn thịt bò để làm bì bít tết ngon thì thông thường bạn nên chọn 1 trong 3 phần là thăn ngoại, thăn vai (thích hợp nhất để nướng lò) và ngon nhất là phần thăn nội. Chúng đều có đặc tính chung là mềm, không có quá nhiều mỡ, khi áp chảo hoặc nướng sẽ rất thơm và không bị khô.

Điểm: 4.17 (23 bình chọn)

{{#error}}

{{error}}

{{^error}}

{{/error}}

Lỗi! Xin vui lòng kiểm tra đường truyền mạng và thử lại.

Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

Ý nghĩa quan trọng của Tết cổ truyền đối với người Việt

Tết có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ý nghĩa trong đời sống của người Việt Nam. Bởi đây là dịp đoàn viên sum họp, là dịp để gặp gỡ, trò chuyện của những người trở về quê hương sau một năm sống xa xứ.

Tết cổ truyền có ý nghĩa quan trọng đối với người việt (Nguồn: Internet)

Đồng thời, Tết cổ truyền cũng là dịp để thăm người quen, họ hàng, bạn bè trong khoảng thời gian nhàn rỗi dài nhất trong năm. Vì vậy, việc chuẩn bị cho những món ăn truyền thống ngày Tết là vô cùng quan trọng.

Những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Bánh Chưng là món ngon không thể thiếu trong ngày Tết

Ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên miền Bắc không thể thiếu một đôi Bánh Chưng xanh. Loại bánh này được làm từ gạo nếp thơm, nhân bánh Chưng thường có thịt lợn, đậu xanh xay nhuyễn, hành khô và tiêu xay.

Bánh Chưng là món ngon không thể thiếu trong ngày Tết (Nguồn: Internet)

Bánh cần được gói chặt và cẩn thận, luộc trong khoảng 14 giờ. Sau đó vớt ra, ngâm nước rồi để ráo sẽ có độ dai nhưng không nhão, vừa béo vừa thơm.

Thịt heo kho trứng và nước dừa

Từ mấy ngày trước Tết, các bà nội trợ đã đi chợ, siêu thị từ sáng sớm để mua những loại thịt nạc, trứng, nước dừa để chuẩn bị cho gia đình mình một nồi thịt kho trứng. Làm món thịt kho trứng không quá khó. Thịt nạc và mỡ trộn đều sẽ được cắt thành từng miếng lớn, ướp với gia vị khoảng 30 phút.

Thịt heo kho trứng và nước dừa (Nguồn: Internet)

Luộc trứng và bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, đun sôi nước dừa tươi và nước lạnh. Sau đó cho thịt lợn vào nồi, nấu cho đến khi thịt mềm thì cho trứng vào nồi, thêm gia vị, đun nhỏ lửa cho đến khi thịt mềm.

Canh khổ qua (mướp đắng) dồn thịt

Theo truyền thống, ăn canh mướp đắng trong những ngày đầu năm mới với mong muốn những điều không may mắn trong năm cũ sẽ qua đi.. Mọi người đón một năm mới an lành, hạnh phúc.

Canh khổ qua (mướp đắng) dồn thịt

Ngoài là món ăn tinh thần, món mướp đắng nhồi thịt còn rất thích hợp với thời tiết ấm áp của miền Nam. Vì nó có tác dụng hạ nhiệt bên trong cơ thể và rất tốt cho sức khỏe con người.

Các loại mứt và hạt thơm ngon ngày Tết

Mứt là món ăn không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt. Các loại mứt làm từ trái cây và có vị ngọt như mứt dừa, mứt mận, mứt dứa,… Khi Tết khách đến thăm nhà thì việc đầu tiên là chủ nhà phải mời khách thưởng thức món mứt Tết thơm ngon.

Các loại mứt và hạt thơm ngon ngày Tết (Nguồn: Internet)

Dưa hành, bắp cải muối và tỏi ngâm chua

Món dưa muối ngâm chua chắc chắn là một trong những thực phẩm thiết yếu trong dịp Tết. Điều này có thể được chứng minh trong câu đối truyền thống nổi tiếng sau đây về Tết: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Dưa hành, bắp cải muối và tỏi ngâm chua là món quen thuộc ngày Tết (Nguồn: Internet)

Chả giò chiên là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết

Chả giò chiên là món ăn đơn giản, dễ làm và quen thuộc với nhiều gia đình ở Việt Nam, đặc biệt là vào dịp Tết. Thành phần của món nem gồm có thịt lợn nạc băm nhỏ, tôm hoặc thịt cua lột vỏ, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, giá đỗ, trứng, tiêu, muối, gia vị…

Chả giò mà món ăn rất dễ chế biến (Nguồn: Internet)

Nước chấm của món này cần pha đều với nước mắm, đường, dấm, tỏi băm, ớt tươi. Sao cho mắm đủ độ mặn, ngọt, có vị chua chua, cay cay và mùi thơm của tỏi, ớt, tiêu.

Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Thúy Anh

Từ khoá: Những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Vì Sao Gọi Là ‘Mồng Một Tết Cha, Mồng Hai Tết Mẹ, Mồng Ba Tết Thầy’

Thực tế thì đây là câu nói xuất hiện vào những năm gần đây, câu nói chính xác mà ông cha ta thường dùng được ghi trong các sách xưa là “mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy”. Vì sao lại có sự thay đổi như vậy và nó có làm mất ý nghĩa truyền thống của dân tộc không?

Tại sao lại nói “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”?

Theo các chuyên gia văn hóa, trong các sách xưa, đặc biệt là sách “Câu cửa miệng” của Trần Duy Vôn chỉ nói là “Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy” với hàm ý là mồng một, mồng hai là ngày báo hiếu cha mẹ, mồng ba là ngày đền đáp công ơn dưỡng dục của thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.

Có giả thuyết cho rằng mồng một là Tết của cha, mồng hai là Tết của mẹ nhưng đây là cách giải thích gần như không được chấp nhận. Bởi cha và mẹ là hai đấng sinh thành ra ta có tầm quan trọng như nhau, cớ sao lại ăn Tết cha mà lại không ăn Tết mẹ.

Một giả thuyết khác mà các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho rằng “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” là một câu nói dân gian mới được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo cho có vần.

Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hợp lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mồng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.

Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy rất nên trong xã hội ngày nay.

Advertisement

Còn về mồng ba Tết thầy, các cụ xưa giải thích đây là truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt. Người xưa rất trọng người thầy, xem người như là người cha thứ hai của mình. Thế nên vào những ngày đầu năm, sau khi cúng gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ, vào mồng 3 người Việt thường đến thăm hỏi thầy xưa, dành tặng những món quà mong muốn thầy có nhiều sức khỏe trong năm mới.

Dù câu nói “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” là một câu nói mới dựa vào câu nói “mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy” của cha ông ngày xưa, nhưng vì có ý nghĩa nhân văn, tôn lên truyền thống uống nước nhớ nguồn, kính hiếu cha mẹ, tôn sư trọng đạo nên ngày nay câu nói này vẫn được lưu truyền và thể hiện một cách tích cực.

Bạn sẽ quan tâm:

Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Tết, Đừng…Ăn Quá Nhiều Mà Hãy Chúc Nhau Sức Khỏe trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!