Bạn đang xem bài viết 5 Nguyên Nhân Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Và Cách Phòng Tránh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phì đại tuyến tiền liệt là gì?Phì đại tuyến tiền liệt (Benign prostatic hyperplasia – BPH) là sự phát triển kích thước tuyến tiền liệt không ác tính. Vấn đề này thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Khi kích thước của tuyến tiền liệt tăng lên sẽ chèn ép lên niệu đạo. Thành bàng quang trở nên dày hơn. Sau cùng, bàng quang suy yếu và mất khả năng làm rỗng hoàn toàn.
Tuyến tiền liệt phì đại có thể gây ra một số triệu chứng tiết niệu khó chịu như là ngăn dòng chảy của nước tiểu ra khỏi bàng quang. Đồng thời bệnh tuyến tiền liệt này cũng gây ra các vấn đề ở đường tiết niệu hoặc thận.
Các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệtMột số triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt ban đầu thường không rõ ràng. Tuy nhiên chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh không được điều trị. Một số triệu chứng điển hình như sau:
Tần suất đi tiểu 8 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày.
Tiểu đêm thường xuyên.
Muốn tiểu đột ngột.
Không thể trì hoãn việc đi tiểu.
Khó khăn khi bắt đầu tiểu.
Dòng nước tiểu yếu, gián đoạn.
Bí tiểu.
Đau sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu.
Nước tiểu có máu hoặc có mùi bất thường.
Nước tiểu nổi bọt.
Những nguyên gây phì đại tuyến tiền liệt hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, một số nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt có thể là do:
1. Rối loạn hormone trong cơ thểTrong suốt cuộc đời, cơ thể nam giới sản xuất testosterone. Ngoài ra họ còn có một số nội tiết tố nam và một lượng nhỏ estrogen (một nội tiết tố nữ). Khi nam giới lớn tuổi, lượng testosterone của họ giảm đồng thời lượng estrogen cao hơn.
Các nghiên cứu khoa học đã gợi ý rằng nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt có thể xảy ra do tỷ lệ estrogen trong tuyến tiền liệt cao hơn. Điều này làm tăng hoạt động của các chất dẫn đến thúc đẩy sự phát triển của tế bào tuyến tiền liệt.
Một giả thuyết khác tập trung vào dihydrotestosterone (DHT). Đây là một loại hormone nam có vai trò trong sự phát triển và tăng trưởng của tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học đã ghi nhận rằng những người đàn ông không sản xuất DHT không bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt.
Rối loạn hormone có thể là nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt rõ rệt nhất trong tất cả các nguyên nhân.
2. Di truyền từ gia đìnhNếu trong gia đình bạn đã có người thân mắc các bệnh về tuyến tiền liệt hoặc thận, hãy thận trọng. Vì yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt. Nguyên nhân này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hoặc phát triển bệnh nhanh hơn người bình thường. Bạn hãy chú ý đến lối sống lành mạnh để giảm khả năng mắc bệnh cũng như làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
3. Thói quen đi vệ sinhMột số người có thói quen nhịn tiểu. Điều này dẫn đến giãn bàng quang và kéo căng các cơ vòng bên ngoài. Về lâu dài, vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chức năng giữ nước của các cơ bàng quang, khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Đây cũng là nguyên nhân mắc các bệnh ở tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu và các bệnh lý tại thận khác.
4. Lối sống thiếu khoa họcUống ít nước, thường xuyên sử dụng nước có ga và ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ là thói quen ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Đặc biệt, điều này dẫn đến rối loạn hormone và chất điện giải trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tuyến tiền liệt không thể phát triển bình thường.
5. Môi trường sống ô nhiễmChất lượng sống không tốt, mức ô nhiễm cao có thể can thiệp vào hoạt động của hormone. Đồng thời điều này có thể gây ra rối loạn nội tiết tố. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp xúc quá lâu với không khí bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt.
Ngoài những nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt như trên, một số đối tượng có các yếu tố sau đây nhiều khả năng cao bị phì đại tiền liệt tuyến:
40 tuổi trở lên: Bệnh này hiếm khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ở nam giới dưới 40 tuổi. Khoảng 1/3 nam giới gặp phải các triệu chứng từ trung bình đến nặng ở độ tuổi 60. Và khoảng một nửa nam giới bị như vậy ở độ tuổi 80.
Mắc các bệnh béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường: Các nghiên cứu cho thấy bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc sử dụng thuốc chẹn beta, có thể làm tăng nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt. Đồng thời béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Không thường xuyên tập thể dục.
Chúng ta có thể phòng tránh phì đại tuyến tiền liệt bằng các thói quen sau:
Đáp ứng ngay nhu cầu đi tiểu của cơ thể.
Uống đủ nước. Không sử dụng nước có ga để thay thế nước thông thường.
Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Ăn nhiều rau xanh và tránh đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc như thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm và thuốc lợi tiểu.
Tập thể dục thường xuyên.
Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.
Ngoài những gợi ý trên, nam giới cần lưu tâm đến vấn đề vệ sinh và thay đồ lót thường xuyên. Điều này sẽ giúp cơ thể tránh xa những nguyên nhân bất lợi ảnh hưởng đến vùng sinh dục.
Bệnh Dại Ở Chó: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
Bệnh dại ở chó là bệnh gì
Bệnh dại ở chó được biết do một loại virus thuộc họ Rhabdoviridae gây ra. Loại virus này thường được tìm thấy trên toàn cầu. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của chú chó nhà bạn và đa số sẽ dẫn đến tử vong.
Và căn bệnh dại được xem là một trong những căn bệnh khiến những người nuôi thú cưng lo lắng vì không chỉ gây ra ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe của chúng mà có thể gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nếu không may bị cắn.
Nguyên nhân gây ra bệnh dạiVới căn bệnh này thường lây truyền chủ yếu qua 2 con đường chính là trực tiếp và gián tiếp.
+ Trực tiếp: Bệnh dại bị lây nhiễm khi cún cưng nhà bạn bị cắn hay bị thương bởi các loài động vật bị mắc bệnh khác.
+ Gian tiếp: Chó nhà bạn có thể bị virus xâm nhập qua các vết thương hở, chưa lành bị tiếp xúc với nước bọt hay dịch có chứa Lyssavirus.
Nước bọt của những loài động vật bị bệnh dại có thể lây truyền khi tiếp xúc với giác mạc, mắt của chó.
Virus sau khi lây truyền sẽ cố gắng tiếp cận đi vào hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống để gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát thần kinh của chó nhà bạn.
Dấu hiệu nhận biết chó bị dạiBệnh dại ở chó thường diễn biến qua hai thời kỳ: Thể dại lặng và thể dại điên cuồng
Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể nhận biết được chú chó của mình mắc bệnh vì biểu hiện của chúng chưa rõ ràng. Ở giai đoạn này tâm lý của chú chó sẽ thay đổi bất thường do không kiểm soát được thần kinh, thường xuyên chó sẽ cắn và sủa bất thường.
Ở giai đoạn bệnh tiếp theo những biểu hiện dần rõ hơn khi virus đã kiểm soát và chiếm được hệ thần kinh của chó khiến tính cách của chúng trở nên nổi loạn, khó kiểm soát hơn.
Chó nhà bạn sẽ dễ bị kích thích khi có tiếng động hay người lạ vào nhà. Chó sẽ sủa và cắn một cách không kiểm soát. Và bạn có thể dễ dàng nhận thấy vẻ ngoài chó chuyển biến xấu như hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi chảy và sủi bọt trắng.
Đặc biệt tâm trạng của chó sẽ dễ điên loạn, thường chạy khắp nơi, sợ nắng và gió và thường chúng sẽ không đi thẳng được do cơ thể suy yếu mà thường di chuyển liêu xiêu mất thăng bằng.
Cách phòng tránh bệnh dại cho chóTheo các tổ chức thú ý thế giới thì đây là loại bệnh không thể chữa được. Do đó, chỉ có thể trang bị được những kiến thức và biện pháp phòng tránh cho chú cún nhà bạn.
Bạn nên cho chó nhà bạn tiêm chủng dại định kỳ mỗi năm một lần kể từ khi chó nhà bạn được 3 tháng tuổi.
Ngoài ra, bạn cần giữ nơi ở của chú chó nhà bạn luôn thông thoáng và sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập và tấn công của các loại virus. Đồng thời, thường xuyên khử trùng các vật dụng, đồ chơi của chó để hạn chế các vật trung gian truyền bệnh.
Advertisement
Đồng thời, nếu bạn phát hiện chú chó mắc bệnh dại thì nên cách ly chúng để tránh sự lan truyền cho các chú chó còn lại.
Bệnh Mù Màu Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
Con người sở hữu một đôi mắt được xếp vào hàng tốt nhất trong tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn sở hữu một đôi mắt có thể nhìn được thế giới muôn màu, có những người nhìn thấy mọi vật xung quanh với màu sắc ảm đạm hơn rất nhiều – đó là do chứng bệnh “mù màu” gây nên.
Những người mắc bệnh mù màu nhẹ thường chỉ phát hiện một cách tình cờ vì nó không ảnh hưởng nhiều đến đời sống thường ngày.
Bệnh mù màu là gì?Mù màu còn được gọi như bệnh rối loạn sắc giác. Nó biểu hiện tình trạng mắt không phân biệt được các màu sắc của vật như màu đỏ, xanh lá, xanh lam hoặc khi pha trộn các màu này với nhau.
Tùy vào mức độ mà người bệnh có khả năng nhận biết được một phần màu sắc hoặc không nhìn thấy hoàn toàn. Bệnh lý về mắt này không ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên người bị bệnh mù màu sẽ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như công việc và có thể di truyền cho thế hệ sau.
Nguyên nhân gây bệnh mù màuTheo BS CK II. Nguyễn Đỗ Thanh Lam, Khoa khúc xạ – Bệnh viện Mắt Sài Gòn, bệnh mù màu xảy ra khi người bệnh gặp phải các vấn đề về sắc tố trong mắt, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mù màu.
Về cấu tạo, sự phân tích màu sắc chủ yếu được thực hiện bởi các tế bào nón tập trung ở hố trung tâm của võng mạc. Bệnh mù màu sẽ xảy ra khi các tế bào hình này mất khả năng phân biệt màu sắc. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh mù màu đó là:
Rối loạn di truyền
Thường bạn sẽ mất khả năng nhìn ra màu đỏ – xanh lá, trong khi mù màu xanh dương – vàng thì hiếm gặp hơn. Bệnh có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Cả hai mắt đều có khả năng bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng thường sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời.
Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc
Một số loại thuốc chứa tác dụng phụ không mong muốn, có thể làm thay đổi khả năng phân biệt màu sắc của bạn. Chẳng hạn như một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý…
Biến chứng khi mắc một số bệnh mạn tính khác
Nếu bạn mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, Parkinson, nghiện rượu mạn tính, bạch cầu và thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, bạn cũng có thể bị mù màu.
Những bệnh này thường ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng đôi khi có thể ảnh hưởng đến cả hai bên. Sau khi điều trị các bệnh trên, chứng mù màu có thể giảm nhẹ hoặc được phục hồi.
Tình trạng lão hóa
Thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng sẽ giảm đi từ từ như là một phần của sự lão hóa, gây ra tình trạng mù màu ở người già.
Triệu chứng của bệnh mù màuCác dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của người bị mù màu là:
Không phân biệt được một số màu sắc nhất định, nhưng những màu khác thì có thể nhận ra được.
Có vấn đề về thị lực nhưng đa số người bệnh không phát hiện ra.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt các màu xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng, nặng thì không phân biệt được các loại màu sắc với nhau.
Chỉ thấy được màu đen, trắng và xám nhưng trường hợp này rất hiếm.
Chỉ thấy được một số sắc thái trong khi người bình thường có thể thấy được hàng nghìn sắc thái khác nhau.
Cách khắc phục bệnh mù màuĐáng tiếc là hiện nay chưa có cách chữa khỏi được hoàn toàn bệnh mù màu. Tuy nhiên vẫn có một vài biện pháp có thể khắc phục, giảm triệu chứng mù màu như:
Thông báo đến giáo viên phụ trách nếu trẻ bị mù màu để nhận sự hỗ trợ từ phía nhà trường và hạn chế những khó khăn mà trẻ sẽ gặp phải trong việc phân biệt màu sắc.
Nếu bạn bị mù màu do tác dụng phụ của thuốc hoặc do biến chứng của các loại bệnh mạn tính, hãy ngừng thuốc và điều trị bệnh gốc cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng mù màu.
Sử dụng kính lọc màu – loại kính mới được các nhà khoa học phát triển nhằm tăng độ tương phản giữa những màu mà bệnh nhân không phân biệt được. Tuy nhiên, nó cũng chỉ có vai trò trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng, chứ không thể điều trị tận gốc bệnh mù màu.
Điều quan trọng là người bị mù màu, đặc biệt là mù màu đa sắc cần tập thói quen sinh hoạt sống cùng với bệnh mù màu: Nếu bạn không thể phân biệt các màu sắc của đèn giao thông, hãy ghi nhớ thứ tự của các màu sắc để tuân thủ đúng luật và lưu thông trên đường an toàn.
Các ứng dụng trên điện thoại thông minh ngày nay cũng có thể giúp người bị mù màu nhận diện được các màu sắc dễ dàng hơn.
Advertisement
Cách phòng tránh bệnh mù màu
Để phòng tránh phần nào bệnh mù màu người bệnh cần phải:
Tuy chưa có cách điều trị bệnh mù màu do di truyền, tuy nhiên chẩn đoán trước sinh có thể tránh con cái sau này mắc bệnh: Kiểm tra sức khỏe, bộ nhiễm sắc thể trước khi lập gia đình để xem có ai bị không.
Phải có đồ bảo hộ cho mắt khi tiếp xúc với hóa chất.
Tránh chấn thương vùng mắt và đầu, gây tổn thương đến thị giác.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu có phát hiện gì bất thường về thị giác cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kiểm tra toàn diện về thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cho trẻ trước khi bắt đầu đi học.
Nguồn: Vinmec
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết sau sinh (tiếng Anh là Postpartum Hemorrhage) là tình trạng máu chảy trên 500ml đối với sinh đường âm đạo hoặc trên 1000ml đối với mổ lấy thai. Mất máu trong băng huyết sau sanh có thể xảy ra ồ ạt, đột ngột hoặc một cách từ từ, kín đáo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách ước lượng này mang tính chủ quan và có thể không chính xác.
Tất cả phụ nữ mang thai ngoài 20 tuần đều có nguy cơ chảy máu sau sinh. Mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm đáng kể ở các nước phát triển, nhưng băng huyết vẫn là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu ở những khu vực khác (các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển).
1. Hai loại của tình trạng băng huyết sau khi sinh
Băng huyết nguyên phát: Là tình trạng băng huyết sớm, xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh
2. Các yếu tố nguy cơ của băng huyết sau khi sanh
Tuổi tác: Sản phụ càng lớn tuổi (trên 35 tuổi) càng có nguy cơ bị băng huyết hậu sản.
Tiền căn băng huyết sau sinh: Sản phụ đã từng bị băng huyết trước đó sẽ tăng nguy cơ băng huyết gấp 2,2 lần.
Bên cạnh đó, hiện tượng này còn do các yếu tố nguy cơ trong quá trình chuyển dạ như chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ có sử dụng thuốc tăng co, chuyển dạ nhanh, cắt tầng sinh môn, tiền sản giật, tử cung quá căng (thai to, đa thai, đa ối), mổ lấy thai, nhiễm trùng ối…
Nguyên nhân gây băng huyết ở phụ nữ sau sinh
Quá trình chuyển dạ thường diễn ra qua 3 giai đoạn là cổ tử cung xóa mở, giai đoạn sổ thai và giai đoạn sổ nhau – cầm máu. Sau khi sổ thai, tử cung co hồi lại để giảm thể tích. Do nhau không có tính đàn hồi nên sự thu nhỏ của tử cung sẽ làm cho nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám. Máu từ nơi nhau bám chảy ra tạo thành khối máu tụ sau nhau, và chính khối máu tụ này sẽ làm cho nhau tiếp tục bong ra. Các cơn co của tử cung sẽ từ từ tống nhau ra ngoài.
Theo cơ chế bình thường, sau giai đoạn sổ nhau, tử cung sẽ bắt đầu tiến trình co thắt, các sợi cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt được gọi là các “nút thắt sinh lý” cùng với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể sẽ tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp ngưng chảy máu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất thường khiến tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và nhau không sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.
Một số nguyên nhân chính gây xuất huyết ở phụ nữ sau sinh như:
1. Đờ tử cung
Chiếm 80% nguyên nhân gây ra băng huyết, đờ tử cung xảy ra khi tử cung không thể co hồi sau khi em bé ra đời. Cơ tử cung không co đủ mạnh, máu vẫn tiếp tục chảy tự do dẫn đến băng huyết, mất máu quá nhiều.
Chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ nhanh;
Tử cung căng giãn quá mức hoặc quá to;
Sản phụ bị nhiễm trùng ối, bị thiếu máu hoặc suy nhược;
Sản phụ bị mắc chứng rối loạn máu đông, mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).
2. Bất thường của bánh nhau
3. Tổn thương đường sinh dục
Tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách cũng có thể là nguyên nhân gây băng huyết kể cả sinh thường. Đây là biến chứng do khó đẻ và cần phải có sự can thiệp của thủ thuật. Một số trường hợp khác như đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng gây tổn thương lớn đến đường sinh dục
4. Rối loạn đông máu
Hiện tượng rối loạn đông máu thường xảy ra trong các trường hợp như: Nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng… Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc phục hồi sức khỏe mà băng huyết khi sinh mổ/thường có thể gây ra những biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.
Các dấu hiệu băng huyết sau sinh thường gặp
Ra máu nhiều một cách bất thường trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh;
Máu chảy có màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục;
Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.
Cách điều trị băng huyết sau sinh
Triệu chứng chung của xuất huyết sau sinh là chảy máu nhiều sau khi đẻ thai và sổ nhau. Khi sản phụ mất máu quá nhiều có thể bị choáng váng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tay chân lạnh, vã mồ hôi,… Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết mà có thêm những triệu chứng đặc trưng khác nhau. (1)
1. Trường hợp băng huyết do đờ tử cung
Với sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sẽ chảy máu ngay sau khi sổ nhau.
Tử cung giãn to, mềm nhão, co hồi kém hoặc không co hồi, không có khối an toàn.
Xử trí
Xoa bóp tử cung và thuốc tăng co bóp để kích thích tử cung co thắt;
Truyền máu, dịch và các chế phẩm của máu;
Trong trường hợp nặng, điều trị bao gồm: Phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung gây chảy máu. Gây tắc động mạch tử cung, bao gồm việc đưa các mảnh nhỏ vào động mạch tử cung để ngăn máu đến tử cung.
2. Trường hợp băng huyết do bất thường bánh nhau
Triệu chứng
Hiện tượng băng huyết do bất thường bánh nhau có 2 trường hợp:
Nhau không bong: Nhau không bong trong vòng 30 phút sau khi sổ thai hoặc dùng biện pháp xử trí tích cực của chuyển dạ không kết quả. Khi đó, nhau bám chặt và không chảy máu. Nhau cài răng lược bán phần thì sau khi thai đã sổ 30 phút nhau không bong hoàn toàn, chảy máu nhiều hay ít tùy theo diện nhau bong rộng hay hẹp.
Xử trí
Với trường hợp băng huyết do nhau không bong: Nếu chảy máu, tiến hành bóc nhau và kiểm soát tử cung, xoa đáy tử cung, hồi sức chống choáng, cho kháng sinh.
Nếu sản phụ bị nhau cài răng lược bán phần chảy máu hoặc nhau cài răng lược toàn phần, phải cắt tử cung.
3. Trường hợp băng huyết do chấn thương đường sinh dục
Triệu chứng
Tử cung co hồi tốt nhưng máu đỏ tươi vẫn chảy ra ngoài âm hộ. Qua thăm khám nhận thấy vết rách và máu tụ đường sinh dục.
Ngoài xử trí chung còn thêm khâu phục hồi đường sinh dục.
Nếu bị tụ máu, tùy theo vị trí, kích thước và sự tiến triển của khối máu tụ để có thái độ xử trí thích hợp.
4. Trường hợp băng huyết do rối loạn đông máu
Triệu chứng
Có thể tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là thứ phát do chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết (đông máu nội quản lan tỏa).
Tất cả các tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến tiêu sinh sợi huyết.
Xử trí
Chú ý: Ngoài ra, cơ địa mỗi người là khác nhau nên những triệu chứng đi kèm có thể không giống nhau.
Video các biến chứng thường gặp trong thai kỳ, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh
“Nguyên tắc chung để phòng tránh băng huyết sau đẻ cũng như các biến chứng thai kỳ là cần theo dõi thai kỳ tốt, nhằm sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ và có hướng xử trí kịp thời. Vì thế, thai phụ cần chọn cơ sở uy tín có trang thiết bị hiện đại, quy trình chăm sóc thai sản an toàn… để theo dõi thai kỳ và sinh son”, chúng tôi Lưu Thị Hồng nhấn mạnh. (2)
Thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là 3 lần trong thai kỳ vào giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối;
Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai và bất thường nếu có;
Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng;
Khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thai máy yếu, đau bên sườn hoặc khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đồng hành cùng mẹ trong suốt giai đoạn thai kỳ đến khi vượt cạn, bệnh viện Tâm Anh mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, giúp mẹ khỏe mạnh và an tâm hơn để chào đón sinh linh bé bỏng chào đời. Tại Tâm Anh, đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm sẽ luôn bên cạnh theo dõi chặt chẽ, chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc về thai sản và đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hà Nội:
Hotline: 1800 6858
TP.HCM:
Hotline: 0287 102 6789
Fanpage:
Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Cây Kim Tiền Bị Vàng Lá, Cháy Lá
Cây kim tiền là cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Cây kim tiền khi trồng trong nhà làm cảnh rất dễ chăm sóc vì cây chịu hạn rất tốt. Tuy nhiên, cây vẫn bị một số vấn đề thường gặp như lá cây kim tiền bị vàng, cây kim tiền bị úa lá, cây kim tiền bị thối rễ, cây kim tiền bị thối thân, cây kim tiền bị rệp. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy lá để các bạn có thể “cứu” cây kịp thời khi gặp tình trạng này.
Nguyên nhân cây kim tiền vàng lá, cháy láCây kim tiền là cây có lá xanh bóng xanh tốt quanh năm. Khi các bạn phát hiện cây kim tiền vàng lá, úa lá thì có thể cây đang có vấn đề. Các nguyên nhân khiến lá cây kim tiền bị vàng, bị úa có thể kể ra như:
Cây bị thừa nước: cây kim tiền có thể chịu hạn rất tốt nhưng khi cây bị thừa nước, úng nước thì cây lại dễ bị thối thân, vàng lá, úa lá. Đặc điểm khi cây kim tiền bị thừa nước là lá sẽ vàng hoàn toàn và mềm chứ không cứng như lá xanh ban đầu.
Cây bị thiếu nước: cây kim tiền có thể chịu hạn tốt đến 3 tháng mà không cần tưới. Tuy nhiên, ở môi trường khắc nghiệt cây thiếu nước sẽ bị vàng lá. Đây là cơ chế giúp cây giảm tình trạng thất thoát nước, giữ lại lượng nước tối thiểu cho cây để có thể sinh tồn. Do đó, khi cây bị thiếu nước lâu ngày lá sẽ bị vàng và rụng đi. Đặc điểm của tình trạng này là lá vàng nhưng màu nhạt, lá sẽ có dấu hiệu khô dần sau đó rụng rất nhanh.
Cây bị nắng gắt chiếu thường xuyên: hiện tượng cây bị nắng gắt chiếu thường xuyên sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Cây kim tiền chỉ ưa nắng nhẹ và ưa bóng nên nếu bị nắng gắt chiếu vào trong thời gian dài sẽ khiến lá bị xoăn (cong) kèm theo việc lá chuyển sang màu vàng nhưng không bị rụng.
Lá quá già: cây kim tiền cũng như nhiều loại cây khác khi lá già thì sẽ chuyển sang màu vàng và rụng đi. Đây là hiện tượng bình thường của các loại cây xanh và cũng không hiếm lạ gì.
Cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy láTừ những nguyên nhân trên, có thể thấy rằng cây kim tiền dù là cây chịu hạn tốt nhưng nếu chăm cây sai cách sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy lá. Khi cây đã bị vàng lá, cháy lá thì tùy từng trường hợp mà bạn cần có cách chăm sóc cây phù hợp:
Trường hợp cây bị thừa nước: khi cây bị thừa nước trong thời gian dài mới khiến cây bị vàng lá. Trường hợp này cách chăm sóc cây đơn giản là bạn tỉa hết các lá bị vàng và thay đất cho cây. Đất trồng mới cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt và chú ý tưới ít nước cho cây. Sau khi trồng cây sang đất mới cây sẽ hồi phục và đâm mầm mới rất nhanh. Khi tưới nước chú ý kiểm tra đất trồng ở gốc cây đã khô hẳn mới tưới lần tiếp theo để tránh cây bị thừa nước.
Trường hợp cây thiếu nước: trường hợp này cách chăm sóc đơn giản là tỉa các lá bị vàng và tưới nước cho cây là được. Chú ý khi tưới nước cho cây thì không tưới nhiều mà tưới vừa phải, vài ngày sau mới tưới tiếp. Sau khoảng 1 tuần, khi thấy cây không còn hiện tượng bị vàng lá nữa thì tưới cây theo chế độ bình thường.
Trường hợp cây bị nắng gắt chiếu vào: trường hợp này bạn có thể tỉa các lá bị vàng và chuyển vị trí cây ra chỗ khác không bị nắng chiếu. Tốt nhất chuyển cây ra vị trí có bóng nắng, râm mát hoặc vị trí trong nhà không bị nắng buổi trưa chiều chiếu vào.
Trường hợp lá cây bị già: trường hợp này bạn chỉ cần cắt các lá vàng đi là được chứ không cần phải làm gì thêm.
Cách chữa cây kim tiền bị vàng lá
Như vậy, với nguyên nhân và cách chăm sóc cây kim tiền bị vàng lá, cháy lá ở trên, các bạn hãy tùy theo từng trường hợp để có hướng chăm sóc cây cho phù hợp. Nếu bạn chăm sóc cây với điều kiện phù hợp thì cây sẽ luôn xanh tốt quanh năm và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho người trồng.
Sốt Zika Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh Zika là bệnh truyền nhiễm do người bị nhiễm virus zika lây qua đường muỗi vằn đốt và dễ gây thành dịch. Bệnh thường phổ biến ở một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi.
Bệnh cũng có thể bị truyền từ mẹ sang con nếu bị nhiễm bệnh trong thai kỳ gây ra những dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Bệnh zika do virus gây nên
Ở giai đoạn đầu, có đến 80% người nhiễm virus không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì bất thường. Số còn lại sẽ biểu hiện các triệu chứng trong vòng 2 – 14 ngày sau khi bị muỗi mang virus đốt. Các triệu chứng của bệnh Zika thường gặp gồm:
Sốt: thường là sốt nhẹ, đa số dưới 38 độ C.
Đau đầu: là triệu chứng sớm và hay gặp của bệnh.
Phát ban: xuất hiện sau sốt và đau đầu, ban dạng dát sẩn, dễ nhầm lẫn với ban của sốt xuất huyết và lan rộng khắp người trong vòng 24 giờ.
Đau nhức khớp: đặc biệt hay gặp ở khớp bàn tay, bàn chân.
Viêm kết mạc mắt có thể kèm theo đau mắt.
Các triệu chứng hiếm gặp: đau cơ, đau bụng.
Các triệu chứng trên thường kéo dài từ 2 – 7 ngày sau đó hầu hết mọi người có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với phụ nữ đang mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Viêm kết mạc mắt là một trong những triệu chứng hay gặp của bệnh Zika
Lây nhiễm từ người sang người do muỗi đốt: vật trung gian truyền bệnh của virus Zika là muỗi Aedes thường xuất hiện ở nơi tối, ấm áp và độ ẩm cao.
Lây truyền từ mẹ sang con: người mẹ nhiễm virus Zika trong thời gian mang thai có thể truyền bệnh cho con thông qua nhau thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Qua đường quan hệ tình dục: do virus có khả năng lây truyền qua đường máu nên khi quan hệ tình dục với người nhiễm virus Zika sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Lây nhiễm virus Zika từ người sang người do muỗi đốt rất hay gặp
Bệnh Zika có thể gây biến chứng cho hệ thần kinh như hội chứng Guillain-Barre (bệnh lý tự miễn ở đa dây thần kinh gây yếu cơ và rối loạn cảm giác).
Đặc biệt với phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:
Làm tăng nguy cơ sảy thai.
Sinh non.
Thai chết lưu.
Dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do nhiễm virus Zika (hội chứng Zika bẩm sinh).
Các biến chứng của hội chứng Zika bẩm sinh có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo mức độ bệnh bao gồm:
Hộp sọ bị sụp một phần khiến kích thước vòng đầu và não nhỏ hơn rất nhiều so với bình thường.
Tổn thương cấu trúc não, vỏ não gây ảnh hưởng đến trí tuệ.
Bất thường hệ cơ xương khớp như vẹo 1 hoặc cả 2 bàn chân, cơ cứng nhiều khớp gây giảm vận động.
Tổn thương ở mắt như đục thủy tinh thể, sẹo hoàng điểm, thiểu sản/bất sản thị thần kinh gây giảm thị lực hoặc mù bẩm sinh.
Hộp sọ nhỏ là biến chứng của bệnh Zika
Để chẩn đoán bệnh Zika, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và lịch sử tiếp xúc hoặc du lịch đến nơi có lưu hành virus Zika của bạn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng trên bệnh phẩm máu hoặc nước tiểu để tìm kiếm dấu hiệu xuất hiện của virus Zika.
Với phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika, thì cần được đánh giá về khả năng mắc dị tật bẩm sinh của trẻ thông qua:
Siêu âm thai để tìm bất thường trong cấu trúc não.
Chọc dò nước ối với kim nhỏ để xét nghiệm virus Zika.
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh Zika
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩNếu nghi ngờ người thân hoặc người sống trong cùng một khu vực mắc bệnh Zika hoặc đi đến nơi đang lưu hành dịch thì hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất, kể cả khi không có triệu chứng để được sàng lọc bệnh.
Đặc biệt, với phụ nữ có thai nhiễm virus Zika thì cần thăm khám sớm và định kỳ để phát hiện kịp thời các bất thường trong thai nhi để cùng bác sĩ lên kế hoạch điều trị.
Phụ nữ có thai mắc Zika nên đến gặp bác sĩ để làm sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Nơi khám chữa bệnh Zika uy tín
Tp. Hồ Chí Minh: BV Đại học Y dược TP HCM, BV Nhiệt đới TP HCM, BV Từ Dũ.
Hà Nội: Khoa bệnh nhiệt đới – BV Bạch Mai, BV Nhiệt đới Trung Ương, BV Phụ Sản Trung Ương.
Nơi khám chữa bệnh Zika uy tín
Bệnh Zika thường nhẹ và không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng hoặc đôi khi tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
Một số phương pháp điều trị và hỗ trợ giúp nhanh chóng khỏi bệnh bao gồm:
Cho người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
Bù nước và điện giải, hạ sốt trong trường hợp sốt cao.
Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng nhất là các loại vitamin để tăng cường thể lực.
Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng phải thận trọng với aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ khả năng sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu.
Nếu sốt quá cao mà không thuyên giảm, đến ngay các cơ sở Y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Lưu ý: bệnh do virus Zika là một bệnh truyền nhiễm nhưng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
Thuốc hạ sốt có điều trị hỗ trợ trong bệnh Zika
Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp hữu hiệu nhất là giảm sự tiếp xúc giữa muỗi và người
Advertisement
Phụ nữ có thai hoặc có kế hoạch mang thai tuyệt đối không nên đến những nơi đang có dịch. Nếu cần thiết phải thực hiện phòng chống virus theo hướng dẫn của các y bác sĩ.
Người trở về từ nơi có dịch phải chủ động theo dõi sức khỏe, nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán.
Phòng bệnh lây qua đường truyền máu bằng cách xét nghiệm máu của những người trở về từ vùng dịch trong 28 ngày.
Phòng bệnh lây qua đường tình dục bằng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.
Diệt muỗi là biện pháp phòng bệnh Zika hiệu quả
Sốt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và xử lý nên biết khi bị sốt
Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường
Sốt ở trẻ
Nguồn: Mayo Clinic, Johns Hopkins Medicine.
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Nguyên Nhân Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Và Cách Phòng Tránh trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!