Xu Hướng 9/2023 # 5 Bài Tập Rèn Luyện Sức Mạnh, Sức Bền Phần Thân Trên Cải Thiện Tư Thế Chạy # Top 16 Xem Nhiều | Jhab.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 5 Bài Tập Rèn Luyện Sức Mạnh, Sức Bền Phần Thân Trên Cải Thiện Tư Thế Chạy # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 5 Bài Tập Rèn Luyện Sức Mạnh, Sức Bền Phần Thân Trên Cải Thiện Tư Thế Chạy được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nếu muốn tăng tốc độ, xây dựng sức bền, hoặc muốn chạy với cảm giác thoải mái, bạn nên bắt đầu tập trung rèn luyện sức mạnh phần thân trên, đặc biệt là những bài tập cho vùng  cơ vai.

Trong chạy bộ thì việc rèn luyện cho phần thân trên không được chú trọng bằng thân dưới. Tuy nhiên, phần thân trên cũng không nên được tập luyện quá nhiều. Bạn chỉ nên tập luyện phần thân trên đặc biệt là các bài tập vai hai lần một tuần giúp cơ bắp có nhiều thời gian để phát triển và phục hồi.

Cánh tay đóng vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể trên mỗi bước chân cũng như giữ tư thế chạy của bạn ổn định. Thêm vào đó, vị trí vai có thể hỗ trợ hoặc gây trở ngại cho tư thế chạy. Vì vậy, nếu động tác tay được tối ưu thì tốc độ và hiệu quả chạy của bạn đều được cải thiện đáng kể .”

Để bạn có thể lập kế hoạch tập luyện cụ thể hơn, sau đây là bài tập mà mà bạn có thể tập vùng core và vùng cơ ở vùng lưng trên và vùng lưng giữa.

Sản phẩm khuyên dùng

Dây Giày Thông Minh Phản Quang 3 Vạch LiveFit Lock Laces

Không cần buộc dây – Dây giày đủ độ co giãn để bạn điều chỉnh sao cho vừa chân, không lệch và không điểm yếu. Bạn sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động như chạy bộ, đi bộ, tập luyện thể lực, đạp xem tập gym và nhiều hoạt động khác. 

Cách thực hiện: Thực hiện mỗi bài tập theo số lần đề nghị, nghỉ 20 giây giữa các bài tập. Lặp lại chuỗi bài tập tổng cộng 3 lần.

Bắt đầu từ tư thế plank cao, cổ tay dưới vai, siết vùng core để cơ thể tạo đường thẳng từ vai đến hông rồi đến gót chân. Siết mông và đùi để giữ chân thẳng. Gập khuỷu tay để hạ ngực xuống sàn, sau đó đẩy tay để trở lại động tác plank cao. Dùng tay trái chạm vai phải, sau đó trở lại tư thế plank cao. Bàn tay phải chạm vai trái sau đó trở về tư thế plank cao. Kết thúc một lần tập. Lặp lại động tác 10 lần.

8.3

LiveUp Sports Push-UP Pro

178,000vnđ

8.0

Power Band Latex Loop

367,000vnđ

8.1

LiveUp Sport Yoga Set 4 Món

371.000vnđ

8.5

TRX Training Pro Kit

1,550,000₫

Đứng với chân rộng bằng vai ở tư thế “kickstand” (bàn chân trái đặt trước chân phải, nhấc gót chân phải lên) và giữ tạ ở mỗi tay, lòng bàn tay hướng xuống. Siết cơ vùng core và giữ khuỷu tay thẳng, nâng tạ cao đến vai. Chậm rãi hạ cánh tay về vị trí ban đầu. Tập 15 lần.

Sản phẩm khuyên dùng

Dây Giày Thông Minh Phản Quang 3 Vạch LiveFit Lock Laces

Không cần buộc dây – Dây giày đủ độ co giãn để bạn điều chỉnh sao cho vừa chân, không lệch và không điểm yếu. Bạn sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động như chạy bộ, đi bộ, tập luyện thể lực, đạp xem tập gym và nhiều hoạt động khác. 

Đứng chân rộng bằng vai, hai tay cầm tạ, lòng bàn tay hướng xuống. Siết cơ vùng core và giữ lưng thẳng, hơi co gối và đổ nhẹ người từ eo về trước sao cho thân trên của bạn gần song song sàn, tay bạn lúc này sẽ ở dưới vai. Đẩy tay về sau hướng lên để tạ thẳng hàng với hông của bạn. Chậm rãi hạ tay về vị trí bắt đầu. Tập 15 lần.

Tìm hiểu thêm: 4 bài tập sức bền với dây TRX dành cho người chạy bộ

Đứng chân rộng bằng vai và vòng dải kháng lực vào hai cổ tay. Nắm hờ hai bàn tay và co khuỷu tay tạo góc 90 độ sao cho hai bàn tay đặt ngay trước bạn. Đây là tư thế bắt đầu. Siết cơ core và giữ khuỷu tay sát sườn, đẩy hai tay ra càng xa nhau càng tốt. Tạm ngừng, sau đó trở về vị trí bắt đầu. Tập 15 lần.

Sản phẩm khuyên dùng

Bộ Dụng Cụ Dây Kháng Lực Đa Năng Rizhao TRX Training Pro Kit

Bộ dây tập kháng lực đa năng Rizhao TRX Training Pro Kit hiện đang là phương pháp tập luyện thể hìnhtại nhà mới mẻ đang tạo trào lưu trên toàn thế giới. TRX, được giới chuyên môn và truyền thông ưu ái gọi tên “phương pháp tập luyện toàn thân số một”

Đứng chân rộng bằng vai và vòng dải kháng lực vài hai cổ tay, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Nâng tay cao ngang vai trước mặt. Đây là tư thế bắt đầu. Siết core, đẩy tay ra càng xa nhau càng tốt. Tạm ngưng, sau đó trở về vị trí bắt đầu. Tập 20 lần.

Phương Pháp Đi Bộ Cải Thiện Sức Khỏe Của Bạn Như Thế Nào?

Đi bộ là một trong những phương pháp tập luyện thể dục đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Thường xuyên đi bộ không những giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm cân mà còn mang đến một vòng eo đáng mơ ước.

Đi bộ đúng cách là như thế nào?

Để đi bộ đúng cách bạn cần chuẩn bị chu đáo và lập kế hoạch chi tiết đến từng mục nhỏ để có thể gắn bó và duy trì động lực.

Khởi động: đừng đi bộ ngay mà bạn cần khởi động để cơ thể bắt đầu từ quen việc vận động.

Xây dựng hoạt động một cách từ từ: bạn nên bắt đầu ở mức thấp nhất 20 phút và sau đó tăng dần lên.

Sử dụng đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả. Bạn nên đi bộ với tốc độ ổn định.

Một đôi giày phù hợp sẽ đưa bạn đến thành công và bảo vệ đôi chân một cách tốt nhất.

Nên lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết và có khả năng thấm hút mồ hôi và đảm bảo sự thoải mái nhất.

Phương pháp đi bộ tăng cường sức khỏe

Dù đi bộ ngắn hay đi bộ đường dài, việc đi bộ sao cho đúng phương pháp là điều vô cùng quan trọng. Việc áp dụng phương pháp phù hợp sẽ giúp bạn luyện tập đúng cách, nhờ đó tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng.

Kỹ thuật đi bộ

Đầu của bạn phải luôn trong trạng thái hướng về phía trước, mắt nhìn thẳng và cằm song song với mặt đất.

 Cổ, vai và lưng tạo thành một đường thẳng và luôn trong trạng thái thả lỏng. Giữ khoảng cách giữa 2 thuỳ tai và vai xa nhất có thể, vươn dài cổ.

Khuỷu tay hơn uốn cong và vung lên xuống tự do, nhịp nhàng theo bước chân.

Cơ bụng giữ chặt, lưng thẳng, không cong về phía trước hoặc phía sau.

Gót chân chạm đất, sau đó từ từ lăn qua các phần bàn chân và cuối cùng là ngón chân.

Đi bộ đúng kỹ thuật sẽ giúp người tập đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa chấn thương

Lập kế hoạch cho hành trình luyện tập

Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn luôn ghi nhớ được mục tiêu. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong giúp người tập luôn đi bộ đúng cách. Do đó, để duy trì thói quen lành mạnh này, bạn nên lập kế hoạch chi tiết và cụ thể.

Lựa chọn một đôi giày phù hợp: việc đi bộ sẽ sử dụng lực từ đôi chân rất nhiều. Do đó một đôi giày thích hợp sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn hoàn thành kế hoạch. Bạn nên chọn những đôi giày có kích thước phù hợp. Ngoài ra, phần đế dẻo, đàn hồi cũng là ưu tiên không thể bỏ qua

Trang phục thoải mái: đi bộ cũng là một hình thức vận động thể thao. Bởi vậy những bộ trang phục thoải mái sẽ giúp bạn vận động dễ dàng hơn. Cùng với đó, bạn cũng nên chuẩn bị quần áo chạy bộ phù hợp với nhiều loại thời tiết khác nhau, để đảm bảo sự hiệu quả và không gián đoạn trong quá trình đi bộ.

Chọn địa điểm phù hợp: bạn có thể lựa chọn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc ngoài trời. Nếu chọn đi bộ ngoài trời, bạn cần chọn các địa điểm bằng phẳng, không có vỉa hè nứt ​​nẻ. Đồng thời, hãy tránh những con đường chứa ổ gà hoặc mặt cỏ không bằng phẳng. Điều này sẽ hạn chế được tai nạn không đáng có.

Giãn cơ: sau quá trình đi bộ dài, bạn nên nhẹ nhàng kéo giãn cơ để cơ được phục hồi.

Theo dõi tiến trình thay đổi của cơ thể

Theo dõi tiến trình thay đổi cơ thể sẽ giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu. Hơn thế nữa, bạn còn có thể cảm nhận sự thay đổi mỗi ngày của cơ thể.

Người tập nên thường xuyên ghi lại số bước đi, quãng đường và thời gian đi bộ của mình. Bạn cũng có thể ghi lại những con số này vào các thiết bị. Máy đếm bước đi hoặc máy theo dõi thể dục cũng là gợi ý tuyệt vời. Bạn có thể để tính toán chính xác bước đi, khoảng cách cũng như các chỉ số sức khỏe. Thói quen này cũng rất tốt để bạn tạo cảm hứng vận động ngay cả khi bạn dừng việc tập luyện trong một thời gian.

Luôn theo dõi sự thay đổi của cơ thể

Tiến trình của bạn cũng có thể theo dõi thông qua việc bắt đầu và kết thúc. Trong 1 ngày tập luyện, cơ thể thay đổi như thế nào. Đặc biệt, việc khởi động khi bắt đầu hoặc lúc hoàn thành quá trình cũng rất quan trọng.

Bạn nên đi bộ chậm trong 5 đến 10 phút để làm nóng cơ trước. Còn khi kết thúc buổi tập luyện, bạn cũng nên chuyển dần về trạng thái đi bộ chậm.

Đây là một trong những cách giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng và động lực tập luyện mỗi ngày. Bằng cách này bạn sẽ thấy được sự cố gắng mỗi ngày của bản thân. Qua sự thay đổi của số bước, quãng đường đi sẽ giúp bạn nhìn thấy thành quả.

Đăng bởi: Thành Nguyễn Minh

Từ khoá: Phương pháp đi bộ cải thiện sức khỏe của bạn như thế nào?

12 Tư Thế Yoga Giúp Bạn Tăng Cường Sức Mạnh Cho Vùng Hông

Tầm quan trọng của khớp hông

Thông thường khi thực hiện các bài tập thể dục, chúng ta thường không chú trọng vào việc cải thiện sự bền bỉ và khỏe mạnh ở vùng hông. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây chính là một bộ phận vô cùng quan trọng đóng vai trò là giá đỡ của cơ thể và giúp cho bạn giữ được thăng bằng cũng như dễ dàng trong việc đi, đứng, ngồi.

Khớp hông có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể chúng ta (Ảnh: Internet)

Để có thể di chuyển linh hoạt, nhanh nhẹn thì bạn không thể không quan tâm đến khớp hông của mình. Vì vậy, bạn cần phải học cách để tăng cường sức mạnh cho vùng hông.

Yoga giúp vùng hông của bạn săn chắc như thế nào?

Căng cứng ở hông là kết quả phổ biến của việc bạn dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi. Khi bạn gặp quá nhiều căng thẳng và bị viêm tích tụ ở hông thì sẽ dẫn đến một số vấn đề về cột sống của bạn.

Yoga mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Yoga là một trong những cách tốt nhất để giảm đau hông đồng thời ngăn ngừa chấn thương hông. Những lợi ích được khoa học chứng minh của yoga đối với hông bao gồm:

Cải thiện tính linh hoạt tổng thể

Tăng cường các cơ nhỏ giúp ổn định khớp hông

Cải thiện lưu thông trong cơ bắp

Kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm để giảm căng thẳng tinh thần

Giảm đau lưng

Ngăn ngừa và kiểm soát thoái hóa khớp ở hông

Giảm nguy cơ chấn thương hông hoặc lưng

Cơ gập hông quan trọng thế nào với cơ thể của bạn?

Các cơ gập hông là một nhóm các cơ nhỏ hỗ trợ khớp hông. Chúng cần có tính cơ động cao để giúp di chuyển phần thân dưới của bạn, đặc biệt là khi đi bộ, cúi xuống và nhấc chân lên.

Các khớp hông nếu không hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng di chuyển (Ảnh: Internet)

Các cơ gấp hông bao gồm:

Pectineus: hỗ trợ vận động đùi

Sartoris: tăng cử động linh hoạt ở chân

Rectus Femoris: nối xương chậu với đầu gối

Iliopsoas: hai cơ hỗ trợ lưng dưới

Những cơ nhỏ nhưng quan trọng này rất cần thiết cho hông khỏe mạnh. Nhiều tư thế yoga mở hông nhắm vào hầu hết hoặc tất cả các nhóm cơ gấp hông để giảm đau và tăng sự ổn định cho cơ thể của bạn.

12 tư thế yoga bạn nên tập để tăng sự dẻo dai cho hông Tư thế đứa trẻ (Balasana)

Một trong những động tác mở hông dễ nhất, tư thế đứa trẻ hay còn gọi là Child’s Pose khá phù hợp với người mới bắt đầu và rất ít gây rủi ro cho những ai chưa quen tập yoga. Gần như bất cứ ai cũng có thể thực hành tư thế này, bất kể mức độ kinh nghiệm hay sự linh hoạt của họ. Tuy nhiên, các dụng cụ như miếng đệm hoặc gối tập yoga có thể hữu ích cho những người có hông cực kỳ săn chắc.

Tư thế đứa trẻ (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bạn bắt đầu ở tư thế với tư thế đang bò và đầu gối xếp dưới hông và hai tay dang rộng bằng vai.

Phần trên của bàn chân nằm thư giãn trên mặt đất.

Đặt hông của bạn lên gót chân khi cánh tay bạn duỗi về phía trước.

Hạ trán xuống sàn và cảm nhận cột sống kéo dài khi xương cụt hướng xuống đất.

Sử dụng một miếng đệm bên dưới hông hoặc dưới phần thân trên để được hỗ trợ thêm.

Bạn nên giữ càng lâu càng tốt, hít thở sâu và tan vào sàn.

Động tác gập chân rộng về phía trước (Prasarita Padottanasana)

Để mở rộng đùi trong và cảm thấy phần lưng dưới được giải phóng, động tác gập người về phía trước với hai chân tạo thành chữ “V” lộn ngược có thể khiến cho phần hông cực kỳ nhẹ nhõm.

Tư thế gập chân rộng về phía trước (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bạn bắt đầu với tư thế đứng và tách hai chân rộng bằng vai hoặc hơn. .

Đưa tay lên hông và tập trung vào cốt lõi của bạn.

Nâng cao qua thân mình và từ từ gập người về phía trước qua hai chân. Cố gắng chỉ uốn cong ở khớp hông và không uốn cong lưng dưới của bạn.

Nếu bạn cảm thấy lưng bị cong, hãy ngừng uốn cong và đặt một khối bên dưới tay để đưa sàn đến gần cơ thể bạn hơn. Bạn cũng có thể giữ đầu gối cong để giảm cường độ.

Nếu có thể, hãy đặt hai bàn tay của bạn trên thảm và để cổ thả lỏng xuống.

Cảm nhận các cạnh của bàn chân ấn xuống đất bằng cách tưởng tượng bốn góc của bàn chân (ngón chân cái, ngón út và mỗi bên gót chân) làm điểm neo cho cơ thể.

Hít vài hơi thật sâu, tập trung vào phần cột sống và cảm thấy hông của bạn mở ra khi xương cụt của bạn vươn lên trời.

Để thả lỏng, hít vào và đưa cánh tay của bạn trở lại hông trước khi từ từ nâng thân mình trở lại tư thế đứng.

Tư thế chim bồ câu (Raja Kapotasana)

Tư thế con bồ câu hay còn gọi là Pigeon Pose là một tư thế mở hông sâu, bởi vì chúng tác động vào phần bên ngoài cơ mông và cơ gấp hông của một hông cùng một thời điểm. Tư thế này có thể khá khó để thực hiện, vì vậy nếu bạn gặp khó khăn vì cơ thể thiếu đi sự linh hoạt thì tốt nhất bạn nên thực hiện tư thế này với một khối yoga hoặc miếng đệm bên dưới cơ mông.

Tư thế chim bồ câu (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bắt đầu với tư thế Chó úp mặt với hông đẩy về phía trần nhà.

Hít vào và đưa chân trái của bạn lên không trung, sau đó kéo nó về phía trước dưới ngực của bạn. Bạn hãy đưa đầu gối trái của bạn xoay ra ngoài khi bạn đưa bàn chân trái xuống dưới hông phải.

Chân của bạn sẽ trông giống như hình chữ L bên dưới phần thân dưới của bạn. Điều chỉnh bàn chân và cẳng chân về phía trước hoặc phía sau khi cần thiết để giảm hoặc tăng độ căng.

Giữ chân phải thẳng phía sau bạn với phần trên của đùi, cẳng chân và bàn chân nằm trên thảm.

Bạn có thể giữ thân về phía trước và nâng lên hoặc bắt đầu gập khuỷu tay về phía trước để kéo căng sâu hơn.

Bạn sẽ cảm nhận được sự kéo căng sâu ở cơ gấp hông bên ngoài khi đầu gối ấn xuống đất.

Hãy cẩn thận để giữ cho hông hướng về phía trước và vuông góc về phía trước của tấm thảm. Lưu ý, nghiêng cơ thể sang một bên sẽ khiến bạn mất thăng bằng và không thực hiện đúng tư thế này.

Sử dụng trọng lực và trọng lượng của thân trên đùi của bạn để đẩy phần hông hạ xuống đất.

Để kết thúc tư thế này, hãy đẩy ngược trở lại tư thế Chó úp mặt hoặc đưa chân sau thẳng về phía trước.

Yogi Squat/Garland Pose (Malasana)

Yogi Squat là động tác kéo căng tác động trực tiếp vào phần trong háng và đùi trên. Nó sử dụng trọng lực và trọng lượng cơ thể của chính bạn để giải phóng cơ hông và đánh thức năng lượng ở phần dưới cơ thể. Đặc biệt, tư thế này cũng rất tốt cho tiêu hóa, sức khỏe sinh sản và khả năng vận động của xương chậu.

Tư thế Malasana (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bắt đầu ở tư thế đứng dang rộng hai chân với hai bàn chân cách nhau bằng vai của bạn.

Gập đầu gối và bắt đầu hạ thấp xương cụt về phía thảm. Điều này sẽ giống như một động tác ngồi xổm.

Các ngón chân của bạn có thể tự nhiên hơi hướng ra ngoài hoặc hướng về phía trước.

Giữ cho cột sống của bạn càng thẳng càng tốt sẽ góp phần giúp trọng tâm hoạt động nhẹ nhàng hơn.

Đưa tay về phía trước ngực, bạn có thể làm tư thế chắp tay để trọng lực hoàn toàn tập trung vào phần hông của bạn. Sau đó, giữ cho ngực của bạn hướng về phía trước và nâng lên.

Nếu bạn linh hoạt, hãy đưa khuỷu tay của bạn vào bên trong đầu gối và sử dụng chúng để ấn hai chân ra xa nhau hơn.

Hít vào phần căng siêu sâu ở háng của bạn. Giữ trong 30 giây đến 1 phút. Sử dụng sức mạnh của bạn để đẩy lên và ngừng lại tư thế nếu nó khiến cho các cơ của bạn quá căng.

Để kết thúc tư thế, bạn chỉ cần duỗi thẳng chân khi bạn ấn qua bàn chân để trở lại tư thế đứng.

Tư thế trăng lưỡi liềm cao (High Crescent Lunge)

Tư thế High Crescent Lunge thường được sử dụng để chuẩn bị cho các tư thế trung bình như Warrior I và Warrior II. Tư thế đứng thẳng này kéo căng đùi trước cũng như háng, cơ gấp hông bên ngoài.

Tư thế trăng lưỡi liềm cao (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bắt đầu với tư thế Chó úp mặt với hông nâng lên trời.

Hít vào và đưa chân phải lên khi bạn ấn gót chân trái xuống sàn.

Ở lần hít vào tiếp theo, đưa chân phải về phía trước và đặt dưới cơ thể. Đầu gối và đùi phải tạo thành một góc vuông bên dưới thân của bạn.

Giữ cho gót chân sau của bạn nhấc lên khi bạn ấn tay xuống để nâng phần thân trên của bạn lên tư thế thẳng đứng và vươn cánh tay qua đầu.

Tư thế này sẽ giống như một bước nhảy và bạn cần đảm bảo giữ cho hông của bạn hướng về phía trước và thẳng hàng bằng cách tưởng tượng một sợi dây kéo hông trái về phía trước tấm thảm.

Giữ trong 3-5 nhịp thở rồi bước chân sau về phía trước thành tư thế Núi đứng.

Bước trở lại với chân phải để lặp lại ở chân phía bên kia.

Trăng lưỡi liềm thấp (Low Lunge)

Nếu bạn muốn duỗi đùi trước và háng trong khi mở rộng vai, Low Lunge là một bài tập phục hồi sau tập luyện tuyệt vời giúp cải thiện tư thế và tăng cường năng lượng của bạn trong khi kéo căng cơ gấp hông.

Tư thế trăng lưỡi liềm thấp (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Từ tư thế Chó úp mặt, hít vào và bước chân phải về phía trước, uốn cong đầu gối phải trực tiếp qua gót chân phải.

Đưa đầu gối trái của bạn xuống sàn và điều chỉnh nó về phía sau cho đến khi bạn cảm thấy căng thoải mái ở phía trước đùi trái. Đặt phần trên của bàn chân trái thư giãn trên thảm.

Nâng thân mình lên và đưa hai cánh tay qua đầu với lòng bàn tay hướng vào trong.

Nhìn lên một chút mà không khiến cho vùng cổ của bạn bị đau.

Ngồi xuống sâu hơn và bạn sẽ cảm thấy cơ gấp hông phải căng ra và đùi trái dài ra.

Kéo xương cụt của bạn xuống dưới và cảm thấy xương chậu của bạn xoay về phía trước.

Giữ trong 30 giây đến 1 phút rồi thở ra trở lại tư thế chó úp mặt.

Lặp lại với chân bên kia.

Tư thế em bé hạnh phúc (Happy Baby Pose)

Bất kỳ tư thế nào có “đứa trẻ” hoặc “em bé” trong đó đều có xu hướng khá dễ thực hiện và cũng mang lại hiệu quả cực kỳ cao. Happy Baby là một tư thế thoải mái tạo cảm giác nhẹ nhàng đáng kể trên thắt lưng của bạn. Khi bạn dùng tay ấn nhẹ bàn chân và đầu gối ra ngoài, bạn có thể mở rộng háng và hông để giải phóng cảm xúc sâu sắc.

Tư thế đứa trẻ hạnh phúc (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Khi bắt đầu tư thế này bạn cần nằm ngửa.

Khi thở ra, uốn cong đầu gối và kéo chân về phía bụng.

Khi hít vào, nắm chặt mặt ngoài của bàn chân hoặc vòng ngón tay và ngón trỏ quanh ngón chân cái.

Nhẹ nhàng bắt đầu kéo đầu gối của bạn ra ngoài và hướng xuống phần nách.

Cố gắng giữ cho cột sống của bạn bằng phẳng với mặt đất và không nhấc phần lưng ra khỏi thảm tập.

Điều chỉnh cường độ của động tác mở hông bằng cách kéo nhẹ hơn hoặc mạnh hơn vào lòng bàn chân của bạn.

Giữ trong 1-2 phút khi bạn thở.

Để kết thúc tư thế, bạn sẽ từ từ đưa hai chân trở lại sàn.

Bạn có thể thực hiện lặp lại động tác này nhiều lần trong 1 buổi tập.

Tư thế con thằn lằn (Utthan Pristhasana)

Tư thế con thằn lằn là một động tác mở hông sâu khác mà bạn có thể thực hiện. Nó tăng cường sức mạnh và kéo dài đáng kể ở vùng cơ gấp hông và gân kheo. Đồng thời, tư thế này cũng đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng của bạn.

Tư thế con thằn lằn (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bắt đầu với tư thế chó úp mặt và chân trái về phía trước.

Đặt bàn chân trái ở mép ngoài của bàn tay trái của bạn như thể ở tư thế cúi thấp.

Hạ đầu gối phải xuống sàn và ấn hông về phía trước, duy trì cột sống thẳng và thân thẳng đứng.

Nếu bạn cảm thấy ổn, hãy từ từ hạ cẳng tay xuống, giữ cho lưng phẳng và cổ thon dài.

Cuối cùng, duỗi thẳng chân phải và nhấn vào quả bóng của bàn chân phải.

Giữ trong 5-10 nhịp thở rồi lặp lại ở chân đối diện.

Tư thế vặn mình (Ardha Matsyendrasana)

Động tác vặn người phục hồi này là một tư thế yoga tuyệt vời để chống lại các tư thế trước đó tập trung vào đùi trong và háng. Nó tập trung vào các cơ gập và xoay hông bên ngoài đồng thời mang lại tác dụng giảm xoắn cột sống giúp kích thích tiêu hóa.

Tư thế vặn mình (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bắt đầu ở tư thế ngồi với hai chân duỗi thẳng trước mặt và giữ cho cột sống thẳng.

Cong đầu gối phải của bạn và bắt chéo nó qua bên trái. Gập bàn chân phải vào mông phải.

Hít vào khi bạn duỗi cánh tay phải dọc theo tai phải.

Khi bạn thở ra, xoay thân sang trái và đặt khuỷu tay phải của bạn ở bên ngoài đầu gối trái của bạn.

Dùng lòng bàn tay trái ấn nhẹ vào tấm thảm phía sau xương cụt. Cảm nhận sự kéo căng sâu bên ngoài hông phải và cơ mông của bạn.

Đưa ánh mắt của bạn qua vai trái, nhưng không nhìn vào cổ hoặc vặn quá mức.

Khi bạn hít vào, kéo dài cột sống của bạn lên cao. Khi bạn thở ra, bạn thực hiện động tác vặn nhiều hơn một chút. Và lưu ý là bạn không nên ngã khuỵu xuống.

Để kết thúc tư thế, bạn hãy duỗi chân ra rồi chuyển sang phía bên kia.

Hãy lưu ý rằng tránh vặn quá mức hoặc đẩy cột sống của bạn vượt quá giới hạn của nó.

Tư thế con ếch (Bhekasana)

Con ếch là một tư thế yoga mở hông trung bình đòi hỏi sự linh hoạt và tập trung đáng kể. Nó kích thích tiêu hóa, tuần hoàn và cơ lưng khỏe hơn để cải thiện tư thế. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về đầu gối hoặc hông quá căng, tốt nhất nên tránh tư thế này.

Tư thế con ếch (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bắt đầu ở tư thế với hai cổ tay xếp chồng lên nhau bên dưới vai và đầu gối uốn cong thẳng hàng bên dưới hông.

Từ từ mở rộng đầu gối của bạn với mỗi bàn chân uốn cong, các ngón chân hướng ra ngoài. Sử dụng miếng đệm đầu gối yoga hoặc chăn yoga để hỗ trợ đầu gối nếu chúng cảm thấy không thoải mái.

Hạ cánh tay xuống và ấn lòng bàn tay xuống sàn.

Khi bạn mở rộng đầu gối, hãy cảm thấy háng của bạn bắt đầu mở ra về phía thảm. Duy trì cột sống thẳng và cổ thẳng.

Đẩy cơ thể xuống thấp nhất có thể và giữ trong 5-10 nhịp thở.

Bạn có thể kết thúc tư thế này bằng tư thế đứa trẻ để thả lỏng cơ cơ thể.

Tư thế góc cố định (Supta Baddha Konasana)

Khi bạn nằm ngửa với lòng bàn chân chạm vào nhau và đầu gối dang ra, bạn có thể trải nghiệm tất cả những lợi ích của việc mở hông cũng như giải phóng vai và lưng.

Tư thế góc cố định (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bạn sẽ bắt đầu với tư thế nằm ngửa.

Sau đó gập đầu gối và chạm hai lòng bàn chân vào nhau. Việc điều chỉnh chúng đến gần hoặc xa bạn hơn tùy thuộc vào sự linh hoạt mà cơ thể bạn có.

Để hông ngoài mở ra khi đầu gối hạ xuống sàn cho đến khi bạn cảm thấy căng sâu ở đùi trong.

Đặt phẳng cột sống của bạn xuống thảm và tùy ý đưa cánh tay của bạn qua đầu.

Giữ trong 4-10 nhịp thở hoặc bao lâu tùy thích.

Bạn kết thúc tư thế này bằng cách đặt bàn chân lên thảm và ngồi dậy.

Tư thế vũ công (Natarajasana)

Đây là một trong những tư thế đứng mở hông tốt nhất, tư thế này được xem là đỉnh cao của bài tập tác động vào vùng hông của chúng ta. Bởi vì nó đòi hỏi bạn phải đáp ứng về khả năng giữ thăng bằng, sự tập trung, sức mạnh của chân và khả năng vận động của hông đồng thời tích hợp động tác gập lưng lớn.

Tư thế vũ công (Ảnh: Internet)

Các bước thực hiện tư thế:

Bắt đầu với hai chân cách nhau bằng hông.

Bạn hãy uốn cong chân của bạn.

Chuyển trọng lượng của bạn vào bàn chân phải và uốn cong đầu gối trái của bạn. Bàn chân trái phải vươn về phía xương sống của bạn.

Với cánh tay trái của bạn, vươn ra sau và nắm lấy mặt trong của vòm bàn chân trái.

Điều này sẽ xoay vai của bạn ra bên ngoài để khuỷu tay của bạn hướng ra ngoài.

Đưa đầu gối trái trở lại thẳng hàng với bên phải trước khi tiếp tục.

Khi hít vào, đưa cánh tay phải lên trời, lòng bàn tay hướng về phía trước.

Khi thở ra, bắt đầu đá chân trái vào tay khi chân sau nhấc lên và ra sau. Để cột sống của bạn cong tự nhiên mà không cong quá mức vào phần lưng dưới.

Giữ hông trái thẳng hàng với hông phải và duy trì đầu gối phải thẳng và giữ trọng lực cơ thể.

Giữ đầu của bạn về phía trước khi bạn vươn lên và về phía trước trong mỗi hơi thở.

Giữ trong 3-7 nhịp thở, sau đó thả ra bằng cách từ từ thả chân trái xuống sàn.

Health

Yogigo

Đăng bởi: Thư Nguyễn Thị ánh

Từ khoá: 12 tư thế yoga giúp bạn tăng cường sức mạnh cho vùng hông

17 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Máy Chạy Bộ Đối Với Tập Luyện Và Sức Khỏe

Giúp cơ bắp săn chắc

Cơ bắp săn chắc là một trong những tác dụng tuyệt vời của máy chạy bộ đối với tập luyện và sức khỏe. Chạy bộ là toàn cơ thể bạn phải vận động, đặc biệt là cơ chân, bắp đùi, mông và bụng.

Bạn tập luyện thường xuyên và đúng cách, cơ bắp sẽ được tác động rõ rệt, trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn. Thay đổi rõ rệt nhất trên cơ thể là cơ chân và cơ mông sẽ săn gọn và chắc khỏe.

Tập luyện với máy Chạy Bộ Aguri AGT-108L mỗi ngày giúp cho cơ thể săn chắc, khoẻ mạnh

Tăng sức bền, độ dẻo dai

Nếu bạn sử dụng máy chạy bộ thường ngày để luyện tập, thì sẽ giúp bạn tăng cường thể lực, nâng cao sức khỏe thể chất rất hiệu quả. Đồng thời, chạy bộ trên máy còn giúp bạn có sức bền, độ dẻo dai cao và tràn đầy sinh lực.

Người có thói quen tập thể dục hay chạy bộ trên máy tập mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, nên cơ thể dẻo dai, ít bị cảm cúm so với người không tập thể thao.

Máy Chạy Bộ Aguri AGT- 817LE được tích hợp 12 chương trình chạy giúp bạn cải thiện sức bền và tăng cường sự dẻo dai

Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả

Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng là lợi ích được rất nhiều người quan tâm, nhất là chị em phụ nữ. Khi luyện tập trên máy chạy bộ, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ được vận động liên tục, nhất là cơ bụng, cơ mông và cơ vai.

Quá trình vận động sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, nếu bạn chạy bộ trên máy khoảng 30 phút sẽ đốt cháy khoảng 250calo. Thế nên, tập thể dục trên máy chạy bộ là phương pháp giảm cân, đốt cháy mỡ bụng vô cùng hữu hiệu.

Máy Chạy Bộ Airbike Sport MK-301 giúp hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả

Hạn chế vấn đề xương khớp

Các bác sĩ cho rằng, bạn rèn luyện thể thao trên máy chạy bộ có tác dụng tăng mật độ xương khớp cũng như giúp hệ xương chắc khỏe, dẻo dai hơn. Đồng thời, hạn chế những vấn đề xương khớp như đau đầu gối, viêm khớp, đau nhức chân,…

Chạy bộ thường xuyên còn giúp bạn tăng chiều cao, vì xương của bạn dài ra, phòng ngừa tình trạng giòn xương, hạn chế vấn đề loãng xương khi về già rất hiệu quả.

Máy Chạy Bộ Aguri AGT-120L được trang bị thảm PU + PVC có tác dụng giảm trơn trượt tốt, hạn chế chấn thương khi chạy

Giảm stress, giảm căng thẳng

Tương tự như các hoạt động thể dục, thể thao khác, chạy bộ sẽ giúp bạn sản sinh ra hormone hạnh phúc là endorphin. Nó có tác dụng đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực, giúp bạn vui vẻ, giảm căng thẳng, stress rất hiệu quả.

Thực tế cũng đã chứng minh, người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao sẽ vui tươi, tinh thần phấn chấn và yêu đời hơn người ít vận động.

Chạy bộ sẽ giúp bạn sản sinh ra hoocmon hạnh phúc đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi

Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Lười vận động, thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử hoặc áp lực trong công việc và cuộc sống là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm ngày càng phổ biến ở giới trẻ hiện nay.

Theo các chuyên gia, quá trình vận động sẽ giúp cơ thể giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực, mang đến cho bạn tâm trạng vui tươi hơn. Vì thế việc tập luyện trên máy chạy bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Luyện tập chạy bộ với máy chạy bộ Aguri AGT-116LE để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Khi bạn tích hợp các bài tập thể dục trên máy chạy bộ, sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ, mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đồng thời bạn cũng dễ đi vào giấc ngủ hơn, vì chạy bộ giúp cơ thể khỏe khoắn, hoạt động trao đổi chất diễn ra trơn tru.

Nếu bạn thường xuyên bị chứng mất ngủ hoặc khó ngủ, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và suy nhược thì bạn hãy thử luyện tập chạy bộ trên máy chạy bộ. Chỉ cần kiên trì tập luyện mỗi ngày bạn sẽ thấy được những cải thiện rõ rệt.

Advertisement

Tập luyện kiên trì để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn

Cải thiện chức năng của não bộ

Chạy bộ sẽ giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển oxy lên não, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa não bộ. Việc luyện tập chạy bộ thường xuyên sẽ giúp cho não bộ trở nên linh hoạt và nhanh nhạy hơn.

Việc đi hoặc chạy bộ trên máy chạy bộ Airbike Sport MK-338 giúp cải thiện chức năng não bộ

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Theo Hội tim mạch Việt Nam, chạy bộ nói riêng hay tập thể dục nói chung, đều có tác dụng giảm thiểu các yếu tố gây bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol trong máu rất hiệu quả.

Luyện tập trên máy chạy bộ còn tăng cường lượng oxy cung cấp cho các tế bào, giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch. Người bệnh tim mạch cũng có thể sử dụng máy chạy bộ, nhưng phải hỏi qua bác sĩ điều trị và tập với cường độ phù hợp.

Máy Chạy Bộ Aguri AGT-108L sở hữu màn hình LCD giúp bạn dễ dàng theo dõi các chỉ số như nhịp tim, huyết áp

Tăng cường hệ miễn dịch

Bạn biết không, các bài tập trên máy chạy bộ không chỉ giúp săn chắc cơ bắp mà còn có tác dụng bổ sung các thành phần có lợi cho hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ giúp bạn chống chọi lại những sự thay đổi bất chợt của thời tiết, môi trường bên ngoài, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh như cảm cúm, sốt, covid,…

Chạy bộ trên máy chạy bộ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh

Tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa

Theo các bác sĩ, quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể sẽ diễn ra thông qua sự điều tiết mồ hôi. Trong khi đó, việc chạy bộ đòi hỏi bạn phải vận động liên tục, giúp cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn sơ với bình thường.

Vậy nên, nếu chăm chỉ luyện tập chạy bộ đúng cách và thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời cơ thể sẽ tiếp thu nguồn năng lượng mới tốt hơn, có lợi cho hệ tiêu hóa.

Chạy bộ sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, giúp đẩy nhanh quá trình thải độc tố

Tăng cường mật độ xương

Khi bạn tập luyện chạy bộ sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Các chất dinh dưỡng, nhất là canxi sẽ được đưa tới để nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe hơn.

Hãy thường xuyên luyện tập chạy bộ để giúp xương khớp được chăm sóc tốt hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển của khung xương, hỗ trợ gia tăng chiều cao hiệu quả.

Chạy bộ trên máy giúp khung xương phát triển nhanh

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư và huyết áp

Một trong những lợi ích quan trọng mà chạy bộ có thể mang lại cho con người đó chính là hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bởi cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn có được hệ miễn dịch tốt để đẩy lùi các mầm mống ung thư.

Ngoài ra, khi cơ thể vận động sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Điều này sẽ giúp giữ cho huyết áp luôn ở mức ổn định, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý về tim mạch.

Theo dõi và quản lý nhịp tim và huyết áp dễ dàng với màn hình LCD trên máy chạy bộ Aguri AGT-117L

Tốt cho hệ hô hấp, phổi

Chạy bộ không chỉ tốt cho tim mạch, mà còn tốt cho hệ hô hấp, phổi. Khi chạy, lượng oxy nạp vào cơ thể nhiều hơn. Từ đó, khả năng đào thải carbon cùng các chất độc hại ra ngoài hiệu quả hơn.

Nhằm tăng cường hoạt động của lá phổi, giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn, bạn hãy thực hiện kỹ thuật hít thở đúng cách khi chạy. Ngoài ra, khi chạy với máy chạy bộ trong nhà, bạn cũng hạn chế được khói bụi ngoài đường làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Chạy bộ tốt giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ hô hấp hiệu quả

Giúp làm đẹp da

Tiếp tục là một lợi ích tuyệt vời khi luyện tập trên máy chạy bộ được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích và quan tâm là cải thiện làn da khỏe đẹp, chống lão hóa.

Khi chạy bộ sẽ giúp bạn ngủ ngon, giảm căng thẳng, từ đó tăng khả năng trao đổi chất, đào thải độc tố nên da dẻ sẽ sáng đẹp, khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn không phải chạy bộ ngoài trời, hạn chế lượng khói bụi tác động vào da.

Chạy bộ trên máy giúp mang lại làn da săn chắc và sáng đẹp

Cải thiện chất lượng sức khỏe toàn diện

Chạy bộ là hình thức luyện tập thể dục đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận trên cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ không ngừng vận động và sản sinh ra nhiều hóc môn và lợi khuẩn tốt cho sức khỏe.

Điều này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng sức khỏe toàn diện, mang đến cho bạn một cơ thể luôn khỏe mạnh và một tinh thần luôn sảng khoái, vui tươi để có thể làm việc, học tập năng suất.

Máy Chạy Bộ Aguri AGT- 817LE giúp cải thiện sức khỏe toàn diện

Thích hợp cho người cao tuổi

Máy chạy bộ đặc biệt thích hợp sử dụng cho người cao tuổi, vì họ có thể tự luyện tập tại nhà vào những thời gian rảnh, hạn chế tập luyện thể dục ngoài trời nhằm phòng ngừa những rủi ro về giao thông, thời tiết hay địa hình.

Hơn thế nữa, hoạt động trên máy chạy bộ còn giảm các nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, suy giảm trí nhớ, mất ngủ hay xương khớp cực hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn cho người cao tuổi.

Máy chạy bộ đặc biệt thích hợp sử dụng cho người trung niên, cao tuổi

Gội Đầu Dưỡng Sinh – Sự Lựa Chọn Mới Cải Thiện Sức Khỏe Mỗi Ngày

Gội đầu dưỡng sinh là hình thức gội đầu rất được chị em phụ nữ yêu thích lựa chọn

Gội đầu dưỡng sinh là gì?

Gội đầu dưỡng sinh có nguồn gốc từ Ấn Độ và du nhập vào Việt Nam từ chục năm trước. Tuy nhiên đến hiện nay thì gội đầu dưỡng sinh mới được phổ biến và nhận được sự yêu thích của chị em phụ nữ.Gội đầu dưỡng sinh là phương pháp thực hiện gội đầu kết hợp với các kỹ thuật massage trị liệu, bấm huyệt tại vùng cổ, vai, gáy, da đầu,… để giúp làm sạch tốc và cải thiện sức khỏe. Phương pháp này tác dụng trực tiếp nên các huyệt vị thần kinh nên giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi một cách hiệu quả. Ngoài ra, dầu gội sử dụng được chiết suất tự nhiên an toàn và tốt cho tóc.

Tác dụng của gội đầu dưỡng sinh với cơ thể

Gội đầu dưỡng sinh đem lại nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể như:

Làm sạch da đầu và tóc

Phương pháp này giúp gội đầu kỹ hơn từ đó làm sạch da đầu, loại bỏ những bụi bẩn bám dính lên tóc. Từ đó giúp lỗ chân tóc thông thoáng, giảm các tình trạng tắc nghẽn, ngứa hoặc gàu. Các thảo dược thiên nhiên được sử dụng khi gội đầu sẽ có tác dụng an toàn lên toàn bộ mái tóc, góp phần giúp tóc mềm mượt, chắc khỏe và óng ả hơn.

Thảo dược tự nhiên giúp làm sạch và bóng tóc

Giảm căng thẳng thần kinh và hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Gội đầu dưỡng sinh sẽ kết hợp với các phương pháp massage trên các bộ phận như cổ, vai, gáy,… Việc tác dụng trực tiếp lên các huyệt vị ở đây giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn cơ bắp từ đó giúp cơ thể trở lên thoải mái hơn. Việc massage thư giãn thường xuyên giúp sản sinh ra hóc môn hạnh phúc xua tan đi mệt mỏi đồng thời cũng giúp cơ thể trở lên khỏe mạnh hơn.

Cải thiện các vấn đề về giấc ngủ, giảm tình trạng đau đầu

Massage và bấm huyệt da đầu sẽ giúp kích thích hệ tuần hoàn máu từ đó giúp máu, oxy lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, hệ tuần hoàn hoạt động tốt còn giúp đem dưỡng chất cung cấp đủ cho não. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng đau đầu hay các bệnh về thần kinh khác do thiếu máu hoặc thiếu oxy.Mặt khác, việc massage nhẹ nhàng trên da đầu còn giúp ổn định huyết áp, cải thiện trí nhớ, sự tập trung đồng thời giúp giấc ngủ được sâu hơn, ngon giấc hơn. Gội đầu dưỡng sinh thường xuyên còn giúp da dẻ hồng hào, căng bóng và khỏe mạnh hơn.

Kích thích mọc tóc

Massage da đầu sẽ giúp kích thích sự mọc tóc và đẩy mạnh hơn quá trình lưu thông máu đến các nang tóc. Điều này giúp giảm thiệu tình trạng rụng tóc và kích thích tóc con mọc nhanh hơn. Mặt khác vì sử dụng dầu gội có chiết suất tự nhiên nên da đầu sẽ tránh bị tác động của hóa chất từ đó giúp mái tóc khỏe hơn và bóng mượt hơn.

Giảm thiểu triệu chứng đau mỏi cổ, vai, gáy hiệu quả

Gội đầu dưỡng sinh sẽ kết hợp với các kỹ thuật massage cho khu vực cổ, vai, gáy. Các bước massage này giúp thư giãn cơ bắp và giảm sự kích thích tới các cơ, từ đó khiến cơn đau thuyên giảm dần. Mặt khác, massage sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, đả thông huyệt vị, kinh mạch. Điều này sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Massage giúp giảm các tình trạng đau mỏi cổ, vai, gáy

Nên trải nghiệm gội đầu dưỡng sinh ở đâu?

Hiện nay, gội đầu dưỡng sinh được các spa thẩm mỹ cung cấp là chủ yếu. Do đó để nhận được sự chăm sóc, massage đúng kỹ thuật thì bạn nên lựa chọn các cơ sở spa chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên có tay nghề sẽ massage, bấm huyệt giúp bạn thấy thư giãn, thoải mái hơn.

Bạn có thể trải nghiệm gội đầu dưỡng sinh tại các đơn vị đối tác của Dealtoday, với voucher và các chương trình ưu đãi hấp dẫn.

Gội đầu dưỡng sinh tại Regina Spa

Gội đầu dưỡng sinh 70 phút tại Claudia Spa

Gội đầu dưỡng sinh tại TD Beauty And Academy

Gội đầu dưỡng sinh tại Dưỡng Sinh Trung Hoa Tuệ Tĩnh

Ngoài ra, các cơ sở này còn thiết kế không gian gội đầu thư thái với âm nhạc và mùi hương tự nhiên giúp bạn thêm thoải mái và dễ chịu. Giá của dịch vụ gội đầu dưỡng sinh chỉ dao động khoảng 150.000đ – 350.000đ nên bạn sẽ rất dễ dàng để lựa chọn.

Gội đầu dưỡng sinh là phương pháp gội đầu an toàn và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Hãy tìm đến các địa chỉ spa uy tín hoặc săn deal hấp dẫn tại Dealtoday để được sử dụng dịch vụ gội đầu dưỡng sinh chuẩn quốc tế với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Đăng bởi: Nguyễn Trọng Ngẩu

Từ khoá: Gội đầu dưỡng sinh – Sự lựa chọn mới cải thiện sức khỏe mỗi ngày

10 Lợi Ích Bất Ngờ Của Chanh Mật Ong Giúp Cải Thiện Sức Khỏe

Chanh mật ong được coi là một phương thuốc hiệu quả để giảm cân, bạn nên uống 1 cốc nước chanh mật ong ngay sau khi bạn thức dậy. Thức uống này giúp làm sạch đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, uống nước chanh mật ong còn giúp no lâu, tránh được việc ăn quá nhiều, có hiệu quả trong việc duy trì cân nặng.

Mỗi thành phần trong một ly chanh mật ong đều có vai trò khác nhau:

Nước ấm giúp bạn tăng cường trao đổi chất, giúp bạn đốt cháy calo nhanh hơn.

Nước chanh có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, giúp cơ thể bạn luôn cảm thấy được tràn đầy năng lượng.

Mật ong còn cung cấp một số calo nhưng cũng hỗ trợ đốt cháy chất béo.

Bạn nên dừng uống nước ngọt hay các đồ uống có chứa lượng lớn đường khác sang nước chanh mật ong để giảm lượng calo và đường trong cơ thể. Theo nghiên cứu trong một lon nước ngọt thông thường có chứa 110 calo và 30 gam đường.

Tuy nhiên, một ly nước chanh mật ong bằng khối lượng chỉ chứa khoảng 25 calo và 6 gam đường.

Chanh mật ong có tác dụng giảm cân hiệu quả

Một ly nước chanh mật ong ấm giúp cải thiện triệu chứng như nghẹt mũi và đau cổ họng. Bản thân chanh chứa rất nhiều vitamin C, có vị ngon và tăng cường khả năng miễn dịch, chúng giúp cơ thể bạn sản xuất các tế bào bạch cầu chống lại sự nhiễm trùng.

Một nghiên cứu năm 2009 của Kathryn về việc sử dụng vitamin C trong dự phòng và điều trị cảm lạnh thông thường cho kết quả khách quan về việc sử dụng vitamin C để dự phòng và điều trị cảm lạnh thông thường.

Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C thường xuyên có thể làm giảm thời gian của các triệu chứng cảm lạnh ở cả người lớn và trẻ em. [1]

Bên cạnh đó, mật ong còn được cho rằng làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất ho ở trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.[2]

Chanh mật ong có tác dụng giảm ho ở trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp trên

Nước chanh mật ong rất giàu pectin – một loại chất xơ hòa tan có khả năng chống oxy hóa, thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa. Cơ chế hoạt động của pectin là hấp thu lượng nước dư thừa từ đường tiêu hóa để giúp làm cứng phân.

Ngoài ra, nước chanh mật ong còn hỗ trợ gan sản xuất mật, vốn rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn. [3]

Một nghiên cứu về tác dụng của mật ong được đăng trên tạp chí Food Quality and Safety năm 2023 cho thấy mật ong chứa các oligosaccharide hoạt động như các chất lên men đường, tạo ra các chất chuyển hóa có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. [4]

Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp bảo vệ đường tiêu hóa

Trong cuộc sống hiện đại, thói quen ăn uống không lành mạnh cùng với môi trường ô nhiễm và các hóa chất độc hại có thể gây tích lũy các chất độc hại bên trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Uống nước chanh mật ong giúp bạn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này giữ cho cơ thể không bị nhiễm các gốc tự do và độc tố dẫn đến nổi mụn hay táo bón. Ngoài ra, nước chanh mật ong còn có tác dụng như một loại thuốc bổ gan hiệu quả bằng cách trung hòa các gốc tự do gây hại. [5]

Nước chanh mật ong giúp loại bỏ các độc chất ra khỏi cơ thể, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh

Nước chanh mật ong đóng vai trò như một chất tăng cường năng lượng tự nhiên, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng hiệu quả và nhanh chóng rất tốt cho quá trình tập luyện thể dục, thể thao.

Đồng thời, loại thức uống này cũng giúp ổn định mức năng lượng sau những bài tập thể dục hay hoạt động thể thao có cường độ cao.

Uống một ly chanh mật ong mỗi ngày giúp cơ thể bạn bổ sung các chất cần thiết cho một ngày tràn đầy năng lượng

Trong mật ong chứa các lợi khuẩn (probiotic) thuộc chủng Lactobacillus kunkeei. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 11 người trưởng thành được cho uống 1000mg chủng lợi khuẩn này trong 4 tuần giúp tăng nồng độ IgA – một kháng thể có vai trò trong chức năng miễn dịch cơ thể. [6]

Ngoài ra, mật ong và chanh chứa nhiều vitamin B, C và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại các tình trạng nhiễm trùng.

Một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị mùa xuân của Hiệp hội vi sinh vật học nói chung ở Harrogate, Vương quốc Anh, tiết lộ rằng mật ong Manuka có thể đảo ngược khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn. [7]

Nước chanh mật ong có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, tránh các bệnh thông thường

Một ly chanh mật ong vào mỗi buổi sáng là một cách hiệu quả để giải quyết mụn trứng cá và các vấn đề khác về da.

Chanh có chứa axit citric giúp loại bỏ các dầu thừa trên da, tẩy các tế bào da chết và các mảnh vụn tích tụ làm tắc nghẽn các tuyến bài tiết trên da.

Ngoài ra, mật ong có khả năng kháng khuẩn tốt cho gan. Mật ong chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa như axit phenolic và flavonoid giúp bảo vệ làn da khỏi một số tình trạng tổn thương do các tác nhân như tia UV, hóa chất, mỹ phẫm,…

Kết hợp từ hai nguyên liệu trên, nước chanh mật ong có tác dụng kháng khuẩn, đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên, giúp thanh lọc máu, tăng cường collagen và làm cho làn da của bạn sáng và mềm mại.

Advertisement

Chanh mật ong có tác dụng thải độc, giúp làn da căng sáng, sạch mụn

Tác dụng kháng khuẩn của mật ong và tác dụng lợi tiểu của chanh kết hợp với nhau giúp loại bỏ vi khuẩn và các chất có hại gây ra tình trạng sỏi thận.

Nếu bạn uống không đủ nước, nước tiểu sẽ cô đọng, các chất cặn bã dễ tích tụ và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến việc tạo sỏi đường tiết niệu.

Nước chanh mật ong có tính kiềm, có thể giúp trung hòa lượng axit trong nước tiểu; nhờ đó cải thiện được tình trạng tiểu rát và ngăn ngừa tạo sỏi.

Nước chanh mật ong có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận

Chanh là một trong những loại trái cây rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng vitamin C cao có thể ngăn ngừa các yếu tố gây ra bệnh tim mạch. Ăn nhiều trái cây họ cam quýt có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch khác. [8]

Uống mật ong và nước chanh có thể làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong cơ thể giúp ngăn ngừa sự lắng đọng của các mảng bám trong mạch máu, ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa động mạch và các vấn đề về tim mạch khác.

Chanh mật ong có tác dụng giảm mức cholesterol, giảm một số nguy cơ tim mạch giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc lợi tiểu để giảm chứng phù nề và tăng huyết áp do tình trạng giữ nước trong cơ thể gây ra.

Nước chanh mật ong hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu để loại bỏ lượng nước dư trong thể bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Tác dụng này cũng đi đôi với giải độc vì trong quá trình bài tiết nước tiểu các chất độc cũng được thải ra khỏi cơ thể. [9]

Nước chanh mật ong có thể giúp bạn giảm các triệu chứng phù nề, ổn định huyết áp

Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi, 2 muỗng mật ong nguyên chất, 300 ml nước ấm.

Cách làm:

Cắt mỏng nửa quả chanh tươi. Giữ lại một nửa quả chanh để lấy nước cốt chanh. Vắt nước cốt cho vào một chiếc cốc thuỷ tinh.

Vớt bớt hạt và cho vào khoảng 300 ml nước ấm.

Trộn 2 muỗng cà phê (15-30ml) mật ong nguyên chất và khuấy đều cho đến khi tan hết.

Bạn có thể thêm một vài lát chanh và ngâm chúng trong 3 phút để có hương vị thơm ngon hơn.

Thưởng thức ngay khi còn ấm.

Lưu ý: Nếu bạn đang có vấn đề về dạ dày, bạn không nên uống nước chanh mật ong vào buổi sáng khi đói vì axit của chanh có thể khiến cho các vấn đề về dạ dày của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể tự làm một ly nước chanh mật ong từ nguyên liệu chanh, mật ong và nước ấm

Tự làm siro húng chanh trị ho đơn giản tại nhà.

Các sản phẩm từ chanh mật ong tốt cho sức khỏe.

Nguồn: Netmeds, Healthline, PubMed

Nguồn tham khảo

Examining the evidence for the use of vitamin C in the prophylaxis and treatment of the common cold

Prevention and treatment of the common cold: making sense of the evidence

Lemon Water with Honey for Proper Digestion, Skin Health, and More

Lemon Water with Honey for Proper Digestion, Skin Health, and More

Effect of honey in improving the gut microbial balance

Benefits of Drinking Honey and Lemon Water You Must Know

Lactobacillus kunkeei YB38 from honeybee products enhances IgA production in healthy adults

Honey Water: Health Benefits and Simple Detox Recipes

Honey Water: Health Benefits and Simple Detox Recipes

Vitamin C and Heart Health: A Review Based on Findings from Epidemiologic Studies

7 benefits of honey and lemon water

7 benefits of honey and lemon water

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Bài Tập Rèn Luyện Sức Mạnh, Sức Bền Phần Thân Trên Cải Thiện Tư Thế Chạy trên website Jhab.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!